Ánh Trăng Mang Thư Đến
-
Chương 5
Không giống như cơn mưa xối xả khiến người ta ngột ngạt tối hôm đó, thời tiết hôm nay rất đẹp, ánh nắng đang chiếu rọi con đường phía trước.
Còn tôi vẫn tha thiết, nóng lòng muốn được gặp anh.
20
Dòng xe chậm rãi nhích từng chút một, lúc tôi đi đến dưới nhà Thời Nghiễn Lễ thì cũng gần trưa rồi.
Tôi không quên đi đến tiệm hoa nằm ngay bên cạnh mua một bó hoa hướng dương.
Gõ cửa nhà anh, thời gian chờ đợi chỉ có vài giây ngắn ngủi nhưng con tim tôi đã chộn rộn như thể sắp nhảy ra khỏi lồng ngực vậy.
Cánh cửa được mở ra, có một người phụ nữ xinh đẹp ló đầu ra ngoài.
Chị ấy mỉm cười xinh đẹp nhìn tôi rồi lịch sự nói: “Em đến tìm Lễ à?”
“Vâng ạ, em tới tìm anh ấy.”
“Chị là chị của Lễ.” Chị ấy nghiêng người để tôi vào trong nhà, như thể sợ tôi hiểu lầm, chị ấy còn đáng yêu bổ sung thêm một câu: “Là chị ruột.”
Tôi nhoẻn miệng cười, gật đầu nói: “Ngày trước chị cũng nói với em như thế.”
Chị ấy nghiêng đầu tỏ vẻ không hiểu, không nhớ nổi mình đã nói những lời ấy từ khi nào.
Đúng vậy thời - không trùng nhau, Thời Nghiễn Lễ không mất tất nhiên sẽ không có cảnh tượng gặp nhau ở ngh//ĩa trang kia.
Trong trí nhớ của chị ấy, tất nhiên cũng không có đoạn ký ức ấy.
Tôi không giải thích chị ấy cũng lịch sự không hỏi tiếp, mà nhìn về phía phòng khách rồi hét lên: “Lễ ơi.”
Đi ngang qua phòng khách rộng lớn đến chỗ cửa tò vò ngoài ban công, gió thổi cành cây đung đưa, ánh mặt trời nhảy nhót trên tít ngọn cây.
Người đàn ông có bóng lưng sạch sẽ, dong dỏng hơi nghiêng người, anh mặc một chiếc áo len, gương mặt dịu dàng và làn da trắng phát sáng dưới ánh mặt trời.
Tôi và anh chỉ cách nhau mười mấy mét, khi ánh mắt cả hai chạm nhau dường như mọi thứ xung quanh đều biến mất.
Trong mắt chúng tôi, chỉ có đối phương.
Gương mặt tôi từng hôn vô số lần trong giấc mơ đang bước đến bên tôi.
Trước mắt như có một màn sương, tôi cứ đứng ch//ôn chân tại chỗ không thể cất bước.
Muốn chạm vào anh nhưng lại sợ đây chỉ là một giấc mộng, vừa chạm vào anh sẽ biến mất trong nắng ấm.
Người phụ nữ lên tiếng trêu ghẹo: “Lễ, bạn gái à?”
Thời Nghiễn Lễ mỉm cười dịu dàng: “Người em yêu.”
21
Thời Nghiễn Lễ bước tới rồi đứng trước mặt tôi.
Anh cụp mắt xuống nhìn vào đôi mắt đỏ hoe của tôi rồi khẽ thở dài: “Sao em lại khóc nữa rồi?”
Tôi ôm chặt bó hoa hướng dương trong lòng, nhưng vẫn bình tĩnh nhìn anh không lên tiếng.
Ngày trước khi chưa được gặp anh tôi đã có xúc động mãnh liệt đến thế, nhưng nay khi anh thật sự xuất hiện ngay trước mặt mình, tôi lại không dám giơ tay chạm vào.
Thời Nghiễn Lễ cúi người sáp lại gần, hơi thở nóng hổi của anh lướt qua đầu môi tôi.
Anh kiên nhẫn, dịu dàng dỗ dành: “Anh phải đi qua một đoạn đường dài như thế mới có thể gặp được em, ngoan nào, đừng khóc nữa.”
Anh không dỗ tôi còn đỡ, vừa dỗ cái nước mắt của tôi đã bất giác rơi xuống.
Đau lòng.
Trong mấy năm tiến về phía tôi Thời Nghiễn Lễ đã phải chịu cơn đau b//ệnh tật quấn thân nhưng anh đều gắng gượng được.
Suốt những năm tháng dày vò đau khổ ấy, tôi không thể làm gì cho anh, yêu nhưng không thể làm gì luôn khiến con người ta tan nát cõi lòng.
Tôi khóc nức nở, anh vừa bất lực lại vừa đau lòng, cẩn thận lau nước mắt cho tôi.
“Ngốc ạ, đừng buồn nữa, chẳng phải hiện giờ chúng ta vẫn tốt đó sao?”
“Nào, để anh ôm em trước đã.”
Chiều cuối thu, cái lạnh theo gió thổi tới, anh dịu dàng nắm lấy tay tôi, nhiệt độ đầu ngón tay anh còn lạnh hơn cả cơn gió.
Tôi bật khóc nhào vào lòng Thời Nghiễn Lễ, ôm chặt lấy anh.
Tôi sợ mình vừa buông tay anh sẽ biến mất ngay lập tức.
Bàn tay anh dịu dàng vỗ về lưng tôi, trân quý như bảo vật, không dám dùng quá nhiều sức.
Vì cái ôm này, chúng tôi đã phải cô độc chạy trên một đoạn đường rất dài.
Con đường này rất vất vả.
Nhưng chúng tôi đều đã rất cố gắng, kiên định bước về phía nhau.
Thời Nghiễn Lễ b//ệnh tật suốt nhiều năm nhưng vẫn có rất nhiều người nhớ đến anh.
Sinh viên tới nhà thăm Thời Nghiễn Lễ theo từng tốp từng tốp một, ban đầu sinh viên trong phòng thí nghiệm của anh còn ngại ngùng gọi tôi một tiếng: “Giáo sư Phương.”
Sau khi đến đây nhiều lần, đám nhóc kia cũng to gan hơn.
Vào một buổi chiều bình thường nào đó, Thời Nghiễn Lễ vừa mới ngủ trưa dậy, lúc tôi đang ở trong phòng làm việc thì học trò của anh đến thăm, khi vào có người đã cất tiếng hỏi: “Thầy ơi, cô (vợ thầy) đâu rồi ạ?”
Có lẽ Thời Nghiễn Lễ cũng hơi ngạc nhiên, sau nửa giây anh mới cười nói: “Cô đang trong phòng làm việc.”
Anh đi đến phòng làm việc rồi gọi tên tôi, đúng lúc tôi đang có tâm sự nên nhất thời không đáp lại.
Kể từ khi gặp lại nhau đến giờ tôi không dám đòi hỏi quá nhiều, nhưng khi nghe thấy một tiếng “vợ thầy” này, con tim tôi lại rạo rực mong chờ.
Thời Nghiễn Lễ mở cửa đi vào, anh giơ tay khẽ chạm lên tai tôi rồi dịu dàng hỏi: “Không nghe thấy hả?”
Có lẽ anh cho rằng ốc tai nhân tạo trong tai tôi không còn linh hoạt nữa.
“Em đang nghĩ đến chuyện khác.” Tôi nắm lấy tay anh, đầu ngón tay chạm vào gân xanh nổi lên trên mu bàn tay anh vuốt ve, suy đi nghĩ lại tôi mới thử hỏi dò: “Hay là… chúng ta….”
“Di Thanh sắp được tung ra thị trường rồi, để hôm nào đẹp trời anh dẫn em đi làm ph//ẫu thuật.”
Ba chữ “kết hôn nhé” tôi còn chưa kịp nói ra, Thời Nghiễn Lễ như dự đoán trước được, anh lên tiếng ngắt lời tôi.
Tôi biết, thật ra Thời Nghiễn Lễ biết tôi định nói gì.
Nhưng anh lại cố tình lảng tránh nên tôi chỉ đành nuốt ba chữ ấy lại.
Đúng vậy, anh luôn sợ mình sẽ ra đi bất cứ lúc nào nên mới không muốn đứng đằng sau cản đường tôi.
Tôi cũng không muốn ép anh, thế nên chủ đề này cứ thế dừng lại ở đây.
Dưới sự sắp xếp của Thời Nghiễn Lễ, tôi là người đầu tiên cấy Di Thanh.
Chỉ là một cuộc tiểu ph//ẫu nhưng so với việc mình nằm trên bàn m//ổ trông Thời Nghiễn Lễ còn căng thẳng hơn, anh sợ tôi đau nên hài hước an ủi: “Nếu như đau, em cứ m.ắng tên khốn Thời Nghiễn Lễ, anh nghiên cứu ra cái quỷ gì vậy, như thế sẽ quên đi cái đau.”
Tôi bị anh chọc cười: “Em không đành lòng m.ắng anh đâu.”
Cuộc ph//ẫu thuật này nhẹ tênh như không, tôi như được sống lại.
Dù tai ốc nhân tạo cũ có tốt hơn nữa thì cũng không sánh bằng Di Thanh, cấy vào trong tai cũng không có cảm giác khó chịu, như thể hợp thành một thể với tôi vậy, tôi có thể nghe thấy được mọi tiếng động nhỏ trên đời này.
Nếu như tôi không nói thì sẽ không có ai nhận ra tôi là một người kh//iếm thính.
Trong suốt một khoảng thời gian dài, mọi người xung quanh tôi không nhìn tôi bằng ánh mắt thương xót, thương hại, thì cũng là coi thường. Tôi tự ti, yếu đuối đến mức không dám đối diện với thế giới này.
Thời Nghiễn Lễ biết hết mọi thứ, anh cẩn thận bảo vệ lòng tự trọng của tôi, lặng lẽ mang âm thanh của thế giới này đến trước mặt tôi.
Sau khi Di Thanh được bán ra, có phóng viên muốn phỏng vấn Thời Nghiễn Lễ, sau khi bị từ chối vẫn rất chăm chỉ gửi thư mời đến.
Thời Nghiễn Lễ cảm nhận được sự chân thành của cô ấy nên đã đồng ý.
Phóng viên nữ gặp được anh, nước mắt lưng tròng, cô ấy luôn miệng nói em trai mình bị kh//iếm thính nhưng nay đã nghe lại được rồi, giọng điệu rất chân thành.
Cô ấy liên tục nhắc đến một câu: “Anh là một vĩ nhân.”
Thời Nghiễn Lễ vốn không thích mấy lời ca tụng thế này, anh hài hước nói: “Cô nói quá lời rồi, nói ra có thể cô sẽ không tin, tôi nghiên cứu Di Thanh chỉ vì lấy lòng người tôi yêu thôi.”
Phóng viên nữ nhìn ra được anh không thích nịnh nọt nên cũng đổi chủ đề theo: “Được anh yêu thương như thế, chắc hẳn cô ấy là một người rất tốt phải không?”
Bây giờ đang là mùa đông, lớp tuyết đọng lại thành từng mảng trên cửa sổ, ánh mắt của Thời Nghiễn Lễ tràn ngập nụ cười dịu dàng, dịu dàng đến mức có thể làm tan chảy băng tuyết ngoài kia.
“Cô ấy là mặt trời duy nhất trong cuộc đời tăm tối của tôi.”
22
Sang xuân, tôi kéo Thời Nghiễn Lễ đi chụp ảnh.
Tôi vẫn nhớ, suốt bao nhiêu năm qua tôi và anh cũng không có bức hình chụp chung nào.
Chúng tôi đi đến một tiệm chụp ảnh cũ ở ven đường, nhiếp ảnh gia cũng đã đứng tuổi, những bức ảnh ông ấy chụp đều mang hơi thở của thập niên 90.
Chúng tôi ở trong bức ảnh như những người ở thời đại xa xưa, gương mặt ôn hòa và nụ cười trên môi đều quá đỗi dịu dàng.
Nhiếp ảnh gia cầm chiếc máy ảnh cũ kỹ của mình rồi cười nói: “Lâu lắm rồi mới có khách trẻ như hai người tới đây chụp ảnh.”
Thời Nghiễn Lễ vui vẻ bắt chuyện với ông ấy: “Chúng tôi thế nào?”
“Dịu dàng, đơn thuần, tuy không thể hiện ra bên ngoài nhưng vừa nhìn đã biết hai người đều yêu đối phương.” Ông ấy đẩy gọng kính trên sống mũi mình.
“Hai người là trời sinh một cặp, ngoài đối phương ra thì ở bên ai trông cũng không đẹp đôi.”
Thời Nghiễn Lễ lại hài hước nói: “Bác nói đúng lắm, nhất định tôi sẽ tặng cho bác một bao lì xì lớn.”
Con người anh thật thú vị, nói xong bèn quay người đi đến cửa hàng tiện lợi ngay bên cạnh mua bao lì xì.
Sau khi quay lại, anh nhét vào tay ông chủ một bao lì xì dày cộm, ông ấy không từ chối được nên chỉ đành mỉm cười nhận lấy.
Tôi nắm lấy góc áo của Thời Nghiễn Lễ, cuối cùng ước nguyện giấu kín trong lòng tôi bấy lâu nay cũng dám đâm chồi nảy lộc vào ngay khoảnh khắc này.
“Chúng ta chụp ảnh cưới nhé.”
Nụ cười trên môi Thời Nghiễn Lễ cứng đờ, anh nhìn xoáy vào đôi mắt tôi, không đáp lời.
Tôi biết, anh không muốn ngáng chân mình.
Ngày gặp lại nhau ấy anh đã thẳng thắn nói cho tôi biết: “Phương Di, có thể anh sẽ ra đi bất cứ khi nào, vào một đêm hoặc là một chiều nào đó anh sẽ lặng lẽ ra đi, em có sợ không?”
“Không sao, anh đã làm rất tốt rồi.”
Tất nhiên là tôi sợ, nhưng sợ thì sao chứ.
Những năm tháng anh vất vả vượt qua kia là cố gắng và cũng là sự thương xót của số phận.
Cuối cùng, chúng tôi cũng có thể gặp lại nhau.
Mỗi một ngày đều là tr//ộm về được.
Vì vậy chúng tôi luôn trân trọng mỗi một phút mỗi một giây được bên nhau; nắm tay, trao nhau cái ôm, hôn, tình yêu vẫn luôn đong đầy.
Dù cho ngày ấy có đến thì hai đứa cũng không cảm thấy nuối tiếc.
Tôi khoác tay anh, học theo giọng điệu dí dỏm của anh rồi nói: “Thời Nghiễn Lễ, anh đã nói có thể anh sẽ ra đi bất cứ lúc nào, vậy thì anh hãy cho em một danh phận, để em có thể danh chính ngôn thuận tảo m//ộ cho anh đi?”
Lúc này Thời Nghiễn Lễ đang ngoảnh đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, yết hầu khẽ động, có thể thấy được anh đang nhẫn nhịn chịu đựng.
“Phương Di.”
Lúc Thời Nghiễn Lễ nghiêm túc, anh thích gọi tên tôi.
Lười biếng chút thì gọi em Phương Di.
“Có phải có được thân phận này rồi, em sẽ tảo m//ộ cho anh suốt mấy chục năm phải không?”
Nghe thấy không, anh lại vòng vo dỗ dành tôi rồi.
Sợ ngày nào đó mình biến mất, tôi sẽ thật sự giống như những lời ngày trước tôi nói, đi tìm anh.
Tôi nghiêm túc gật đầu: “Đúng vậy, vì để có người hàng năm tảo m//ộ cho anh, thế nào em cũng phải sống lâu trăm tuổi.”
Thời Nghiễn Lễ quay đầu sang, ánh mắt anh dịu dàng, chăm chú: “Vậy thì, hứa rồi đấy nhé.”
23
Ngoại truyện: Gửi lại đây những điều nuối tiếc.
Ngày đăng ký kết hôn tôi mừng đến nỗi không cầm lòng được, vui vẻ chia sẻ với bạn bè hệt như một đứa trẻ vậy.
Thời Nghiễn Lễ chăm chú nhìn vào tờ giấy đăng ký, sau cùng khóe mắt anh cũng cay cay.
Tôi cười nhạo anh: “Ngày trước lúc nằm trên bàn m//ổ em cũng chưa từng thấy anh khóc, sao chuyện vui thế này lại làm mắt đỏ mắt anh rồi, thật không có tiền đồ.”
Anh chỉ ôm lấy tôi, yên lặng không nói lời nào.
Ngày tháng chậm rãi trôi qua, lấp đầy thời gian thuộc về chúng tôi bằng tình yêu.
Thời Nghiễn Lễ thường viết thư cho “người khác”, tôi cười anh, nói bây giờ ai nấy đều bận tối mắt tối mũi, thậm chí còn không có cả thời gian để đọc một bức thư.
Anh nói: “Em sẽ đọc.”
Thì ra anh đang viết thư cho tôi.
Anh rất nghiêm túc nói với tôi: “Anh viết cho em của mỗi một năm về sau một bức thư, đợi đến khi em đọc hết thư rồi mới được đi tìm anh biết chưa.”
Sợ tôi đọc lén, anh còn mua một chiếc hộp cũ có khóa sau đó khóa hết thư vào trong.
Vào năm thứ ba chúng tôi kết hôn, mùa đông năm ấy lạnh c.ắt d.a c.ắt th.ịt.
Thời Nghiễn Lễ buồn ngủ, anh nằm trên chiếc ghế ngoài ban công rồi ngủ thiếp đi.
Sau đó không còn dậy nữa.
Anh dịu dàng đến tận x//ương t//ủy, cứ lặng lẽ ra đi như thế, không làm phiền đến ai.
Mùa xuân đầu tiên sau khi anh đi tôi mở chiếc hộp cũ ra, bên trong đựng đầy thư, tôi tìm bức thư đầu tiên anh viết.
Tắm mình dưới cái nắng xuân ấm áp, yên lặng đọc thư anh viết.
“Bà Thời, mong em sẽ vui khi đọc được bức thư này.
Anh đoán, em sẽ đọc bức thư anh viết vào một ngày xuân ấm áp, xin em đừng khóc.
Đời này có duyên nên vợ nên chồng với em, đó đã là sự ban ơn của thần linh rồi.
Rất ngắn ngủi cũng rất hạnh phúc, không bao giờ anh thôi biết ơn về điều đó.
B//ệnh tật quấn thân nhiều năm, anh luôn có rất nhiều điều trăn trở, không thể cho em được một gia đình viên mãn.
Nếu như chưa từng thấy được ánh mặt trời, có thể anh vẫn sẽ chịu đựng bóng tối, nhưng may mắn là em đã đến.
Ở bên cạnh em, cho dù anh có từ từ lụi tàn thì vẫn sẽ sống động.
Bà Thời, đoạn đường này vất vả cho em rồi.
Vậy thì xin em hãy cố gắng thêm chút nữa, dũng cảm bước tiếp.
Đợi sau này khi chúng ta gặp lại, em lại nói cho anh nghe về con đường em đã từng đi qua, bình minh và hoàng hôn, về những rặng mây, những cơn gió thoảng và núi non sông nước.
Mùa đông hàng năm rồi sẽ qua đi, và mùa xuân sẽ lại đến.
Xin em hãy sống thật tốt.
Bà Thời, lần này đổi lại anh đợi em, núi cao sông dài em hãy đi chậm một chút.
Đừng lo, anh sẽ luôn ở đây."
Tôi chạm lên từng con chữ, nhưng lại không hề khóc.
Tôi còn lấy giấy ra, đặt bút viết thư hồi âm cho anh.
Có thể tôi không được tình cảm như anh, chỉ viết vài dòng rồi dừng bút.
Trên tờ giấy có một dòng chữ: “Đây là năm đầu tiên anh đi, anh không cần lo cho em đâu, em không hề khóc, và cũng nghe lời anh sống rất tốt.”
Sau đó tôi bỏ bức thư đã đọc và bức thư hồi âm vào trong một chiếc hộp mới.
Đợi đến sang năm lại đọc bức thư thứ hai anh viết, rồi lại viết thư hồi âm cho anh.
Tương lai vẫn còn rất dài, năm nào tôi cũng sẽ ở đây, nghe lời anh cố gắng sống tiếp.
Tôi nghĩ, đời này cứ để nó trôi qua như thế đi.
Đi đến cuối con đường, rồi tôi và anh sẽ gặp lại nhau.
Đến khi ấy tôi sẽ cầm bó hoa hướng dương rồi nói với anh: “Anh xem tóc em cũng đã bạc, em đã ngoan ngoãn nghe lời anh, thế nên hãy ôm em đi.”
Có thể cái kết này không được như mong đợi, nhưng chúng tôi đều đã cố gắng hết sức rồi.
Hết.
Còn tôi vẫn tha thiết, nóng lòng muốn được gặp anh.
20
Dòng xe chậm rãi nhích từng chút một, lúc tôi đi đến dưới nhà Thời Nghiễn Lễ thì cũng gần trưa rồi.
Tôi không quên đi đến tiệm hoa nằm ngay bên cạnh mua một bó hoa hướng dương.
Gõ cửa nhà anh, thời gian chờ đợi chỉ có vài giây ngắn ngủi nhưng con tim tôi đã chộn rộn như thể sắp nhảy ra khỏi lồng ngực vậy.
Cánh cửa được mở ra, có một người phụ nữ xinh đẹp ló đầu ra ngoài.
Chị ấy mỉm cười xinh đẹp nhìn tôi rồi lịch sự nói: “Em đến tìm Lễ à?”
“Vâng ạ, em tới tìm anh ấy.”
“Chị là chị của Lễ.” Chị ấy nghiêng người để tôi vào trong nhà, như thể sợ tôi hiểu lầm, chị ấy còn đáng yêu bổ sung thêm một câu: “Là chị ruột.”
Tôi nhoẻn miệng cười, gật đầu nói: “Ngày trước chị cũng nói với em như thế.”
Chị ấy nghiêng đầu tỏ vẻ không hiểu, không nhớ nổi mình đã nói những lời ấy từ khi nào.
Đúng vậy thời - không trùng nhau, Thời Nghiễn Lễ không mất tất nhiên sẽ không có cảnh tượng gặp nhau ở ngh//ĩa trang kia.
Trong trí nhớ của chị ấy, tất nhiên cũng không có đoạn ký ức ấy.
Tôi không giải thích chị ấy cũng lịch sự không hỏi tiếp, mà nhìn về phía phòng khách rồi hét lên: “Lễ ơi.”
Đi ngang qua phòng khách rộng lớn đến chỗ cửa tò vò ngoài ban công, gió thổi cành cây đung đưa, ánh mặt trời nhảy nhót trên tít ngọn cây.
Người đàn ông có bóng lưng sạch sẽ, dong dỏng hơi nghiêng người, anh mặc một chiếc áo len, gương mặt dịu dàng và làn da trắng phát sáng dưới ánh mặt trời.
Tôi và anh chỉ cách nhau mười mấy mét, khi ánh mắt cả hai chạm nhau dường như mọi thứ xung quanh đều biến mất.
Trong mắt chúng tôi, chỉ có đối phương.
Gương mặt tôi từng hôn vô số lần trong giấc mơ đang bước đến bên tôi.
Trước mắt như có một màn sương, tôi cứ đứng ch//ôn chân tại chỗ không thể cất bước.
Muốn chạm vào anh nhưng lại sợ đây chỉ là một giấc mộng, vừa chạm vào anh sẽ biến mất trong nắng ấm.
Người phụ nữ lên tiếng trêu ghẹo: “Lễ, bạn gái à?”
Thời Nghiễn Lễ mỉm cười dịu dàng: “Người em yêu.”
21
Thời Nghiễn Lễ bước tới rồi đứng trước mặt tôi.
Anh cụp mắt xuống nhìn vào đôi mắt đỏ hoe của tôi rồi khẽ thở dài: “Sao em lại khóc nữa rồi?”
Tôi ôm chặt bó hoa hướng dương trong lòng, nhưng vẫn bình tĩnh nhìn anh không lên tiếng.
Ngày trước khi chưa được gặp anh tôi đã có xúc động mãnh liệt đến thế, nhưng nay khi anh thật sự xuất hiện ngay trước mặt mình, tôi lại không dám giơ tay chạm vào.
Thời Nghiễn Lễ cúi người sáp lại gần, hơi thở nóng hổi của anh lướt qua đầu môi tôi.
Anh kiên nhẫn, dịu dàng dỗ dành: “Anh phải đi qua một đoạn đường dài như thế mới có thể gặp được em, ngoan nào, đừng khóc nữa.”
Anh không dỗ tôi còn đỡ, vừa dỗ cái nước mắt của tôi đã bất giác rơi xuống.
Đau lòng.
Trong mấy năm tiến về phía tôi Thời Nghiễn Lễ đã phải chịu cơn đau b//ệnh tật quấn thân nhưng anh đều gắng gượng được.
Suốt những năm tháng dày vò đau khổ ấy, tôi không thể làm gì cho anh, yêu nhưng không thể làm gì luôn khiến con người ta tan nát cõi lòng.
Tôi khóc nức nở, anh vừa bất lực lại vừa đau lòng, cẩn thận lau nước mắt cho tôi.
“Ngốc ạ, đừng buồn nữa, chẳng phải hiện giờ chúng ta vẫn tốt đó sao?”
“Nào, để anh ôm em trước đã.”
Chiều cuối thu, cái lạnh theo gió thổi tới, anh dịu dàng nắm lấy tay tôi, nhiệt độ đầu ngón tay anh còn lạnh hơn cả cơn gió.
Tôi bật khóc nhào vào lòng Thời Nghiễn Lễ, ôm chặt lấy anh.
Tôi sợ mình vừa buông tay anh sẽ biến mất ngay lập tức.
Bàn tay anh dịu dàng vỗ về lưng tôi, trân quý như bảo vật, không dám dùng quá nhiều sức.
Vì cái ôm này, chúng tôi đã phải cô độc chạy trên một đoạn đường rất dài.
Con đường này rất vất vả.
Nhưng chúng tôi đều đã rất cố gắng, kiên định bước về phía nhau.
Thời Nghiễn Lễ b//ệnh tật suốt nhiều năm nhưng vẫn có rất nhiều người nhớ đến anh.
Sinh viên tới nhà thăm Thời Nghiễn Lễ theo từng tốp từng tốp một, ban đầu sinh viên trong phòng thí nghiệm của anh còn ngại ngùng gọi tôi một tiếng: “Giáo sư Phương.”
Sau khi đến đây nhiều lần, đám nhóc kia cũng to gan hơn.
Vào một buổi chiều bình thường nào đó, Thời Nghiễn Lễ vừa mới ngủ trưa dậy, lúc tôi đang ở trong phòng làm việc thì học trò của anh đến thăm, khi vào có người đã cất tiếng hỏi: “Thầy ơi, cô (vợ thầy) đâu rồi ạ?”
Có lẽ Thời Nghiễn Lễ cũng hơi ngạc nhiên, sau nửa giây anh mới cười nói: “Cô đang trong phòng làm việc.”
Anh đi đến phòng làm việc rồi gọi tên tôi, đúng lúc tôi đang có tâm sự nên nhất thời không đáp lại.
Kể từ khi gặp lại nhau đến giờ tôi không dám đòi hỏi quá nhiều, nhưng khi nghe thấy một tiếng “vợ thầy” này, con tim tôi lại rạo rực mong chờ.
Thời Nghiễn Lễ mở cửa đi vào, anh giơ tay khẽ chạm lên tai tôi rồi dịu dàng hỏi: “Không nghe thấy hả?”
Có lẽ anh cho rằng ốc tai nhân tạo trong tai tôi không còn linh hoạt nữa.
“Em đang nghĩ đến chuyện khác.” Tôi nắm lấy tay anh, đầu ngón tay chạm vào gân xanh nổi lên trên mu bàn tay anh vuốt ve, suy đi nghĩ lại tôi mới thử hỏi dò: “Hay là… chúng ta….”
“Di Thanh sắp được tung ra thị trường rồi, để hôm nào đẹp trời anh dẫn em đi làm ph//ẫu thuật.”
Ba chữ “kết hôn nhé” tôi còn chưa kịp nói ra, Thời Nghiễn Lễ như dự đoán trước được, anh lên tiếng ngắt lời tôi.
Tôi biết, thật ra Thời Nghiễn Lễ biết tôi định nói gì.
Nhưng anh lại cố tình lảng tránh nên tôi chỉ đành nuốt ba chữ ấy lại.
Đúng vậy, anh luôn sợ mình sẽ ra đi bất cứ lúc nào nên mới không muốn đứng đằng sau cản đường tôi.
Tôi cũng không muốn ép anh, thế nên chủ đề này cứ thế dừng lại ở đây.
Dưới sự sắp xếp của Thời Nghiễn Lễ, tôi là người đầu tiên cấy Di Thanh.
Chỉ là một cuộc tiểu ph//ẫu nhưng so với việc mình nằm trên bàn m//ổ trông Thời Nghiễn Lễ còn căng thẳng hơn, anh sợ tôi đau nên hài hước an ủi: “Nếu như đau, em cứ m.ắng tên khốn Thời Nghiễn Lễ, anh nghiên cứu ra cái quỷ gì vậy, như thế sẽ quên đi cái đau.”
Tôi bị anh chọc cười: “Em không đành lòng m.ắng anh đâu.”
Cuộc ph//ẫu thuật này nhẹ tênh như không, tôi như được sống lại.
Dù tai ốc nhân tạo cũ có tốt hơn nữa thì cũng không sánh bằng Di Thanh, cấy vào trong tai cũng không có cảm giác khó chịu, như thể hợp thành một thể với tôi vậy, tôi có thể nghe thấy được mọi tiếng động nhỏ trên đời này.
Nếu như tôi không nói thì sẽ không có ai nhận ra tôi là một người kh//iếm thính.
Trong suốt một khoảng thời gian dài, mọi người xung quanh tôi không nhìn tôi bằng ánh mắt thương xót, thương hại, thì cũng là coi thường. Tôi tự ti, yếu đuối đến mức không dám đối diện với thế giới này.
Thời Nghiễn Lễ biết hết mọi thứ, anh cẩn thận bảo vệ lòng tự trọng của tôi, lặng lẽ mang âm thanh của thế giới này đến trước mặt tôi.
Sau khi Di Thanh được bán ra, có phóng viên muốn phỏng vấn Thời Nghiễn Lễ, sau khi bị từ chối vẫn rất chăm chỉ gửi thư mời đến.
Thời Nghiễn Lễ cảm nhận được sự chân thành của cô ấy nên đã đồng ý.
Phóng viên nữ gặp được anh, nước mắt lưng tròng, cô ấy luôn miệng nói em trai mình bị kh//iếm thính nhưng nay đã nghe lại được rồi, giọng điệu rất chân thành.
Cô ấy liên tục nhắc đến một câu: “Anh là một vĩ nhân.”
Thời Nghiễn Lễ vốn không thích mấy lời ca tụng thế này, anh hài hước nói: “Cô nói quá lời rồi, nói ra có thể cô sẽ không tin, tôi nghiên cứu Di Thanh chỉ vì lấy lòng người tôi yêu thôi.”
Phóng viên nữ nhìn ra được anh không thích nịnh nọt nên cũng đổi chủ đề theo: “Được anh yêu thương như thế, chắc hẳn cô ấy là một người rất tốt phải không?”
Bây giờ đang là mùa đông, lớp tuyết đọng lại thành từng mảng trên cửa sổ, ánh mắt của Thời Nghiễn Lễ tràn ngập nụ cười dịu dàng, dịu dàng đến mức có thể làm tan chảy băng tuyết ngoài kia.
“Cô ấy là mặt trời duy nhất trong cuộc đời tăm tối của tôi.”
22
Sang xuân, tôi kéo Thời Nghiễn Lễ đi chụp ảnh.
Tôi vẫn nhớ, suốt bao nhiêu năm qua tôi và anh cũng không có bức hình chụp chung nào.
Chúng tôi đi đến một tiệm chụp ảnh cũ ở ven đường, nhiếp ảnh gia cũng đã đứng tuổi, những bức ảnh ông ấy chụp đều mang hơi thở của thập niên 90.
Chúng tôi ở trong bức ảnh như những người ở thời đại xa xưa, gương mặt ôn hòa và nụ cười trên môi đều quá đỗi dịu dàng.
Nhiếp ảnh gia cầm chiếc máy ảnh cũ kỹ của mình rồi cười nói: “Lâu lắm rồi mới có khách trẻ như hai người tới đây chụp ảnh.”
Thời Nghiễn Lễ vui vẻ bắt chuyện với ông ấy: “Chúng tôi thế nào?”
“Dịu dàng, đơn thuần, tuy không thể hiện ra bên ngoài nhưng vừa nhìn đã biết hai người đều yêu đối phương.” Ông ấy đẩy gọng kính trên sống mũi mình.
“Hai người là trời sinh một cặp, ngoài đối phương ra thì ở bên ai trông cũng không đẹp đôi.”
Thời Nghiễn Lễ lại hài hước nói: “Bác nói đúng lắm, nhất định tôi sẽ tặng cho bác một bao lì xì lớn.”
Con người anh thật thú vị, nói xong bèn quay người đi đến cửa hàng tiện lợi ngay bên cạnh mua bao lì xì.
Sau khi quay lại, anh nhét vào tay ông chủ một bao lì xì dày cộm, ông ấy không từ chối được nên chỉ đành mỉm cười nhận lấy.
Tôi nắm lấy góc áo của Thời Nghiễn Lễ, cuối cùng ước nguyện giấu kín trong lòng tôi bấy lâu nay cũng dám đâm chồi nảy lộc vào ngay khoảnh khắc này.
“Chúng ta chụp ảnh cưới nhé.”
Nụ cười trên môi Thời Nghiễn Lễ cứng đờ, anh nhìn xoáy vào đôi mắt tôi, không đáp lời.
Tôi biết, anh không muốn ngáng chân mình.
Ngày gặp lại nhau ấy anh đã thẳng thắn nói cho tôi biết: “Phương Di, có thể anh sẽ ra đi bất cứ khi nào, vào một đêm hoặc là một chiều nào đó anh sẽ lặng lẽ ra đi, em có sợ không?”
“Không sao, anh đã làm rất tốt rồi.”
Tất nhiên là tôi sợ, nhưng sợ thì sao chứ.
Những năm tháng anh vất vả vượt qua kia là cố gắng và cũng là sự thương xót của số phận.
Cuối cùng, chúng tôi cũng có thể gặp lại nhau.
Mỗi một ngày đều là tr//ộm về được.
Vì vậy chúng tôi luôn trân trọng mỗi một phút mỗi một giây được bên nhau; nắm tay, trao nhau cái ôm, hôn, tình yêu vẫn luôn đong đầy.
Dù cho ngày ấy có đến thì hai đứa cũng không cảm thấy nuối tiếc.
Tôi khoác tay anh, học theo giọng điệu dí dỏm của anh rồi nói: “Thời Nghiễn Lễ, anh đã nói có thể anh sẽ ra đi bất cứ lúc nào, vậy thì anh hãy cho em một danh phận, để em có thể danh chính ngôn thuận tảo m//ộ cho anh đi?”
Lúc này Thời Nghiễn Lễ đang ngoảnh đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, yết hầu khẽ động, có thể thấy được anh đang nhẫn nhịn chịu đựng.
“Phương Di.”
Lúc Thời Nghiễn Lễ nghiêm túc, anh thích gọi tên tôi.
Lười biếng chút thì gọi em Phương Di.
“Có phải có được thân phận này rồi, em sẽ tảo m//ộ cho anh suốt mấy chục năm phải không?”
Nghe thấy không, anh lại vòng vo dỗ dành tôi rồi.
Sợ ngày nào đó mình biến mất, tôi sẽ thật sự giống như những lời ngày trước tôi nói, đi tìm anh.
Tôi nghiêm túc gật đầu: “Đúng vậy, vì để có người hàng năm tảo m//ộ cho anh, thế nào em cũng phải sống lâu trăm tuổi.”
Thời Nghiễn Lễ quay đầu sang, ánh mắt anh dịu dàng, chăm chú: “Vậy thì, hứa rồi đấy nhé.”
23
Ngoại truyện: Gửi lại đây những điều nuối tiếc.
Ngày đăng ký kết hôn tôi mừng đến nỗi không cầm lòng được, vui vẻ chia sẻ với bạn bè hệt như một đứa trẻ vậy.
Thời Nghiễn Lễ chăm chú nhìn vào tờ giấy đăng ký, sau cùng khóe mắt anh cũng cay cay.
Tôi cười nhạo anh: “Ngày trước lúc nằm trên bàn m//ổ em cũng chưa từng thấy anh khóc, sao chuyện vui thế này lại làm mắt đỏ mắt anh rồi, thật không có tiền đồ.”
Anh chỉ ôm lấy tôi, yên lặng không nói lời nào.
Ngày tháng chậm rãi trôi qua, lấp đầy thời gian thuộc về chúng tôi bằng tình yêu.
Thời Nghiễn Lễ thường viết thư cho “người khác”, tôi cười anh, nói bây giờ ai nấy đều bận tối mắt tối mũi, thậm chí còn không có cả thời gian để đọc một bức thư.
Anh nói: “Em sẽ đọc.”
Thì ra anh đang viết thư cho tôi.
Anh rất nghiêm túc nói với tôi: “Anh viết cho em của mỗi một năm về sau một bức thư, đợi đến khi em đọc hết thư rồi mới được đi tìm anh biết chưa.”
Sợ tôi đọc lén, anh còn mua một chiếc hộp cũ có khóa sau đó khóa hết thư vào trong.
Vào năm thứ ba chúng tôi kết hôn, mùa đông năm ấy lạnh c.ắt d.a c.ắt th.ịt.
Thời Nghiễn Lễ buồn ngủ, anh nằm trên chiếc ghế ngoài ban công rồi ngủ thiếp đi.
Sau đó không còn dậy nữa.
Anh dịu dàng đến tận x//ương t//ủy, cứ lặng lẽ ra đi như thế, không làm phiền đến ai.
Mùa xuân đầu tiên sau khi anh đi tôi mở chiếc hộp cũ ra, bên trong đựng đầy thư, tôi tìm bức thư đầu tiên anh viết.
Tắm mình dưới cái nắng xuân ấm áp, yên lặng đọc thư anh viết.
“Bà Thời, mong em sẽ vui khi đọc được bức thư này.
Anh đoán, em sẽ đọc bức thư anh viết vào một ngày xuân ấm áp, xin em đừng khóc.
Đời này có duyên nên vợ nên chồng với em, đó đã là sự ban ơn của thần linh rồi.
Rất ngắn ngủi cũng rất hạnh phúc, không bao giờ anh thôi biết ơn về điều đó.
B//ệnh tật quấn thân nhiều năm, anh luôn có rất nhiều điều trăn trở, không thể cho em được một gia đình viên mãn.
Nếu như chưa từng thấy được ánh mặt trời, có thể anh vẫn sẽ chịu đựng bóng tối, nhưng may mắn là em đã đến.
Ở bên cạnh em, cho dù anh có từ từ lụi tàn thì vẫn sẽ sống động.
Bà Thời, đoạn đường này vất vả cho em rồi.
Vậy thì xin em hãy cố gắng thêm chút nữa, dũng cảm bước tiếp.
Đợi sau này khi chúng ta gặp lại, em lại nói cho anh nghe về con đường em đã từng đi qua, bình minh và hoàng hôn, về những rặng mây, những cơn gió thoảng và núi non sông nước.
Mùa đông hàng năm rồi sẽ qua đi, và mùa xuân sẽ lại đến.
Xin em hãy sống thật tốt.
Bà Thời, lần này đổi lại anh đợi em, núi cao sông dài em hãy đi chậm một chút.
Đừng lo, anh sẽ luôn ở đây."
Tôi chạm lên từng con chữ, nhưng lại không hề khóc.
Tôi còn lấy giấy ra, đặt bút viết thư hồi âm cho anh.
Có thể tôi không được tình cảm như anh, chỉ viết vài dòng rồi dừng bút.
Trên tờ giấy có một dòng chữ: “Đây là năm đầu tiên anh đi, anh không cần lo cho em đâu, em không hề khóc, và cũng nghe lời anh sống rất tốt.”
Sau đó tôi bỏ bức thư đã đọc và bức thư hồi âm vào trong một chiếc hộp mới.
Đợi đến sang năm lại đọc bức thư thứ hai anh viết, rồi lại viết thư hồi âm cho anh.
Tương lai vẫn còn rất dài, năm nào tôi cũng sẽ ở đây, nghe lời anh cố gắng sống tiếp.
Tôi nghĩ, đời này cứ để nó trôi qua như thế đi.
Đi đến cuối con đường, rồi tôi và anh sẽ gặp lại nhau.
Đến khi ấy tôi sẽ cầm bó hoa hướng dương rồi nói với anh: “Anh xem tóc em cũng đã bạc, em đã ngoan ngoãn nghe lời anh, thế nên hãy ôm em đi.”
Có thể cái kết này không được như mong đợi, nhưng chúng tôi đều đã cố gắng hết sức rồi.
Hết.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook