Ánh Trăng Vì Tôi Mà Đến
-
Chương 50
Trong phòng riêng của một quán cà phê nhỏ, Tô Vân lấy laptop từ trong cặp tài liệu ra, ngồi đối diện nói với cậu thiếu niên: “Người biết được chân tướng năm đó không nhiều. Sau hơn mười mấy năm, Tống Tân tốn chút thời gian mới tìm được một người trong cuộc thấu tình đạt ý, là một bà lão từng làm bà đỡ đẻ.”
Tống Tân là một thám tử tư rất có năng lực. Vì có một khoảng thời gian Lâm Khâm Hòa từng nhờ Tô Vân nên cô đã thuê Tống Tân đến điều tra tại làng Đào Khê Loan ở huyện Thanh Thủy.
“Lúc đầu bà lão rất kín miệng làm Tống Tân phải mất một thời gian mới có thể khiến bà ta kể ra sự thật. Đây là đoạn video đã được ghi lại.” Tô Vân click vào video trên laptop rồi đưa Lâm Khâm Hòa.
Lâm Khâm Hòa trầm ngâm nhìn màn hình, không cầm lấy laptop. Anh chưa từng nhận ra chính mình lại hèn nhát và yếu đuối đến mức không có nổi một phần dũng khí để chứng thực những suy tư làm bản thân thống khổ suốt những ngày qua dù rằng mọi chuyện đều đã rõ như ban ngày. Cuối cùng, anh hít một hơi thật sâu, đeo tai nghe và mở video lên.
Đoạn video do Tống Tân quay khi ở làng Đào Khê Loan. Một bà lão tóc bạc phơ ngồi giữa gian nhà, tường thuật lại sự việc xảy ra vào đêm đông mười bảy năm trước tại một hộ nhà nông bằng khẩu âm địa phương đặc sệt.
“Cô nàng họa sĩ trú ở làng tôi hơn nửa năm và sống cùng vợ của người đàn ông họ Đào. Quan hệ của hai người đó tốt lắm và trùng hợp là cả hai đều có mang, cũng sanh cùng ngày. Tôi nhớ rõ ràng là hôm ấy tuyết rơi nhiều, bà già của Đào gia tìm tôi và mụ Lưu cùng thôn đến đỡ đẻ.”
“Con dâu Đào gia sanh đứa bé khi còn chưa đầy tháng, mụ Lưu liền bảo đứa bé có khả năng không dễ nuôi. Chính tôi còn nhớ rõ là đứa bé có vết bớt đỏ trên cổ tay nên khẳng định bà già Đào gia sẽ không nhận lầm cháu đâu.”
“Ôi, đáng tiếc là cô nàng họa sĩ bị xuất huyết sau khi sanh. Chúng tôi đưa cô ấy lên trạm y tế của thị trấn nhưng trước khi tới nơi thì đã không kịp rồi. Sau này, tôi được nghe kể là cô nàng và con cô ấy đã được người thân đón về.”
“Nhưng về sau tôi phát hiện trên cổ tay cậu bé ấy không có vết bớt đỏ, cảm thấy không đúng, sợ mình nhớ lầm nên liền hỏi cụ thể mụ Lưu. Mụ nói là mụ cũng nhớ trên tay con trai Đào gia có bớt. Thế là chúng tôi mới biết Đào gia đã kín kẽ tráo đổi hai đứa bé.”
“Mụ Lưu xuống suối vàng mấy năm trước rồi. Tôi và mụ đã nói về việc này nhiều lần với nhau, bảo rằng thâm tâm mụ không được bình yên, tôi cũng vậy.”
“Đúng là tạo nghiệt, lẽ ra đứa nhỏ ấy phải được trưởng thành ở thành phố, thế mà lại bị giam hãm trong cái làng nghèo khổ này, tự hỏi mẹ cậu bé trên trời cao dõi theo sẽ cảm thấy đau khổ đến nhường nào…”
…
Lâm Khâm Hòa tắt video, nhắm chặt đôi mắt khô khốc ửng đỏ. Ngón tay anh run rẩy quắp lại, móng tay cứa vào lòng bàn tay đến mức làm khớp xương âm ỉ đau. Anh đã chuẩn bị tâm lý từ rất lâu, liên tưởng tới vô số khả năng và cũng phỏng đoán đến những con người có dã tâm ác độc nhất. Nhưng khi biết được sự thật phi lý này, nỗi giận dữ trong lòng như ngọn lửa lan ra cả một vùng thảo nguyên, gần như thiêu rụi tất cả cơ quan nội tạng.
Anh không thể tha thứ cho gia đình đó, cũng như sự ích kỷ đáng sợ của chúng. Hai bà lão kia cũng vậy, tự hỏi nếu còn lương tâm, vậy tại sao lại chọn con đường im lặng dối trá? Thậm chí bỏ qua cho những người bên cạnh cũng không thể. Vì tại sao đã nhiều năm trôi qua mà hai vị trưởng lão họ Phương lẫn Dương Tranh Minh và mẹ của anh, La Trưng Âm vẫn còn ám ảnh người phụ nữ Phương Tuệ kia đến vậy? Vì sao lại chưa một lần tìm đến nơi Phương Tuệ trút hơi thở cuối cùng và nhìn xem đứa trẻ bị lãng quên ngày đó?
Cơn giận cuốn theo vô vàn nỗi thống khổ và sự uất hận cùng những ký ức tựa trận bão tuyết dày đặc nhấn chìm Lâm Khâm Hòa và từng bông tuyết như những mũi dao sắc nhọn cứa vào trái tim.
“Bạn học Lâm, cậu có thể cho mình mượn cuốn vở này của cậu một lúc được không?”
“Không thể.”
“… Mình, mình chỉ muốn tìm cơ hội để nói chuyện với cậu, muốn làm, làm bạn của cậu.”
“Đừng dùng cái cách nhàm chán này, và cũng đừng lợi dụng Dương Đa Lạc.”
“Đây là quà mà bố của Dương Đa Lạc đem tới, mà hôm nay cậu ấy không tới trường, cậu mang về cho cậu ấy đi.”
“Nếu mình nói cho cậu biết, bây giờ mình rất muốn khóc, nhưng lại chẳng có nơi nào để khóc thì cậu mới hài lòng sao?”
“Sinh nhật của mình cũng vào giáng sinh.”
“Lâm Khâm Hòa à, nếu một ngày mình đổ bệnh, rất rất đau, cậu có tới thăm mình không?”
“Còn nhớ bức thư mẹ cậu gửi cậu chờ cậu tròn mười tám tuổi không? Tôi nghĩ, bà ấy hy vọng đến lúc cậu bóc phong thư, cậu đã trở thành một người lớn mạnh mẽ và lạc quan.”
“Lâm Khâm Hòa à, mình cũng sẽ nỗ lực trở thành một người lớn mạnh mẽ và lạc quan.”
“Anh nói xem, nếu như, em nói là nếu như thôi nha, em và anh cùng nhau lớn lên, vậy anh sẽ vẫn thích em chứ?”
…
Từng chi tiết vụn vặt ấy đã bị anh bỏ qua toàn bộ. Đằng sau những nụ cười là nỗi sầu thương xen lẫn không cam lòng, rõ ràng đều để lại dấu chân, đồng thời, là điềm báo đã được sắp đặt nhưng anh lại không biết. Đúng, chính là chẳng hề hay biết. Nên làm sao Lâm Khâm Hòa có thể tự dung thứ cho bản thân được cơ chứ.
“Khâm Hòa?” Tô Vân nhẹ giọng gọi, ánh mắt lo lắng và suýt chút nữa có ảo giác rằng chàng trai trẻ tuổi này đang rơi lệ trước mặt mình.
Lâm Khâm Hòa muốn cất lời nhưng cổ họng như bị than nóng ép chặt, khiến mỗi lần hít thở đều làm trái tim đau đớn khôn nguôi. Anh buộc phải bình tĩnh và với tất cả nỗ lực, anh thốt ra một câu ngớ ngẩn: “Bà ta không kể quá trình em ấy lớn lên như nào sao?”
Tô Vân trông cậu bé mình nhìn từ lúc bé đến khi lớn, sao mà không hiểu tình cảm của anh đối với cậu nhóc kia cho được. Cô thở dài: “Còn cách nào khác để trưởng thành ở nơi như vậy sao?”
Cuộc đời vốn dĩ không công bằng, có người sinh ra đã ngậm muỗng vàng, có kẻ mới lọt lòng thì chẳng khác nào cỏ rác. Nhưng bỗng một ngôi sao sáng lại bị số phẩn hẩm hiu chôn vùi xuống bùn tanh, có lẽ sức lực đã kiệt quệ nên chỉ có thể lặng thinh và chìm trong cát bụi cả một đời.
Lâm Khâm Hòa không biết, cũng không dám nghĩ về những ngày tháng mà Đào Khê từng sống trong căn nhà đó. Những người lớn biết được sự thật rằng Đào Khê không phải con ruột, liệu có vì sự áy náy mà đối xử tốt với Đào Khê không? Liệu có chăm sóc Đào Khê khi cậu ấy ốm đau không? Liệu đã từng đón cậu khi trời đổ mưa chưa? Đào Khê rất thích đồ ngọt, vậy đã có ai mua kẹo cho cậu ăn chưa? Đến lễ Giáng sinh, có hay chăng mua bánh sinh nhật tặng người yêu dấu của anh?
Thiên chức làm cha, làm mẹ có thể mang lên mình lần hai, lần ba, thậm chí là nhiều lần nhưng vĩnh viễn chỉ có một lần xưng con. Và những thứ đã đánh mất trong cuộc đời sẽ chẳng thể quay lại.
Những khúc hát Giáng sinh vui tươi loáng thoáng ngoài cửa, dù năm nào cũng vang lên các giai điệu quen thuộc ấy nhưng chẳng ai thấy ngán cả, năm này nghe xong thì năm khác nghe tiếp.
Lâm Khâm Hòa nhẹ nhàng khép bờ mi, đột nhiên đứng lên, xoay người muốn đi nhưng lại bị Tô Vân kéo về. Cô lấy ra một chiếc ví cũ trong cặp tài liệu, nhanh chóng giải thích: “Đào Kiên vừa từ chức cách đây vài ngày. Tôi có đi một chuyến đến công ty bất động sản để hỏi thăm và nghe từ một đồng nghiệp rằng, một khoảng thời gian trước, Đào Kiên thường xuyên ra ngoài đánh bạc, thua lỗ không ít tiền nhưng chưa từng vay đồng nghiệp lấy một đồng.”
Công việc của Đào Kiên là do Tô Vân sắp xếp và vì dạo này Lâm Khâm Hòa đang điều tra chuyện này nên cô cũng để mắt đến Đào Kiên.
“Đồng nghiệp của Đào Kiên đưa tôi một cái ví mà lão đánh rơi ở kí túc xá. Tôi đã nghĩ lão sẽ quay lại tìm nhưng đến tận bây giờ vẫn chẳng thấy bóng dáng đâu. Đồng nghiệp của lão cũng không biết lão đã đi đâu.”
Lâm Khâm Hòa gần như đoán được kẻ đã đưa tiền cho Đào Kiên là ai. Anh trầm ngâm nhận chiếc ví trong tay Tô Vân. Cái ví da này được dùng rất nhiều năm, chất liệu da thô ráp, kém chất lượng và đã bị sờn rách rất nhiều. Ở trong không có bao nhiêu tiền và có một bức ảnh được cất trong phần trong suốt. Hình như tấm ảnh đó được chụp ở một studio tại ngôi làng hoặc trên thị trấn. Phông nền là quảng trường Thiên An Môn, ở giữa khung ảnh xuất hiện một cặp vợ chồng khoảng ba mươi, bên cạnh người phụ nữ là một cô bé tầm bảy, tám tuổi. Lâm Khâm Hòa nhanh chóng nhận ra đó là cô em gái Đào Khê từng vẽ, còn đôi vợ chồng này không cần nói cũng biết là ai.
Vì để nhét được vào ví, tấm ảnh bị gấp lại một cách tùy ý. Anh kéo nó ra và mở phần bị gấp. Bức ảnh đã hoàn chỉnh, một cậu bé độ mười tuổi xuất hiện bên cạnh Đào Kiên. Cậu đứng thẳng, hơi hất cằm về phía máy ảnh, mặc lên mình bộ đồng phục cũ màu vàng, trên cổ còn đeo khăn quàng đỏ thắm và làm tư thế chào. Miệng cậu bé mở to, đôi mắt cong cong sáng như sao sa và nụ cười trên môi còn rạng rỡ hơn cả ánh mặt trời. Giống như cậu là đứa trẻ hạnh phúc nhất thế gian vậy.
Lâm Khâm Hòa nhìn cậu nhóc bị gấp mất trong tấm ảnh gia đình, hầu yết điên cuồng lăn lên hạ xuống, trân thành cảm ơn Tô Vân rồi bước ra ngoài.
Trận tuyết rơi đầu tiên vào Giáng sinh đầu tiên, để những bông tuyết lặng lẽ hạ xuống nền đường trong lời ca chào mừng Giáng sinh khắp phố. Nhiều chiếc ô đầy màu sắc nhấp nhô trên đường và nơi nơi đều trang trí đèn neon rực rỡ.
Tô Vân lo lắng chạy theo, đưa ô cho Lâm Khâm Hòa và dịu dàng an ủi: “Hết thảy đều là may mắn, nhất là khi Khâm Hòa vì cậu nhóc ấy mà đến, đúng không?”
Trên vai Lâm Khâm Hòa phủ đầy hoa tuyết tựa pha lê, anh lắc đầu: “Là em ấy vì tôi mà đến.” rồi cầm ô bước vào trời đổ mưa tuyết.
Tống Tân là một thám tử tư rất có năng lực. Vì có một khoảng thời gian Lâm Khâm Hòa từng nhờ Tô Vân nên cô đã thuê Tống Tân đến điều tra tại làng Đào Khê Loan ở huyện Thanh Thủy.
“Lúc đầu bà lão rất kín miệng làm Tống Tân phải mất một thời gian mới có thể khiến bà ta kể ra sự thật. Đây là đoạn video đã được ghi lại.” Tô Vân click vào video trên laptop rồi đưa Lâm Khâm Hòa.
Lâm Khâm Hòa trầm ngâm nhìn màn hình, không cầm lấy laptop. Anh chưa từng nhận ra chính mình lại hèn nhát và yếu đuối đến mức không có nổi một phần dũng khí để chứng thực những suy tư làm bản thân thống khổ suốt những ngày qua dù rằng mọi chuyện đều đã rõ như ban ngày. Cuối cùng, anh hít một hơi thật sâu, đeo tai nghe và mở video lên.
Đoạn video do Tống Tân quay khi ở làng Đào Khê Loan. Một bà lão tóc bạc phơ ngồi giữa gian nhà, tường thuật lại sự việc xảy ra vào đêm đông mười bảy năm trước tại một hộ nhà nông bằng khẩu âm địa phương đặc sệt.
“Cô nàng họa sĩ trú ở làng tôi hơn nửa năm và sống cùng vợ của người đàn ông họ Đào. Quan hệ của hai người đó tốt lắm và trùng hợp là cả hai đều có mang, cũng sanh cùng ngày. Tôi nhớ rõ ràng là hôm ấy tuyết rơi nhiều, bà già của Đào gia tìm tôi và mụ Lưu cùng thôn đến đỡ đẻ.”
“Con dâu Đào gia sanh đứa bé khi còn chưa đầy tháng, mụ Lưu liền bảo đứa bé có khả năng không dễ nuôi. Chính tôi còn nhớ rõ là đứa bé có vết bớt đỏ trên cổ tay nên khẳng định bà già Đào gia sẽ không nhận lầm cháu đâu.”
“Ôi, đáng tiếc là cô nàng họa sĩ bị xuất huyết sau khi sanh. Chúng tôi đưa cô ấy lên trạm y tế của thị trấn nhưng trước khi tới nơi thì đã không kịp rồi. Sau này, tôi được nghe kể là cô nàng và con cô ấy đã được người thân đón về.”
“Nhưng về sau tôi phát hiện trên cổ tay cậu bé ấy không có vết bớt đỏ, cảm thấy không đúng, sợ mình nhớ lầm nên liền hỏi cụ thể mụ Lưu. Mụ nói là mụ cũng nhớ trên tay con trai Đào gia có bớt. Thế là chúng tôi mới biết Đào gia đã kín kẽ tráo đổi hai đứa bé.”
“Mụ Lưu xuống suối vàng mấy năm trước rồi. Tôi và mụ đã nói về việc này nhiều lần với nhau, bảo rằng thâm tâm mụ không được bình yên, tôi cũng vậy.”
“Đúng là tạo nghiệt, lẽ ra đứa nhỏ ấy phải được trưởng thành ở thành phố, thế mà lại bị giam hãm trong cái làng nghèo khổ này, tự hỏi mẹ cậu bé trên trời cao dõi theo sẽ cảm thấy đau khổ đến nhường nào…”
…
Lâm Khâm Hòa tắt video, nhắm chặt đôi mắt khô khốc ửng đỏ. Ngón tay anh run rẩy quắp lại, móng tay cứa vào lòng bàn tay đến mức làm khớp xương âm ỉ đau. Anh đã chuẩn bị tâm lý từ rất lâu, liên tưởng tới vô số khả năng và cũng phỏng đoán đến những con người có dã tâm ác độc nhất. Nhưng khi biết được sự thật phi lý này, nỗi giận dữ trong lòng như ngọn lửa lan ra cả một vùng thảo nguyên, gần như thiêu rụi tất cả cơ quan nội tạng.
Anh không thể tha thứ cho gia đình đó, cũng như sự ích kỷ đáng sợ của chúng. Hai bà lão kia cũng vậy, tự hỏi nếu còn lương tâm, vậy tại sao lại chọn con đường im lặng dối trá? Thậm chí bỏ qua cho những người bên cạnh cũng không thể. Vì tại sao đã nhiều năm trôi qua mà hai vị trưởng lão họ Phương lẫn Dương Tranh Minh và mẹ của anh, La Trưng Âm vẫn còn ám ảnh người phụ nữ Phương Tuệ kia đến vậy? Vì sao lại chưa một lần tìm đến nơi Phương Tuệ trút hơi thở cuối cùng và nhìn xem đứa trẻ bị lãng quên ngày đó?
Cơn giận cuốn theo vô vàn nỗi thống khổ và sự uất hận cùng những ký ức tựa trận bão tuyết dày đặc nhấn chìm Lâm Khâm Hòa và từng bông tuyết như những mũi dao sắc nhọn cứa vào trái tim.
“Bạn học Lâm, cậu có thể cho mình mượn cuốn vở này của cậu một lúc được không?”
“Không thể.”
“… Mình, mình chỉ muốn tìm cơ hội để nói chuyện với cậu, muốn làm, làm bạn của cậu.”
“Đừng dùng cái cách nhàm chán này, và cũng đừng lợi dụng Dương Đa Lạc.”
“Đây là quà mà bố của Dương Đa Lạc đem tới, mà hôm nay cậu ấy không tới trường, cậu mang về cho cậu ấy đi.”
“Nếu mình nói cho cậu biết, bây giờ mình rất muốn khóc, nhưng lại chẳng có nơi nào để khóc thì cậu mới hài lòng sao?”
“Sinh nhật của mình cũng vào giáng sinh.”
“Lâm Khâm Hòa à, nếu một ngày mình đổ bệnh, rất rất đau, cậu có tới thăm mình không?”
“Còn nhớ bức thư mẹ cậu gửi cậu chờ cậu tròn mười tám tuổi không? Tôi nghĩ, bà ấy hy vọng đến lúc cậu bóc phong thư, cậu đã trở thành một người lớn mạnh mẽ và lạc quan.”
“Lâm Khâm Hòa à, mình cũng sẽ nỗ lực trở thành một người lớn mạnh mẽ và lạc quan.”
“Anh nói xem, nếu như, em nói là nếu như thôi nha, em và anh cùng nhau lớn lên, vậy anh sẽ vẫn thích em chứ?”
…
Từng chi tiết vụn vặt ấy đã bị anh bỏ qua toàn bộ. Đằng sau những nụ cười là nỗi sầu thương xen lẫn không cam lòng, rõ ràng đều để lại dấu chân, đồng thời, là điềm báo đã được sắp đặt nhưng anh lại không biết. Đúng, chính là chẳng hề hay biết. Nên làm sao Lâm Khâm Hòa có thể tự dung thứ cho bản thân được cơ chứ.
“Khâm Hòa?” Tô Vân nhẹ giọng gọi, ánh mắt lo lắng và suýt chút nữa có ảo giác rằng chàng trai trẻ tuổi này đang rơi lệ trước mặt mình.
Lâm Khâm Hòa muốn cất lời nhưng cổ họng như bị than nóng ép chặt, khiến mỗi lần hít thở đều làm trái tim đau đớn khôn nguôi. Anh buộc phải bình tĩnh và với tất cả nỗ lực, anh thốt ra một câu ngớ ngẩn: “Bà ta không kể quá trình em ấy lớn lên như nào sao?”
Tô Vân trông cậu bé mình nhìn từ lúc bé đến khi lớn, sao mà không hiểu tình cảm của anh đối với cậu nhóc kia cho được. Cô thở dài: “Còn cách nào khác để trưởng thành ở nơi như vậy sao?”
Cuộc đời vốn dĩ không công bằng, có người sinh ra đã ngậm muỗng vàng, có kẻ mới lọt lòng thì chẳng khác nào cỏ rác. Nhưng bỗng một ngôi sao sáng lại bị số phẩn hẩm hiu chôn vùi xuống bùn tanh, có lẽ sức lực đã kiệt quệ nên chỉ có thể lặng thinh và chìm trong cát bụi cả một đời.
Lâm Khâm Hòa không biết, cũng không dám nghĩ về những ngày tháng mà Đào Khê từng sống trong căn nhà đó. Những người lớn biết được sự thật rằng Đào Khê không phải con ruột, liệu có vì sự áy náy mà đối xử tốt với Đào Khê không? Liệu có chăm sóc Đào Khê khi cậu ấy ốm đau không? Liệu đã từng đón cậu khi trời đổ mưa chưa? Đào Khê rất thích đồ ngọt, vậy đã có ai mua kẹo cho cậu ăn chưa? Đến lễ Giáng sinh, có hay chăng mua bánh sinh nhật tặng người yêu dấu của anh?
Thiên chức làm cha, làm mẹ có thể mang lên mình lần hai, lần ba, thậm chí là nhiều lần nhưng vĩnh viễn chỉ có một lần xưng con. Và những thứ đã đánh mất trong cuộc đời sẽ chẳng thể quay lại.
Những khúc hát Giáng sinh vui tươi loáng thoáng ngoài cửa, dù năm nào cũng vang lên các giai điệu quen thuộc ấy nhưng chẳng ai thấy ngán cả, năm này nghe xong thì năm khác nghe tiếp.
Lâm Khâm Hòa nhẹ nhàng khép bờ mi, đột nhiên đứng lên, xoay người muốn đi nhưng lại bị Tô Vân kéo về. Cô lấy ra một chiếc ví cũ trong cặp tài liệu, nhanh chóng giải thích: “Đào Kiên vừa từ chức cách đây vài ngày. Tôi có đi một chuyến đến công ty bất động sản để hỏi thăm và nghe từ một đồng nghiệp rằng, một khoảng thời gian trước, Đào Kiên thường xuyên ra ngoài đánh bạc, thua lỗ không ít tiền nhưng chưa từng vay đồng nghiệp lấy một đồng.”
Công việc của Đào Kiên là do Tô Vân sắp xếp và vì dạo này Lâm Khâm Hòa đang điều tra chuyện này nên cô cũng để mắt đến Đào Kiên.
“Đồng nghiệp của Đào Kiên đưa tôi một cái ví mà lão đánh rơi ở kí túc xá. Tôi đã nghĩ lão sẽ quay lại tìm nhưng đến tận bây giờ vẫn chẳng thấy bóng dáng đâu. Đồng nghiệp của lão cũng không biết lão đã đi đâu.”
Lâm Khâm Hòa gần như đoán được kẻ đã đưa tiền cho Đào Kiên là ai. Anh trầm ngâm nhận chiếc ví trong tay Tô Vân. Cái ví da này được dùng rất nhiều năm, chất liệu da thô ráp, kém chất lượng và đã bị sờn rách rất nhiều. Ở trong không có bao nhiêu tiền và có một bức ảnh được cất trong phần trong suốt. Hình như tấm ảnh đó được chụp ở một studio tại ngôi làng hoặc trên thị trấn. Phông nền là quảng trường Thiên An Môn, ở giữa khung ảnh xuất hiện một cặp vợ chồng khoảng ba mươi, bên cạnh người phụ nữ là một cô bé tầm bảy, tám tuổi. Lâm Khâm Hòa nhanh chóng nhận ra đó là cô em gái Đào Khê từng vẽ, còn đôi vợ chồng này không cần nói cũng biết là ai.
Vì để nhét được vào ví, tấm ảnh bị gấp lại một cách tùy ý. Anh kéo nó ra và mở phần bị gấp. Bức ảnh đã hoàn chỉnh, một cậu bé độ mười tuổi xuất hiện bên cạnh Đào Kiên. Cậu đứng thẳng, hơi hất cằm về phía máy ảnh, mặc lên mình bộ đồng phục cũ màu vàng, trên cổ còn đeo khăn quàng đỏ thắm và làm tư thế chào. Miệng cậu bé mở to, đôi mắt cong cong sáng như sao sa và nụ cười trên môi còn rạng rỡ hơn cả ánh mặt trời. Giống như cậu là đứa trẻ hạnh phúc nhất thế gian vậy.
Lâm Khâm Hòa nhìn cậu nhóc bị gấp mất trong tấm ảnh gia đình, hầu yết điên cuồng lăn lên hạ xuống, trân thành cảm ơn Tô Vân rồi bước ra ngoài.
Trận tuyết rơi đầu tiên vào Giáng sinh đầu tiên, để những bông tuyết lặng lẽ hạ xuống nền đường trong lời ca chào mừng Giáng sinh khắp phố. Nhiều chiếc ô đầy màu sắc nhấp nhô trên đường và nơi nơi đều trang trí đèn neon rực rỡ.
Tô Vân lo lắng chạy theo, đưa ô cho Lâm Khâm Hòa và dịu dàng an ủi: “Hết thảy đều là may mắn, nhất là khi Khâm Hòa vì cậu nhóc ấy mà đến, đúng không?”
Trên vai Lâm Khâm Hòa phủ đầy hoa tuyết tựa pha lê, anh lắc đầu: “Là em ấy vì tôi mà đến.” rồi cầm ô bước vào trời đổ mưa tuyết.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook