Anh Hùng Lĩnh Nam
-
Chương 3: Giang sơn vô lệ khấp anh hùng
Giang sơn vô lệ khấp anh hùng
(Phan Chu Trinh, Chí thành thông thánh thi)
Nghĩa là:
Giang-sơn không còn nước mắt để khóc anh hùng
Lạc tướng Phạm Bách nguyên xuất thân là ngoại đồ của Đào gia trang đời thứ sáu. Theo vai vế thì Đào Thế Kiệt phải gọi ông là sư huynh, Đào Kỳ cũng như Thiều Hoa phải gọi ông là sư bá. Hồi niên thiếu, ông được thân phụ của Đào Thế Kiệt nhận làm ngoại đồ, học võ trong ba năm. Sau đó ông bỏ lên vùng Linh-trường lập nghiệp. Cũng giống như sư phụ, ông tổ chức phá rừng, làm ruộng, đánh cá. Ông còn tổ chức hệ thống làm nước mắm bán. Nước mắm của ông có tiếng, suốt vùng Giao-chỉ, ai ăn nước mắm Linh-trường của ông cũng phải khen ngon. Mỗi ngày ông có hai toán tải nước mắn ra Bắc bán. Chẳng bao lâu ông trở thành giàu có.
Tuy giàu có, nhưng ông vẫn nhớ lời sư phụ dặn: Đừng quên cái hận vong quốc. Cho nên ông lợi dụng bán nước mắm, liên kết hào kiệt khắp nơi. Ông cùng Đào Thế Kiệt, Đinh Đại thường gặp nhau để trao đổi những tin tức trọng đại. Nay thấy Đào, Đinh nhà tan cửa nát, ông không khỏi đau lòng. Ông vào rừng gặp đệ tử, gia đinh của Đào trang, rồi phân tán họ thành 10 nhóm khác nhau, mỗi ngày ông cho một nhóm lên đường, với những xe chở nước mắm. Ông thấy trong hào kiệt đương thời, thì Cao hầu ở Hoa-lư người nhiều thế mạnh, có thể cho đệ tử Đào trang ra đó ẩn thân rồi tìm cách liên lạc lại với Đào Thế Kiệt và Đinh Đại sau.
Toán cuối cùng lên đường có Thiều Hoa, Đào Kỳ và tám người nữa. Đích thân ông đi cùng các cháu, để dò la tin tức gia đình hai sư đệ hiện phiêu bạt phương nào. Đến ngày lên đường thì Trịnh Quang vẫn còn phải nằm trên võng cho đồng môn khiêng đi.
Đoàn người khởi hành từ tờ mờ sáng, đến khi hoàng hôn, thì xa xa hiện ra hai dãy núi chặn ngang trước mặt.
Phạm Bách chỉ núi cho Hoàng Thiều Hoa và Đào Kỳ coi rồi nói:
– Kìa là núi Tam-điệp, tẻ ra hai hòn núi Thiết-giáp và Thần-đầu. Giữ hai ngọn núi là con sông Chính-đại đổ ra cửa biển Thần-phù.
Ghi chú của thuật giả
Vị trí này ngày nay nằm về phía Nam Phủ-lý 79 km, cảnh rất đẹp. Hai hòn núi Thiết-giáp và Thần-đầu kẹp con sông Đáy vào giữa. Phong cảnh tú nhã, nữ sĩ Hồ Xuân Hương thấy cảnh sông núi tượng hình cái của quý của đàn bà, đã tả rằng:
Hai bên thì núi, giữa thì sông,
Có phải đây là Kẽm-trống không?
Theo sách Phong-thuỷ ký thì chỗ con sông bị kẹp, giữa lòng có xoáy nước. Nếu táng mả tổ tiên vào đây, thì đời đời trong họ sẽ sinh ra những vị nữ lưu xinh đẹp, làm nghiêng ngửa giang sơn. Vua Thiệu Trị ra Bắc kinh lược, thấy địa thế kỳ lạ không dám đi qua sợ bi ô uế thân thể một vị đế vương, bắt dân chúng đào một con sông phía sau núi mà đi.
Hoàng Thiều Hoa mơ màng nhìn giang sơn đẹp như gấm, như hoa, hỏi:
– Cách đây mấy hôm một sư huynh có nói cửa biển Thần-phù ghê sợ lắm, ai qua đó khó biết rằng sống hay chết. Chỉ người nào phúc lớn mới qua khỏi mà thôi. Không biết có đúng không?
Phạm Bách đã qua đây nhiều lần rồi, nên rất am tường địa thế:
– Đúng đấy, cửa Thần-phù là nơi nhiều con sông gặp nhau gồm sông Hồng-hà, sông Mã, sông Vân-sàng, và sông Đáy. Sông thì sâu, nước chảy mạnh, thành ra những xoáy lớn. Thêm gió từ biển thổi vào ngược chiều xoáy. Hoá cho nên thuyền bè bị nước xoáy một chiều, gió thổi một chiều, nên hầu hết đều chìm.
Trời chập choạng tối thì đoàn người đã vượt qua ngọn núi Thiết-giáp, lọt vào thung lũng núi Thiết-giáp và Thần-đầu. Phạm Bách chỉ cho đệ tử Đào trang ngủ trong một ngôi đền lớn.
Ngôi đền không biết được xây từ bao giờ. Lớp ngói đỏ đã dầy những rêu xanh bao phủ. Tường gạch đỏ đã có chỗ lõm vào, tỏ ra đền đã chịu không biết bao nhiêu tuế nguyệt. Trước đền có hai con voi, hai con ngựa bằng đá xanh, được tạc rất khéo. Trên lưng voi, ngựa là tượng hai người lưng đeo cung tên, tay cầm gậy trong tư thế chiến đấu. Sân đền rộng mênh mông trồng nhiều hoa thơm cỏ lạ. Cổng đền được xây bằng đá, trên nóc đắp hai con rồng tranh châu. Hai bên cổng là hai cây đa cao vút tới tận mây xanh. Giữa sân là một cái hồ sen, hoa nở bốc hương thơm ngào ngạt, trước đền có chữ đề Cao Đại vương linh từ.
Phạm Bách ra lệnh cho con trai ông là Phạm Quang Minh:
– Con dẫn anh em Đào trang với người của mình vào nhà sau, kiếm chỗ nghỉ và nấu cơm ăn. Con làm cho bố mâm cơm tinh khiết để cúng Cao đại vương.
Thiều Hoa, Đào Kỳ định vào nhà sau, thì Phạm Bách gọi lại:
– Các cháu theo bác.
Ông dẫn hai người dạo quanh đền, rồi chỉ bãi cát trước sân kéo dài tới bờ biển. Ông thuật:
– Đây là chiến địa cuối cùng thời An-dương vương.Vương chạy đến Hoa-lư thì anh em đại tướng Cao Nỗ, Cao Tứ mang nỏ thần ra bắn lui quân Triệu Đà. Nhưng quân Triệu đông hàng mấy vạn, trong khi anh em Cao tướng quân chỉ có mấy trăm. Vì vậy ông bị bại. Anh em vừa đánh vừa rút tới đây thì sức cùng lực kệt. Ông thúc An-dương vương chạy vào Nam, còn anh em tử chiến chận giặc. Tại chỗ này, Triệu Đà thấy ông có tài muốn mua chuộc, cho người đến trại chiêu hàng. Đà hứa nếu ông chịu quy thuận thì cho cai trị đất Giao-chỉ. Này cháu Thiều Hoa! Đào Kỳ! Nếu các cháu là Cao tướng quân thì các cháu sẽ xử trí như thế nào?
Thiều Hoa đáp:
– Thưa bác, cháu giết chết sứ giả, tử chiến một trận. Tuy không thắng cũng làm cho giặc kinh hồn táng đởm, rồi chết cho thoả chí người Lĩnh Nam. Bọn Triệu Đà võ công không cao, tín nghĩa không có, chỉ nhờ xảo quyệt mà đắc thế, người cầm gươm không thể cùng cộng tác với hắn.
Đào Kỳ cười khúc khích.
Hoàng Thiều Hoa nghiêm nét mặt mắng:
– Tiểu sư đệ! Chị chưa tính tội tiểu sư đệ về vụ Nghiêm Sơn. Nay còn đùa nữa sao? Trước khi xảy ra trận đánh cảng Bắc, sư mẫu dặn em rằng: Mọi chuyện nhất nhất phải nghe chị. Nay sao em dám cười chị. Chị nói vậy không đúng hay sao?
Đào Kỳ càng cười lớn:
– Bố em thường cho rằng chị là người ôn nhu, mà chí khí như bậc nam nhi, quả đúng. Nhưng giữa chí khí nam nhi và khí phách của bậc anh hùng thì khác nhau xa lắm. Em cười là cười chị có chí khí nam nhi mà không đủ khí phách của bậc anh hùng.
Hoàng Thiều Hoa xịu mặt xuống nàng nói dỗi:
– Tiểu sư đệ! Thì ra tiểu sư đệ có khí phách anh hùng đấy. Ta, Thiều Hoa, xin kính cẩn rửa tai nghe khí phách tiểu anh hùng của sư đệ.
Đào Kỳ vỗ tay vào lưng sư tỷ, nó nheo mắt, thè lưỡi nhát Thiều Hoa:
– Ngày xưa nước Việt có nàng Tây Thi, đẹp tuyệt trần. Nhưng mỗi lần nàng giận hờn, cau mặt càng đẹp hơn. Vừa rồi chị cau mặt coi càng đẹp. Em là tiểu sư đệ còn muốn nhìn huống hồ người ngoài... Mọi khi em đùa đến đâu sư tỷ cũng hỷ xả bỏ qua. Không hiểu sao mấy ngày hôm nay bề ngoài thì sư tỷ làm như bình thản, mà trong lòng nóng như lửa đốt. Trong khi tình ý lại dạt dào như sóng bể Thần-phù.
Đào Kỳ đã đánh trúng tâm trạng Thiều Hoa. Từ đêm giao chiến với Nghiêm Sơn đến giờ, nàng thấy người như có gì khác lạ. Mỗi lần nghĩ đến trận chiến đêm đó, mặt nàng lại nóng bừng lên. Nàng cảm thấy lo sợ: Hay là mình đã cảm Nghiêm Sơn? Nghĩ đến cảnh vong quốc hiện tại, nghĩ đến những lời khắt khe của sư phụ khi nói đến Mỵ Châu, nàng càng cảm thấy mình có tội lỗi với tổ tiên, với dân tộc. Nay Đào Kỳ nói câu đó, nàng lại rộn lên:
– Chị chỉ muốn em trả lời câu hỏi của sư bá. Chứ chị không muốn em đùa dỡn. Chúng ta đang đứng trước đền thờ vị anh hùng dân tộc, hơn nữa là tổ sư của võ học nhà mình.
Đào Kỳ thấy sư tỷ giận, nó không dám đùa nữa:
– Chị chém chết sứ giả, rồi quyết chiến một trận, thì chị làm cho giặc sợ, và tỏ được khí phách của mình. Còn chị mỉa mai em là tiểu anh hùng thực lòng chị bồi hồi nên nói cũng sai. Từ ngàn xưa, dù người lên bảy tuổi đánh giặc Ân như Phù-đổng Thiên-vương cũng là anh hùng. Anh hùng là anh hùng, chứ không hề có tiểu anh hùng.
Thiều Hoa thấy mình đấu khẩu với cậu tiểu sư đệ thì chỉ có nước thua. Muôn ngàn lần nàng không phải là đối thủ của y, nên làm mặt giận, không nói năng gì nữa. Sống bên Đào Kỳ từ bé, Thiều Hoa biết tính cậu tiểu sư đệ ưa phá, ưa đùa, nhưng mỗi lần như vậy nàng tỏ ra giận dỗi, thì y ngưng lại liền. Hôm nay Đào Kỳ dồn Thiều hoa vào chỗ bí, nàng lại dở chiêu thức cũ ra. Quả nhiên Đào Kỳ không dám đùa nữa, nó trả lời Phạm Bách:
– Thưa sư bá, nếu cháu là Cao tướng quân thì cháu nhận lời đầu hàng. Khi đầu hàng rồi, sẽ tìm cách khôi phục giang sơn, hơn là tử chiến vô ích.
Phạm Bách ngâm se sẽ:
Anh hùng như thể khúc lươn,
Khi cuộn thì ngắn, khi vươn thì dài.
Cháu quả thật xứng đáng con cháu họ Đào. Nhưng Đại tướng quân Cao Nỗ lại hành động như Thiều Hoa. Ông giết chết sứ giả, hẹn ngày hôm sau quyết chiến. Sáng hôm sau ông dẫn trên 50 đệ tử dàn trận, đấu với ba vạn quân của Triệu Đà. Hầu cỡi ngựa tiến lên trước trận nói:
– Triệu vương! Hôm nay nước Âu-lạc của tôi đã cùng rồi. Chúng tôi liều một trận tử chiến mà thôi. Không biết bên Triệu có ai đủ can đảm đấu với tôi không? Hay là dùng đông người để ăn hiếp ít người?
Triệu Đà bị khích, y nói:
– Tướng quân muốn đấu gì? Gươm, đao, hay quyền cước?
Cao Nỗ nói:
– Tôi muốn đấu cung tên. Tôi một cung, chín mũi tên. Bên Triệu cử một tướng cũng một cung, chín mũi tên. Nếu tôi bại, thì xin cúi đầu cắp gươm theo hầu Đại-vương. Còn nếu bên Triệu bại, thì xin Đại-vương lui quân 100 dậm, sau mười ngày tái đấu.
Bên Triệu, đại tướng Triệu Thắng là một trong những thần tiễn. Y nghe Triệu Đà hàng ngày khen tài thiện xạ của Cao Nỗ mà bực tức trong lòng. Nhân dịp này, y muốn đấu với Cao Nỗ, liền vọt ngựa ra trước trận:
– Ta muốn cùng Cao tướng quân đấu trận này.
Y cởi gươm, cầm cung với chín mũi tên đứng đối diện.
Quân hai bên lùi lại.
Cao Nỗ thúc ngựa chạy trước. Triệu Thắng phi ngựa đuổi theo sau. Thắng lấy cung nạp tên, nhắm đầu Cao Nỗ bắn. Cao Nỗ chờ tên bay sát tới đầu, ông né sang một bên, tay bắt lấy tên bỏ vào túi. Ông vẫn phi ngựa chạy vòng quanh sân. Triệu Thắng đuổi theo, y bắn mũi tên thứ hai nhắm giữa lưng ông. Lần này ông không bắt tên nữa, chờ tên sắp tới lưng, ông cúi xuống chống hai tay vào lưng ngựa, tên bay giữa đầu và hai tay ông. Đợi tên bay qua, ông co hai tay rồi đẩy mạnh lên, người ông lại cỡi trên lưng ngựa, nhưng cỡi ngược, quay mặt về sau.
Quân sĩ hai bên reo hò ầm ĩ. Triệu Thắng bắn liền ba mũi: Hai mũi hai bên, một mũi vào giữa mặt ông. Ông đưa tay bắt hai mũi hai bên. Mũi thứ ba tới trước mặt, ông há miệng cho mũi tên bay vào tới giữa hai hàm răng rồi cắn chặt lấy. Mũi tên còn dư lực chuôi rung rung không ngớt. Một bên bắn, một bên tránh, bắt, nhưng hai ngựa vẫn cách nhau một khoảng đều. Triệu Thắng đã mất năm mũi tên, y hoảng sợ lắm. Y bắn liền ba mũi tên nữa, một mũi hướng ngựa, hai mũi hướng ngực Cao Nỗ.
Bây giờ Cao Nỗ mới nạp tên bắn ngược trở lại ba mũi tên. Tiếng tên xé gió, cắt đôi ba mũi tên của Triệu Thắng thành sáu đoạn.
Hầu cho ngựa phi chậm lại, nạp tên vào cung hô lớn:
– Triệu Thắng, ta bắn trả ngươi đây. Ngươi hãy coi ta bắn trúng mũ của ngươi.
Mũi tên xé gió bay đến trúng vào mũ của Triệu Thắng đến choảng một tiếng. Y hoảng hồn phi ngựa chạy.
Hầu lại hô:
– Ta bắn đứt giây cương ngựa của ngươi đây.
Mũi tên xé gió bay đến bên ngựa Triệu Thắng, phựt một cái, cương ngựa bị đứt. Ngựa Thắng không cương chạy ngược trở về trận Triệu.
Hầu hô lớn:
– Ta bắn trúng ngựa ngươi đây.
Hầu buông một lần ba mũi. Một hướng Triệu Đà, một hướng Trọng Thuỷ, một hướng Triệu Thắng. Triệu Đà, Trọng Thuỷ tuyệt không ngờ hầu lại có thể bắn một lần ba mũi hướng ba vị trí. Đà hoảng hồn lộn người xuống ngựa tránh, nhưng mũi tên cũng trúng bắp đùi y. Còn Triệu Thắng thì cả người lẫn ngựa chết tại trận tiền. Trọng Thuỷ chỉ bị trúng vai trái thôi.
Quân Triệu tràn sang như nước vỡ bờ. Cao đại tướng quân tử chiến đến mũi tên cuối cùng rồi rút kiếm tự tử.
Phạm Bách kể xong, thì Đào Kỳ, Hoàng Thiều Hoa cảm thấy như còn văng vẳng đâu đây tiếng ngựa hí, quân reo, tiếng tên xé gió kêu vi vút. Hoàng Thiều Hoa nước mắt đầm đìa. Còn Đào Kỳ mím môi nghiến răng:
– Khi gặp thời thì anh chàng câu cá như Hàn Tín, anh chàng bán thịt chó như Phàn Khoái cũng thành công. Còn khi thời đã mất thì dù có tài như Sở Bá vương cũng phải tự tận trên bến Ô-giang. Cao đại tướng quân tài trí một thời, giúp Thục An Dương vương dựng nghiệp lớn, chế ra nỏ thần, giết Đồ Thư, đánh Triệu Đà nhiều trận kinh hồn táng đởm. Nhưng đất Âu-lạc người ít, dân thưa, lại bị cái vạ Mỵ Châu làm cho đến nỗi mất nước, phải tự tận. Tiếc thay cho những bậc anh hùng!
Phạm Bách dẫn hai người vào đền thờ, chỉ cho xem tượng tướng quân Cao Nỗ, uy nghiêm như người sống. Bên cạnh tượng dựng một cây côn bằng đồng sáng chói.
Phạm Bách hỏi Đào Kỳ:
– Bác nghe cháu đã được học Cửu-chân trượng pháp và đã luyện đến chỗ tuyệt kỹ. Vậy cháu có thể biểu diễn để bác coi được không?
Đào Kỳ tuân lệnh, đến trước bàn thờ Cao Nỗ qùy xuống khấn:
– Nếu Cao tổ sư có linh thiêng xin chứng cho đệ tử. Đệ tử mạo muội sử dụng đồng côn của ngài, để biểu diễn cho sư bá xem.
Đồng côn của Cao Nỗ không có hình dáng tròn, mà là một cây gậy hình tam cánh đều đặn, dài khoảng gần một trượng. Đào Kỳ những tưởng đồng côn nặng lắm, nhưng khi cầm lên lại thấy vừa. Nó ngạc nhiên vô cùng, tự hỏi:
– Hay là đồng côn rỗng bên trong?
Nó rút kiếm khẽ gõ vào đồng côn, thì thấy tiếng cách, cách, tỏ ra đồng côn đặc chứ không phải rỗng. Nó tự nghĩ:
– Chắc cây côn này chỉ bọc ngoài một lớp đồng, còn bên trong thì bằng chất gì khác nhẹ hơn đồng.
Nó hướng vào Phạm Bách hành lễ:
– Đệ tử xin mạn phép, nếu có gì sai xin sư bá chỉ điểm cho.
Nói xong, nó múa đủ 18 lộ Cửu-chân côn pháp, rồi ngừng lại:
– Xin sư bá chỉ dạy.
Phạm Bách mơ màng nhớ lại hồi còn trẻ, sư phụ có dạy Thục gia trượng pháp cho ông, nhưng vì ông là ngoại đồ, nên chỉ được học có 10 lộ mà thôi. Nay thấy Đào Kỳ đánh đủ 18 lộ, ông mới biết Thục gia trượng pháp có biến hoá phức tạp vô cùng, mỗi lộ bề ngoài coi cục mịch nhưng bao hàm những sát chiêu ghê gớm. Ông được sư phụ giảng rằng côn pháp này do tả tướng Vũ Bảo Trung tức ông Nồi chế ra. Sau đó ông đã dùng nó để đánh quân Tần. Chính Đồ Thư bị giết về lộ côn pháp này. Sư phụ ông còn nhấn mạnh: Côn pháp xuất phát từ Vạn-tín hầu Lý Thân. Khi Vạn-tín hầu tự tận thì đệ tử của ngài là Vũ Bảo Trung mới dựa theo đó mà sửa đổi, thêm những kinh nghiệm vào. Trượng pháp nổi danh ngang với thần tiễn của Cao Nỗ. Nó có đặc điểm là dù người ngu, người già, đàn bà, trẻ con đều học được cả. Khi sử dụng, tuỳ theo công lực. Công lực yếu, thì uy mãnh thường, công lực mạnh thì uy mãnh tuyệt luân.
Ghi chú của thuật giả
Cao Nỗ, trước theo vua Hùng. Khi An-dương vương vây vua Hùng, Ngài mở cửa thành cho An-dương vương vào ngày mùng sáu tháng giêng. Về sau ngày sáu tháng giêng trở thành ngày hội của Cổ-loa. Dân chúng coi như ngày lập quốc thứ nhì. Có câu tục ngữ:
“Chết thì bỏ con, bỏ cháu,
Sống thì không bỏ mùng sáu tháng giêng”
Cao Nỗ là một trong Tứ-trụ đại thần triều Âu-lạc là:
1. Đại-tư mã, Vạn-tín hầu Lý Thân.
2. Đại-tư không, Trung-tín hầu Vũ Bảo Trung.
3. Đại-tư đồ, Cao-cảnh hầu Cao Nỗ (Lỗ).
4. Tể-tướng, Phương-chính hầu Trần Tự-Minh.
Sau khi Vạn-tín hầu Lý Thân tự tận, Cao Nỗ được thay thế lĩnh chức Đại Tư-mã, tương đương với ngày nay là Tổng Tư-lệnh quân đội. Cũng có sách chép ngài lĩnh chức Tả-tướng quân. Vì có chân tài, lại có công, ngài được An-dương vương phong làm Cao Cảnh-hầu, Em Ngài là Cao Tứ được phong là Cao-dương hầu. Ngài là người phát minh ra nỏ thần, bắn một loạt hàng ngàn mũi tên. Sau dân chúng huyền thoại hoá đi rằng vua Thục được thần Kim-quy cho móng rùa làm nẫy nỏ. Trước đây, suốt một dãy bờ biển từ Thanh-hoá đến Hà-nội nơi nào cũng có đền thờ hai Ngài.
Niên hiệu Trùng-hưng thứ 1 (1285) đời vua Trần Nhân-tông, sắc phong ngài là Nghị-vương. Năm Trùng-hưng thứ 4 (1288) gia phong Cương-chính Nghị-vương. Niên hiệu Hưng-long thứ 21 (1313) đời Trần Anh-tông gia phong Uy-huệ Cương-chính Nghị-vương.
Hiện tôi còn tìm ra bốn đền thờ ngài:
1. Đền thứ nhất, ở số 13B phố Đào Duy Từ, Hà-nội,
2. Đền thứ nhì, ở đình Ngũ-đăng, Hàng-bè, Hà-nội. Tại đình Ngũ-đăng có đắp tượng hai ông và con voi cùng tử tiết, với đôi câu đối:
“Tô chử nộ ba đào, nhất phiến tinh trung truyền Thục sử,
Loa thành huyền nhật nguyệt, cửu trùng hoa cổn tại Đinh triều”
Nghĩa là:
Sóng sông Tô-lịch cuồn cuộn sóng căm hờn, tấc dạ trung thành truyền sử Thục.
Thành Cổ-loa treo cao vầng nhật nguyệt, áo hoa phong tặng tự Đinh triều.
Thời nhà Đinh, vua Đinh Tiên-hoàng là đệ tử phái Hoa-lư, hậu duệ của ngài, khi lập được đại nghiệp, phong ngài là Trung dũng đại vương.
(Chi tiết về Cổ-loa, xem hồi 10 trong sách này),
3. Đền thứ ba, tại đình Ái-mộ, tổng Gia-thụy, nay là xã Gia-thụy, huyện Gia-lâm, Hà-nội. Phổ của đình chép ngàigiữ chức Tả-tướng quân triều Âu-lạc. Ngài là người chế ra nỏ thần, gọi là Linh-quang kim trảo thần nỗ. Sau này, thế kỷ thứ tám, viên quan nhà Đường là Cao Biền, sang cai trị nước ta. Y bịa ra rằng được ngài nhập mộng báo cho biết rằng sẽ đem Thần-nỏ cùng âm binh giúp y đánh giặc Nam-chiếu. Y có làm bài thơ nói về giấc mộng này như sau:
Mỹ hỹ Giao-châu địa,
Du du vạn tải lai.
Cổ hiền năng đắc kiến,
Chung bất phụ linh đài.
Tạm dịch:
Giao-châu đất đẹp thay,
Dằng dặc vạn năm nay.
Người hiền xưa nay thấy,
Thực không phụ lòng này.
Tài-liệu chữ Hán:
ĐVSKTT, Ngoại-kỷ.
Bắc-ninh tỉnh thần tích.
4. Đền thứ tư, là Cao-công từ, đền ở bờ sông Đại-than, huyện Gia-bình, tỉnh Bắc-ninh. Nay là xã Cao-đức, huyện Gia-lương, tỉnh Hà Bắc.
Tài liệu chữ Hán Việt-Nam:
Việt điện U-linh.
Lĩnh Nam chích quái.
ĐVSKTT, Ngoại-kỷ.
Thiên-Nam vân lục.
ĐNNTC.
Bắc thành địa dư chí lục.
Đại Viêt địa chí.
Bắc-ninh tỉnh địa dư.
Bắc-ninh phong cảnh tập.
Bắc-ninh toàn tỉnh địa dư chí.
Bắc-ninh toàn tỉnh địa dư chí.
Ngọc phả cổ lục.
Tài liệu Trung-quốc:
Giao-châu ngoại vực ký
Thủy-kinh chú q.14
Thái-bình hoàn vũ ký, phần Nam Viêt ký, q.170
Tục bác vật ký
Nên chú ý là các sách Trung-quốc đều chép tên ngài là Cao Thông. Còn các sách Việt thì chép là Cao Nỗ hay Cao Lỗ.
Ngôi đền mà Đào Kỳ và Thiều Hoa trú ngụ đã bị Trương Phụ phá năm 1407.
Hốt nhiên một phi tiễn xé gió hướng Đào Kỳ bay tới. Nó đưa côn gạt đánh kịch một tiếng. Côn, tiễn đụng nhau toé lửa, cánh tay nó tê chồn. Nó định nhặt mũi tiễn lên xem thì hai mũi khác lại bay đến, một hướng cổ, một hướng ngực.
Không dám chần chờ, nó xuống trung bình tấn đưa côn gạt mũi tên hướng cổ. Lần này kình lực mạnh quá, cây côn sút tay văng ra xa, cả người nó bị rung động. Nó còn đang bàng hoàng thì mũi tên thứ nhì đã đến trước ngực. Nó nghĩ thầm:
– Thôi thế là hết đời.
Hoàng Thiều Hoa thấy sư đệ bị lâm nguy, nàng rút kiếm gạt. Mũi tụ tiễn chạm vào kiếm đánh choảng một cái. Cây tiễn đổi chiều bay xẹt qua tai Đào Kỳ. Còn Hoàng Thiều Hoa suýt văng mất kiếm, cánh tay nàng tê chồn.
Về võ công thì Phạm Bách không bằng các cháu, nhưng ông kinh nghiệm lịch lãm nhiều. Biết đây là đại cao thủ, ông lên tiếng:
– Cao nhân nào, xin xuất hiện. Tại sao lại nấp nấp, ẩn ẩn như tiểu nhân vậy?
Bình một tiếng, cánh cửa mở rộng, hai người bước vào. Đó là một nam lùn tịt để chòm ria môi trên, tuổi trung niên. Một nữ dáng người yểu điệu thanh thoát. Cả hai đeo trường kiếm trên lưng.
Phạm Bách giật mình:
– Thì ra Phong-châu Vũ gia. Thảo nào tụ tiễn có kình lực mạnh đến thế... Chẳng hay nhị vị tới đây có điều chi dạy bảo?
Nguyên hai người này lạ một cặp vợ chồng. Chồng tên Vũ Hỷ, vợ tên Vũ Phương Anh. Họ là sư huynh, sư muội đồng môn, xuất thân từ phái Tản-viên, là đệ nhất danh môn chính phái. Mấy năm gần đây, tự nhiên họ phản sư môn, qua lại tác quái trên giang hồ. Hành vi của họ thường ác độc, ghê tởm, nên người ta tặng cho họ danh hiệu Phong-châu song quái. Tản-viên là phái võ chủ trương phản Hán phục Việt, nhưng Song-quáiï lại đi làm việc cho phủ Tế-tác của Cửu-chân. Võ lâm Lĩnh Nam nghe đến họ không ai mà không táng đởm kinh hồn.
Phạm Bách là đệ tử danh môn, tuổi đã cao, ông không muốn dùng danh từ Song quái nên gọi trật đi là Phong-châu Vũ gia.
Vũ Hỷ hỏi:
– Phạm lão tiên sinh, dám hỏi lão tiên sinh đi đâu đây?
Phạm Bách chột dạ, nhưng vẫn cười dòn:
– Hai vị khéo đùa. Phạm gia chúng tôi làm nghề chế mắm, cất nước mắm đã hơn 40 năm. Từ Nam tới Bắc, ai mà không từng ăn qua, hoặc không thì cũng đã từng ngửi qua. Hôm nay lão tải một số hàng ra Luy– lâu bán. Chẳng hay nhị vị có dắt hàng cho không?
Phương Anh cười:
– Nếu thực vậy, thì ra lão gia không có ý gì khác ư? Vì mười ngày qua, tôi thấy đệ tử Phạm gia tải nước mắm hơi nhiều hơn hàng ngày. Lại nữa họ đều là những người võ công cao cường. Võ công của họ là võ công Đào gia, chứ không phải của Phạm gia.
Phạm Bách suy nghĩ:
– Có lẽ hai con quỷ này nó đã khám phá ra kế hoạch của mình rồi chăng?
Song ông vẫn nói lảng:
– Phạm mỗ xuất thân là đệ tử Đào gia, thì võ công Đào gia, Phạm gia có gì khác nhau đâu?
Vũ Hỷ cười gằn:
– Tiên sinh bằng ấy tuổi, mà nói năng còn hồ đồ như con nít vậy. Đừng hòng lấy vải thưa mà che mắt thánh. Tiên sinh là tục gia đệ tử Đào gia, võ công tầm thường thôi. Đằng này trong những người đi theo, đều có võ công tuyệt luân cả. Họ là nội đồ của Đào gia. Ta nghe Đào gia làm phản, Thái-thú Cửu-chân sức giấy đi khắp thiên hạ, ai lấy được đầu Đào Thế Kiệt, Đinh Đại thì được thưởng 1.000 lượng vàng, ai bắt một nội đồ của Đào gia thì được thưởng 500 lượng. Ai bắt được ngoại đồ của Đào gia thì được thưởng 200 lượng. Trong đám người theo lão, ít ra có ba nội đồ, 50 ngoại đồ và khoảng 60 gia đinh.
Đào Kỳ nghe Vũ Hỷ nói, thì mừng lắm. Như vậy bố, mẹ, cậu, mợ, anh chị, suy huynh chưa ai bị bắt. Có lẽ tất cả đang trên đường đào tẩu, nên thái thú mới treo thưởng để bắt.
Phương Anh chỉ Hoàng Thiều Hoa và Đào Kỳ:
– Hai người này có phải là đệ tử Đào gia chăng?
Hoàng Thiều Hoa hiên ngang bước ra nói:
– Đúng, ta là tam đệ tử cuả Đào gia. Nếu hai người có bản lĩnh thì lại đây bắt mà nạp cho người Hán.
Dứt lời nàng rút kiếm phóng một chiêu thần tốc vào mặt Phương Anh. Phương Anh không rút kiếm phản công, thị né người tránh khỏi, rồi dùng tay xỉa vào mặt Thiều Hoa. Thiều Hoa biến chiêu thần tốc, đảo kiếm thích vào mặt thị. Bấy giờ thị mới nhảy lui lại quát:
– Quả đúng là đệ tử Đào gia. Ta nghe trong trận chiến ở Ngọc-đường, ngươi đã đấu ngang tay với Lĩnh Nam công Nghiêm Sơn. Ta không tin, vì ngay sư phụ ngươi cũng không có bản lĩnh đó. Nay mới biết, quả thực ngươi có chút bản sự.
Nói rồi thị rút kiếm nhằm ngực Thiều Hoa xỉa tới.
Hai người đều là đệ tử danh môn chính phái, cũng là nữ lưu, kiếm pháp gần giống nhau. Người này ra chiêu thì người kia đỡ. Ánh kiếm cuộn lấy nhau như hai quả cầu bạc.
Phạm Bách đứng ngoài ngây người ra nhìn, ông tự nhủ:
– Sư đệ Đào Thế Kiệt quả thực là tài giỏi. Một thiếu nữ xinh đẹp thế kia, trông như một công chúa, đầy vẻ nhu mì, thế mà y huấn luyện thành một tay kiếm thuật, cầm cự được với Phong-châu song quái bằng ấy hiệp, kể cũng hiếm có trên thế gian này.
Đào Kỳ chỉ lanh lợi hơn Thiều Hoa, chứ võ công của nó còn kém xa sư tỷ. Đây là lần đầu tiên nó thấy sư tỷ đấu với người ngoài, nên ngây người ra xem. Còn Phương Anh dường như chỉ muốn giảo nghiệm võ công Thiều Hoa chứ thực sự y thị không muốn thắng ngay. Thiều Hoa biết đối phương võ công cao gấp mấy mình, chỉ khảo nghiệm mình, nên nàng không cần phòng vệ mà lo tấn công ráo riết.
Khoảng thời gia tàn nén hương, mồ hôi Thiều Hoa đã vã ra. Nàng đuối sức lui dần đến chân tường.
Đào Kỳ thấy sư tỷ lâm nguy, bất chấp đối phương võ công cao, nó múa trượng xông vào.
Vũ Hỷ lạng người đi một cái, đã nắm được đồng côn của Kỳ, y kẹp vào hai ngón tay, lơ đãng đứng xem cuộc chiến giữa vợ với Hoàng Thiều Hoa. Đào Kỳ dùng hết sức giật đầu côn ra, nhưng côn như đóng chặt vào tường, không nhúc nhích.
Nó nghĩ:
– Ta có cố gắng giằng lấy côn cũng vô ích, chi bằng dùng kế hay hơn.
Nó buông côn, nhảy lui lại quát lớn:
– Ngừng tay!
Thiều Hoa, Phương Anh cùng nhảy lui lại.
Đào Kỳ cười hề hề:
– Hai vị đây là cao nhân đương thời, nói thực ra, đến gia phụ chưa chắc đã thắng được các vị, huống hồ chúng tôi. Các vị là người có danh vọng tại sao lại đi hiếp người dưới, các vị không sợ thiên hạ chê cười sao?
Vũ Hỷ cười:
– Chê cười thì thiên hạ chê cười từ lâu rồi. Ta đâu có thèm lý đến những lời bình luận của người đời. Ta muốn gì thì làm. Ta há sơ ai?
Đào Kỳ cười:
– Tôi nghe cha tôi nói rằng Phong-châu song quái võ công trùm thiên hạ, nhưng có đặc tính là coi lời hứa nặng bằng non. Vậy thì thế này, xin nhị vị cho chúng tôi một cơ hội.
Phương Anh cười nhạt:
– Cứ nói.
– Bây giờ một trong hai vị đấu với tôi. Nếu tôi bại thì mặc quý vị muốn giết, muốn bắt làm trâu, làm ngựa gì cũng được. Còn lỡ mà tôi thắng nửa chiêu thì xin quý vị không được hại sư bá, sư huynh, sư tỷ của tôi.
Vũ Hỷ nói:
– Nếu ngươi chịu được của ta ba chiêu, thì ta sẽ tha cho các người khỏi chết.
Đào Kỳ cười ha hả tiến ra:
– Vậy chúng ta cứ thế mà làm.
Vũ Hỷ không tin rằng thằng nhỏ có thể chịu được ba quyền của y.
Y phóng chiêu quát lớn:
– Chiêu thứ nhất.
Y vừa phát chiêu, kình lực đã bao trùm người Đào Kỳ. Nó vội né người sang bên, nấp vào cột đền. Quyền của Hỷ đánh trúng cột đền kêu đến rầm một cái. Nóc đền rung rinh như muốn đổ.
Y quát:
– Ngươi không dám đỡ, mà tránh né, như vậy chiêu vừa rồi không kể.
Đào Kỳ nói:
– Ngươi nói, tôi chịu được ba quyền. Chữ chịu có nghĩa là gì? Tôi thấy có nghĩa là dùng võ khí chọi nhau, hoặc dùng quyền đỡ lại có đúng không?
Vũ Hỷ nói:
– Đúng.
Kỳ cười:
– Thế cột đền có thể làm vũ khí được không?
Hỷ thấy đứa trẻ này nói có lý, y gật đầu:
– Được, coi như chiêu thứ nhất.
Y phóng hai quyền vào thái dương Đào Kỳ theo thế Chung cổ tề minh. Y muốn đẩy Kỳ vào tường rồi bắt sống. Kỳ biến chiêu, xoè hai bàn tay ra đỡ vào quyền của Hỷ, rồi mượn thế nhảy lùi trở lại. Tuy nó không bị nguy hiểm, nhưng người cũng bị đập vào tường. Nó cố nhịn đau, từ từ đứng dậy, nhưng ngực muốn như nghẹt thở:
– Hai chiêu!
Vũ Hỷ cười:
– Trận chiến ở Ngọc-đường cảng Bắc, đến cậu ngươi là Đinh Đại cũng chỉ chiụ được có năm quyền của ta, suýt mất mạng, huống hồ là ngươi. Anh cả Nghi Sơn của ngươi cũng chỉ chịu được có ba quyền, nay ngươi còn nhỏ, hơi sức được làm bao?
Đào Kỳ đã đứng dậy được, nhăn nhó:
– Còn một quyền nữa. Lần này tôi ra tay trước đây.
Nói xong nó tiến lên, múa quyền đánh vào ngực Hỷ. Vũ Hỷ không coi Đào Kỳ vào đâu. Y ưỡn ngực ra chịu đòn.
Thế quyền của Đào Kỳ rất quái dị, rõ ràng đánh thẳng vào ngực, nhưng đi đến nửa đường thì lại biến thành chỉ chọc vào mặt Vũ Hỷ. Vũ Hỷ hoảng hồn ngửa cổ ra sau tránh, thì Kỳ đã dùng tai tay chụp vào vai y, đồng thời thúc hai đầu gối vào bụng y, nhảy vụt lên cao, bay qua đầu y. Khi còn lơ lững trên không, nó phóng chưởng xuống đỉnh đầu Vũ Hỷ.
Bốp một tiếng, Hỷ loạng choạng lùi lại.
Vũ Hỷ trúng chưởng đau quá, đầu óc choáng váng, y đá Đào Kỳ một cái lăn long lóc, quát lớn:
– Phục ngưu thần chưởng!
Đào Kỳ gượng gạo đứng dậy:
– Phục ngưu thần chưởng thì đã sao! Cái này không phải bố ta dạy ta.
Đào Kỳ gượng gạo đứng dậy:
– Phục ngưu thần chưởng thì đã sao! Cái này không phải bố ta dạy ta.
Vũ Hỷ nói:
– Dĩ nhiên cha ngươi không biết chưởng pháp này. Vậy ai đã dạy mi? Mi phải nói mau? Nếu mi không nói thì ta có biện pháp bắt mi phải nói.
Kỳ bướng bỉnh:
– Ta không nói. Ngươi thua rồi, đại trượng phu nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy, ngươi không được làm khó chúng ta nữa.
Vũ Hỷ nói:
– Ta chỉ hứa tha chết cho các ngươi, chứ không hứa tha bắt các ngươi nộp quan. Ta phải mang ngươi đi theo, cho đến khi nào ngươi chịu khai ra ai đã dạy chưởng pháp này cho ngươi.
Nói xong y chụp lưng áo Đào Kỳ ra hiệu cho vợ, cùng vọt ra cửa.Thiều Hoa thấy tiểu sư đệ bị Vũ Hỷ bắt, nàng biết không phải đối thủ của y, nhưng không lẽ để y bắt tiểu sư đệ đi?
Nàng quát lớn:
– Oài! Oài! Mi bắt sư đệ ta đi đâu?
Miệng nói, tay nàng phóng chưởng. Chưởng của nàng là chiêu Hải triều lãng lãng có năm lớp. Chưởng vừa phát kình lực đã bao trùm Phương Anh. Phương Anh biết chưởng này lợi hại, thử cũng phóng chưởng đỡ. Bốp một tiếng, cả hai lùi lại một bước.
Phương Anh khen:
– Khá lắm, lần đầu tiên trên đời ta, có một ngưởi đàn bà khiến ta phả lùi lại một bước.
Chiêu này có năm lớp, lớp thứ nhất đánh thẳng, lớp thứ nhì chuyển vòng từ dưới lên trên, mạnh gấp đôi lớp thứ nhất. Phương Anh hít một hơi vận khí đở. Bùng một tiếng, thị lùi một bước nữa.
Thị quát lớn:
– Giỏi đấy!
Thiều Hoa phóng lớp thứ ba, lớp này hai tay cùng ra chiêu, một đánh thẳng, một đánh từ trên xuống dưới. Phương Anh biết thế chưởng hung dữ vô cùng, không dám coi thường, chân đứng theo đinh tấn, tay phải đỡ chưởng trên, tay trái đở chưởng dưới, hai tay hợp lại thành một chiêu. Hai chưởng gặp nhau, bùng một tiếng, mụ lui lại một bước. Trong khi Thiều Hoa lùi ba bước, lảo đảo muốn ngã.
Nguyên thức chưởng Hải triều lãng lãng do Thục An Dương vương chế ra trong lúc uất khí chồng chất, công lực không có chỗ phát tiết, nên được dịp phát, mạnh vô cùng. Thành ra người sau muốn sử dụng được năm lớp thì công lực phải thực cao. Thiều Hoa là một thiếu nữ 18 tuổi, công lực chưa được làm bao, phát hai lớp đầu, đã muốn cạn chân khí. Đến lớp thứ ba tuy chưởng có ra thực, nhưng không còn đủ sức phát huy hết uy lực, nên chỉ mạnh bằng lớp thứ nhì mà thôi. Trong khi đó, Phương Anh là một đệ nhất cao nhân đương thời, đã có trên 25 năm công lực, thì Thiều Hoa bị lạc bại là phải.
Phương Anh gật đầu:
– Kể ra với tuổi của ngươi, võ công đến trình độ này cũng gọi là hiếm có trên đời. Ta không giết ngươi đâu.
Vèo một cái Song Quái đã biến vào đêm tối. Thiều Hoa kêu lớn:
– Tiểu sư đệ! Tiểu sư đệ!
...
Ngoài trời mưa Thu rả rích trên mái ngói, tiếng dế rên rỉ đáp lại, không có tiếng người. Hoàng Thiều Hoa khóc rấm rức.
Phạm Bách an ủi:
– Hai quái nhân này, ta e rằng hiện nay không có ai địch nổi chúng nữa. Chúng bắt Đào Kỳ đi theo chỉ với mục đích tra xét võ công, chứ không hại nó đâu, cháu yên tâm.
Hai người xuống nhà bếp để tìm đám đệ tử, thì thấy tất cả đều bị trói nằm la liệt dưới đất. Hai người vội cởi trói, gỡ giẻ nhét ở mồm mọi người ra. Không ai bị thương.
Phạm Bách hỏi:
– Việc gì đã xảy ra?
Một đệ tử Phạm gia nói:
– Chúng con nấu cơm xong chưa kịp ăn, thì có một nam, nữ vào đánh chúng con. Võ công chúng cao quá nên mỗi chiêu đánh ra, một người ngã. Rồi chúng trói chúng con lại. Dường như chúng không có ác ý, nên không giết hoặc hành hạ một ai cả. Sư phụ, chúng là ai lại vậy?
Phạm Bách đáp gọn lỏn:
– Phong-châu song quái.
Mọi người ồ lên một tiếng, lộ vẻ khủng khiếp.
Đám đệ tử Đào gia, ít lui tới giang hồ, nên không biết Phong-châu song quái. Còn đệ tử Phạm gia thì đa số theo sư phụ buôn bán ngược xuôi, nên đã từng nghe danh nhị quái. Chúng thường có hành tung bí mật, mỗi hoạt động đều quái dị. Khó có thể đoán chúng là chính phái hay tà phái. Người ta chỉ biết một điều là chúng làm việc cho người Hán. Chúng qua lại khắp các châu Giao-chỉ, Cửu-chân, Nhật Nam. Nhất là dọc con sông Hồng-hà, sông Đuống, sông Luộc. Đâu đâu chúng cũng nổi danh tàn ác vô cùng, không việc gì mà chúng không dám làm.
Trịnh Quang vẫn còn nằm trên giường hỏi Hoàng Thiều Hoa:
– Sư muội, tiểu sư đệ đâu?
– Bị người ta bắt đi rồi.
Quang ngạc nhiên:
– Là ???
– Phong-châu song quái.
Thiều Hoa mắt ênh ếch những nước. Trong các đệ tử, con cháu của Đào gia thì nàng thương Đào Kỳ nhất. Bởi Đào Kỳ thông minh lanh lợi, ngoan ngoãn dễ dạy. Thiều Hoa thường dẫn Đào Kỳ đi chơi núi, bờ bể, chị em nô đùa bên nhau. Đào Kỳ tính hay đùa nghịch, nhưng mỗi lần nó phá quá, Thiều Hoa liếc mắt tỏ vẻ không bằng lòng là nó lại thôi ngay. Nó học văn, học võ đều giỏi, nhưng hay bày biện lộn xộn. Thiều Hoa phải lo xếp dọn giúp nó. Tiếng rằng sư tỷ, sư đệ, nhưng Thiều Hoa vừa đóng vai bà mẹ, lại kiêm bà chị bên cạnh Đào Kỳ. Nay biến cố xảy ra, nhà tan cửa nát. Sư phụ, sư mẫu, sư huynh không biết phiêu bạt, sống chết ra sao? Còn đứa em duy nhất cũng bị người ta bắt đi mất, cho nên nàng khóc rấm rức.
Trịnh Quang an ủi nàng:
– Sư muội! Hiện thời võ công ta chưa phục hồi, cần phải ẩn náu dưỡng thương ít lâu, sau đó mới có thể lên đường tìm sư phụ, sư mẫu và các sư huynh, sư đệ.
Phạm Bạch dục đệ tử bưng mâm cơm lên cúng Cao Nỗ rồi cùng ngồi ăn với nhau. Bữa ăn yên lặng, buồn thảm.
Ăn xong Thiều Hoa hỏi Trịnh Quang:
– Sư huynh, cuộc chiến ở cảng Bắc ra sao? Tại sao sư huynh lại bị thương đến mê man như vậy?
Trịnh Quang nhắm mắt để tưởng lại cuộc chiến đêm đó, rồi thuật:
“...Ta tuân lời sư phụ, cùng mã phu Nguyễn Ngọc Danh về đón chị và các cháu. Sau khi thu xép hành trang, chúng ta trở lại trang, thì thấy lửa cháy ngụt trời, trong trang không một bóng người, chỉ có xác hai, ba tráng đinh nằm chết ở giữa sân. Ta nghe thấy có tiếng rên trong dàn hoa thiên lý, vội vào tìm kiếm, thì thấy chị Cúc, mình mẩy đầm đìa những máu. Chị bị một mũi tên trúng ngực, nhưng chưa chết. Chị cho biết trong lúc theo sư muội chạy ra biển, chị bị trúng tên, rồi bị quân Hán bắt tra khảo để biết rõ kế hoạch của sư phụ. Chị từ chối rằng chị là phận tôi tớ, chỉ biết hầu hạ, không biết gì cả. Chị cho ta biết, mọi người đang ở trong cảng Bắc. Ta cùng vợ con, mã phu Danh bồng chị chạy lên cảng. Giữa đường, chị chết. Ta đành bỏ xác chị ở ven núi. Ta tới cảng Bắc thì thấy sư phụ,sư mẫu, Nghi Sơn, Biện Sơn, đại sư ca, Đinh sư thúc, Đinh phu nhân và đông đủ cả đã xuống chiến thuyền hải quân. Thuyền rời bến được mươi trượng. Phía sau giặc đang ào tới.
Ta kêu cứu:
– Sư phụ, sư mẫu cứu con với.
Sư phụ vẫy cho đoàn thuyền ra khơi, còn chiếc của người quay lại bờ đón ta. Sư phụ, sư mẫu nhảy lên bờ bồng con ta, còn ta thì bồng vợ, rồi cùng nhảy xuống thuyền. Thuyền vừa quay mũi ra thì ba người từ trên bộ phi thân xuống. Thân pháp của chúng rất kỳ diệu, người còn ở trên không đã phóng chưởng đánh xuống. Sư phụ, sư mẫu, Đinh sư thúc đồng quay lại phóng chưởng đỡ. Ta nghe đến bùng một cái. Sư mẫu loạng choạng ngã ngồi xuống thuyền, sư phụ lảo đảo lùi lại. Đinh sư thúc thì ôm ngực lắc lư, miệng phun ra máu”.
Thiều Hoa ái chà một tiếng. Vì nàng biết sư phụ và sư thúc Đinh Đại nổi tiếng là Cửu-chân song kiệt, võ công cao thâm không biết đâu mà lường, tại sao chỉ một chiêu đã bị lạc bại, điều mà nàng không thể tưởng tượng được. Không ngờ trong hàng ngũ quân Hán lại có ba cao thủ đến dường ấy?
Trịnh Quang thở dài:
– Sư muội ngạc nhiên phải không? Nếu sư muội biết rõ ba người đó là ai, thì sư muội không ngạc nhiên đâu.
– Nó là ???
– Phong-châu song quái và Nghiêm Sơn.
Tất cả mọi người đều “ồ” lên, không ai kinh ngạc nữa.
Phạm Bách nói:
– Phong-châu song quái làm việc cho phủ Tế-tác Cửu-chân. Thái thú Cửu-chân Nhâm Diên cầu viện với Lĩnh Nam công là Nghiêm Sơn. Sơn mới đem quân vào đánh Đào, Đinh trang.
Trịnh Quang kể tiếp:
“...Sư phụ hít một hơi dài, chân khí đã phục hồi được đôi chút, chưa biết phản ứng sao thì Vũ Hỷ đã nói:
– Tưởng Cửu-chân song kiệt thế nào, không ngờ chỉ có vậy thôi à?
Sư mẫu nhìn ba đối thủ ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
– Thì ra hai vị đây là Phong-châu song quái, thật là hân hạnh chúng tôi mắt kém nhìn không ra. Còn vị tướng quân đây là...
Người tướng trẻ đó là Nghiêm Sơn, y đấu chưởng với Đinh sư thúc, chỉ một chưởng khiến sư thúc phải phun máu miệng, thì đủ tỏ công lực y không phải tầm thường. Y không trả lời, lùi lại một bước, ánh đao bạc lấp lánh, không rõ y rút đao ra, tra đao vào võ như thế nào, mà người tài công lái đò đầu bị gọt nhẵn bóng, tóc rơi lả tả theo gió.
Sư mẫu la lên:
– Thì ra Lĩnh Nam công, Bình Nam đại tướng quân đây! Thảo nào võ công cái thế. Tôi nghe Nghiêm tướng quân cùng sáu vị huynh đệ được Hán Quang Vũ cử sang Lĩnh Nam để kinh lược. Bọn Thái-thú bỏ Vương Mãng theo Hán. Chỉ với sáu người, Nghiêm tướng quân làm cho các Thái-thú Giao-chỉ, Cửu-chân, Nhật-nam, Quế lâm, Nam-hải, Tượng-quận, cúi đầu quy phục Hán. Không hiểu tướng quân với Thái-thú Cửu-chân, ai là người có quyền hơn?”
Nguyên sau khi Nghiêm Sơn cứu Quang Vũ, khởi binh ở Côn-dương, chiếm được gần hết Trung-nguyên. Khi chiếm được Kinh-châu, Quang Vũ thấy đất này không vững, vì phía sau là sáu quận Lĩnh Nam, còn theo Vương Mãng. Quang Vũ bàn với Nghiêm Sơn, phải cử người kinh lược sáu quận, để có thêm lương thực, vũ khí tranh hùng với Trung-nguyên.
Nghiêm Sơn khẳng khái nhận lời ra đi với Hợp-phố lục hiệp.
Nghiêm Sơn bí mật sang Giao-chỉ dò thám, thì được biết các Thái-thú đang phân vân chờ thời. Y bàn cùng Hợp-phố lục hiệp đến Luy-lâu dò thám tình hình. Tháiù-thú Giao-chỉ là Tích Quang trong cuộc tiếp xúc với Nghiêm Sơn, y biết được sứ mạng của Nghiêm Sơn và Hợp-phố lục hiệp, nên y quy phục Hán. Tuy nhiên Sơn là Lĩnh nam công, Bình nam đại tướng quân, nhưng chàng vẫn là một ông vua không có quân, vì binh quyền địa phương đều thuộc các thái thú cả. Chàng nghĩ được một kế, là đi mời các hào kiệt địa phương ra làm quan, để thu phục lòng người. Chàng nghe đồn tại Cửu-chân có Đào Thế Kiệt, Đinh Đại là hai người trí dũng song toàn. Chàng muốn mời ra làm quan, hầu tổ chức thành phủ Lĩnh Nam công như một triều đình con. Không ngờ thái thú Nhâm Diên lại báo cáo rằng Đào, Đinh là hai đầu trộm đuôi cướp, y xin Nghiêm mang quân tiểu trừ. Chàng vội điều quân từ Giao-chỉ vào Cửu-chân để dẹp giặc.
Nhưng giữa đêm khuya, chàng gặp Thiều Hoa, Đào Kỳ. Chàng là người văn võ kiêm toàn, lại ở địa vị cao, thường mơ màng một bóng giai nhân ôn nhu văn nhã mà phải biết võ thuật. Chàng được mai mối cho không biết bao nhiêu tiểu thư con cháu quan lại trong các phủ Thái-thú. Ngặt một điều người biết võ thì thô kệch, cục súc; người đọc sách ôn nhu thì lại mềm yếu, không thể cùng luận bàn võ công, phi ngựa lên núi, xuống biển, bôn ba giang hồ. Nay bỗng nhiên gặp nhan sắc tuyệt thế của Hoàng Thiều Hoa với vẻ ôn nhu văn nhã, võ côn không kém gì Nghiêm. Trong óc Nghiêm hiện lên mối tình lãng mạn giữa Mỵ Châu, Trọng Thuỷ thuở nào. Cho nên giữa lúc phủ Thái-thú bị đốt phá, Thái-thú hoang mang, nhờ Nghiêm đem quân cứu viện, mà Nghiêm cứ chần chờ.
Nghiêm vờ đấu với Thiều Hoa để biết võ công nàng hơn là đánh thực tình. Cảnh Thiều Hoa e lệ, còn Đào Kỳ thì mồm năm, miệng mười liếng thoắng, gần như ngỏ ý ghép Nghiêm với sư tỷ của y khiến hồn phách Nghiêm như ngây, như dại. Khi từ biệt, Đào Kỳ còn cướp nhánh hoa cúc bằng vàng trên mái tóc Thiều Hoa tặng Nghiêm, khiến Nghiêm lâng lâng như muốn bay bổng lên cao. Nghiêm đeo cành hoa đó trước ngực.
Nay nghe Đào phu nhân hỏi Nghiêm ở địa vị trên hay dưới Thái-thú Cửu-chân thì Nghiêm không biết trả lời sao? Nghiêm biết bà là sư mẫu của Thiều Hoa, vì thần nên nể cây đa. Nghiêm không dám vô lễ.
Nghiêm khiêm tốn đáp:
– Không dám, vãn bối là Lĩnh Nam công, trấn nhậm toàn vùng Lĩnh Nam. Còn Nhâm Diên là chúa tể vùng Cửu-chân.
Đào phu nhân thấy trên ngực Nghiêm cài bông hoa của Thiều Hoa, bà kinh sợ: Không biết Thiều Hoa và Đào Kỳ có mệnh hệ nào không?
Bà run run hỏi:
– Nghiêm tướng quân, chẳng hay tướng quân có gặp tệ đồ Thiều Hoa và khuyển tử Đào Kỳ?
Nghiêm Sơn đáp:
– Trước đây hai giờ, vãn bối có gặp một tiểu anh hùng, võ công cực cao, nghị luận như gươm treo, thực là Hạng Thác tái sinh. Bên cạnh đó là một vị thiên kim tiểu thư, nhan sắc tuyệt thế. Vãn bối có qua lại mấy chiêu với hai vị đó. Được hai vị nhường đường cho đi.
Đào phu nhân tuổi đã ngoài 40, bà cùng chồng dạy dỗ trên trăm đệ tử vừa nam vừa nữ, nên bà rất rành tâm lý tuổi trẻ. Bà thấy Nghiêm Sơn rõ ràng thắng mình, chỉ cần trở tay là bắt được ông bà cùng Đinh Đại. Thế mà y không bắt, cũng không cho Song-quái ra tay. Y còn nói năng lễ độ với bà. Bà biết y có tình ý với Thiều Hoa. Bà biết Thiều Hoa không bị giết, cũng không bị bắt. Nếu nàng bị bắt, thì việc gì Nghiêm Sơn phải mê mẫn đeo bông hoa bên mình?
Bà thấy Nghiêm thực tình, cũng không muốn khách sáo nữa:
– Nghiêm tướng quân bảo tệ đồ và khuyển tử nhường cho ngài ư? Thực ra ngài đã tha cho chúng thì đúng hơn.
Phu nhân ngừng một chút rồi nói một mình:
– Thực là chân tài, lại thêm nhũn nhặn nữa, sự nghiệp tướng quân sau không phải nhỏ.
Bây giờ thuyền đã ra khỏi khá xa, Nghiêm Sơn chắp tay vái ông bà Đào Thế Kiệt, rồi nhảy ùm xuống biển bơi vào bờ. Còn Phong-châu song quái túm lấy Trịnh Quang:
– Ta vì Nghiêm tướng quân, không gây hấn với Đào trang nữa, nhưng tên này phải chèo mủng đưa ta vào bờ.
Trịnh Quang kết luận:
– Trên thuyền hải quân có chiếc mủng nỏ, ta phải chở song quái vào bờ. Tới bờ Vũ Hỷ túm lấy ta, liệng lên không rồi đánh một chưởng. Ta ngất xỉu không biết gì nữa, cho tới lúc sư muội lại cứu.
Kể chuyện xong, Trịnh Quang mệt quá, nằm ngủ thiếp đi. Nhưng Thiều Hoa lại mơ màng, hình ảnh Nghiêm Sơn tuấn mã, uy dũng hiện lên trước mắt nàng.
(Phan Chu Trinh, Chí thành thông thánh thi)
Nghĩa là:
Giang-sơn không còn nước mắt để khóc anh hùng
Lạc tướng Phạm Bách nguyên xuất thân là ngoại đồ của Đào gia trang đời thứ sáu. Theo vai vế thì Đào Thế Kiệt phải gọi ông là sư huynh, Đào Kỳ cũng như Thiều Hoa phải gọi ông là sư bá. Hồi niên thiếu, ông được thân phụ của Đào Thế Kiệt nhận làm ngoại đồ, học võ trong ba năm. Sau đó ông bỏ lên vùng Linh-trường lập nghiệp. Cũng giống như sư phụ, ông tổ chức phá rừng, làm ruộng, đánh cá. Ông còn tổ chức hệ thống làm nước mắm bán. Nước mắm của ông có tiếng, suốt vùng Giao-chỉ, ai ăn nước mắm Linh-trường của ông cũng phải khen ngon. Mỗi ngày ông có hai toán tải nước mắn ra Bắc bán. Chẳng bao lâu ông trở thành giàu có.
Tuy giàu có, nhưng ông vẫn nhớ lời sư phụ dặn: Đừng quên cái hận vong quốc. Cho nên ông lợi dụng bán nước mắm, liên kết hào kiệt khắp nơi. Ông cùng Đào Thế Kiệt, Đinh Đại thường gặp nhau để trao đổi những tin tức trọng đại. Nay thấy Đào, Đinh nhà tan cửa nát, ông không khỏi đau lòng. Ông vào rừng gặp đệ tử, gia đinh của Đào trang, rồi phân tán họ thành 10 nhóm khác nhau, mỗi ngày ông cho một nhóm lên đường, với những xe chở nước mắm. Ông thấy trong hào kiệt đương thời, thì Cao hầu ở Hoa-lư người nhiều thế mạnh, có thể cho đệ tử Đào trang ra đó ẩn thân rồi tìm cách liên lạc lại với Đào Thế Kiệt và Đinh Đại sau.
Toán cuối cùng lên đường có Thiều Hoa, Đào Kỳ và tám người nữa. Đích thân ông đi cùng các cháu, để dò la tin tức gia đình hai sư đệ hiện phiêu bạt phương nào. Đến ngày lên đường thì Trịnh Quang vẫn còn phải nằm trên võng cho đồng môn khiêng đi.
Đoàn người khởi hành từ tờ mờ sáng, đến khi hoàng hôn, thì xa xa hiện ra hai dãy núi chặn ngang trước mặt.
Phạm Bách chỉ núi cho Hoàng Thiều Hoa và Đào Kỳ coi rồi nói:
– Kìa là núi Tam-điệp, tẻ ra hai hòn núi Thiết-giáp và Thần-đầu. Giữ hai ngọn núi là con sông Chính-đại đổ ra cửa biển Thần-phù.
Ghi chú của thuật giả
Vị trí này ngày nay nằm về phía Nam Phủ-lý 79 km, cảnh rất đẹp. Hai hòn núi Thiết-giáp và Thần-đầu kẹp con sông Đáy vào giữa. Phong cảnh tú nhã, nữ sĩ Hồ Xuân Hương thấy cảnh sông núi tượng hình cái của quý của đàn bà, đã tả rằng:
Hai bên thì núi, giữa thì sông,
Có phải đây là Kẽm-trống không?
Theo sách Phong-thuỷ ký thì chỗ con sông bị kẹp, giữa lòng có xoáy nước. Nếu táng mả tổ tiên vào đây, thì đời đời trong họ sẽ sinh ra những vị nữ lưu xinh đẹp, làm nghiêng ngửa giang sơn. Vua Thiệu Trị ra Bắc kinh lược, thấy địa thế kỳ lạ không dám đi qua sợ bi ô uế thân thể một vị đế vương, bắt dân chúng đào một con sông phía sau núi mà đi.
Hoàng Thiều Hoa mơ màng nhìn giang sơn đẹp như gấm, như hoa, hỏi:
– Cách đây mấy hôm một sư huynh có nói cửa biển Thần-phù ghê sợ lắm, ai qua đó khó biết rằng sống hay chết. Chỉ người nào phúc lớn mới qua khỏi mà thôi. Không biết có đúng không?
Phạm Bách đã qua đây nhiều lần rồi, nên rất am tường địa thế:
– Đúng đấy, cửa Thần-phù là nơi nhiều con sông gặp nhau gồm sông Hồng-hà, sông Mã, sông Vân-sàng, và sông Đáy. Sông thì sâu, nước chảy mạnh, thành ra những xoáy lớn. Thêm gió từ biển thổi vào ngược chiều xoáy. Hoá cho nên thuyền bè bị nước xoáy một chiều, gió thổi một chiều, nên hầu hết đều chìm.
Trời chập choạng tối thì đoàn người đã vượt qua ngọn núi Thiết-giáp, lọt vào thung lũng núi Thiết-giáp và Thần-đầu. Phạm Bách chỉ cho đệ tử Đào trang ngủ trong một ngôi đền lớn.
Ngôi đền không biết được xây từ bao giờ. Lớp ngói đỏ đã dầy những rêu xanh bao phủ. Tường gạch đỏ đã có chỗ lõm vào, tỏ ra đền đã chịu không biết bao nhiêu tuế nguyệt. Trước đền có hai con voi, hai con ngựa bằng đá xanh, được tạc rất khéo. Trên lưng voi, ngựa là tượng hai người lưng đeo cung tên, tay cầm gậy trong tư thế chiến đấu. Sân đền rộng mênh mông trồng nhiều hoa thơm cỏ lạ. Cổng đền được xây bằng đá, trên nóc đắp hai con rồng tranh châu. Hai bên cổng là hai cây đa cao vút tới tận mây xanh. Giữa sân là một cái hồ sen, hoa nở bốc hương thơm ngào ngạt, trước đền có chữ đề Cao Đại vương linh từ.
Phạm Bách ra lệnh cho con trai ông là Phạm Quang Minh:
– Con dẫn anh em Đào trang với người của mình vào nhà sau, kiếm chỗ nghỉ và nấu cơm ăn. Con làm cho bố mâm cơm tinh khiết để cúng Cao đại vương.
Thiều Hoa, Đào Kỳ định vào nhà sau, thì Phạm Bách gọi lại:
– Các cháu theo bác.
Ông dẫn hai người dạo quanh đền, rồi chỉ bãi cát trước sân kéo dài tới bờ biển. Ông thuật:
– Đây là chiến địa cuối cùng thời An-dương vương.Vương chạy đến Hoa-lư thì anh em đại tướng Cao Nỗ, Cao Tứ mang nỏ thần ra bắn lui quân Triệu Đà. Nhưng quân Triệu đông hàng mấy vạn, trong khi anh em Cao tướng quân chỉ có mấy trăm. Vì vậy ông bị bại. Anh em vừa đánh vừa rút tới đây thì sức cùng lực kệt. Ông thúc An-dương vương chạy vào Nam, còn anh em tử chiến chận giặc. Tại chỗ này, Triệu Đà thấy ông có tài muốn mua chuộc, cho người đến trại chiêu hàng. Đà hứa nếu ông chịu quy thuận thì cho cai trị đất Giao-chỉ. Này cháu Thiều Hoa! Đào Kỳ! Nếu các cháu là Cao tướng quân thì các cháu sẽ xử trí như thế nào?
Thiều Hoa đáp:
– Thưa bác, cháu giết chết sứ giả, tử chiến một trận. Tuy không thắng cũng làm cho giặc kinh hồn táng đởm, rồi chết cho thoả chí người Lĩnh Nam. Bọn Triệu Đà võ công không cao, tín nghĩa không có, chỉ nhờ xảo quyệt mà đắc thế, người cầm gươm không thể cùng cộng tác với hắn.
Đào Kỳ cười khúc khích.
Hoàng Thiều Hoa nghiêm nét mặt mắng:
– Tiểu sư đệ! Chị chưa tính tội tiểu sư đệ về vụ Nghiêm Sơn. Nay còn đùa nữa sao? Trước khi xảy ra trận đánh cảng Bắc, sư mẫu dặn em rằng: Mọi chuyện nhất nhất phải nghe chị. Nay sao em dám cười chị. Chị nói vậy không đúng hay sao?
Đào Kỳ càng cười lớn:
– Bố em thường cho rằng chị là người ôn nhu, mà chí khí như bậc nam nhi, quả đúng. Nhưng giữa chí khí nam nhi và khí phách của bậc anh hùng thì khác nhau xa lắm. Em cười là cười chị có chí khí nam nhi mà không đủ khí phách của bậc anh hùng.
Hoàng Thiều Hoa xịu mặt xuống nàng nói dỗi:
– Tiểu sư đệ! Thì ra tiểu sư đệ có khí phách anh hùng đấy. Ta, Thiều Hoa, xin kính cẩn rửa tai nghe khí phách tiểu anh hùng của sư đệ.
Đào Kỳ vỗ tay vào lưng sư tỷ, nó nheo mắt, thè lưỡi nhát Thiều Hoa:
– Ngày xưa nước Việt có nàng Tây Thi, đẹp tuyệt trần. Nhưng mỗi lần nàng giận hờn, cau mặt càng đẹp hơn. Vừa rồi chị cau mặt coi càng đẹp. Em là tiểu sư đệ còn muốn nhìn huống hồ người ngoài... Mọi khi em đùa đến đâu sư tỷ cũng hỷ xả bỏ qua. Không hiểu sao mấy ngày hôm nay bề ngoài thì sư tỷ làm như bình thản, mà trong lòng nóng như lửa đốt. Trong khi tình ý lại dạt dào như sóng bể Thần-phù.
Đào Kỳ đã đánh trúng tâm trạng Thiều Hoa. Từ đêm giao chiến với Nghiêm Sơn đến giờ, nàng thấy người như có gì khác lạ. Mỗi lần nghĩ đến trận chiến đêm đó, mặt nàng lại nóng bừng lên. Nàng cảm thấy lo sợ: Hay là mình đã cảm Nghiêm Sơn? Nghĩ đến cảnh vong quốc hiện tại, nghĩ đến những lời khắt khe của sư phụ khi nói đến Mỵ Châu, nàng càng cảm thấy mình có tội lỗi với tổ tiên, với dân tộc. Nay Đào Kỳ nói câu đó, nàng lại rộn lên:
– Chị chỉ muốn em trả lời câu hỏi của sư bá. Chứ chị không muốn em đùa dỡn. Chúng ta đang đứng trước đền thờ vị anh hùng dân tộc, hơn nữa là tổ sư của võ học nhà mình.
Đào Kỳ thấy sư tỷ giận, nó không dám đùa nữa:
– Chị chém chết sứ giả, rồi quyết chiến một trận, thì chị làm cho giặc sợ, và tỏ được khí phách của mình. Còn chị mỉa mai em là tiểu anh hùng thực lòng chị bồi hồi nên nói cũng sai. Từ ngàn xưa, dù người lên bảy tuổi đánh giặc Ân như Phù-đổng Thiên-vương cũng là anh hùng. Anh hùng là anh hùng, chứ không hề có tiểu anh hùng.
Thiều Hoa thấy mình đấu khẩu với cậu tiểu sư đệ thì chỉ có nước thua. Muôn ngàn lần nàng không phải là đối thủ của y, nên làm mặt giận, không nói năng gì nữa. Sống bên Đào Kỳ từ bé, Thiều Hoa biết tính cậu tiểu sư đệ ưa phá, ưa đùa, nhưng mỗi lần như vậy nàng tỏ ra giận dỗi, thì y ngưng lại liền. Hôm nay Đào Kỳ dồn Thiều hoa vào chỗ bí, nàng lại dở chiêu thức cũ ra. Quả nhiên Đào Kỳ không dám đùa nữa, nó trả lời Phạm Bách:
– Thưa sư bá, nếu cháu là Cao tướng quân thì cháu nhận lời đầu hàng. Khi đầu hàng rồi, sẽ tìm cách khôi phục giang sơn, hơn là tử chiến vô ích.
Phạm Bách ngâm se sẽ:
Anh hùng như thể khúc lươn,
Khi cuộn thì ngắn, khi vươn thì dài.
Cháu quả thật xứng đáng con cháu họ Đào. Nhưng Đại tướng quân Cao Nỗ lại hành động như Thiều Hoa. Ông giết chết sứ giả, hẹn ngày hôm sau quyết chiến. Sáng hôm sau ông dẫn trên 50 đệ tử dàn trận, đấu với ba vạn quân của Triệu Đà. Hầu cỡi ngựa tiến lên trước trận nói:
– Triệu vương! Hôm nay nước Âu-lạc của tôi đã cùng rồi. Chúng tôi liều một trận tử chiến mà thôi. Không biết bên Triệu có ai đủ can đảm đấu với tôi không? Hay là dùng đông người để ăn hiếp ít người?
Triệu Đà bị khích, y nói:
– Tướng quân muốn đấu gì? Gươm, đao, hay quyền cước?
Cao Nỗ nói:
– Tôi muốn đấu cung tên. Tôi một cung, chín mũi tên. Bên Triệu cử một tướng cũng một cung, chín mũi tên. Nếu tôi bại, thì xin cúi đầu cắp gươm theo hầu Đại-vương. Còn nếu bên Triệu bại, thì xin Đại-vương lui quân 100 dậm, sau mười ngày tái đấu.
Bên Triệu, đại tướng Triệu Thắng là một trong những thần tiễn. Y nghe Triệu Đà hàng ngày khen tài thiện xạ của Cao Nỗ mà bực tức trong lòng. Nhân dịp này, y muốn đấu với Cao Nỗ, liền vọt ngựa ra trước trận:
– Ta muốn cùng Cao tướng quân đấu trận này.
Y cởi gươm, cầm cung với chín mũi tên đứng đối diện.
Quân hai bên lùi lại.
Cao Nỗ thúc ngựa chạy trước. Triệu Thắng phi ngựa đuổi theo sau. Thắng lấy cung nạp tên, nhắm đầu Cao Nỗ bắn. Cao Nỗ chờ tên bay sát tới đầu, ông né sang một bên, tay bắt lấy tên bỏ vào túi. Ông vẫn phi ngựa chạy vòng quanh sân. Triệu Thắng đuổi theo, y bắn mũi tên thứ hai nhắm giữa lưng ông. Lần này ông không bắt tên nữa, chờ tên sắp tới lưng, ông cúi xuống chống hai tay vào lưng ngựa, tên bay giữa đầu và hai tay ông. Đợi tên bay qua, ông co hai tay rồi đẩy mạnh lên, người ông lại cỡi trên lưng ngựa, nhưng cỡi ngược, quay mặt về sau.
Quân sĩ hai bên reo hò ầm ĩ. Triệu Thắng bắn liền ba mũi: Hai mũi hai bên, một mũi vào giữa mặt ông. Ông đưa tay bắt hai mũi hai bên. Mũi thứ ba tới trước mặt, ông há miệng cho mũi tên bay vào tới giữa hai hàm răng rồi cắn chặt lấy. Mũi tên còn dư lực chuôi rung rung không ngớt. Một bên bắn, một bên tránh, bắt, nhưng hai ngựa vẫn cách nhau một khoảng đều. Triệu Thắng đã mất năm mũi tên, y hoảng sợ lắm. Y bắn liền ba mũi tên nữa, một mũi hướng ngựa, hai mũi hướng ngực Cao Nỗ.
Bây giờ Cao Nỗ mới nạp tên bắn ngược trở lại ba mũi tên. Tiếng tên xé gió, cắt đôi ba mũi tên của Triệu Thắng thành sáu đoạn.
Hầu cho ngựa phi chậm lại, nạp tên vào cung hô lớn:
– Triệu Thắng, ta bắn trả ngươi đây. Ngươi hãy coi ta bắn trúng mũ của ngươi.
Mũi tên xé gió bay đến trúng vào mũ của Triệu Thắng đến choảng một tiếng. Y hoảng hồn phi ngựa chạy.
Hầu lại hô:
– Ta bắn đứt giây cương ngựa của ngươi đây.
Mũi tên xé gió bay đến bên ngựa Triệu Thắng, phựt một cái, cương ngựa bị đứt. Ngựa Thắng không cương chạy ngược trở về trận Triệu.
Hầu hô lớn:
– Ta bắn trúng ngựa ngươi đây.
Hầu buông một lần ba mũi. Một hướng Triệu Đà, một hướng Trọng Thuỷ, một hướng Triệu Thắng. Triệu Đà, Trọng Thuỷ tuyệt không ngờ hầu lại có thể bắn một lần ba mũi hướng ba vị trí. Đà hoảng hồn lộn người xuống ngựa tránh, nhưng mũi tên cũng trúng bắp đùi y. Còn Triệu Thắng thì cả người lẫn ngựa chết tại trận tiền. Trọng Thuỷ chỉ bị trúng vai trái thôi.
Quân Triệu tràn sang như nước vỡ bờ. Cao đại tướng quân tử chiến đến mũi tên cuối cùng rồi rút kiếm tự tử.
Phạm Bách kể xong, thì Đào Kỳ, Hoàng Thiều Hoa cảm thấy như còn văng vẳng đâu đây tiếng ngựa hí, quân reo, tiếng tên xé gió kêu vi vút. Hoàng Thiều Hoa nước mắt đầm đìa. Còn Đào Kỳ mím môi nghiến răng:
– Khi gặp thời thì anh chàng câu cá như Hàn Tín, anh chàng bán thịt chó như Phàn Khoái cũng thành công. Còn khi thời đã mất thì dù có tài như Sở Bá vương cũng phải tự tận trên bến Ô-giang. Cao đại tướng quân tài trí một thời, giúp Thục An Dương vương dựng nghiệp lớn, chế ra nỏ thần, giết Đồ Thư, đánh Triệu Đà nhiều trận kinh hồn táng đởm. Nhưng đất Âu-lạc người ít, dân thưa, lại bị cái vạ Mỵ Châu làm cho đến nỗi mất nước, phải tự tận. Tiếc thay cho những bậc anh hùng!
Phạm Bách dẫn hai người vào đền thờ, chỉ cho xem tượng tướng quân Cao Nỗ, uy nghiêm như người sống. Bên cạnh tượng dựng một cây côn bằng đồng sáng chói.
Phạm Bách hỏi Đào Kỳ:
– Bác nghe cháu đã được học Cửu-chân trượng pháp và đã luyện đến chỗ tuyệt kỹ. Vậy cháu có thể biểu diễn để bác coi được không?
Đào Kỳ tuân lệnh, đến trước bàn thờ Cao Nỗ qùy xuống khấn:
– Nếu Cao tổ sư có linh thiêng xin chứng cho đệ tử. Đệ tử mạo muội sử dụng đồng côn của ngài, để biểu diễn cho sư bá xem.
Đồng côn của Cao Nỗ không có hình dáng tròn, mà là một cây gậy hình tam cánh đều đặn, dài khoảng gần một trượng. Đào Kỳ những tưởng đồng côn nặng lắm, nhưng khi cầm lên lại thấy vừa. Nó ngạc nhiên vô cùng, tự hỏi:
– Hay là đồng côn rỗng bên trong?
Nó rút kiếm khẽ gõ vào đồng côn, thì thấy tiếng cách, cách, tỏ ra đồng côn đặc chứ không phải rỗng. Nó tự nghĩ:
– Chắc cây côn này chỉ bọc ngoài một lớp đồng, còn bên trong thì bằng chất gì khác nhẹ hơn đồng.
Nó hướng vào Phạm Bách hành lễ:
– Đệ tử xin mạn phép, nếu có gì sai xin sư bá chỉ điểm cho.
Nói xong, nó múa đủ 18 lộ Cửu-chân côn pháp, rồi ngừng lại:
– Xin sư bá chỉ dạy.
Phạm Bách mơ màng nhớ lại hồi còn trẻ, sư phụ có dạy Thục gia trượng pháp cho ông, nhưng vì ông là ngoại đồ, nên chỉ được học có 10 lộ mà thôi. Nay thấy Đào Kỳ đánh đủ 18 lộ, ông mới biết Thục gia trượng pháp có biến hoá phức tạp vô cùng, mỗi lộ bề ngoài coi cục mịch nhưng bao hàm những sát chiêu ghê gớm. Ông được sư phụ giảng rằng côn pháp này do tả tướng Vũ Bảo Trung tức ông Nồi chế ra. Sau đó ông đã dùng nó để đánh quân Tần. Chính Đồ Thư bị giết về lộ côn pháp này. Sư phụ ông còn nhấn mạnh: Côn pháp xuất phát từ Vạn-tín hầu Lý Thân. Khi Vạn-tín hầu tự tận thì đệ tử của ngài là Vũ Bảo Trung mới dựa theo đó mà sửa đổi, thêm những kinh nghiệm vào. Trượng pháp nổi danh ngang với thần tiễn của Cao Nỗ. Nó có đặc điểm là dù người ngu, người già, đàn bà, trẻ con đều học được cả. Khi sử dụng, tuỳ theo công lực. Công lực yếu, thì uy mãnh thường, công lực mạnh thì uy mãnh tuyệt luân.
Ghi chú của thuật giả
Cao Nỗ, trước theo vua Hùng. Khi An-dương vương vây vua Hùng, Ngài mở cửa thành cho An-dương vương vào ngày mùng sáu tháng giêng. Về sau ngày sáu tháng giêng trở thành ngày hội của Cổ-loa. Dân chúng coi như ngày lập quốc thứ nhì. Có câu tục ngữ:
“Chết thì bỏ con, bỏ cháu,
Sống thì không bỏ mùng sáu tháng giêng”
Cao Nỗ là một trong Tứ-trụ đại thần triều Âu-lạc là:
1. Đại-tư mã, Vạn-tín hầu Lý Thân.
2. Đại-tư không, Trung-tín hầu Vũ Bảo Trung.
3. Đại-tư đồ, Cao-cảnh hầu Cao Nỗ (Lỗ).
4. Tể-tướng, Phương-chính hầu Trần Tự-Minh.
Sau khi Vạn-tín hầu Lý Thân tự tận, Cao Nỗ được thay thế lĩnh chức Đại Tư-mã, tương đương với ngày nay là Tổng Tư-lệnh quân đội. Cũng có sách chép ngài lĩnh chức Tả-tướng quân. Vì có chân tài, lại có công, ngài được An-dương vương phong làm Cao Cảnh-hầu, Em Ngài là Cao Tứ được phong là Cao-dương hầu. Ngài là người phát minh ra nỏ thần, bắn một loạt hàng ngàn mũi tên. Sau dân chúng huyền thoại hoá đi rằng vua Thục được thần Kim-quy cho móng rùa làm nẫy nỏ. Trước đây, suốt một dãy bờ biển từ Thanh-hoá đến Hà-nội nơi nào cũng có đền thờ hai Ngài.
Niên hiệu Trùng-hưng thứ 1 (1285) đời vua Trần Nhân-tông, sắc phong ngài là Nghị-vương. Năm Trùng-hưng thứ 4 (1288) gia phong Cương-chính Nghị-vương. Niên hiệu Hưng-long thứ 21 (1313) đời Trần Anh-tông gia phong Uy-huệ Cương-chính Nghị-vương.
Hiện tôi còn tìm ra bốn đền thờ ngài:
1. Đền thứ nhất, ở số 13B phố Đào Duy Từ, Hà-nội,
2. Đền thứ nhì, ở đình Ngũ-đăng, Hàng-bè, Hà-nội. Tại đình Ngũ-đăng có đắp tượng hai ông và con voi cùng tử tiết, với đôi câu đối:
“Tô chử nộ ba đào, nhất phiến tinh trung truyền Thục sử,
Loa thành huyền nhật nguyệt, cửu trùng hoa cổn tại Đinh triều”
Nghĩa là:
Sóng sông Tô-lịch cuồn cuộn sóng căm hờn, tấc dạ trung thành truyền sử Thục.
Thành Cổ-loa treo cao vầng nhật nguyệt, áo hoa phong tặng tự Đinh triều.
Thời nhà Đinh, vua Đinh Tiên-hoàng là đệ tử phái Hoa-lư, hậu duệ của ngài, khi lập được đại nghiệp, phong ngài là Trung dũng đại vương.
(Chi tiết về Cổ-loa, xem hồi 10 trong sách này),
3. Đền thứ ba, tại đình Ái-mộ, tổng Gia-thụy, nay là xã Gia-thụy, huyện Gia-lâm, Hà-nội. Phổ của đình chép ngàigiữ chức Tả-tướng quân triều Âu-lạc. Ngài là người chế ra nỏ thần, gọi là Linh-quang kim trảo thần nỗ. Sau này, thế kỷ thứ tám, viên quan nhà Đường là Cao Biền, sang cai trị nước ta. Y bịa ra rằng được ngài nhập mộng báo cho biết rằng sẽ đem Thần-nỏ cùng âm binh giúp y đánh giặc Nam-chiếu. Y có làm bài thơ nói về giấc mộng này như sau:
Mỹ hỹ Giao-châu địa,
Du du vạn tải lai.
Cổ hiền năng đắc kiến,
Chung bất phụ linh đài.
Tạm dịch:
Giao-châu đất đẹp thay,
Dằng dặc vạn năm nay.
Người hiền xưa nay thấy,
Thực không phụ lòng này.
Tài-liệu chữ Hán:
ĐVSKTT, Ngoại-kỷ.
Bắc-ninh tỉnh thần tích.
4. Đền thứ tư, là Cao-công từ, đền ở bờ sông Đại-than, huyện Gia-bình, tỉnh Bắc-ninh. Nay là xã Cao-đức, huyện Gia-lương, tỉnh Hà Bắc.
Tài liệu chữ Hán Việt-Nam:
Việt điện U-linh.
Lĩnh Nam chích quái.
ĐVSKTT, Ngoại-kỷ.
Thiên-Nam vân lục.
ĐNNTC.
Bắc thành địa dư chí lục.
Đại Viêt địa chí.
Bắc-ninh tỉnh địa dư.
Bắc-ninh phong cảnh tập.
Bắc-ninh toàn tỉnh địa dư chí.
Bắc-ninh toàn tỉnh địa dư chí.
Ngọc phả cổ lục.
Tài liệu Trung-quốc:
Giao-châu ngoại vực ký
Thủy-kinh chú q.14
Thái-bình hoàn vũ ký, phần Nam Viêt ký, q.170
Tục bác vật ký
Nên chú ý là các sách Trung-quốc đều chép tên ngài là Cao Thông. Còn các sách Việt thì chép là Cao Nỗ hay Cao Lỗ.
Ngôi đền mà Đào Kỳ và Thiều Hoa trú ngụ đã bị Trương Phụ phá năm 1407.
Hốt nhiên một phi tiễn xé gió hướng Đào Kỳ bay tới. Nó đưa côn gạt đánh kịch một tiếng. Côn, tiễn đụng nhau toé lửa, cánh tay nó tê chồn. Nó định nhặt mũi tiễn lên xem thì hai mũi khác lại bay đến, một hướng cổ, một hướng ngực.
Không dám chần chờ, nó xuống trung bình tấn đưa côn gạt mũi tên hướng cổ. Lần này kình lực mạnh quá, cây côn sút tay văng ra xa, cả người nó bị rung động. Nó còn đang bàng hoàng thì mũi tên thứ nhì đã đến trước ngực. Nó nghĩ thầm:
– Thôi thế là hết đời.
Hoàng Thiều Hoa thấy sư đệ bị lâm nguy, nàng rút kiếm gạt. Mũi tụ tiễn chạm vào kiếm đánh choảng một cái. Cây tiễn đổi chiều bay xẹt qua tai Đào Kỳ. Còn Hoàng Thiều Hoa suýt văng mất kiếm, cánh tay nàng tê chồn.
Về võ công thì Phạm Bách không bằng các cháu, nhưng ông kinh nghiệm lịch lãm nhiều. Biết đây là đại cao thủ, ông lên tiếng:
– Cao nhân nào, xin xuất hiện. Tại sao lại nấp nấp, ẩn ẩn như tiểu nhân vậy?
Bình một tiếng, cánh cửa mở rộng, hai người bước vào. Đó là một nam lùn tịt để chòm ria môi trên, tuổi trung niên. Một nữ dáng người yểu điệu thanh thoát. Cả hai đeo trường kiếm trên lưng.
Phạm Bách giật mình:
– Thì ra Phong-châu Vũ gia. Thảo nào tụ tiễn có kình lực mạnh đến thế... Chẳng hay nhị vị tới đây có điều chi dạy bảo?
Nguyên hai người này lạ một cặp vợ chồng. Chồng tên Vũ Hỷ, vợ tên Vũ Phương Anh. Họ là sư huynh, sư muội đồng môn, xuất thân từ phái Tản-viên, là đệ nhất danh môn chính phái. Mấy năm gần đây, tự nhiên họ phản sư môn, qua lại tác quái trên giang hồ. Hành vi của họ thường ác độc, ghê tởm, nên người ta tặng cho họ danh hiệu Phong-châu song quái. Tản-viên là phái võ chủ trương phản Hán phục Việt, nhưng Song-quáiï lại đi làm việc cho phủ Tế-tác của Cửu-chân. Võ lâm Lĩnh Nam nghe đến họ không ai mà không táng đởm kinh hồn.
Phạm Bách là đệ tử danh môn, tuổi đã cao, ông không muốn dùng danh từ Song quái nên gọi trật đi là Phong-châu Vũ gia.
Vũ Hỷ hỏi:
– Phạm lão tiên sinh, dám hỏi lão tiên sinh đi đâu đây?
Phạm Bách chột dạ, nhưng vẫn cười dòn:
– Hai vị khéo đùa. Phạm gia chúng tôi làm nghề chế mắm, cất nước mắm đã hơn 40 năm. Từ Nam tới Bắc, ai mà không từng ăn qua, hoặc không thì cũng đã từng ngửi qua. Hôm nay lão tải một số hàng ra Luy– lâu bán. Chẳng hay nhị vị có dắt hàng cho không?
Phương Anh cười:
– Nếu thực vậy, thì ra lão gia không có ý gì khác ư? Vì mười ngày qua, tôi thấy đệ tử Phạm gia tải nước mắm hơi nhiều hơn hàng ngày. Lại nữa họ đều là những người võ công cao cường. Võ công của họ là võ công Đào gia, chứ không phải của Phạm gia.
Phạm Bách suy nghĩ:
– Có lẽ hai con quỷ này nó đã khám phá ra kế hoạch của mình rồi chăng?
Song ông vẫn nói lảng:
– Phạm mỗ xuất thân là đệ tử Đào gia, thì võ công Đào gia, Phạm gia có gì khác nhau đâu?
Vũ Hỷ cười gằn:
– Tiên sinh bằng ấy tuổi, mà nói năng còn hồ đồ như con nít vậy. Đừng hòng lấy vải thưa mà che mắt thánh. Tiên sinh là tục gia đệ tử Đào gia, võ công tầm thường thôi. Đằng này trong những người đi theo, đều có võ công tuyệt luân cả. Họ là nội đồ của Đào gia. Ta nghe Đào gia làm phản, Thái-thú Cửu-chân sức giấy đi khắp thiên hạ, ai lấy được đầu Đào Thế Kiệt, Đinh Đại thì được thưởng 1.000 lượng vàng, ai bắt một nội đồ của Đào gia thì được thưởng 500 lượng. Ai bắt được ngoại đồ của Đào gia thì được thưởng 200 lượng. Trong đám người theo lão, ít ra có ba nội đồ, 50 ngoại đồ và khoảng 60 gia đinh.
Đào Kỳ nghe Vũ Hỷ nói, thì mừng lắm. Như vậy bố, mẹ, cậu, mợ, anh chị, suy huynh chưa ai bị bắt. Có lẽ tất cả đang trên đường đào tẩu, nên thái thú mới treo thưởng để bắt.
Phương Anh chỉ Hoàng Thiều Hoa và Đào Kỳ:
– Hai người này có phải là đệ tử Đào gia chăng?
Hoàng Thiều Hoa hiên ngang bước ra nói:
– Đúng, ta là tam đệ tử cuả Đào gia. Nếu hai người có bản lĩnh thì lại đây bắt mà nạp cho người Hán.
Dứt lời nàng rút kiếm phóng một chiêu thần tốc vào mặt Phương Anh. Phương Anh không rút kiếm phản công, thị né người tránh khỏi, rồi dùng tay xỉa vào mặt Thiều Hoa. Thiều Hoa biến chiêu thần tốc, đảo kiếm thích vào mặt thị. Bấy giờ thị mới nhảy lui lại quát:
– Quả đúng là đệ tử Đào gia. Ta nghe trong trận chiến ở Ngọc-đường, ngươi đã đấu ngang tay với Lĩnh Nam công Nghiêm Sơn. Ta không tin, vì ngay sư phụ ngươi cũng không có bản lĩnh đó. Nay mới biết, quả thực ngươi có chút bản sự.
Nói rồi thị rút kiếm nhằm ngực Thiều Hoa xỉa tới.
Hai người đều là đệ tử danh môn chính phái, cũng là nữ lưu, kiếm pháp gần giống nhau. Người này ra chiêu thì người kia đỡ. Ánh kiếm cuộn lấy nhau như hai quả cầu bạc.
Phạm Bách đứng ngoài ngây người ra nhìn, ông tự nhủ:
– Sư đệ Đào Thế Kiệt quả thực là tài giỏi. Một thiếu nữ xinh đẹp thế kia, trông như một công chúa, đầy vẻ nhu mì, thế mà y huấn luyện thành một tay kiếm thuật, cầm cự được với Phong-châu song quái bằng ấy hiệp, kể cũng hiếm có trên thế gian này.
Đào Kỳ chỉ lanh lợi hơn Thiều Hoa, chứ võ công của nó còn kém xa sư tỷ. Đây là lần đầu tiên nó thấy sư tỷ đấu với người ngoài, nên ngây người ra xem. Còn Phương Anh dường như chỉ muốn giảo nghiệm võ công Thiều Hoa chứ thực sự y thị không muốn thắng ngay. Thiều Hoa biết đối phương võ công cao gấp mấy mình, chỉ khảo nghiệm mình, nên nàng không cần phòng vệ mà lo tấn công ráo riết.
Khoảng thời gia tàn nén hương, mồ hôi Thiều Hoa đã vã ra. Nàng đuối sức lui dần đến chân tường.
Đào Kỳ thấy sư tỷ lâm nguy, bất chấp đối phương võ công cao, nó múa trượng xông vào.
Vũ Hỷ lạng người đi một cái, đã nắm được đồng côn của Kỳ, y kẹp vào hai ngón tay, lơ đãng đứng xem cuộc chiến giữa vợ với Hoàng Thiều Hoa. Đào Kỳ dùng hết sức giật đầu côn ra, nhưng côn như đóng chặt vào tường, không nhúc nhích.
Nó nghĩ:
– Ta có cố gắng giằng lấy côn cũng vô ích, chi bằng dùng kế hay hơn.
Nó buông côn, nhảy lui lại quát lớn:
– Ngừng tay!
Thiều Hoa, Phương Anh cùng nhảy lui lại.
Đào Kỳ cười hề hề:
– Hai vị đây là cao nhân đương thời, nói thực ra, đến gia phụ chưa chắc đã thắng được các vị, huống hồ chúng tôi. Các vị là người có danh vọng tại sao lại đi hiếp người dưới, các vị không sợ thiên hạ chê cười sao?
Vũ Hỷ cười:
– Chê cười thì thiên hạ chê cười từ lâu rồi. Ta đâu có thèm lý đến những lời bình luận của người đời. Ta muốn gì thì làm. Ta há sơ ai?
Đào Kỳ cười:
– Tôi nghe cha tôi nói rằng Phong-châu song quái võ công trùm thiên hạ, nhưng có đặc tính là coi lời hứa nặng bằng non. Vậy thì thế này, xin nhị vị cho chúng tôi một cơ hội.
Phương Anh cười nhạt:
– Cứ nói.
– Bây giờ một trong hai vị đấu với tôi. Nếu tôi bại thì mặc quý vị muốn giết, muốn bắt làm trâu, làm ngựa gì cũng được. Còn lỡ mà tôi thắng nửa chiêu thì xin quý vị không được hại sư bá, sư huynh, sư tỷ của tôi.
Vũ Hỷ nói:
– Nếu ngươi chịu được của ta ba chiêu, thì ta sẽ tha cho các người khỏi chết.
Đào Kỳ cười ha hả tiến ra:
– Vậy chúng ta cứ thế mà làm.
Vũ Hỷ không tin rằng thằng nhỏ có thể chịu được ba quyền của y.
Y phóng chiêu quát lớn:
– Chiêu thứ nhất.
Y vừa phát chiêu, kình lực đã bao trùm người Đào Kỳ. Nó vội né người sang bên, nấp vào cột đền. Quyền của Hỷ đánh trúng cột đền kêu đến rầm một cái. Nóc đền rung rinh như muốn đổ.
Y quát:
– Ngươi không dám đỡ, mà tránh né, như vậy chiêu vừa rồi không kể.
Đào Kỳ nói:
– Ngươi nói, tôi chịu được ba quyền. Chữ chịu có nghĩa là gì? Tôi thấy có nghĩa là dùng võ khí chọi nhau, hoặc dùng quyền đỡ lại có đúng không?
Vũ Hỷ nói:
– Đúng.
Kỳ cười:
– Thế cột đền có thể làm vũ khí được không?
Hỷ thấy đứa trẻ này nói có lý, y gật đầu:
– Được, coi như chiêu thứ nhất.
Y phóng hai quyền vào thái dương Đào Kỳ theo thế Chung cổ tề minh. Y muốn đẩy Kỳ vào tường rồi bắt sống. Kỳ biến chiêu, xoè hai bàn tay ra đỡ vào quyền của Hỷ, rồi mượn thế nhảy lùi trở lại. Tuy nó không bị nguy hiểm, nhưng người cũng bị đập vào tường. Nó cố nhịn đau, từ từ đứng dậy, nhưng ngực muốn như nghẹt thở:
– Hai chiêu!
Vũ Hỷ cười:
– Trận chiến ở Ngọc-đường cảng Bắc, đến cậu ngươi là Đinh Đại cũng chỉ chiụ được có năm quyền của ta, suýt mất mạng, huống hồ là ngươi. Anh cả Nghi Sơn của ngươi cũng chỉ chịu được có ba quyền, nay ngươi còn nhỏ, hơi sức được làm bao?
Đào Kỳ đã đứng dậy được, nhăn nhó:
– Còn một quyền nữa. Lần này tôi ra tay trước đây.
Nói xong nó tiến lên, múa quyền đánh vào ngực Hỷ. Vũ Hỷ không coi Đào Kỳ vào đâu. Y ưỡn ngực ra chịu đòn.
Thế quyền của Đào Kỳ rất quái dị, rõ ràng đánh thẳng vào ngực, nhưng đi đến nửa đường thì lại biến thành chỉ chọc vào mặt Vũ Hỷ. Vũ Hỷ hoảng hồn ngửa cổ ra sau tránh, thì Kỳ đã dùng tai tay chụp vào vai y, đồng thời thúc hai đầu gối vào bụng y, nhảy vụt lên cao, bay qua đầu y. Khi còn lơ lững trên không, nó phóng chưởng xuống đỉnh đầu Vũ Hỷ.
Bốp một tiếng, Hỷ loạng choạng lùi lại.
Vũ Hỷ trúng chưởng đau quá, đầu óc choáng váng, y đá Đào Kỳ một cái lăn long lóc, quát lớn:
– Phục ngưu thần chưởng!
Đào Kỳ gượng gạo đứng dậy:
– Phục ngưu thần chưởng thì đã sao! Cái này không phải bố ta dạy ta.
Đào Kỳ gượng gạo đứng dậy:
– Phục ngưu thần chưởng thì đã sao! Cái này không phải bố ta dạy ta.
Vũ Hỷ nói:
– Dĩ nhiên cha ngươi không biết chưởng pháp này. Vậy ai đã dạy mi? Mi phải nói mau? Nếu mi không nói thì ta có biện pháp bắt mi phải nói.
Kỳ bướng bỉnh:
– Ta không nói. Ngươi thua rồi, đại trượng phu nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy, ngươi không được làm khó chúng ta nữa.
Vũ Hỷ nói:
– Ta chỉ hứa tha chết cho các ngươi, chứ không hứa tha bắt các ngươi nộp quan. Ta phải mang ngươi đi theo, cho đến khi nào ngươi chịu khai ra ai đã dạy chưởng pháp này cho ngươi.
Nói xong y chụp lưng áo Đào Kỳ ra hiệu cho vợ, cùng vọt ra cửa.Thiều Hoa thấy tiểu sư đệ bị Vũ Hỷ bắt, nàng biết không phải đối thủ của y, nhưng không lẽ để y bắt tiểu sư đệ đi?
Nàng quát lớn:
– Oài! Oài! Mi bắt sư đệ ta đi đâu?
Miệng nói, tay nàng phóng chưởng. Chưởng của nàng là chiêu Hải triều lãng lãng có năm lớp. Chưởng vừa phát kình lực đã bao trùm Phương Anh. Phương Anh biết chưởng này lợi hại, thử cũng phóng chưởng đỡ. Bốp một tiếng, cả hai lùi lại một bước.
Phương Anh khen:
– Khá lắm, lần đầu tiên trên đời ta, có một ngưởi đàn bà khiến ta phả lùi lại một bước.
Chiêu này có năm lớp, lớp thứ nhất đánh thẳng, lớp thứ nhì chuyển vòng từ dưới lên trên, mạnh gấp đôi lớp thứ nhất. Phương Anh hít một hơi vận khí đở. Bùng một tiếng, thị lùi một bước nữa.
Thị quát lớn:
– Giỏi đấy!
Thiều Hoa phóng lớp thứ ba, lớp này hai tay cùng ra chiêu, một đánh thẳng, một đánh từ trên xuống dưới. Phương Anh biết thế chưởng hung dữ vô cùng, không dám coi thường, chân đứng theo đinh tấn, tay phải đỡ chưởng trên, tay trái đở chưởng dưới, hai tay hợp lại thành một chiêu. Hai chưởng gặp nhau, bùng một tiếng, mụ lui lại một bước. Trong khi Thiều Hoa lùi ba bước, lảo đảo muốn ngã.
Nguyên thức chưởng Hải triều lãng lãng do Thục An Dương vương chế ra trong lúc uất khí chồng chất, công lực không có chỗ phát tiết, nên được dịp phát, mạnh vô cùng. Thành ra người sau muốn sử dụng được năm lớp thì công lực phải thực cao. Thiều Hoa là một thiếu nữ 18 tuổi, công lực chưa được làm bao, phát hai lớp đầu, đã muốn cạn chân khí. Đến lớp thứ ba tuy chưởng có ra thực, nhưng không còn đủ sức phát huy hết uy lực, nên chỉ mạnh bằng lớp thứ nhì mà thôi. Trong khi đó, Phương Anh là một đệ nhất cao nhân đương thời, đã có trên 25 năm công lực, thì Thiều Hoa bị lạc bại là phải.
Phương Anh gật đầu:
– Kể ra với tuổi của ngươi, võ công đến trình độ này cũng gọi là hiếm có trên đời. Ta không giết ngươi đâu.
Vèo một cái Song Quái đã biến vào đêm tối. Thiều Hoa kêu lớn:
– Tiểu sư đệ! Tiểu sư đệ!
...
Ngoài trời mưa Thu rả rích trên mái ngói, tiếng dế rên rỉ đáp lại, không có tiếng người. Hoàng Thiều Hoa khóc rấm rức.
Phạm Bách an ủi:
– Hai quái nhân này, ta e rằng hiện nay không có ai địch nổi chúng nữa. Chúng bắt Đào Kỳ đi theo chỉ với mục đích tra xét võ công, chứ không hại nó đâu, cháu yên tâm.
Hai người xuống nhà bếp để tìm đám đệ tử, thì thấy tất cả đều bị trói nằm la liệt dưới đất. Hai người vội cởi trói, gỡ giẻ nhét ở mồm mọi người ra. Không ai bị thương.
Phạm Bách hỏi:
– Việc gì đã xảy ra?
Một đệ tử Phạm gia nói:
– Chúng con nấu cơm xong chưa kịp ăn, thì có một nam, nữ vào đánh chúng con. Võ công chúng cao quá nên mỗi chiêu đánh ra, một người ngã. Rồi chúng trói chúng con lại. Dường như chúng không có ác ý, nên không giết hoặc hành hạ một ai cả. Sư phụ, chúng là ai lại vậy?
Phạm Bách đáp gọn lỏn:
– Phong-châu song quái.
Mọi người ồ lên một tiếng, lộ vẻ khủng khiếp.
Đám đệ tử Đào gia, ít lui tới giang hồ, nên không biết Phong-châu song quái. Còn đệ tử Phạm gia thì đa số theo sư phụ buôn bán ngược xuôi, nên đã từng nghe danh nhị quái. Chúng thường có hành tung bí mật, mỗi hoạt động đều quái dị. Khó có thể đoán chúng là chính phái hay tà phái. Người ta chỉ biết một điều là chúng làm việc cho người Hán. Chúng qua lại khắp các châu Giao-chỉ, Cửu-chân, Nhật Nam. Nhất là dọc con sông Hồng-hà, sông Đuống, sông Luộc. Đâu đâu chúng cũng nổi danh tàn ác vô cùng, không việc gì mà chúng không dám làm.
Trịnh Quang vẫn còn nằm trên giường hỏi Hoàng Thiều Hoa:
– Sư muội, tiểu sư đệ đâu?
– Bị người ta bắt đi rồi.
Quang ngạc nhiên:
– Là ???
– Phong-châu song quái.
Thiều Hoa mắt ênh ếch những nước. Trong các đệ tử, con cháu của Đào gia thì nàng thương Đào Kỳ nhất. Bởi Đào Kỳ thông minh lanh lợi, ngoan ngoãn dễ dạy. Thiều Hoa thường dẫn Đào Kỳ đi chơi núi, bờ bể, chị em nô đùa bên nhau. Đào Kỳ tính hay đùa nghịch, nhưng mỗi lần nó phá quá, Thiều Hoa liếc mắt tỏ vẻ không bằng lòng là nó lại thôi ngay. Nó học văn, học võ đều giỏi, nhưng hay bày biện lộn xộn. Thiều Hoa phải lo xếp dọn giúp nó. Tiếng rằng sư tỷ, sư đệ, nhưng Thiều Hoa vừa đóng vai bà mẹ, lại kiêm bà chị bên cạnh Đào Kỳ. Nay biến cố xảy ra, nhà tan cửa nát. Sư phụ, sư mẫu, sư huynh không biết phiêu bạt, sống chết ra sao? Còn đứa em duy nhất cũng bị người ta bắt đi mất, cho nên nàng khóc rấm rức.
Trịnh Quang an ủi nàng:
– Sư muội! Hiện thời võ công ta chưa phục hồi, cần phải ẩn náu dưỡng thương ít lâu, sau đó mới có thể lên đường tìm sư phụ, sư mẫu và các sư huynh, sư đệ.
Phạm Bạch dục đệ tử bưng mâm cơm lên cúng Cao Nỗ rồi cùng ngồi ăn với nhau. Bữa ăn yên lặng, buồn thảm.
Ăn xong Thiều Hoa hỏi Trịnh Quang:
– Sư huynh, cuộc chiến ở cảng Bắc ra sao? Tại sao sư huynh lại bị thương đến mê man như vậy?
Trịnh Quang nhắm mắt để tưởng lại cuộc chiến đêm đó, rồi thuật:
“...Ta tuân lời sư phụ, cùng mã phu Nguyễn Ngọc Danh về đón chị và các cháu. Sau khi thu xép hành trang, chúng ta trở lại trang, thì thấy lửa cháy ngụt trời, trong trang không một bóng người, chỉ có xác hai, ba tráng đinh nằm chết ở giữa sân. Ta nghe thấy có tiếng rên trong dàn hoa thiên lý, vội vào tìm kiếm, thì thấy chị Cúc, mình mẩy đầm đìa những máu. Chị bị một mũi tên trúng ngực, nhưng chưa chết. Chị cho biết trong lúc theo sư muội chạy ra biển, chị bị trúng tên, rồi bị quân Hán bắt tra khảo để biết rõ kế hoạch của sư phụ. Chị từ chối rằng chị là phận tôi tớ, chỉ biết hầu hạ, không biết gì cả. Chị cho ta biết, mọi người đang ở trong cảng Bắc. Ta cùng vợ con, mã phu Danh bồng chị chạy lên cảng. Giữa đường, chị chết. Ta đành bỏ xác chị ở ven núi. Ta tới cảng Bắc thì thấy sư phụ,sư mẫu, Nghi Sơn, Biện Sơn, đại sư ca, Đinh sư thúc, Đinh phu nhân và đông đủ cả đã xuống chiến thuyền hải quân. Thuyền rời bến được mươi trượng. Phía sau giặc đang ào tới.
Ta kêu cứu:
– Sư phụ, sư mẫu cứu con với.
Sư phụ vẫy cho đoàn thuyền ra khơi, còn chiếc của người quay lại bờ đón ta. Sư phụ, sư mẫu nhảy lên bờ bồng con ta, còn ta thì bồng vợ, rồi cùng nhảy xuống thuyền. Thuyền vừa quay mũi ra thì ba người từ trên bộ phi thân xuống. Thân pháp của chúng rất kỳ diệu, người còn ở trên không đã phóng chưởng đánh xuống. Sư phụ, sư mẫu, Đinh sư thúc đồng quay lại phóng chưởng đỡ. Ta nghe đến bùng một cái. Sư mẫu loạng choạng ngã ngồi xuống thuyền, sư phụ lảo đảo lùi lại. Đinh sư thúc thì ôm ngực lắc lư, miệng phun ra máu”.
Thiều Hoa ái chà một tiếng. Vì nàng biết sư phụ và sư thúc Đinh Đại nổi tiếng là Cửu-chân song kiệt, võ công cao thâm không biết đâu mà lường, tại sao chỉ một chiêu đã bị lạc bại, điều mà nàng không thể tưởng tượng được. Không ngờ trong hàng ngũ quân Hán lại có ba cao thủ đến dường ấy?
Trịnh Quang thở dài:
– Sư muội ngạc nhiên phải không? Nếu sư muội biết rõ ba người đó là ai, thì sư muội không ngạc nhiên đâu.
– Nó là ???
– Phong-châu song quái và Nghiêm Sơn.
Tất cả mọi người đều “ồ” lên, không ai kinh ngạc nữa.
Phạm Bách nói:
– Phong-châu song quái làm việc cho phủ Tế-tác Cửu-chân. Thái thú Cửu-chân Nhâm Diên cầu viện với Lĩnh Nam công là Nghiêm Sơn. Sơn mới đem quân vào đánh Đào, Đinh trang.
Trịnh Quang kể tiếp:
“...Sư phụ hít một hơi dài, chân khí đã phục hồi được đôi chút, chưa biết phản ứng sao thì Vũ Hỷ đã nói:
– Tưởng Cửu-chân song kiệt thế nào, không ngờ chỉ có vậy thôi à?
Sư mẫu nhìn ba đối thủ ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
– Thì ra hai vị đây là Phong-châu song quái, thật là hân hạnh chúng tôi mắt kém nhìn không ra. Còn vị tướng quân đây là...
Người tướng trẻ đó là Nghiêm Sơn, y đấu chưởng với Đinh sư thúc, chỉ một chưởng khiến sư thúc phải phun máu miệng, thì đủ tỏ công lực y không phải tầm thường. Y không trả lời, lùi lại một bước, ánh đao bạc lấp lánh, không rõ y rút đao ra, tra đao vào võ như thế nào, mà người tài công lái đò đầu bị gọt nhẵn bóng, tóc rơi lả tả theo gió.
Sư mẫu la lên:
– Thì ra Lĩnh Nam công, Bình Nam đại tướng quân đây! Thảo nào võ công cái thế. Tôi nghe Nghiêm tướng quân cùng sáu vị huynh đệ được Hán Quang Vũ cử sang Lĩnh Nam để kinh lược. Bọn Thái-thú bỏ Vương Mãng theo Hán. Chỉ với sáu người, Nghiêm tướng quân làm cho các Thái-thú Giao-chỉ, Cửu-chân, Nhật-nam, Quế lâm, Nam-hải, Tượng-quận, cúi đầu quy phục Hán. Không hiểu tướng quân với Thái-thú Cửu-chân, ai là người có quyền hơn?”
Nguyên sau khi Nghiêm Sơn cứu Quang Vũ, khởi binh ở Côn-dương, chiếm được gần hết Trung-nguyên. Khi chiếm được Kinh-châu, Quang Vũ thấy đất này không vững, vì phía sau là sáu quận Lĩnh Nam, còn theo Vương Mãng. Quang Vũ bàn với Nghiêm Sơn, phải cử người kinh lược sáu quận, để có thêm lương thực, vũ khí tranh hùng với Trung-nguyên.
Nghiêm Sơn khẳng khái nhận lời ra đi với Hợp-phố lục hiệp.
Nghiêm Sơn bí mật sang Giao-chỉ dò thám, thì được biết các Thái-thú đang phân vân chờ thời. Y bàn cùng Hợp-phố lục hiệp đến Luy-lâu dò thám tình hình. Tháiù-thú Giao-chỉ là Tích Quang trong cuộc tiếp xúc với Nghiêm Sơn, y biết được sứ mạng của Nghiêm Sơn và Hợp-phố lục hiệp, nên y quy phục Hán. Tuy nhiên Sơn là Lĩnh nam công, Bình nam đại tướng quân, nhưng chàng vẫn là một ông vua không có quân, vì binh quyền địa phương đều thuộc các thái thú cả. Chàng nghĩ được một kế, là đi mời các hào kiệt địa phương ra làm quan, để thu phục lòng người. Chàng nghe đồn tại Cửu-chân có Đào Thế Kiệt, Đinh Đại là hai người trí dũng song toàn. Chàng muốn mời ra làm quan, hầu tổ chức thành phủ Lĩnh Nam công như một triều đình con. Không ngờ thái thú Nhâm Diên lại báo cáo rằng Đào, Đinh là hai đầu trộm đuôi cướp, y xin Nghiêm mang quân tiểu trừ. Chàng vội điều quân từ Giao-chỉ vào Cửu-chân để dẹp giặc.
Nhưng giữa đêm khuya, chàng gặp Thiều Hoa, Đào Kỳ. Chàng là người văn võ kiêm toàn, lại ở địa vị cao, thường mơ màng một bóng giai nhân ôn nhu văn nhã mà phải biết võ thuật. Chàng được mai mối cho không biết bao nhiêu tiểu thư con cháu quan lại trong các phủ Thái-thú. Ngặt một điều người biết võ thì thô kệch, cục súc; người đọc sách ôn nhu thì lại mềm yếu, không thể cùng luận bàn võ công, phi ngựa lên núi, xuống biển, bôn ba giang hồ. Nay bỗng nhiên gặp nhan sắc tuyệt thế của Hoàng Thiều Hoa với vẻ ôn nhu văn nhã, võ côn không kém gì Nghiêm. Trong óc Nghiêm hiện lên mối tình lãng mạn giữa Mỵ Châu, Trọng Thuỷ thuở nào. Cho nên giữa lúc phủ Thái-thú bị đốt phá, Thái-thú hoang mang, nhờ Nghiêm đem quân cứu viện, mà Nghiêm cứ chần chờ.
Nghiêm vờ đấu với Thiều Hoa để biết võ công nàng hơn là đánh thực tình. Cảnh Thiều Hoa e lệ, còn Đào Kỳ thì mồm năm, miệng mười liếng thoắng, gần như ngỏ ý ghép Nghiêm với sư tỷ của y khiến hồn phách Nghiêm như ngây, như dại. Khi từ biệt, Đào Kỳ còn cướp nhánh hoa cúc bằng vàng trên mái tóc Thiều Hoa tặng Nghiêm, khiến Nghiêm lâng lâng như muốn bay bổng lên cao. Nghiêm đeo cành hoa đó trước ngực.
Nay nghe Đào phu nhân hỏi Nghiêm ở địa vị trên hay dưới Thái-thú Cửu-chân thì Nghiêm không biết trả lời sao? Nghiêm biết bà là sư mẫu của Thiều Hoa, vì thần nên nể cây đa. Nghiêm không dám vô lễ.
Nghiêm khiêm tốn đáp:
– Không dám, vãn bối là Lĩnh Nam công, trấn nhậm toàn vùng Lĩnh Nam. Còn Nhâm Diên là chúa tể vùng Cửu-chân.
Đào phu nhân thấy trên ngực Nghiêm cài bông hoa của Thiều Hoa, bà kinh sợ: Không biết Thiều Hoa và Đào Kỳ có mệnh hệ nào không?
Bà run run hỏi:
– Nghiêm tướng quân, chẳng hay tướng quân có gặp tệ đồ Thiều Hoa và khuyển tử Đào Kỳ?
Nghiêm Sơn đáp:
– Trước đây hai giờ, vãn bối có gặp một tiểu anh hùng, võ công cực cao, nghị luận như gươm treo, thực là Hạng Thác tái sinh. Bên cạnh đó là một vị thiên kim tiểu thư, nhan sắc tuyệt thế. Vãn bối có qua lại mấy chiêu với hai vị đó. Được hai vị nhường đường cho đi.
Đào phu nhân tuổi đã ngoài 40, bà cùng chồng dạy dỗ trên trăm đệ tử vừa nam vừa nữ, nên bà rất rành tâm lý tuổi trẻ. Bà thấy Nghiêm Sơn rõ ràng thắng mình, chỉ cần trở tay là bắt được ông bà cùng Đinh Đại. Thế mà y không bắt, cũng không cho Song-quái ra tay. Y còn nói năng lễ độ với bà. Bà biết y có tình ý với Thiều Hoa. Bà biết Thiều Hoa không bị giết, cũng không bị bắt. Nếu nàng bị bắt, thì việc gì Nghiêm Sơn phải mê mẫn đeo bông hoa bên mình?
Bà thấy Nghiêm thực tình, cũng không muốn khách sáo nữa:
– Nghiêm tướng quân bảo tệ đồ và khuyển tử nhường cho ngài ư? Thực ra ngài đã tha cho chúng thì đúng hơn.
Phu nhân ngừng một chút rồi nói một mình:
– Thực là chân tài, lại thêm nhũn nhặn nữa, sự nghiệp tướng quân sau không phải nhỏ.
Bây giờ thuyền đã ra khỏi khá xa, Nghiêm Sơn chắp tay vái ông bà Đào Thế Kiệt, rồi nhảy ùm xuống biển bơi vào bờ. Còn Phong-châu song quái túm lấy Trịnh Quang:
– Ta vì Nghiêm tướng quân, không gây hấn với Đào trang nữa, nhưng tên này phải chèo mủng đưa ta vào bờ.
Trịnh Quang kết luận:
– Trên thuyền hải quân có chiếc mủng nỏ, ta phải chở song quái vào bờ. Tới bờ Vũ Hỷ túm lấy ta, liệng lên không rồi đánh một chưởng. Ta ngất xỉu không biết gì nữa, cho tới lúc sư muội lại cứu.
Kể chuyện xong, Trịnh Quang mệt quá, nằm ngủ thiếp đi. Nhưng Thiều Hoa lại mơ màng, hình ảnh Nghiêm Sơn tuấn mã, uy dũng hiện lên trước mắt nàng.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook