Ánh Trăng Không Chiếu Tới - Đông Dạ Tinh
-
Chương 53: Lời bộc bạch (Lâm Vận Thanh, V)
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Tôi nhìn Trần Cẩn Duyệt một mình kéo chiếc vali 20 inch be bé lên taxi, vậy là em vẫn đi. Tôi nhìn xuống sợi dây đỏ trên cổ tay mình, cũng không buồn đến thế.
Trở về phòng, tôi thấy cuốn sổ lưu niệm được em đặt trên tủ đầu giường, mở ra, thấy trong đó kẹp tấm ảnh polaroid ấy.
[Em thật xảo quyệt.]
Em mang tất cả câu trả lời đến Ôn Thành tìm tôi, ôm tôi trong ánh nắng mặt trời và nói: "Chị đừng sợ." Sau đó dịu dàng hôn tôi, nói sẽ cho tôi thời gian sắp xếp lại mọi việc, dường như em đã thực sự trưởng thành chỉ sau một đêm.
Cuối cùng em vẫn trả lại bức ảnh cho tôi.
Tôi đọc những dòng chữ em viết trong cuốn sổ, hóa ra em đã chuẩn bị lời tỏ tình từ lâu.
Tôi cẩn thận đọc từng chữ em viết, cuối cùng em hỏi tôi: "Chị có thể cho em tiếp tục yêu chị không? Chúng ta có thể cho nhau một cơ hội nữa không?" Có một số đoạn bị nhoè trong nước mắt của em, chữ viết mờ đi, bề mặt giấy cũng nhấp nhô không đều. Tôi vuốt phẳng lại, muốn nói với em: "Đừng khóc."
Lật đến trang cuối cùng, hóa ra em có viết thêm, vết chữ còn mới, không biết được thêm từ khi nào, có lẽ trên đường sắt cao tốc đến Ôn Thành chăng? Hoặc ngay tại căn phòng này nhân lúc tôi không để ý.
"Hãy cho bản thân một cơ hội nhé? Lâm Vận Thanh."
[Em thực sự rất xảo quyệt.]
Tôi gấp cuốn sổ lại nhẹ nhàng đặt vào chỗ cũ, mở nước hoa ra xịt vào cạnh gối.
Buồn ngủ quá, tôi phải đi ngủ đã.
Tôi đã một giấc mơ rất kỳ lạ, về hồi còn nhỏ.
Trong giấc mơ, tôi ngồi phơi nắng trên chiếc ghế tre trước cửa ngôi nhà cũ cùng người bạn thuở nhỏ của mẹ. Trong vòng tay bác ấy bế đứa con gái chưa đầy một tuổi. Tôi vươn vai, nghe thấy bác ấy nhẹ nhàng hỏi tôi, gần đây có chuyện gì vui không? Tôi đờ đẫn lắc đầu.
Bác ấy lại hỏi tôi có nhớ mẹ không? Tôi gật đầu lia lịa.
Sau đó bác ấy quay lại nhìn tôi đầy dịu dàng, lặp lại những gì đã nhiều lần từng nói trước đây: "Vận Thanh trông giống mẹ quá, mắt và mũi đẹp y như mẹ vậy".
"Thật ạ?", tôi cũng cười.
Một lúc sau, có cô bé khoảng chừng bốn tuổi nhào vào lòng tôi, ôm tôi gọi: "Chị Thanh Thanh, chị Thanh Thanh." Tôi cúi đầu nhìn em, ngón tay lướt qua vầng trán và sống mũi chưa đến lúc trổ mã của em, ngón cái và ngón trỏ nhéo cho khuôn mặt mũm mĩm của em phồng lên, tôi hỏi: "Sao vậy?" Em kiễng chân lên, che cả hai bàn tay ra trước mắt tôi, câu được câu mất nói rằng mặt trời chói quá.
Tôi mỉm cười, nắm tay em và nói chúng ta hãy vào nhà thôi. Đang định đứng dậy thì nghe thấy trong phòng có người gọi tôi: "Thanh Thanh à, mau rửa tay ăn cơm."
Tôi nhìn lại thì thấy, là Trần Phương. Trần Phương đang bưng bát canh nóng hổi đặt lên bàn, rồi nhanh chóng đưa tay lên chạm vào dái tai.
"Con đến đây." Tôi đáp. Cô bé được tôi dắt tay đi rất chậm, tôi thì hơi đói nên đành bế em lên, khi đó mắt em cũng ngang tầm mắt tôi, em bập bẹ gọi tôi: "Chị Thanh Thanh." và hôn lên má tôi.
Tôi chợt nhớ ra mình còn chưa chào người bạn thuở nhỏ của mẹ, tôi lại nhìn ra cửa, muốn nói một câu chào tạm biệt nhưng không biết bác ấy đã đi từ lúc nào. Thôi không sao vậy, bụng tôi đang đói ngấu.
Tôi định thần lại, bước đến phía bàn ăn, đột nhiên, diện mạo ngôi nhà thay đổi, không còn là ngôi nhà cũ mà là căn hộ tôi mua bây giờ, người tôi đang ôm trong trong vòng tay cũng biến mất.
"Đứng đơ ra đó làm gì đấy? Ăn cơm đi, Lâm Vận Thanh." Nhìn sang hướng phát ra giọng nói, là Trần Cẩn Duyệt lúc 25 tuổi đang ngồi đó, đang bị Trần Phương đập vai nhắc nhở: "Đừng hỗn, chị con đấy."
"Ồ. Ăn thôi, chị."
Tôi bước tới, ngồi cạnh Trần Cẩn Duyệt. Những thứ thức ăn hóng hổi được đặt trước mặt tôi. Trần Phương chan cho tôi một bát canh gà có chân gà trong đó. Tôi vô thức gắp nó cho Trần Cẩn Duyệt, nhưng mẹ ngăn tôi lại: "Cái bát này của con."
"Dạ... cảm ơn mẹ."
Tôi quên thời gian khi ở trong giấc mơ. Khi tỉnh dậy, mắt tôi lại ướt, không biết dạo này tôi bị làm sao mà rất dễ chảy nước mắt.
Bình tĩnh lại một lúc, ngồi dậy nhìn đồng hồ, đã là hai giờ chiều - chuyến bay của Tiểu Cẩn hẳn đã cất cánh. Sau một lúc do dự, tôi bấm số của Trần Phương.
"Alo, Thanh Thanh à."
"Mẹ, mẹ đang ở đâu?"
"Mẹ đang trên tàu điện ngầm về nhà, vừa tiễn Duyệt Duyệt đi xong."
Tôi đoán Tiểu Cẩn hẳn sẽ rất vui vì cuối cùng mẹ cũng đã ra sân bay tiễn em. Tâm trạng tôi cũng phấn khởi: "Mẹ ăn cơm chưa?"
"Ăn rồi, con thì sao?"
"Lát nữa con sẽ đi ăn."
"Con vẫn ở Ôn Thành à?"
"Vâng... hai ngày nữa con sẽ về."
"Ừ, thế nói trước cho mẹ nhé."
"Vâng." Vì trong phòng đang chỉ có một mình tôi, nên tôi không cần che giấu nụ cười.
Ngoài cửa sổ là cảnh ngày nắng hôm nay, hình như mùa xuân sắp đến thật đây. Nếu không tại sao tôi lại cảm thấy trời xanh mây trắng đang quấy nhiễu trái tim tôi, rục rịch cho thứ gì đó sắp nứt ra khỏi mặt đất thế này?
Hai ngày sau, tôi trở lại Hải Thành, thành thật mà nói, Trần Cẩn Duyệt quả thực đã đạt được hết mục tiêu lúc đó.
Bứt rứt quá. Tôi lại nhớ em ngay từ lúc bước vào nhà, nhớ giọng nói, mùi hương và xúc cảm khi chạm vào em tại mọi ngóc ngách trong căn nhà, không thể nào dừng lại.
Loạn, loạn quá.
Tôi buộc mình phải quay lại nhịp điệu ban đầu, ép mình quay trở lại công việc. Triệu Mạn thì cứ thi thoảng lại đăm chiêu nhìn tôi. Tôi không chịu nổi nữa nên đành mời cô ấy đi ăn, trên bàn ăn tôi hỏi: "Bà không tò mò về chuyện xảy ra giữa tôi và em gái tôi sao?"
"Hở?"
"Trần Cẩn Duyệt không phải em gái ruột của tôi."
"Ra là thế hả!" Triệu Mạn như hoảng hốt ngộ ra điều gì đó.
Phần còn lại tôi không nói nữa, Triệu Mạn cũng không hỏi thêm. Tôi nghĩ chắc là cô ấy đã đoán được tất cả.
Tôi đổi chủ đề, hỏi bộ phận của Triệu Mạn có còn hai tân binh mới vào không?
"Có chứ, bà lại muốn làm gì?" Triệu Mạn nhìn tôi đầy cảnh giác.
"Đâu có làm gì đâu... còn ở đó là tốt." Thực ra trong cuộc họp lúc đó tôi có hơi mất lý trí, vây kín tứ phía, khăng khăng trách cứ mọi thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi là nguyên nhân dẫn đến sự cố công việc. Tôi cho rằng nếu tôi vẫn còn ở Nam Thành, Trần Cẩn Duyệt sẽ không về sớm, cũng sẽ không bị mẹ phát hiện ra manh mối dẫn đến mọi chuyện cuối cùng.
Nghĩ kỹ lại thì cùng lắm chỉ là một cách làm vụng về tự lừa dối bản thân tôi mà thôi. May thay Triệu Mạn đã ngăn tôi lại.
Vương Thành Phàm vẫn bị sa thải nhờ sự giúp đỡ từ Nhậm Tiểu Tiểu. Lần trước tôi nói muốn đãi em ấy một bữa nhưng em ấy xin phép vì quá bận, để lần sau hẵng tính. Cho đến nay vẫn chưa hồi âm.
Sau khi vấn đề này được giải quyết, tôi đã dành một thời gian theo kịp tiến độ công việc và đưa nhóm trở lại đúng hướng. Lý Quảng Thánh không truy cứu gì tôi, chỉ lại bánh vẽ xa xôi để tôi tiếp tục làm việc chăm chỉ.
Được thôi.
Trong khoảng thời gian đó tôi không liên lạc với Tiểu Cẩn, cũng không nhắc đến bất cứ chuyện gì với Trần Phương. Tôi biết mẹ đang đợi tôi chủ động nói, nhưng tôi vẫn chưa nghĩ kỹ nên nói như thế nào.
Vì Trần Cẩn Duyệt đã nói sẽ cho tôi thời gian sắp xếp mọi chuyện, vậy tôi sẽ cẩn thận và nghiêm túc hơn, tôi cần suy nghĩ kỹ mọi chuyện trước khi yêu em lại từ đầu.
Một tháng sau, Hải Thành chậm rãi bước vào không khí mùa xuân.
Hôm đó tôi đang ngồi ở vị trí làm việc xét duyệt email, thấy hơi mệt, bèn dựa vào ghế nhìn ra ngoài cửa sổ kính từ độ cao tầng 19. Thấy nơi ngã tư hối hả tấp nập, người người bé như đàn kiến đi thành từng nhóm từ bên này sang phía bên kia đường, trên bãi cỏ là chú chó con đang vẫy đuôi chạy dưới nắng ấm.
Tôi đếm từng giây trên cột đèn giao thông, ba, hai, một, rồi chiếc xe buýt dừng ở hàng đầu nổ máy, lăn bánh tít tới phía cuối con đường mà tôi không thể nhìn thấy. Chắc hẳn trên xe chở rất nhiều người, họ có đang hân hoan trong một mùa xuân tràn đầy hy vọng không?
[Gần đây có chuyện gì vui không?] Đột nhiên tôi nghĩ đến câu mà người bạn của mẹ hỏi trong giấc mơ.
Tôi gật đầu với chính mình, có.
Lý Quảng Thánh ngồi đối diện tôi, ánh mắt lánh qua màn hình máy tính nhìn, như đang thắc mắc về hành vi kỳ lạ của tôi. Tiện thể, tôi nói: "Tôi muốn xin nghỉ phép."
Anh ấy cau mày, như đang thắc mắc, sao lại xin nghỉ nữa? Lần trước xin nghỉ dài ngày vẫn chưa nghỉ ngơi đủ hả?
"Chỉ nửa buổi hôm nay thôi."
Tôi thấy anh ấy thở phào, đồng ý cho nghỉ.
Sau đó, tôi đến chỗ làm việc của Triệu Mạn, muốn mượn một cuốn sách ở chỗ cô ấy, lật qua lật lại mãi vẫn cơ man nào là những cuốn về quản lý nhóm hoặc thị trường kinh doanh chất đống cạnh bàn. Chán chết.
"Gì?"
"Tôi đang tìm một cuốn sách giết thời gian."
"Bà không bận à?"
"Xin nghỉ phép rồi."
Triệu Mạn liếc xéo tôi, chỉ tay vào một chồng sách khác: "Tìm ở đây đi."
Tầm mắt tôi dừng lại ở tập thơ có tựa đề "Đồng hoang". Tôi lấy ra, nói: "Mấy hôm nữa trả nhé." rồi tự nhiên như ruồi phủi đít đi.
Sau đó tôi mua hai bó hoa, lái xe đến mộ của mẹ tôi.
Tôi không làm gì, chỉ lấy chiếc ghế gấp trong cốp xe đặt dưới ánh nắng ra ngồi, và đọc tập thơ đó suốt cả buổi chiều.
Tập thơ đó thật... u ám và tối nghĩa, với rất nhiều ẩn dụ và mô tả trừu tượng, nhưng tôi vẫn thích thú đọc đến hơn nửa.
Nắng chiếu vào người tôi thật ấm áp, tôi cởi áo khoác để lại trong xe, chỉ mặc một chiếc áo len và quàng chiếc khăn được Tiểu Cẩn tặng, thi thoảng bay lên do cơn gió thoáng qua, tôi lấy tay giữ lại, để nó lặng yên.
Tôi đóng sách lại khi mặt trời vẫn chưa khuất bóng sau núi, ban ngày trôi qua lâu thật đấy. Tôi đứng dậy, vào xe lấy bó hoa ra đặt trước mộ mẹ, ngồi xuống đất nhìn ngôi mộ của mẹ và bố nằm kế bên nhau, bây giờ bố mẹ đang ở bên nhau phải không? Thú thực rằng tôi cũng không hiểu lắm tại sao hồi đó họ lại được chôn cùng nhau.
Câu hỏi có hơi vượt phép...
Tôi nhìn lại bia mộ của mẹ và nói: "Mẹ, con thấy trên mạng người ta nói rằng phải mất cả đời để chữa lành tuổi thơ, nhưng chẳng lẽ cả đời con chỉ mới 30 tuổi thôi sao?" Vì tôi cảm thấy, hình như tôi đã gần như được chữa lành.
Có lẽ chứng bệnh nặng nhất của con là tưởng rằng không được yêu mới là an toàn. Đây là vấn đề của con trong giai đoạn bộ não học cách tính toán. Con đã quen với quá trình và kết quả của không được yêu thương, đã quen với sự rời đi của mọi người, cho dù là mẹ, là bố hay... người mẹ khác của con - Trần Phương. Tuy nhiên, quá trình tính toán đã bị Trần Phương thay đổi. Cô ấy không bỏ đi, cô ấy đã đưa con đi theo.
Mẹ, nếu mẹ có thể nhìn thấy từ trên trời, mẹ sẽ biết rằng con đã yêu một người không nên yêu. Mẹ có trách con không? Nhưng dù có trách cũng không còn cách nào khác, sự đó đã lỡ xảy ra.
Thực ra con rất không tự tin về "tình yêu". Một là vì con cho rằng thế nào rồi họ cũng sẽ bỏ con mà đi. Hai vì con đã quen nếp xấu là hay dò xét suy nghĩ của người khác, luôn vô tình lựa ý chiều lòng thiên hạ, cho nên những yếu tố đó phản ánh tình yêu trong con. Tình yêu đó có thực sự dành cho con không? Hay chỉ tổ mang lại cho con lớp ngoài giả tạo.
Nhưng phải làm sao đây... con nghĩ Trần Phương và Trần Cẩn Duyệt đều yêu con người thật của con. Chợt con cảm thấy bản thân mình cũng không tệ đến thế.
Ôi, nếu Trần Phương không xem con như con gái ruột thì có lẽ con đã không rối bời. Bởi con luôn thấy mình là một người mang trái tim khá sắt đá, cũng như cái ngày bố bị nạn, một nửa nước mắt của con rơi cho chính bản thân mình.
Nói đến đây, tôi nhìn sang bia mộ của bố tôi, thì thầm: "Con xin lỗi".
Và Trần Phương... cô ấy yêu con hết lòng. Con không muốn thấy mình là người phá hủy tình yêu đó, đã bao nhiêu tình yêu rời bỏ con nhưng chỉ duy nhất cô ấy vẫn chọn ở lại.
Con đã né tránh nhiều năm, thật đáng hổ thẹn, nào ngờ cuối cùng vẫn là cô ấy đứng ra thay đổi kết quả tính toán của con.
Làm nghề phân tích kinh doanh đã nhiều năm, tiếp xúc với dữ liệu suốt ngày dài, con luôn cố chấp tìm một giải pháp duy nhất và tối ưu nhất. Nhưng cô ấy, luôn ra mặt nói với con rằng, không thể tính toán cuộc sống và tình yêu theo cách ấy.
Như bài toán tô-pô về một chiếc nhẫn và một tách cà phê có thể mang giá trị tương đương, con cũng xứng đáng được nhận được tình yêu của cô ấy trao cho con. Dù cho con đã cả gan lâm tội yêu Trần Cẩn Duyệt nhưng cô ấy vẫn lo lắng đến mức bật khóc khi không thể liên lạc với con.
Khó quá, mẹ ơi, có phải không mẹ? Giá như cuộc đời chỉ đơn giản như một trò chơi chữ số thì tốt biết mấy.
Con nghĩ, đã đến lúc con cần nói chuyện với một người mẹ khác.
Tôi đứng dậy, lấy khăn giấy ướt trên xe lau sạch hai tấm bia mộ rồi đặt ngay ngắn bó hoa xuống. Tôi nói: "Hôm sau con sẽ lại đến thăm bố mẹ."
Sau đó trở về nhà vào lúc hoàng hôn.
Trần Phương không ngờ tôi lại về sớm như vậy, mẹ đang ngồi trên ghế sofa cắn hạt hướng dương, nhìn tôi với vẻ kinh ngạc. Tôi bước lại gần, tặng mẹ bó hoa cẩm chướng trên tay. Trần Phương ngơ ra nhìn tôi, như không biết tôi đang giở trò gì.
Thấy mẹ không nhận, tôi chỉ đành đặt bó hoa lên bàn trà rồi ngồi xuống bên cạnh, dựa vào vai mẹ. Thực ra ngày thường chúng tôi không thân thiết đến vậy, dù đã bao nhiêu năm trôi qua, tôi vẫn cảm thấy hơi ngượng.
Tôi biết mẹ cũng không quen, vì ngay lập tức tôi cảm thấy mẹ thẳng lưng lên, cứng đờ lại, không cắn hạt hướng dương nữa.
"Mẹ."
"Hở?"
"Hôm nay con đi thăm mộ."
"Ồ..." Người Trung Quốc thường so sánh con người với một quả bóng cao su bị xì hơi - hóa ra là thật - lúc đó tôi cảm thấy Trần Phương đúng là đang xẹp đi, bờ vai mẹ chùng xuống thấy rõ.
Ở khoảng cách chùng xuống đó tôi nhận ra rằng, trong mối quan hệ mẹ con được chủ động lựa chọn này, tôi không phải là người duy nhất sợ bị mất đi.
Tôi khoác cánh tay mẹ, nói: "Con nói với họ rằng, bây giờ con đang sống rất hạnh phúc và có một người mẹ rất tốt..."
Trần Phương không nói gì, hình như quả bóng được thổi phồng lên một chút.
"Còn một chuyện nữa là..."
"Trước khi đi, Tiểu Cẩn kể rằng trong người mẹ có đặt vòng tránh thai."
Tôi ngẩng đầu lên nhìn mẹ.
"...À, ừ đúng vậy."
"Khi nào có thời gian chúng ta đến bệnh viện kiểm tra nhé, nếu được thì lấy ra."
"Có nguy hiểm không? Dạo trước mẹ thấy cô hàng xóm lấy thứ đó ra, bị chảy máu nặng lắm, không cứu được."
"Cho nên phải kiểm tra đã."
"Ừ, được."
"Mẹ, thật ra đây là ý của Tiểu Cẩn."
Mẹ nhìn tôi. Tôi nói tiếp: "Nhưng không biết khi nào em ấy về, nên con sẽ đưa mẹ đi trước."
"Con muốn em quay lại à?" Mẹ hiểu ra.
Tôi không trốn tránh, nói: "Vâng."
Trần Phương bỏ nắm hạt hướng dương lại vào hộp hoa quả, đứng dậy nói: "Mẹ đi nấu cơm đã."
Tôi cũng đứng dậy, vốc một nắm hạt hướng dương bỏ lại vào tay mẹ, bảo mẹ cứ ngồi đó, hôm nay con sẽ nấu.
"Mẹ, tuyệt đối không nên, chuyện này bắt nguồn từ con, mẹ đừng trách Tiểu Cẩn."
"Giờ... giờ đây con đã ba mươi tuổi, mẹ và Tiểu Cẩn là những người quan trọng nhất, không thể thiếu nhất đối với con."
"Thật ra... Đêm đó bảy năm trước, nỗi sợ lớn nhất của con là mẹ sẽ không cần con nữa. Nhưng mẹ vẫn coi con như con gái của mẹ dù chuyện đó đã xảy ra, con không dám yêu cầu nhiều hơn."
Nói đến đây, tôi lại muốn khóc. Tôi dừng cuộc trò chuyện, quay người đi vào bếp, quyết định nấu bữa tối đã.
Lát sau, bưng bát đĩa ra, tôi bất ngờ khi thấy bó hoa tôi tặng đã được Trần Phương cắm vào bình trên bàn, cành lá được cắt tỉa ngọn ngàng.
Tươi tắn và toả sáng hơn bó hoa cúc trắng tôi đặt trước mộ nhiều.
Bên bàn ăn, Trần Phương nói với tôi: "Con bé có về hay không, là do các con tự quyết định, mẹ kệ đấy. Mẹ đang suy nghĩ hay là vài ngày nữa chuyển đến nhà một cô chị em của mẹ ở chung, cô ấy đã ly hôn."
"Mẹ... chuyện này để nói sau đi."
"Thế nói sau vậy." Trần Phương gắp một miếng sườn bỏ vào bát.
Kết thúc bữa ăn, mẹ đặt đũa xuống, gọi tôi: "Thanh Thanh."
"Dạ."
"Con đã bao giờ hối hận vì đã đi theo mẹ chưa?"
Tại sao đến bây giờ Trần Phương vẫn hỏi tôi điều này? Hay là do tôi thực sự đã làm gì đó rất tệ?
Tôi đứng dậy thu dọn bát đĩa, vì câu hỏi này quá dễ trả lời, không cần phải dừng lại mọi việc để thể hiện tôi nghiêm túc thế nào.
Tôi xếp bát đĩa thành chồng, đáp: "Ngày mẹ đưa con đi, ngày 26 tháng 5, con luôn coi đó là ngày sinh nhật thứ hai của con."
Sau đó tôi mang bát đĩa bẩn vào bếp.
Gần chín giờ tối tôi về đến phòng, ngồi trên ghế sofa nhỏ tiếp tục giở tập thơ, cố gắng đọc hết.
Có bài thơ viết rằng:
Thời gian trong quá khứ và thời gian trong tương lai, chỉ đem lại cho con người từng chút tỉnh ngộ.
Tỉnh ngộ không phải trong thời gian, mà chỉ khi trong thời gian, những khoảnh khắc trong vườn hồng, những khoảnh khắc trong đình hoa dưới mưa, những khoảnh khắc trong thánh đường ngập sương mới có thể khắc sâu vào tâm trí.
Mới có thể kết nối quá khứ với tương lai.
Chỉ có thể thông qua thời gian, mới có thể chinh phục thời gian.
Đọc xong cuốn sách thì đã gần nửa đêm, tôi tính giờ, bên Tiểu Cẩn đang là một giờ chiều, không biết em có đang bận không.
Không thể đợi được nữa, tôi gọi điện thẳng cho em mà không nhắn tin hỏi trước.
Tín hiệu báo máy bận vang lên tiếng "Bíp", rồi ngắt máy...
Đây là lần đầu tiên tôi gọi điện thoại ra nước ngoài cho Trần Cẩn Duyệt, ai mà ngờ kết quả lại như vậy.
Bứt rứt, tôi đặt cuốn sách sang một bên, đứng nhìn vầng trăng khờ ngoài cửa sổ, giờ đây trăng đang chiếu vào tôi, tận hưởng sự mạo phạm và bồn chồn của tôi đối với nó.
Suy nghĩ của tôi trôi dạt đến cái đêm vài tháng trước, khi tôi quyết định lừa Trần Cẩn Duyệt về.
Em chưa bao giờ hỏi tôi, tại sao đột nhiên lại muốn em quay về trong khi đã kiềm chế suốt sáu năm.
Nhưng không hỏi cũng tốt, kể cả nếu em có hỏi thì tôi cũng sẽ lấy lý do gì đó ra bao biện thôi. Vì tôi cũng... cũng biết ngại chứ.
Thực ra lý do tôi muốn em về cũng giống như lý do em quyết định về - tôi tưởng em sắp yêu người khác.
Vì tôi vô tình nhìn thấy tin nhắn em gửi cho mẹ, có một bức ảnh em chụp trong bữa tiệc, bên cạnh là một chàng trai trông có vẻ rất thân thiết với em.
Tôi lục tung LinkedIn và Facebook của em lên, cuối cùng cũng tìm ra người đó, tên là David.
Tình cờ người đó có đăng hai tấm ảnh lên trạng thái mới nhất, một trong số đó là bức ảnh chụp riêng với em.
Ôi, lúc đó cơn ấm ức cứ nao lên trong lồng ngực tôi, thậm chí còn lan ra thành tức giận, tôi lưu bức ảnh lại, dựa lưng vào ghế, ngẩng đầu nhìn trần nhà, nghĩ, chưa một phút nào trong sáu năm qua dễ dàng với tôi.
Thôi không nghĩ nữa, tôi mở điện thoại lên.
[Đã bảy phút trôi qua kể từ khi em cúp máy, em vẫn chưa gọi lại cho tôi.]
Tôi nghĩ tiếp.
Sau đó em về nước, thành thật thì tôi không muốn phát triển bất cứ điều gì với em, tôi chỉ muốn gặp em.
Chỉ muốn gặp em, chỉ đơn giản vậy thôi.
Lúc đó tôi biết rõ, giữa tôi và Tiểu Cẩn không còn khả năng nào, khi đi em hận tôi đến thế, tôi thì mãi mãi không bao giờ nói cho em biết lý do tôi muốn kết thúc.
Đồng thời tôi cũng biết rõ, nỗi nhớ của tôi như cơn mưa liên miên rơi xuống đất êm, tịnh không một tiếng động nhưng làm ướt không sót đêm nào trong suốt sáu năm qua. Tôi không thể nói ra, chỉ có thể chịu đựng, cho đến khi nó trở thành bản năng như cách tôi biết thở.
Vậy tôi cũng chỉ cần gặp em thôi cũng được, để cơn mưa được tạm thời nghỉ ngơi.
Thế là khi em khiêu khích hỏi tôi xem em có đẹp không, tôi đã nhìn em chăm chú; khi em nằm nhắm mắt trên ghế sofa phớt lờ tôi, tôi đã phác hoạ em bằng đôi mắt mình. Ngỡ như tôi đã mãn nguyện chỉ với bấy nhiêu, song tôi lại quá tham lam.
Tôi tham lam trong vài giây nắm tay em, bảo em ghi dấu vân tay và nóng lòng muốn nói với em rằng mật khẩu là ngày sinh nhật của em. Đây là lời tỏ tình bí mật của tôi. Tôi cũng tận hưởng thú vui được cọ xát mắt cá chân với em dưới gầm bàn khi những người khác không hề hay biết, như bản thân thứ tình cảm u ẩn của tôi dành cho em.
Nhưng tại sao vẫn chưa đủ?
Phải đến khi hôn em một cách mất kiểm soát, tôi mới hiểu rằng hoá ra "chỉ muốn gặp em thôi" là ảo tưởng mà tôi tự đánh lạc hướng mình.
Phải, nỗi nhớ em là một cơn mưa dài, chẳng những không thể tạm thời nghỉ ngơi mà càng rơi càng dữ dội.
Lại một lần nữa khó có thể kiềm chế - hay nói cách khác là số trời đã định - bản năng yêu em lại trỗi dậy trong tôi.
Bứt rứt quá.
Rõ ràng đã kiềm chế những sáu năm, vậy mà chỉ cần vài ngày đã biến thành công cốc cả.
[Đã 11 phút trôi qua, điện thoại vẫn im ắng như đã bị ai đó tháo pin.]
Hết pin à? Tôi nhìn lên góc trên bên phải, 82%.
Bứt rứt quá đi mất.
Tôi nói, Trần Cẩn Duyệt, rốt cuộc, em đang, làm, gì, vậy?
Nếu em không trả lời cuộc gọi của chị, chị sẽ nhớ lại hết tất cả những kỷ niệm trong cuộc đời của chúng ta đấy!
Bứt rứt chết mất!
Trở về phòng, tôi thấy cuốn sổ lưu niệm được em đặt trên tủ đầu giường, mở ra, thấy trong đó kẹp tấm ảnh polaroid ấy.
[Em thật xảo quyệt.]
Em mang tất cả câu trả lời đến Ôn Thành tìm tôi, ôm tôi trong ánh nắng mặt trời và nói: "Chị đừng sợ." Sau đó dịu dàng hôn tôi, nói sẽ cho tôi thời gian sắp xếp lại mọi việc, dường như em đã thực sự trưởng thành chỉ sau một đêm.
Cuối cùng em vẫn trả lại bức ảnh cho tôi.
Tôi đọc những dòng chữ em viết trong cuốn sổ, hóa ra em đã chuẩn bị lời tỏ tình từ lâu.
Tôi cẩn thận đọc từng chữ em viết, cuối cùng em hỏi tôi: "Chị có thể cho em tiếp tục yêu chị không? Chúng ta có thể cho nhau một cơ hội nữa không?" Có một số đoạn bị nhoè trong nước mắt của em, chữ viết mờ đi, bề mặt giấy cũng nhấp nhô không đều. Tôi vuốt phẳng lại, muốn nói với em: "Đừng khóc."
Lật đến trang cuối cùng, hóa ra em có viết thêm, vết chữ còn mới, không biết được thêm từ khi nào, có lẽ trên đường sắt cao tốc đến Ôn Thành chăng? Hoặc ngay tại căn phòng này nhân lúc tôi không để ý.
"Hãy cho bản thân một cơ hội nhé? Lâm Vận Thanh."
[Em thực sự rất xảo quyệt.]
Tôi gấp cuốn sổ lại nhẹ nhàng đặt vào chỗ cũ, mở nước hoa ra xịt vào cạnh gối.
Buồn ngủ quá, tôi phải đi ngủ đã.
Tôi đã một giấc mơ rất kỳ lạ, về hồi còn nhỏ.
Trong giấc mơ, tôi ngồi phơi nắng trên chiếc ghế tre trước cửa ngôi nhà cũ cùng người bạn thuở nhỏ của mẹ. Trong vòng tay bác ấy bế đứa con gái chưa đầy một tuổi. Tôi vươn vai, nghe thấy bác ấy nhẹ nhàng hỏi tôi, gần đây có chuyện gì vui không? Tôi đờ đẫn lắc đầu.
Bác ấy lại hỏi tôi có nhớ mẹ không? Tôi gật đầu lia lịa.
Sau đó bác ấy quay lại nhìn tôi đầy dịu dàng, lặp lại những gì đã nhiều lần từng nói trước đây: "Vận Thanh trông giống mẹ quá, mắt và mũi đẹp y như mẹ vậy".
"Thật ạ?", tôi cũng cười.
Một lúc sau, có cô bé khoảng chừng bốn tuổi nhào vào lòng tôi, ôm tôi gọi: "Chị Thanh Thanh, chị Thanh Thanh." Tôi cúi đầu nhìn em, ngón tay lướt qua vầng trán và sống mũi chưa đến lúc trổ mã của em, ngón cái và ngón trỏ nhéo cho khuôn mặt mũm mĩm của em phồng lên, tôi hỏi: "Sao vậy?" Em kiễng chân lên, che cả hai bàn tay ra trước mắt tôi, câu được câu mất nói rằng mặt trời chói quá.
Tôi mỉm cười, nắm tay em và nói chúng ta hãy vào nhà thôi. Đang định đứng dậy thì nghe thấy trong phòng có người gọi tôi: "Thanh Thanh à, mau rửa tay ăn cơm."
Tôi nhìn lại thì thấy, là Trần Phương. Trần Phương đang bưng bát canh nóng hổi đặt lên bàn, rồi nhanh chóng đưa tay lên chạm vào dái tai.
"Con đến đây." Tôi đáp. Cô bé được tôi dắt tay đi rất chậm, tôi thì hơi đói nên đành bế em lên, khi đó mắt em cũng ngang tầm mắt tôi, em bập bẹ gọi tôi: "Chị Thanh Thanh." và hôn lên má tôi.
Tôi chợt nhớ ra mình còn chưa chào người bạn thuở nhỏ của mẹ, tôi lại nhìn ra cửa, muốn nói một câu chào tạm biệt nhưng không biết bác ấy đã đi từ lúc nào. Thôi không sao vậy, bụng tôi đang đói ngấu.
Tôi định thần lại, bước đến phía bàn ăn, đột nhiên, diện mạo ngôi nhà thay đổi, không còn là ngôi nhà cũ mà là căn hộ tôi mua bây giờ, người tôi đang ôm trong trong vòng tay cũng biến mất.
"Đứng đơ ra đó làm gì đấy? Ăn cơm đi, Lâm Vận Thanh." Nhìn sang hướng phát ra giọng nói, là Trần Cẩn Duyệt lúc 25 tuổi đang ngồi đó, đang bị Trần Phương đập vai nhắc nhở: "Đừng hỗn, chị con đấy."
"Ồ. Ăn thôi, chị."
Tôi bước tới, ngồi cạnh Trần Cẩn Duyệt. Những thứ thức ăn hóng hổi được đặt trước mặt tôi. Trần Phương chan cho tôi một bát canh gà có chân gà trong đó. Tôi vô thức gắp nó cho Trần Cẩn Duyệt, nhưng mẹ ngăn tôi lại: "Cái bát này của con."
"Dạ... cảm ơn mẹ."
Tôi quên thời gian khi ở trong giấc mơ. Khi tỉnh dậy, mắt tôi lại ướt, không biết dạo này tôi bị làm sao mà rất dễ chảy nước mắt.
Bình tĩnh lại một lúc, ngồi dậy nhìn đồng hồ, đã là hai giờ chiều - chuyến bay của Tiểu Cẩn hẳn đã cất cánh. Sau một lúc do dự, tôi bấm số của Trần Phương.
"Alo, Thanh Thanh à."
"Mẹ, mẹ đang ở đâu?"
"Mẹ đang trên tàu điện ngầm về nhà, vừa tiễn Duyệt Duyệt đi xong."
Tôi đoán Tiểu Cẩn hẳn sẽ rất vui vì cuối cùng mẹ cũng đã ra sân bay tiễn em. Tâm trạng tôi cũng phấn khởi: "Mẹ ăn cơm chưa?"
"Ăn rồi, con thì sao?"
"Lát nữa con sẽ đi ăn."
"Con vẫn ở Ôn Thành à?"
"Vâng... hai ngày nữa con sẽ về."
"Ừ, thế nói trước cho mẹ nhé."
"Vâng." Vì trong phòng đang chỉ có một mình tôi, nên tôi không cần che giấu nụ cười.
Ngoài cửa sổ là cảnh ngày nắng hôm nay, hình như mùa xuân sắp đến thật đây. Nếu không tại sao tôi lại cảm thấy trời xanh mây trắng đang quấy nhiễu trái tim tôi, rục rịch cho thứ gì đó sắp nứt ra khỏi mặt đất thế này?
Hai ngày sau, tôi trở lại Hải Thành, thành thật mà nói, Trần Cẩn Duyệt quả thực đã đạt được hết mục tiêu lúc đó.
Bứt rứt quá. Tôi lại nhớ em ngay từ lúc bước vào nhà, nhớ giọng nói, mùi hương và xúc cảm khi chạm vào em tại mọi ngóc ngách trong căn nhà, không thể nào dừng lại.
Loạn, loạn quá.
Tôi buộc mình phải quay lại nhịp điệu ban đầu, ép mình quay trở lại công việc. Triệu Mạn thì cứ thi thoảng lại đăm chiêu nhìn tôi. Tôi không chịu nổi nữa nên đành mời cô ấy đi ăn, trên bàn ăn tôi hỏi: "Bà không tò mò về chuyện xảy ra giữa tôi và em gái tôi sao?"
"Hở?"
"Trần Cẩn Duyệt không phải em gái ruột của tôi."
"Ra là thế hả!" Triệu Mạn như hoảng hốt ngộ ra điều gì đó.
Phần còn lại tôi không nói nữa, Triệu Mạn cũng không hỏi thêm. Tôi nghĩ chắc là cô ấy đã đoán được tất cả.
Tôi đổi chủ đề, hỏi bộ phận của Triệu Mạn có còn hai tân binh mới vào không?
"Có chứ, bà lại muốn làm gì?" Triệu Mạn nhìn tôi đầy cảnh giác.
"Đâu có làm gì đâu... còn ở đó là tốt." Thực ra trong cuộc họp lúc đó tôi có hơi mất lý trí, vây kín tứ phía, khăng khăng trách cứ mọi thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi là nguyên nhân dẫn đến sự cố công việc. Tôi cho rằng nếu tôi vẫn còn ở Nam Thành, Trần Cẩn Duyệt sẽ không về sớm, cũng sẽ không bị mẹ phát hiện ra manh mối dẫn đến mọi chuyện cuối cùng.
Nghĩ kỹ lại thì cùng lắm chỉ là một cách làm vụng về tự lừa dối bản thân tôi mà thôi. May thay Triệu Mạn đã ngăn tôi lại.
Vương Thành Phàm vẫn bị sa thải nhờ sự giúp đỡ từ Nhậm Tiểu Tiểu. Lần trước tôi nói muốn đãi em ấy một bữa nhưng em ấy xin phép vì quá bận, để lần sau hẵng tính. Cho đến nay vẫn chưa hồi âm.
Sau khi vấn đề này được giải quyết, tôi đã dành một thời gian theo kịp tiến độ công việc và đưa nhóm trở lại đúng hướng. Lý Quảng Thánh không truy cứu gì tôi, chỉ lại bánh vẽ xa xôi để tôi tiếp tục làm việc chăm chỉ.
Được thôi.
Trong khoảng thời gian đó tôi không liên lạc với Tiểu Cẩn, cũng không nhắc đến bất cứ chuyện gì với Trần Phương. Tôi biết mẹ đang đợi tôi chủ động nói, nhưng tôi vẫn chưa nghĩ kỹ nên nói như thế nào.
Vì Trần Cẩn Duyệt đã nói sẽ cho tôi thời gian sắp xếp mọi chuyện, vậy tôi sẽ cẩn thận và nghiêm túc hơn, tôi cần suy nghĩ kỹ mọi chuyện trước khi yêu em lại từ đầu.
Một tháng sau, Hải Thành chậm rãi bước vào không khí mùa xuân.
Hôm đó tôi đang ngồi ở vị trí làm việc xét duyệt email, thấy hơi mệt, bèn dựa vào ghế nhìn ra ngoài cửa sổ kính từ độ cao tầng 19. Thấy nơi ngã tư hối hả tấp nập, người người bé như đàn kiến đi thành từng nhóm từ bên này sang phía bên kia đường, trên bãi cỏ là chú chó con đang vẫy đuôi chạy dưới nắng ấm.
Tôi đếm từng giây trên cột đèn giao thông, ba, hai, một, rồi chiếc xe buýt dừng ở hàng đầu nổ máy, lăn bánh tít tới phía cuối con đường mà tôi không thể nhìn thấy. Chắc hẳn trên xe chở rất nhiều người, họ có đang hân hoan trong một mùa xuân tràn đầy hy vọng không?
[Gần đây có chuyện gì vui không?] Đột nhiên tôi nghĩ đến câu mà người bạn của mẹ hỏi trong giấc mơ.
Tôi gật đầu với chính mình, có.
Lý Quảng Thánh ngồi đối diện tôi, ánh mắt lánh qua màn hình máy tính nhìn, như đang thắc mắc về hành vi kỳ lạ của tôi. Tiện thể, tôi nói: "Tôi muốn xin nghỉ phép."
Anh ấy cau mày, như đang thắc mắc, sao lại xin nghỉ nữa? Lần trước xin nghỉ dài ngày vẫn chưa nghỉ ngơi đủ hả?
"Chỉ nửa buổi hôm nay thôi."
Tôi thấy anh ấy thở phào, đồng ý cho nghỉ.
Sau đó, tôi đến chỗ làm việc của Triệu Mạn, muốn mượn một cuốn sách ở chỗ cô ấy, lật qua lật lại mãi vẫn cơ man nào là những cuốn về quản lý nhóm hoặc thị trường kinh doanh chất đống cạnh bàn. Chán chết.
"Gì?"
"Tôi đang tìm một cuốn sách giết thời gian."
"Bà không bận à?"
"Xin nghỉ phép rồi."
Triệu Mạn liếc xéo tôi, chỉ tay vào một chồng sách khác: "Tìm ở đây đi."
Tầm mắt tôi dừng lại ở tập thơ có tựa đề "Đồng hoang". Tôi lấy ra, nói: "Mấy hôm nữa trả nhé." rồi tự nhiên như ruồi phủi đít đi.
Sau đó tôi mua hai bó hoa, lái xe đến mộ của mẹ tôi.
Tôi không làm gì, chỉ lấy chiếc ghế gấp trong cốp xe đặt dưới ánh nắng ra ngồi, và đọc tập thơ đó suốt cả buổi chiều.
Tập thơ đó thật... u ám và tối nghĩa, với rất nhiều ẩn dụ và mô tả trừu tượng, nhưng tôi vẫn thích thú đọc đến hơn nửa.
Nắng chiếu vào người tôi thật ấm áp, tôi cởi áo khoác để lại trong xe, chỉ mặc một chiếc áo len và quàng chiếc khăn được Tiểu Cẩn tặng, thi thoảng bay lên do cơn gió thoáng qua, tôi lấy tay giữ lại, để nó lặng yên.
Tôi đóng sách lại khi mặt trời vẫn chưa khuất bóng sau núi, ban ngày trôi qua lâu thật đấy. Tôi đứng dậy, vào xe lấy bó hoa ra đặt trước mộ mẹ, ngồi xuống đất nhìn ngôi mộ của mẹ và bố nằm kế bên nhau, bây giờ bố mẹ đang ở bên nhau phải không? Thú thực rằng tôi cũng không hiểu lắm tại sao hồi đó họ lại được chôn cùng nhau.
Câu hỏi có hơi vượt phép...
Tôi nhìn lại bia mộ của mẹ và nói: "Mẹ, con thấy trên mạng người ta nói rằng phải mất cả đời để chữa lành tuổi thơ, nhưng chẳng lẽ cả đời con chỉ mới 30 tuổi thôi sao?" Vì tôi cảm thấy, hình như tôi đã gần như được chữa lành.
Có lẽ chứng bệnh nặng nhất của con là tưởng rằng không được yêu mới là an toàn. Đây là vấn đề của con trong giai đoạn bộ não học cách tính toán. Con đã quen với quá trình và kết quả của không được yêu thương, đã quen với sự rời đi của mọi người, cho dù là mẹ, là bố hay... người mẹ khác của con - Trần Phương. Tuy nhiên, quá trình tính toán đã bị Trần Phương thay đổi. Cô ấy không bỏ đi, cô ấy đã đưa con đi theo.
Mẹ, nếu mẹ có thể nhìn thấy từ trên trời, mẹ sẽ biết rằng con đã yêu một người không nên yêu. Mẹ có trách con không? Nhưng dù có trách cũng không còn cách nào khác, sự đó đã lỡ xảy ra.
Thực ra con rất không tự tin về "tình yêu". Một là vì con cho rằng thế nào rồi họ cũng sẽ bỏ con mà đi. Hai vì con đã quen nếp xấu là hay dò xét suy nghĩ của người khác, luôn vô tình lựa ý chiều lòng thiên hạ, cho nên những yếu tố đó phản ánh tình yêu trong con. Tình yêu đó có thực sự dành cho con không? Hay chỉ tổ mang lại cho con lớp ngoài giả tạo.
Nhưng phải làm sao đây... con nghĩ Trần Phương và Trần Cẩn Duyệt đều yêu con người thật của con. Chợt con cảm thấy bản thân mình cũng không tệ đến thế.
Ôi, nếu Trần Phương không xem con như con gái ruột thì có lẽ con đã không rối bời. Bởi con luôn thấy mình là một người mang trái tim khá sắt đá, cũng như cái ngày bố bị nạn, một nửa nước mắt của con rơi cho chính bản thân mình.
Nói đến đây, tôi nhìn sang bia mộ của bố tôi, thì thầm: "Con xin lỗi".
Và Trần Phương... cô ấy yêu con hết lòng. Con không muốn thấy mình là người phá hủy tình yêu đó, đã bao nhiêu tình yêu rời bỏ con nhưng chỉ duy nhất cô ấy vẫn chọn ở lại.
Con đã né tránh nhiều năm, thật đáng hổ thẹn, nào ngờ cuối cùng vẫn là cô ấy đứng ra thay đổi kết quả tính toán của con.
Làm nghề phân tích kinh doanh đã nhiều năm, tiếp xúc với dữ liệu suốt ngày dài, con luôn cố chấp tìm một giải pháp duy nhất và tối ưu nhất. Nhưng cô ấy, luôn ra mặt nói với con rằng, không thể tính toán cuộc sống và tình yêu theo cách ấy.
Như bài toán tô-pô về một chiếc nhẫn và một tách cà phê có thể mang giá trị tương đương, con cũng xứng đáng được nhận được tình yêu của cô ấy trao cho con. Dù cho con đã cả gan lâm tội yêu Trần Cẩn Duyệt nhưng cô ấy vẫn lo lắng đến mức bật khóc khi không thể liên lạc với con.
Khó quá, mẹ ơi, có phải không mẹ? Giá như cuộc đời chỉ đơn giản như một trò chơi chữ số thì tốt biết mấy.
Con nghĩ, đã đến lúc con cần nói chuyện với một người mẹ khác.
Tôi đứng dậy, lấy khăn giấy ướt trên xe lau sạch hai tấm bia mộ rồi đặt ngay ngắn bó hoa xuống. Tôi nói: "Hôm sau con sẽ lại đến thăm bố mẹ."
Sau đó trở về nhà vào lúc hoàng hôn.
Trần Phương không ngờ tôi lại về sớm như vậy, mẹ đang ngồi trên ghế sofa cắn hạt hướng dương, nhìn tôi với vẻ kinh ngạc. Tôi bước lại gần, tặng mẹ bó hoa cẩm chướng trên tay. Trần Phương ngơ ra nhìn tôi, như không biết tôi đang giở trò gì.
Thấy mẹ không nhận, tôi chỉ đành đặt bó hoa lên bàn trà rồi ngồi xuống bên cạnh, dựa vào vai mẹ. Thực ra ngày thường chúng tôi không thân thiết đến vậy, dù đã bao nhiêu năm trôi qua, tôi vẫn cảm thấy hơi ngượng.
Tôi biết mẹ cũng không quen, vì ngay lập tức tôi cảm thấy mẹ thẳng lưng lên, cứng đờ lại, không cắn hạt hướng dương nữa.
"Mẹ."
"Hở?"
"Hôm nay con đi thăm mộ."
"Ồ..." Người Trung Quốc thường so sánh con người với một quả bóng cao su bị xì hơi - hóa ra là thật - lúc đó tôi cảm thấy Trần Phương đúng là đang xẹp đi, bờ vai mẹ chùng xuống thấy rõ.
Ở khoảng cách chùng xuống đó tôi nhận ra rằng, trong mối quan hệ mẹ con được chủ động lựa chọn này, tôi không phải là người duy nhất sợ bị mất đi.
Tôi khoác cánh tay mẹ, nói: "Con nói với họ rằng, bây giờ con đang sống rất hạnh phúc và có một người mẹ rất tốt..."
Trần Phương không nói gì, hình như quả bóng được thổi phồng lên một chút.
"Còn một chuyện nữa là..."
"Trước khi đi, Tiểu Cẩn kể rằng trong người mẹ có đặt vòng tránh thai."
Tôi ngẩng đầu lên nhìn mẹ.
"...À, ừ đúng vậy."
"Khi nào có thời gian chúng ta đến bệnh viện kiểm tra nhé, nếu được thì lấy ra."
"Có nguy hiểm không? Dạo trước mẹ thấy cô hàng xóm lấy thứ đó ra, bị chảy máu nặng lắm, không cứu được."
"Cho nên phải kiểm tra đã."
"Ừ, được."
"Mẹ, thật ra đây là ý của Tiểu Cẩn."
Mẹ nhìn tôi. Tôi nói tiếp: "Nhưng không biết khi nào em ấy về, nên con sẽ đưa mẹ đi trước."
"Con muốn em quay lại à?" Mẹ hiểu ra.
Tôi không trốn tránh, nói: "Vâng."
Trần Phương bỏ nắm hạt hướng dương lại vào hộp hoa quả, đứng dậy nói: "Mẹ đi nấu cơm đã."
Tôi cũng đứng dậy, vốc một nắm hạt hướng dương bỏ lại vào tay mẹ, bảo mẹ cứ ngồi đó, hôm nay con sẽ nấu.
"Mẹ, tuyệt đối không nên, chuyện này bắt nguồn từ con, mẹ đừng trách Tiểu Cẩn."
"Giờ... giờ đây con đã ba mươi tuổi, mẹ và Tiểu Cẩn là những người quan trọng nhất, không thể thiếu nhất đối với con."
"Thật ra... Đêm đó bảy năm trước, nỗi sợ lớn nhất của con là mẹ sẽ không cần con nữa. Nhưng mẹ vẫn coi con như con gái của mẹ dù chuyện đó đã xảy ra, con không dám yêu cầu nhiều hơn."
Nói đến đây, tôi lại muốn khóc. Tôi dừng cuộc trò chuyện, quay người đi vào bếp, quyết định nấu bữa tối đã.
Lát sau, bưng bát đĩa ra, tôi bất ngờ khi thấy bó hoa tôi tặng đã được Trần Phương cắm vào bình trên bàn, cành lá được cắt tỉa ngọn ngàng.
Tươi tắn và toả sáng hơn bó hoa cúc trắng tôi đặt trước mộ nhiều.
Bên bàn ăn, Trần Phương nói với tôi: "Con bé có về hay không, là do các con tự quyết định, mẹ kệ đấy. Mẹ đang suy nghĩ hay là vài ngày nữa chuyển đến nhà một cô chị em của mẹ ở chung, cô ấy đã ly hôn."
"Mẹ... chuyện này để nói sau đi."
"Thế nói sau vậy." Trần Phương gắp một miếng sườn bỏ vào bát.
Kết thúc bữa ăn, mẹ đặt đũa xuống, gọi tôi: "Thanh Thanh."
"Dạ."
"Con đã bao giờ hối hận vì đã đi theo mẹ chưa?"
Tại sao đến bây giờ Trần Phương vẫn hỏi tôi điều này? Hay là do tôi thực sự đã làm gì đó rất tệ?
Tôi đứng dậy thu dọn bát đĩa, vì câu hỏi này quá dễ trả lời, không cần phải dừng lại mọi việc để thể hiện tôi nghiêm túc thế nào.
Tôi xếp bát đĩa thành chồng, đáp: "Ngày mẹ đưa con đi, ngày 26 tháng 5, con luôn coi đó là ngày sinh nhật thứ hai của con."
Sau đó tôi mang bát đĩa bẩn vào bếp.
Gần chín giờ tối tôi về đến phòng, ngồi trên ghế sofa nhỏ tiếp tục giở tập thơ, cố gắng đọc hết.
Có bài thơ viết rằng:
Thời gian trong quá khứ và thời gian trong tương lai, chỉ đem lại cho con người từng chút tỉnh ngộ.
Tỉnh ngộ không phải trong thời gian, mà chỉ khi trong thời gian, những khoảnh khắc trong vườn hồng, những khoảnh khắc trong đình hoa dưới mưa, những khoảnh khắc trong thánh đường ngập sương mới có thể khắc sâu vào tâm trí.
Mới có thể kết nối quá khứ với tương lai.
Chỉ có thể thông qua thời gian, mới có thể chinh phục thời gian.
Đọc xong cuốn sách thì đã gần nửa đêm, tôi tính giờ, bên Tiểu Cẩn đang là một giờ chiều, không biết em có đang bận không.
Không thể đợi được nữa, tôi gọi điện thẳng cho em mà không nhắn tin hỏi trước.
Tín hiệu báo máy bận vang lên tiếng "Bíp", rồi ngắt máy...
Đây là lần đầu tiên tôi gọi điện thoại ra nước ngoài cho Trần Cẩn Duyệt, ai mà ngờ kết quả lại như vậy.
Bứt rứt, tôi đặt cuốn sách sang một bên, đứng nhìn vầng trăng khờ ngoài cửa sổ, giờ đây trăng đang chiếu vào tôi, tận hưởng sự mạo phạm và bồn chồn của tôi đối với nó.
Suy nghĩ của tôi trôi dạt đến cái đêm vài tháng trước, khi tôi quyết định lừa Trần Cẩn Duyệt về.
Em chưa bao giờ hỏi tôi, tại sao đột nhiên lại muốn em quay về trong khi đã kiềm chế suốt sáu năm.
Nhưng không hỏi cũng tốt, kể cả nếu em có hỏi thì tôi cũng sẽ lấy lý do gì đó ra bao biện thôi. Vì tôi cũng... cũng biết ngại chứ.
Thực ra lý do tôi muốn em về cũng giống như lý do em quyết định về - tôi tưởng em sắp yêu người khác.
Vì tôi vô tình nhìn thấy tin nhắn em gửi cho mẹ, có một bức ảnh em chụp trong bữa tiệc, bên cạnh là một chàng trai trông có vẻ rất thân thiết với em.
Tôi lục tung LinkedIn và Facebook của em lên, cuối cùng cũng tìm ra người đó, tên là David.
Tình cờ người đó có đăng hai tấm ảnh lên trạng thái mới nhất, một trong số đó là bức ảnh chụp riêng với em.
Ôi, lúc đó cơn ấm ức cứ nao lên trong lồng ngực tôi, thậm chí còn lan ra thành tức giận, tôi lưu bức ảnh lại, dựa lưng vào ghế, ngẩng đầu nhìn trần nhà, nghĩ, chưa một phút nào trong sáu năm qua dễ dàng với tôi.
Thôi không nghĩ nữa, tôi mở điện thoại lên.
[Đã bảy phút trôi qua kể từ khi em cúp máy, em vẫn chưa gọi lại cho tôi.]
Tôi nghĩ tiếp.
Sau đó em về nước, thành thật thì tôi không muốn phát triển bất cứ điều gì với em, tôi chỉ muốn gặp em.
Chỉ muốn gặp em, chỉ đơn giản vậy thôi.
Lúc đó tôi biết rõ, giữa tôi và Tiểu Cẩn không còn khả năng nào, khi đi em hận tôi đến thế, tôi thì mãi mãi không bao giờ nói cho em biết lý do tôi muốn kết thúc.
Đồng thời tôi cũng biết rõ, nỗi nhớ của tôi như cơn mưa liên miên rơi xuống đất êm, tịnh không một tiếng động nhưng làm ướt không sót đêm nào trong suốt sáu năm qua. Tôi không thể nói ra, chỉ có thể chịu đựng, cho đến khi nó trở thành bản năng như cách tôi biết thở.
Vậy tôi cũng chỉ cần gặp em thôi cũng được, để cơn mưa được tạm thời nghỉ ngơi.
Thế là khi em khiêu khích hỏi tôi xem em có đẹp không, tôi đã nhìn em chăm chú; khi em nằm nhắm mắt trên ghế sofa phớt lờ tôi, tôi đã phác hoạ em bằng đôi mắt mình. Ngỡ như tôi đã mãn nguyện chỉ với bấy nhiêu, song tôi lại quá tham lam.
Tôi tham lam trong vài giây nắm tay em, bảo em ghi dấu vân tay và nóng lòng muốn nói với em rằng mật khẩu là ngày sinh nhật của em. Đây là lời tỏ tình bí mật của tôi. Tôi cũng tận hưởng thú vui được cọ xát mắt cá chân với em dưới gầm bàn khi những người khác không hề hay biết, như bản thân thứ tình cảm u ẩn của tôi dành cho em.
Nhưng tại sao vẫn chưa đủ?
Phải đến khi hôn em một cách mất kiểm soát, tôi mới hiểu rằng hoá ra "chỉ muốn gặp em thôi" là ảo tưởng mà tôi tự đánh lạc hướng mình.
Phải, nỗi nhớ em là một cơn mưa dài, chẳng những không thể tạm thời nghỉ ngơi mà càng rơi càng dữ dội.
Lại một lần nữa khó có thể kiềm chế - hay nói cách khác là số trời đã định - bản năng yêu em lại trỗi dậy trong tôi.
Bứt rứt quá.
Rõ ràng đã kiềm chế những sáu năm, vậy mà chỉ cần vài ngày đã biến thành công cốc cả.
[Đã 11 phút trôi qua, điện thoại vẫn im ắng như đã bị ai đó tháo pin.]
Hết pin à? Tôi nhìn lên góc trên bên phải, 82%.
Bứt rứt quá đi mất.
Tôi nói, Trần Cẩn Duyệt, rốt cuộc, em đang, làm, gì, vậy?
Nếu em không trả lời cuộc gọi của chị, chị sẽ nhớ lại hết tất cả những kỷ niệm trong cuộc đời của chúng ta đấy!
Bứt rứt chết mất!
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook