Anh Ở Phía Sau Em
-
Chương 18: Chấp nhận
Tôi đóng sầm cửa ra vào, đá giày lung tung, ném túi xách xuống nền. Gối ôm, áo khoác, tài liệu, bất cứ thứ gì có thể quăng quật nằm trong tầm mắt đều bị tôi hành hạ.
Điên mất, tôi không tin nổi là sau chừng ấy năm bọn họ còn dám làm ra những chuyện như thế này!
Muốn ép buộc tôi hiến gan, đừng hòng!
Nhưng phải làm thế nào để đối phó với Trương Huệ Lan đây?
Báo cảnh sát? Không được. Với thế lực của nhà họ thì cảnh sát sẽ coi như mắt mù tai điếc. Hơn nữa chứng cớ không đầy đủ, có thể báo án vì cái gì mới được chứ.
Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình vô dụng như vậy? Tôi đã không còn là đứa trẻ ngốc nghếch năm ấy, đã trưởng thành, tự lập, tôi cứ tưởng mình có thể hoàn toàn đứng vững mà không cần dựa vào người khác, kết quả là kẻ thù quá mạnh, cho dù đôi cánh của tôi có lớn đến đâu cũng dễ dàng bị người ta bẻ gãy.
Tôi vào phòng làm việc, mở ngăn kéo bàn. Bên trong này có một tập tài liệu chứng minh rằng năm đó bố tôi mới là người đã biển thủ tiền của công ty còn cậu tôi bị oan, nhưng tài liệu này lại không đủ tính pháp lý để mang ra làm bằng chứng trước toà, muốn dùng nó để uy hiếp lại họ là không có khả năng, thậm chí còn tự gây nguy hiểm cho mình.
Cho dù chưa có biện pháp đối phó với Trương Huệ Lan thì tôi cũng không thể dễ dàng chịu thua như vậy, trước hết phải thuê người đưa đón và bảo vệ người nhà cậu, đặc biệt là Ngọc Anh.
Tiền thuê vệ sĩ thật sự không rẻ chút nào, thuê có ba người mà gần như vắt kiệt tiền lương của tôi, đấy là họ đã tính phí ưu đãi lắm rồi, cũng may mà hiện tại tôi đã có mấy vụ béo bở, nếu không chỉ có nước ăn mì gói cả tháng.
Tôi cứ nghĩ tạm thời có thể bảo vệ an toàn cho người nhà của cậu, không ngờ Trương Huệ Lan thật sự là người quá am hiểu phải làm thế nào để người ta sống không bằng chết.
Ngọc Anh không muốn đi học, ở lớp con bé không rõ ai đã loan tin bố Ngọc Anh là tội phạm tham ô, đã chết trong tù. Bạn bè xung quanh bắt đầu xì xào bàn tán về gia đình cậu tôi.
Cuộc đời vốn là như vậy, không có ai thật sự thông cảm cho hoàn cảnh của bạn nếu người ta không ở trong đó. Chỉ có hai cách cư xử, hoặc là thương hại, hoặc là khinh thường, hiếm hoi lắm mới có người theo cách thứ ba: không quan tâm.
Người ta luôn dễ dàng lấy nỗi đau của người khác ra làm câu chuyện phiếm mua vui, điều đó không giết chết ai, không phạm pháp, nhưng nó lại trở thành lưỡi dao vô hình đâm người khác máu chảy đầm đìa.
Chuyện không dừng ở đấy, ngay cả Ngọc Kỳ cũng gặp rắc rối. Trước đây có một khoảng thời gian Ngọc Kỳ làm việc trong bar để kiếm tiền, nó quen một cô gái ở bar, hình như hai người yêu nhau mấy tháng rồi chia tay. Bây giờ cô ta đột nhiên bị giết chết ở nhà nghỉ, cảnh sát điều tra thế nào lại dẫn tới Ngọc Kỳ thành kẻ tình nghi.
Trên đời này làm gì có chuyện trùng hợp như vậy, tất cả chắc chắn là trò quỷ của Trương Huệ Lan.
Tôi quả thực đã bị ép đến điên. Luật sư có là cái quái gì đâu, quyền lực nằm trong tay kẻ mạnh, quy tắc sinh ra chẳng qua chỉ để bảo vệ kẻ yếu.
Mà khi kẻ mạnh không muốn, quy tắc sẽ bị bọn họ phá vỡ hoặc bóp méo một cách dễ dàng.
Lẽ nào… thật sự phải chịu thua Trương Huệ Lan?
Tôi vớ đến chiếc phao cứu sinh cuối cùng, Nguyên Bảo.
Anh ấy chắc chắn sẽ không bỏ mặc tôi.
Di động của Nguyên Bảo không liên lạc được, gọi đến công ty thì thư ký nói anh ấy đã sang Mỹ vì cạnh tranh hợp đồng gì đó với Phoenix. Tôi cũng nghe Tỉnh Thành nói loáng thoáng về việc này, là một hợp đồng rất quan trọng, ngay cả Richard Ngô cũng quay về Mỹ để trực tiếp thực hiện.
Cơ hội của Bảo Hoà không lớn bằng Phoenix, dù sao thì Phoenix cũng đã đóng đô ở Mỹ nhiều năm, xét về mọi khía cạnh họ đều có ưu thế hơn Bảo Hoà.
Vấn đề quan trọng nhất hiện giờ là Nguyên Bảo không ở thành phố H, tôi phải làm sao đây?
Gọi sang Mỹ tìm anh ấy thì không ổn lắm, đang là thời điểm quan trọng, nếu vì chuyện của tôi mà ảnh hưởng đến công việc của Nguyên Bảo…
Chúng tôi đã không còn là vợ chồng nữa, anh ấy không có trách nhiệm phải giải quyết rắc rối của tôi, cũng không có nghĩa vụ phải bảo vệ tôi. Cho dù tôi nhờ vả được một lần cũng không nhờ được mãi mãi.
Điện thoại reo, tôi nhìn những con số nhấp nháy trên màn hình, là Trương Huệ Lan.
- Thế nào? Cô đã suy nghĩ kĩ chưa? Nếu cô còn do dự thì tôi e là thằng em họ cô không chờ nổi đâu. Tội của nó chưa đến mức tử hình, nhưng chục năm tù thì cũng đến đấy. Cô là luật sư, chuyện này chắc cô rõ hơn tôi chứ? –Bà ta có vẻ rất vui sướng khi hành hạ người khác.
- Bà làm những việc như vậy mà không sợ quả báo à?
Tiếng cười kiêu ngạo của bà ta vang lên qua điện thoại giống như tiếng vỡ của thuỷ tinh, đâm vào màng nhĩ của tôi đau điếng.
- Ha ha ha, tôi tuần nào cũng đi lễ chùa, thành tâm khấn phật, quả báo gì chứ!
Đúng vậy, cái gọi là trời có mắt, gieo gió gặt bão… chẳng qua chỉ là hy vọng an ủi của những kẻ yếu ớt mà thôi.
Muốn bọn họ nhận báo ứng, phải chính tay mình gieo xuống.
- Được, tôi sẽ hiến gan, nhưng bà phải tìm cách để Ngọc Kỳ được thả đã!
Trương Huệ Lan đắc ý cười to.
- Có thế chứ, cuối cùng thì cô cũng biết điều hơn bà mẹ cứng đầu của cô. Ba ngày nữa thằng em họ của cô sẽ được thả, nhưng nếu cô dám giở trò thì lần tới nó không đơn giản là bị mời vào trại giam chơi vài ngày đâu.
Bà ta cúp máy, còn tôi vẫn nắm chặt điện thoại áp lên tai. Những ngón tay siết lại trắng bệch nhưng tôi không cảm thấy chút đau đớn nào.
Người đàn bà đáng ghê tởm đó còn dám nhắc đến mẹ tôi.
Mẹ tôi có thể xấu xa thật, vô lương tâm thật, nhưng bọn họ không có tư cách mắng chửi bà ấy!
Đúng như Trương Huệ Lan nói, ba ngày sau Ngọc Kỳ được thả. Tôi đến viện làm xét nghiệm để hiến gan, kết quả tất nhiên là phù hợp.
Tôi là con gái của Diệp Chí Minh, làm sao có thể không hợp cơ chứ.
Kể từ khi bố tôi bị bệnh, đây là lần đầu tiên tôi tới thăm ông ấy.
Còn nếu tính từ thời điểm mẹ con Trương Huệ Lan đuổi tôi ra khỏi nhà thì đây cũng là lần đầu tiên bố con tôi nói chuyện với nhau.
Bố tôi nằm trên giường bệnh, chưa đến mức phải thở máy nhưng sắc mặt vàng như nến, có vẻ rất mệt mỏi. Cả người tiều tuỵ ốm yếu.
Tôi bình tĩnh kéo ghế ngồi bên giường. Căn phòng chìm vào bầu không khí nặng nề đến khó thở. Tôi luôn căm ghét bố tôi, ngay cả việc hiến gan này cũng không phải là tự nguyện. Nếu ông ấy có chết vì bệnh thì đó cũng là báo ứng, tôi thật sự rất tò mò sau khi chứng kiến Trương Huệ Lan và hai thằng con trai bảo bối không muốn hiến gan cho mình liệu ông ta có cảm thấy đau thương chút nào không? Nếu có thì chí ít tôi cũng thấy bản thân được an ủi.
Trước đây bố tôi đuổi tôi đi, cuối cùng khi ông ấy bệnh liệt giường, người duy nhất có thể ép buộc để hiến gan chỉ có tôi.
Điên mất, tôi không tin nổi là sau chừng ấy năm bọn họ còn dám làm ra những chuyện như thế này!
Muốn ép buộc tôi hiến gan, đừng hòng!
Nhưng phải làm thế nào để đối phó với Trương Huệ Lan đây?
Báo cảnh sát? Không được. Với thế lực của nhà họ thì cảnh sát sẽ coi như mắt mù tai điếc. Hơn nữa chứng cớ không đầy đủ, có thể báo án vì cái gì mới được chứ.
Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình vô dụng như vậy? Tôi đã không còn là đứa trẻ ngốc nghếch năm ấy, đã trưởng thành, tự lập, tôi cứ tưởng mình có thể hoàn toàn đứng vững mà không cần dựa vào người khác, kết quả là kẻ thù quá mạnh, cho dù đôi cánh của tôi có lớn đến đâu cũng dễ dàng bị người ta bẻ gãy.
Tôi vào phòng làm việc, mở ngăn kéo bàn. Bên trong này có một tập tài liệu chứng minh rằng năm đó bố tôi mới là người đã biển thủ tiền của công ty còn cậu tôi bị oan, nhưng tài liệu này lại không đủ tính pháp lý để mang ra làm bằng chứng trước toà, muốn dùng nó để uy hiếp lại họ là không có khả năng, thậm chí còn tự gây nguy hiểm cho mình.
Cho dù chưa có biện pháp đối phó với Trương Huệ Lan thì tôi cũng không thể dễ dàng chịu thua như vậy, trước hết phải thuê người đưa đón và bảo vệ người nhà cậu, đặc biệt là Ngọc Anh.
Tiền thuê vệ sĩ thật sự không rẻ chút nào, thuê có ba người mà gần như vắt kiệt tiền lương của tôi, đấy là họ đã tính phí ưu đãi lắm rồi, cũng may mà hiện tại tôi đã có mấy vụ béo bở, nếu không chỉ có nước ăn mì gói cả tháng.
Tôi cứ nghĩ tạm thời có thể bảo vệ an toàn cho người nhà của cậu, không ngờ Trương Huệ Lan thật sự là người quá am hiểu phải làm thế nào để người ta sống không bằng chết.
Ngọc Anh không muốn đi học, ở lớp con bé không rõ ai đã loan tin bố Ngọc Anh là tội phạm tham ô, đã chết trong tù. Bạn bè xung quanh bắt đầu xì xào bàn tán về gia đình cậu tôi.
Cuộc đời vốn là như vậy, không có ai thật sự thông cảm cho hoàn cảnh của bạn nếu người ta không ở trong đó. Chỉ có hai cách cư xử, hoặc là thương hại, hoặc là khinh thường, hiếm hoi lắm mới có người theo cách thứ ba: không quan tâm.
Người ta luôn dễ dàng lấy nỗi đau của người khác ra làm câu chuyện phiếm mua vui, điều đó không giết chết ai, không phạm pháp, nhưng nó lại trở thành lưỡi dao vô hình đâm người khác máu chảy đầm đìa.
Chuyện không dừng ở đấy, ngay cả Ngọc Kỳ cũng gặp rắc rối. Trước đây có một khoảng thời gian Ngọc Kỳ làm việc trong bar để kiếm tiền, nó quen một cô gái ở bar, hình như hai người yêu nhau mấy tháng rồi chia tay. Bây giờ cô ta đột nhiên bị giết chết ở nhà nghỉ, cảnh sát điều tra thế nào lại dẫn tới Ngọc Kỳ thành kẻ tình nghi.
Trên đời này làm gì có chuyện trùng hợp như vậy, tất cả chắc chắn là trò quỷ của Trương Huệ Lan.
Tôi quả thực đã bị ép đến điên. Luật sư có là cái quái gì đâu, quyền lực nằm trong tay kẻ mạnh, quy tắc sinh ra chẳng qua chỉ để bảo vệ kẻ yếu.
Mà khi kẻ mạnh không muốn, quy tắc sẽ bị bọn họ phá vỡ hoặc bóp méo một cách dễ dàng.
Lẽ nào… thật sự phải chịu thua Trương Huệ Lan?
Tôi vớ đến chiếc phao cứu sinh cuối cùng, Nguyên Bảo.
Anh ấy chắc chắn sẽ không bỏ mặc tôi.
Di động của Nguyên Bảo không liên lạc được, gọi đến công ty thì thư ký nói anh ấy đã sang Mỹ vì cạnh tranh hợp đồng gì đó với Phoenix. Tôi cũng nghe Tỉnh Thành nói loáng thoáng về việc này, là một hợp đồng rất quan trọng, ngay cả Richard Ngô cũng quay về Mỹ để trực tiếp thực hiện.
Cơ hội của Bảo Hoà không lớn bằng Phoenix, dù sao thì Phoenix cũng đã đóng đô ở Mỹ nhiều năm, xét về mọi khía cạnh họ đều có ưu thế hơn Bảo Hoà.
Vấn đề quan trọng nhất hiện giờ là Nguyên Bảo không ở thành phố H, tôi phải làm sao đây?
Gọi sang Mỹ tìm anh ấy thì không ổn lắm, đang là thời điểm quan trọng, nếu vì chuyện của tôi mà ảnh hưởng đến công việc của Nguyên Bảo…
Chúng tôi đã không còn là vợ chồng nữa, anh ấy không có trách nhiệm phải giải quyết rắc rối của tôi, cũng không có nghĩa vụ phải bảo vệ tôi. Cho dù tôi nhờ vả được một lần cũng không nhờ được mãi mãi.
Điện thoại reo, tôi nhìn những con số nhấp nháy trên màn hình, là Trương Huệ Lan.
- Thế nào? Cô đã suy nghĩ kĩ chưa? Nếu cô còn do dự thì tôi e là thằng em họ cô không chờ nổi đâu. Tội của nó chưa đến mức tử hình, nhưng chục năm tù thì cũng đến đấy. Cô là luật sư, chuyện này chắc cô rõ hơn tôi chứ? –Bà ta có vẻ rất vui sướng khi hành hạ người khác.
- Bà làm những việc như vậy mà không sợ quả báo à?
Tiếng cười kiêu ngạo của bà ta vang lên qua điện thoại giống như tiếng vỡ của thuỷ tinh, đâm vào màng nhĩ của tôi đau điếng.
- Ha ha ha, tôi tuần nào cũng đi lễ chùa, thành tâm khấn phật, quả báo gì chứ!
Đúng vậy, cái gọi là trời có mắt, gieo gió gặt bão… chẳng qua chỉ là hy vọng an ủi của những kẻ yếu ớt mà thôi.
Muốn bọn họ nhận báo ứng, phải chính tay mình gieo xuống.
- Được, tôi sẽ hiến gan, nhưng bà phải tìm cách để Ngọc Kỳ được thả đã!
Trương Huệ Lan đắc ý cười to.
- Có thế chứ, cuối cùng thì cô cũng biết điều hơn bà mẹ cứng đầu của cô. Ba ngày nữa thằng em họ của cô sẽ được thả, nhưng nếu cô dám giở trò thì lần tới nó không đơn giản là bị mời vào trại giam chơi vài ngày đâu.
Bà ta cúp máy, còn tôi vẫn nắm chặt điện thoại áp lên tai. Những ngón tay siết lại trắng bệch nhưng tôi không cảm thấy chút đau đớn nào.
Người đàn bà đáng ghê tởm đó còn dám nhắc đến mẹ tôi.
Mẹ tôi có thể xấu xa thật, vô lương tâm thật, nhưng bọn họ không có tư cách mắng chửi bà ấy!
Đúng như Trương Huệ Lan nói, ba ngày sau Ngọc Kỳ được thả. Tôi đến viện làm xét nghiệm để hiến gan, kết quả tất nhiên là phù hợp.
Tôi là con gái của Diệp Chí Minh, làm sao có thể không hợp cơ chứ.
Kể từ khi bố tôi bị bệnh, đây là lần đầu tiên tôi tới thăm ông ấy.
Còn nếu tính từ thời điểm mẹ con Trương Huệ Lan đuổi tôi ra khỏi nhà thì đây cũng là lần đầu tiên bố con tôi nói chuyện với nhau.
Bố tôi nằm trên giường bệnh, chưa đến mức phải thở máy nhưng sắc mặt vàng như nến, có vẻ rất mệt mỏi. Cả người tiều tuỵ ốm yếu.
Tôi bình tĩnh kéo ghế ngồi bên giường. Căn phòng chìm vào bầu không khí nặng nề đến khó thở. Tôi luôn căm ghét bố tôi, ngay cả việc hiến gan này cũng không phải là tự nguyện. Nếu ông ấy có chết vì bệnh thì đó cũng là báo ứng, tôi thật sự rất tò mò sau khi chứng kiến Trương Huệ Lan và hai thằng con trai bảo bối không muốn hiến gan cho mình liệu ông ta có cảm thấy đau thương chút nào không? Nếu có thì chí ít tôi cũng thấy bản thân được an ủi.
Trước đây bố tôi đuổi tôi đi, cuối cùng khi ông ấy bệnh liệt giường, người duy nhất có thể ép buộc để hiến gan chỉ có tôi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook