Anh Hùng Bắc Cương
-
Chương 33: Điểm huyệt mật pháp
Điểm huyệt mật pháp ----- -
Khai-Quốc vương nghĩ thầm:
- Hai tên này thống lĩnh một bang trộm cướp lớn, lại kinh lịch nhiều, mà dám công khai tấn công đoàn hộ tống của triều Tống, hẳn đã nghiên cứu kỹ về mình với Thanh muội. Chúng biết ta mà còn dám làm ngang, chắc chắn chúng không đi có hai, mà còn nhiều tên khác mai phục xung quanh, chưa xuất hiện. Không biết toán kị binh hộ tống hiện ra sao? Cơ chừng trúng phục binh bị giết hết rồi cũng nên. Khi ra đi, mình đã quyết định không dùng võ công trên đất Tống. Nếu có gì sơ xẩy, triều Tống trách nhiệm. Mình cần chế chỉ tâm thần, xem truyện đi đến đâu?
Vương ung dung, hỏi lại:
- Tại hạ e giang hồ đồn kho tàng Tần-Hán chỉ hữu danh, vô thực. Thế mà hai vị Trường-giang song hùng cũng tin ư?
Thấy anh em mình uy hiếp, Khai-Quốc vương tỏ ra phong lưu, tiêu sái, không sợ hãi. Trường-giang song quỷ bắt đầu kính phục. Chúng nghĩ thầm:
- Mình nghe tên Lý Long-Bồ là nhân vật xuất chúng. Hôm đại hội Thăng-long, được tám vùng tộc Việt tôn lên làm trừ quân. Quả thực không hổ với tiếng đồn. Nhưng có điều sao y chấp nhận để bị cầm tù dễ dàng quá?
Phương Báo nói:
- Vương gia không tin ư? Thế mà hiện anh hùng thiên hạ đều tập trung về Khúc-giang tranh kho tàng này. Nào Bình-Nam vương Triệu Nguyên-Nghiễm cùng các đại cao thủ của Khu-mật viện. Nào bang Nhật-hồ Trung-quốc. Nào cao thủ Đại-lý, Cao-ly, Tây-hạ. Cho đến Lạc-long giáo cũng gửi đến hai trưởng lão cùng biết bao giáo chúng về. Không biết giáo chủ có tới hay không. Tin đồn Vương-gia đi sứ phen này không ngoài mục đích đó. Ai cũng nói, duy Vương-gia đã hợp hai người cháu. Một làm giáo chủ Lạc-long giáo Thân Thiệu-Thái, có tất cả bản đồ sông núi vùng Khúc-giang. Hai làm chưởng môn phái Mê-linh, công chúa Bình-Dương, có tất cả mật ngữ, bản đồ nơi chôn cất. Cho nên giang hồ khẳng định, ngoài Vương-gia, không ai biết nơi chôn cất kho tàng đó cả.
Y im lặng quan sát thái độ của vương, rồi tiếp:
- Vì vậy, anh em tại hạ bạo gan đón Vương-gia cùng Vương-phi đi tìm kho tàng.
Thanh-Mai lắc đầu:
- Trường-giang song hùng sao hồ đồ lắm vậy. Nếu thực sự có kho tàng, ắt Lưu hậu hay Bình-Nam vương nhà Tống đã đem đại binh tới Khúc-giang, lật từng viên ngói, đào từng gốc cây tìm kiếm rồi, đâu đến chúng ta. Trên đời, những gì đồn đại, trăm điều sai đến chín chục. Nếu như Đại-Việt có bản đồ, hẳn chúng tôi kéo đi đông đảo, có đâu chỉ hai người với năm đứa trẻ?
Phương Hổ cười ha hả, tiếng cười của y vang khắp sơn lâm:
- Khai-Quốc vương vốn tài trí nhất gầm trời. Vì vậy đi tìm kho tàng, bề ngoài chỉ có hai. Ai biết đâu, trong bóng tối, không mang hàng vạn cao thủ. Bất kể Vương-gia có đi tìm kho tàng hay không, anh em tại hạ cũng mời Vương-gia, Vương-phi cùng đi.
Khai-Quốc vương nghĩ rất nhanh:
- Hai tên ma đầu này, võ công cực cao. Mình với Thanh muội chống trả cũng vô ích. Lỡ trong khi đấu với nhau, năm sư đệ nhảy vào, có thể mất mạng. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái quả có bản đồ. Chúng đang trên đường đi Khúc-giang. Nếu mình đem lực lượng Đại-Việt, tranh đấu với anh hùng thiên hạ, tổn thất không ít. Mà dù có thắng, liệu Tống triều có để yên cho mình mang về Đại-Việt không? Âu là mình đi với chúng, xem chúng tìm kho tàng ra sao. Đợi cho các đoàn tìm kiếm chém giết nhau, kẻ bại chết, người sống bị thương, bấy giờ mình xuất hiện, ắt thắng lợi vào tay. Mình tạm lệnh cho Bảo-Hoà, Thông-Mai cùng bọn Tôn Đản âm thầm theo bọn này. Nếu như quả có kho tàng, thừa cơ đoạt lại. Còn không có kho tàng, cũng chẳng sao.
Nghĩ vậy Vương nói:
- Khúc-giang vốn đất của tộc Việt. Tại hạ cũng muốn đi thăm một chuyến. Đa tạ hai vị.
Vương nói với Thanh-Mai:
- Thanh muội. Chúng ta đi Khúc-giang. Thanh muội gọi năm đứa trẻ về đi.
Thanh-Mai hiểu ý chồng. Nàng đứng dậy hú một tiếng dài. Tiếng hú ngân vang khắp thung lũng.
Trường-giang song quỷ kinh hãi nghĩ:
- Con nhỏ này, tuổi bất quá mười chín, hai mươi, mà công lực đã đến dường này. Hèn chi trước đây mình bại về tay Trần Tự-An cũng phải.
Tiếng hú vừa dứt, lập tức có tiếng tù và đáp lại. Thoáng một cái, năm đứa trẻ xuất hiện. Chúng thấy Trường-giang song quỷ, không những không ngạc nhiên, mà còn nhìn nhau rồi cười khúc khích. Tôn Đản hỏi Thanh-Mai:
- Chị ba, hai ông này ban nãy đánh nhau với thị vệ phải không? Hai lão tới đây làm gì vậy? Xin tiền tiêu chăng?
Thanh-Mai đáp:
- Hai vị đây có cao danh Trường-giang song hùng. Hai vị mời chúng ta đi Khúc-giang chơi một chuyến.
Hà Thiện-Lãm thích quá, nó chạy lại nắm tay Phương Hổ gật mạnh:
- Phương tiền bối tử tế thực. Bây giờ chúng ta xuống núi, rồi đi luôn hay sao?
Phương Hổ gật đầu:
- Đúng như vậy.
Khai-Quốc vương, Thanh-Mai đổ đồi trước. Năm đứa trẻ và Trường-giang song hùng theo sau. Xuống dưới chân núi, Thanh-Mai thấy Tào Khánh bị trói, đặt ngồi trên mình ngựa. Cạnh đó có một đôi trai gái bị trói dính vào nhau theo tư thức lưng đối lưng, mắt bị vải buộc che mất.
Thanh-Mai cho rằng đôi trai gái, cũng như Tào-Minh bị Phương Hổ bắt trói. Nàng thản nhiên như không.
Phương Hổ thấy cặp trai gái bị trói, y kinh hoàng, nhảy nhót mấy cái, tay rút kiếm đưa một nhát, dây trói đứt. Đôi trai gái được tự do. Phương Hổ hỏi:
- Lục đệ, thất muội, cái gì đã xẩy ra?
Người đàn bà đáp:
- Không biết từ đâu, xuất hiện năm tên ôn con. Chúng tấn công, rồi bắt trói...
Mụ chưa nói hết câu, thấy bọn Tự-Mai đang đứng đấy cười. Mụ chỉ mặt Tôn Đản:
- Mấy thằng nhãi con. Ta phải lột da mi mới được.
Mụ vung tay chụp Tôn Đản. Nó trầm người tránh khỏi, rồi núp sau Thanh-Mai:
- Chị ba, cứu em với.
Phương Hổ hỏi người đàn bà:
- Thất muội! Cái gì vậy?
- Năm thằng ôn vật này đã bắt trói muội.
Phương Hổ chỉ mụ đàn bà giới thiệu:
- Thưa vương gia, bản bang được lãnh đạo bởi bẩy người. Tại hạ đứng đầu, vị này có tên Xuyên Dung, đứng hàng thứ bẩy của bản bang.
Y chỉ người đàn ông trang phục như Nho sinh:
- Vị này đứng hàng thứ sáu trong bản bang, họ Phi tên Lịch.
Sau đó y giới thiệu từ Khai-Quốc vương cho tới Lê Văn. Rồi hỏi Xuyên Dung:
- Cái gì đã xẩy ra? Chúng ta là người nhà cả.
Xuyên Dung chỉ Lê Văn:
-- Tên ôn con này bắn vào người muội với lục huynh hai viên thuốc khiến chân tay không cử động được, rồi chúng trói lại, bỏ lên ngựa.
Phương Hổ xua tay:
- Các vị đây là sư đệ của Khai-Quốc vương, tính tình hiếu động, hay đùa nghịch. Thất muội chấp làm gì? Ta cho thất muội biết, Vương-gia, Vương-phi cùng ngũ vị công tử sẵn sàng đi với chúng ta tìm kiếm kho tàng Tần-Hán. Chỉ nguyên truyện này, dù các tiểu công tử có đùa cợt đến đâu, thất muội cũng nên bỏ qua.
Y nói với Khai-Quốc vương:
- Mời Vương-gia, cùng Vương-phi lên ngựa cho.
Mọi người lên ngựa.
Phương Hổ hô lớn:
- Đi!
Ngựa phi như gió. Phương Báo phi trước, Phương Hổ phi sau cùng. Ý chừng chúng sợ có ai chạy trốn chăng.
Ngựa Tôn Đản, Lê Thuận-Tông phi song song phía trước. Ngựa Thiện-Lãm, Tự-Mai phi thành cặp phía sau. Lê Văn phi sau cùng. Đang phi ngựa, Lê Văn hô lớn:
- Lên!
Tự-Mai vọt người lên cao. Hai chân nó đáp lên vai Tôn Đản. Trong khi Thiện-Lãm đáp lên vai Lê Thuận-Tông. Tài tình ở chỗ, ngựa vẫn phi như bay, mà hai đứa trẻ đứng rất vững. Ngựa Đản, Tông vẫn phi song song sát nhau.
Lê Văn hô lớn:
- Phát chiêu!
Thiện-Lãm, Tự-Mai cùng rút kiếm chiết chiêu với nhau.
Thanh-Mai đưa mắt cho Khai-Quốc vương, nàng mỉm cười:
- Anh coi, chỉ mấy ngày, mà năm đứa trẻ này dạy nhau đủ thứ. Lê Văn là con trai duy nhất của sư phụ em, nó dạy mấy đứa kia thuật kị mã của phái Sài-sơn. Sau chuyến đi này, có lẽ bản lĩnh chúng nó giống nhau.
Thình lình Tự-Mai, Thiện-Lãm quát lên một tiếng. Cả hai cùng vọt người lên cao. Rồi Tự-Mai đáp xuống vai Thuận-Tông. Thiện-Lãm đáp xuống vai Tôn Đản. Cả năm đứa trẻ cười ha hả, tỏ vẻ khoái chí.
Đám Phương Hổ nhìn bọn Tôn Đản dùng võ công, đùa vui với nhau. Nhưng trong cái đùa, ẩn tàng võ công kinh thế hãi tục. Y nghĩ thầm:
- Năm thiếu niên này, chưa ai tới mười tám, mà võ công đã đến dường này. Một mai, vào tuổi ba mươi, mình e thiên hạ không ai bằng chúng.
Đi một lát, gặp toán kị mã ba người, cùng hơn mười tùy tòng đứng chờ ven đường. Phương Báo ra hiệu cho mọi người dừng lại. Y chỉ vào ba người giới thiệu:
- Đây là Động-đình tam ưng tức tam đệ, tứ đệ và ngũ đệ trong bản bang. Họ có chút danh trên chốn giang hồ.
Tự-Mai nghe giới thiệu, nó đưa mắt nhìn ba người:
- Thực hân hạnh! Ở Đại-Việt, tiểu đệ nghe danh nhất ưng Chu Y khinh công như rồng bay, gió thổi. Nhị ưng Trần Tiệp nội công cao thâm khôn lường. Tam ưng Vũ Canh kiếm thuật thần thông. Thì ra các vị đều ở trong bang Trường-giang cả đấy.
Chu Y nghe Tự-Mai nói, y vui mừng ra mặt:
- Kiến văn của tiểu huynh đệ rộng thực. Cả đến bọn vô danh như anh em tại hạ, mà huynh đệ cũng biết đến.
Phương Hổ hỏi:
- Bọn kị binh ra sao rồi.
- Bắt gọn, giam vào một nơi. Đợi Vương-gia cùng chúng ta đào kho tàng rồi mới thả ra.
Phương Hổ chỉ Tào Khánh:
- Giam cả tên cẩu quan này lại.
Hai kị mã tới dắt ngựa Tào Khánh đi về phía hang núi.
Phương Hổ tính đốt ngón tay:
- Chúng ta có bẩy huynh đệ, bên Khai-Quốc vương cũng có bẩy người. Cộng chung mười bốn. Nào, chúng ta lên đường.
Đến chiều, tới trấn Ngọc-lâm. Phương Hổ ra hiệu cho mọi người xuống dắt ngựa đi vào trấn. Y chỉ lên tửu lầu lớn mang tên Lạc-viên lâu nói:
- Mời Vương-gia cùng quý vị vào tửu lâu uống rượu. Sau đó chúng ta tiếp tục lên đường.
Phương Hổ đi trước, ngang với Khai-Quốc vương. Xuyên Dung kèm Thanh-Mai. Năm người trong Trường-giang thất hùng kèm năm đứa trẻ, vào tửu lầu.
Chợt từ trong tửu lầu có hai nhà sư trẻ, tay cầm bình bát khất thực đi ra. Hai nhà sư như không thấy cả bọn đi vào. Một người đụng phải ngựa Phương Hổ làm cái túi hành lý trên lưng y rơi xuống đất. Nhà sư vội chắp tay xá tạ lỗi, rồi cúi xuống nhặt cái túi treo lại trên lưng ngựa trả Phương Hổ:
- A-Di Đà-Phật. Bần tăng thực vô tâm, vô ý. Mong thí chủ từ bi hỷ xả, bỏ quá đi cho.
Nhà sư xá thêm một xá nữa, rồi cúi đầu bỏ đi.
Ngay từ lúc hai nhà sư xuất hiện, Tôn Đản, Tự-Mai đã nhận ra y là Trần Thông-Mai với Bảo-Hoà. Tuy cả hai hoá trang đi, nhưng người Bảo-Hoà tiết ra hương thơm ngào ngạt, làm chúng nhận được ngay.
Tự-Mai dùng Lăng-không truyền ngữ nói vào tai Thanh-Mai:
- Chị Thanh, anh Thông với Bảo-Hoà hí lộng quỉ thần gì đây?
- Mình cứ chờ xem.
Phương Hổ thúc mọi người ăn thực mau, rồi lên đường.
Khoảng nửa đêm, đoàn người tới trấn Thương-ngô trên bờ sông Tây-giang. Có hai người đứng chờ ven đường. Chúng kính cẩn hành lễ với Phương Hổ:
- Trình bang chủ! Thuyền đã chuẩn bị sẵn, mời bang chủ cùng quý khách xuống.
Bên bờ Tây-giang, một con thuyền cực lớn đậu sẵn. Phương Hổ chỉ con thuyền nói với Khai-Quốc vương:
- Mời vương gia cùng các vị xuống thuyền. Đêm nay bản bang xin được thiết đãi Vương gia thổ sản vùng Quảng-Đông. Chúng ta dùng thuyền đi Phật-sơn. Từ Phật-sơn sẽ lên bộ đi Khúc-giang.
Khai-Quốc vương để Thanh-Mai xuống trước. Vương theo sau với năm đứa trẻ. Người cuối cùng xuống, lập tức thuyền nhổ neo, buồm dương lên. Thuyền trôi nhanh như tên bắn. Phương Hổ mời mọi người vào trong khoang thuyền lớn. Ở đó đã bầy một tiệc rượu.
Phương Hổ mời Khai-Quốc vương ngồi vào ngôi chủ vị. Còn y ngồi thứ nhì, tiếp vương. Kế đó Xuyên Dung ngồi tiếp Thanh-Mai. Năm đứa trẻ ngồi cùng với đám thủ lĩnh bang Trường-giang.
Rượu được vài tuần, Phương Hổ hướng vào Thanh-Mai:
- Tại hạ nghe Vương-phi thuộc danh gia đệ tử, kính nhờ Vương-phi dịch dùm tập sách nhỏ bằng chữ Khoa-đẩu. Trước đây, tại hạ đã nhờ người ta dịch cho, nhưng e không đúng. Vì vậy, xin Vương-phi dịch lại, để có thể so sánh. Theo bản dịch trước, tập sách này là bộ Lĩnh-Nam vũ kinh. Cuối tập sách có nói đến kho tàng Tần-Hán.
Nghe Phương Hổ nói, Thanh-Mai nghĩ thầm:
- Tên này đáo để gớm. Y nhờ mình dịch, mà còn sợ mình dịch sai, nên đưa ra lời đe doạ, ra cái điều đã có bản dịch rồi.
Nàng mỉm cười:
- Đa tạ bang chủ tín nhiệm.
Phương Hổ thò tay vào trong bọc, lấy ra cái túi. Y trịnh trọng mở túi. Mọi người cùng nhìn theo tay y. Y moi trong túi ra tập sách, trao cho Thanh-Mai. Thanh-Mai cầm lên xem: Trên bìa có hàng chữ Lĩnh-Nam vũ kinh. Nàng mở trang thứ nhất, trong không có chữ. Nàng mở trang thứ nhì, cũng đều giấy trắng. Trang thứ năm, vẽ hình hai con quỷ sứ nhe nanh, trông rất giống Phương Hổ, Phương Báo. Nàng mở trang thứ sáu, vẽ hình một phụ nữ mặc y phục cung phi, trên đầu có sừng. Tiếp theo hình của năm lãnh tụ bang Trường-giang.
Thanh-Mai ngơ ngác:
- Phương bang chủ, sách chỉ có hình, đâu cần dịch?
Phương Hổ hoảng hốt, y quên cả lễ độ, giật tập sách trên tay Thanh-Mai mở ra xem. Bên trong không có hình gì khác cả. Y kinh hãi đến đờ người ra. Vì mới hồi sáng, y còn mở túi ra kiểm soát lại, bộ Lĩnh-Nam vũ kinh vẫn còn nguyên. Vậy ai đã lấy cắp, đổi vào bằng tập sách này?
Y ôn lại: Y cùng em leo núi, gặp Khai-Quốc vương, rồi xuống núi, lên ngựa ra đi. Thủy chung cái túi vẫn đeo bên hông. Cho đến khi vào tửu lầu...
Chợt y vỗ đùi đến đét một cái. Y đã nhớ ra. Lúc qua trấn Ngọc-lâm, y treo cái túi trước yên ngựa, cùng mọi người vào quán ăn. Một vị sư đi ngược chiều chạm vào ngựa y. Nhà sư chắp tay xin lỗi, rồi đi tiếp. Chắc chắn nhà sư đã nhanh tay lấy trộm tập sách của y, thay bằng tập sách giả này để trêu chọc.
Nguyên Phương Hổ cùng bang Trường-giang bỏ ra không biết bao nhiêu tiền bạc, công lao, sai người theo dõi bọn Triệu Thành. Khi bọn Tung-sơn tam kiệt cho Quách Quỳ chép bộ Lĩnh-Nam vũ kinh cùng với bộ Dụng-binh yếu chỉ trong hầm đá rồi. Y sai người sao làm ba bản. Y giữ một bản. Cho hai sứ giả đi hai ngả khác nhau mang về triều.
Bản của y bị phái Thiên-tượng Đại-lý đoạt mất, rồi bị phái Đông-a trộm trên thuyền, trao cho Khu-mật viện. Một sứ giả khác, bị Khu-mật viện Đại-Việt cho người đánh tráo mang về. Khai-Quốc vương trình bản này cho anh hùng xem, trong kỳ đại hội Thăng-long. Sứ giả duy nhất thoát lưới, đến sông Trường-giang, bị bang Trường-giang giết chết đoạt sách.
Mấy tháng qua, Phương Hổ mất không biết bao công phu theo đõi, tìm được một người biết chữ Khoa-đẩu địch cho y. Nhưng trong bộ Lĩnh-Nam vũ kinh chép bằng thuật ngữ đặc biệt. Y không hiểu nổi. Y đang tuyệt vọng, hay đâu được tin Khai-Quốc vương đi sứ. Y cùng anh em bàn nhau, bắt sống Vương, để Vương-phi dịch, dẫn giải cùng tra khảo vương về thuật ngữ trong sách, hầu tìm kho tàng. Bây giờ tập sách bị người ta đoạt mất. Y điên lên được.
Y nhìn những hình vẽ, bỗng mồ hôi y toát ra như tắm: Trong sách vẽ hình bẩy anh em y. Lại vẽ hình Lưu thái-hậu nữa.
Nguyên y là người của bang Nhật-Hồ Trung-Quốc lớn vai hơn Hồ Dương-Bá (Nguyên-Hạnh) với Đỗ Lệ-Thanh. Khi bang Nhật-Hồ bị diệt. Hồ Dương-Bá với Đỗ Lệ-Thanh được Khu-mật viện Tống bố trí sang Đại-Việt trường kỳ mai phục. Còn y được xử dụng trực tiếp, để dò la tung tích dư đảng Nhất-Hồ. Từ khi Lưu hậu lên cầm quyền, y điều khiển nhóm tế tác làm việc thẳng với bà. Việc này, đến sáu sư đệ, sư muội của y cũng không biết? Tại sao hai nhà sư lại biết, mà hí hoạ cả mụ với anh em y?
Tự-Mai, Tôn Đản thấy hình trong sách bất giác đưa mắt nhìn nhau. Cả hai cùng bật lên tiếng cười. Tôn Đản hỏi:
- Phương bang chủ. Tưởng bang chủ nhờ chị ba tôi dịch sách gì. Hoá ra bang chủ cho xem cuốn tập vẽ hí hoạ.
Phương Hổ nghiến răng kèn kẹt. Y cầm cái bát bóp mạnh. Bát vỡ tan ra. Y vê viên mấy cái, bát nát ra như bột.
Khai-Quốc vương hỏi y:
- Bang chủ! Có biến cố gì chăng?
Phương Hổ nghiến răng:
- Bộ Lĩnh-Nam vũ kinh cùng Dụng-binh yếu chỉ trong túi này, bị tên tiểu hoà thượng đánh tráo ở Lạc-viên tửu lầu, trấn Ngọc-lâm.
Phương Báo tần ngần cầm lấy cuốn tập coi. Y truyền cho các sư đệ cùng xem, rồi lắc đầu:
- Chúng ta phải sai bang chúng truy lùng hai tên cẩu hòa thượng này băm vằm ra cho bõ ghét.
Phương Hổ quả xứng đáng thủ lãnh bang lớn. Y thản nhiên cầm chung rót rượu mời Khai-Quốc vương uống, rồi nói:
- Chúng ta cứ đến trấn Phật-sơn, rồi sẽ truy lùng hai tên cẩu hoà thượng.
Thình lình Xuyên Dung kêu lên tiếng ối rồi ôm tay rên siết. Tiếp theo đến Phi Lịch, Động-đình tam ưng, Trường-giang song quỷ. Người nào tay cũng sưng vù lên, đỏ hỏn. Tiếng rên la vang khắp sông.
Phi Lịch hỏi Phương Hổ:
-- Đại ca! Rõ ràng chúng ta bị trúng Chu-sa Nhật-hồ độc phấn. Phấn độc này chỉ đại ca, nhị ca mới có. Như vậy...
Y định nói Như vậy đại ca, nhị ca phóng độc hại anh em nhưng y dừng lại kịp, vì chính đại ca, nhị ca cũng bị trúng độc như y.
Phương Hỗ thấy đám người của Khai-Quốc vương vô sự. Y nghĩ thầm:
- Không lẽ tên Lý Long-Bồ đã phóng độc hại bọn ta?
Y an ủi các em:
- Đừng sợ, cái thứ phấn độc này có đáng gì. Ta lấy thuốc giải cho các em.
Y thò tay vào bọc, móc ra hộp thuốc. Y trao cho các sư đệ, mỗi người một viên:
- Nuốt mau, vận khí cho thuốc tan.
Sáu người bỏ thuốc vào miệng, nuốt trửng, rồi ngồi vận công. Khoảng nhai dập miếng trầu, cả sáu người đều ngã lăn ra, miệng xùi bọt mép.
Phương Hổ đang định nuốt thuốc vội dừng lại. Y bóp một viên thuốc ra ngửi. Y giật bắn người lên. Vì mùi vị hoàn toàn khác với mùi vị thuốc giải của y. Y coi lại, cái lọ đựng thuốc chỉ hơi giống cái lọ của y. Y chửi thầm:
- Thì ra tên hoà thượng khả ố đã tráo luôn cả hộp thuốc của ta.
Y tự hỏi:
- Không hiểu ai tung phấn độc hại anh em y? Không lẽ cũng hai tên quỷ hoà thượng kia? Nhất định hai tên hoà thượng chó má có liên quan với bọn Khai-Quốc vương.
Y nghiến răng nói với Khai-Quốc vương:
- Vương-gia trí tuệ thực vô song. Tại hạ mong Vương-gia ban thuốc giải cứu sáu người sư đệ sư muội. Bằng Vương-gia không ban thuốc giải, tại hạ ắt phải vô phép với Vương-gia.
Khai-Quốc vương đã đoán ra thủ đoạn của Bảo-Hoà, Thông-Mai:
- Hai người này hí lộng quỷ thần thực tài. Trước đây chính Thông-Mai đã tráo vàng Tống bằng vàng Đại-Việt để hại thầy trò Địch Thanh. Bây giờ chàng lại dở bản lĩnh cũ ra. Phải rồi, y chỉ việc tung phấn độc lên yên ngựa bọn Trường-giang thất quỷ, rồi tẩm một thứ nữa vào cuốn sách. Bọn chúng lên ngựa, tay trúng phấn độc. Khi truyền nhau cuốn sách, bị trúng loại thứ nhì. Hai thứ phấn mới thành độc tố. Còn Thanh-muội chỉ mó vào sách, thì vô sự. Y còn thay lọ thuốc giải Chu-sa độc phấn bằng một thứ thuốc quái quỷ gì, khiến chúng nuốt vào bị mê man.
Tự-Mai nói với Phương Hổ:
- Này Phương bang chủ. Bang chủ nói câu đó dường như cho rằng anh cả tôi đánh thuốc độc sáu vị đây hẳn? Bang chủ ơi, trước khi nói, bang chủ nên suy nghĩ cho kỹ đã. Anh tôi xuất thân là đệ tử một vị Bồ-tát đắc đạo. Một hoàng-tử. Bản tính anh tôi từ bi, đến giết con kiến, con sâu người còn không nỡ, huống hồ dùng thuốc độc. Chính vì vậy sau được anh hùng tám vùng tộc Việt tôn làm vua. Với thân phận như thế, có đâu anh tôi lại dùng thuốc độc hại người?
-- Nếu không phải vương gia. Tại sao ở đây chúng ta có mười bốn người, mà chỉ anh em bọn tôi trúng độc. Còn bên Vương-gia thì vô sự?
Tự-Mai lắc đầu:
- Bang chủ nghĩ như thế thực không còn gì vô lý hơn. Tôi chắc người nào trong bóng tối đó, muốn độc quyền mời anh cả chúng tôi. Cũng như bang chủ đã độc quyền mời. Vì vậy họ mới tung thuốc độc hại các vị.
Thanh-Mai móc trong bọc ra hộp kim. Nàng đến bắt mạch từng người một, rồi nói:
- Sáu vị đều trúng phấn Chu-sa của bang Nhật-hồ Trung-quốc. Chúng tôi là đệ tử danh môn chính phái, đâu biết gì về độc chất này. Bang chủ nghi cho chúng tôi thực vô lý.
Tôn Đản cũng tiếp:
- Bang chủ từng xuất thân đệ tử bang chủ Nhật-hồ đời thứ ba, không lẽ không biết hoá giải loại phấn độc này? Hôm qua, chị ba tôi đã đối chưởng với bang chủ, thấy võ công bang chủ rõ ràng thuộc võ công Hồng-thiết giáo, pha lẫn với Côn-luân. Bang chủ nên dùng Hồng-thiết thần công giải độc cho các vị đây hơn kết tội chúng tôi.
Phương Hổ đau đớn muốn ngất đi. Y thở dài:
- Tôi trúng độc đau đớn, nên đầu óc hơi hồ đồ. Tôi... tôi cũng có thuốc giải, song thuốc giải bị tên cẩu hoà thượng đánh tráo rồi. Vương-phi. Nghe Vương-phi là đệ tử Hồng-sơn đại phu, danh vang thiên hạ. Mong Vương-phi cứu các sư đệ của tôi.
Thanh-Mai chẩn mạch lần nữa, rồi đáp:
- Người đánh thuốc độc dường như không có ác ý. Các vị bị trúng hai thứ thuốc một lúc. Chu-sa phấn hơi nguy hiểm. Còn Đào-chí phấn, chỉ ngủ một giấc dài ba ngày sẽ tỉnh lại như thường. Có điều trong ba ngày không trị Chu-sa phấn, e nguy đến tính mệnh.
Thanh-Mai nói đến Đào-chí phấn, làm Lê Văn giật mình. Nguyên trước đây Hồng-Sơn đại phu chế ra Ma-túy hoàn, mục đích phóng vào kinh mạch, khiến cho bệnh nhân giảm mọi thứ đau nhức. Hôm đại hội Thăng-long, ông đã dùng trị cho sư thái Tịnh-Tuệ cùng đám đệ tử Hồng-thiết giáo. Sau đó trở về, ông thấy Ma-túy hoàn chỉ làm tê liệt không được bao lâu. Ông thêm vào Ma-túy hoàn hai chất nữa là Đào-nhân, Viễn-chí khiến cho bệnh nhân ngủ ngon trong một ngày. Hôm rời Thăng-long, Lê Văn mang theo một hộp. Tặng cho Bảo-Hoà một hộp. Nó không ngờ Bảo-Hoà phối hợp với phấn Chu-sa của Hồng-thiết giáo Trung-quốc, hại bọn Trường-giang.
Thanh-Mai chỉ Lê Văn:
- Cậu mười! Cậu hãy làm cho mấy vị đây tỉnh lại ngay, chậm trễ e nguy đến tính mệnh.
Đúng ra Lê Văn dùng kim, châm vào huyệt Nhân-trung, Trung-xung, dù bệnh nhân đang mê man cũng tỉnh dậy ngay. Hôm rồi, nó mới được Hà Thiện-Lãm dạy Lĩnh-Nam chỉ pháp. Nó muốn áp dụng thử xem sao.
Nghĩ là làm. Nó tiến tới trước Phương Báo, vung tay điểm vào huyệt Nhân-trung. Véo một tiếng, Phương Báo mở mắt ra, ngồi dậy ngơ ngác nhìn mọi người. Tuy y tỉnh thực, nhưng thuốc vẫn còn trong cơ thể, vì vậy đầu óc mơ mơ hồ hồ.
Phương Hổ nhìn thủ pháp của Lê Văn, y kinh ngạc nghĩ thầm:
- Thiếu niên này, bất quá tuổi mười lăm, mười sáu, mà sao công lực đã đến dường này. Bên Trung-nguyên ta làm gì có những mầm non như vậy?
Lê Văn chẩn mạch cho Phi Lịch. Không biết nghĩ sao, nó đưa mắt nhìn Tự-Mai, Tôn Đản rồi cả ba cùng cười. Nó phóng hai chỉ vào huyệt Ẩn-bạch, Lệ-đoài. Phi Lịch ngồi bật dậy. Y dụi mắt mấy cái, hướng Lê Văn xá một xá:
- Đa tạ thiếu hiệp.
Lê Văn nhăn mặt:
- Phi tiên sinh. Tiên sinh là người đọc sách, mà sao thiếu lễ như vậy? Người quân tử dù ở hoàn cảnh nào cũng không thể thiếu lễ.
Phi Lịch kinh ngạc hỏi:
- Thiếu hiệp chê trách ta thiếu lễ. Thế ta thiếu lễ ở chỗ nào?
Lê Văn lắc đầu:
- Nếu như sáu vị anh hùng bang Trường-giang đây, coi như đủ lễ rồi. Duy tiên sinh thuộc loại văn gia Nho nguyên, đọc sách mà hành xử như vậy thì hơi thiếu.
- Xin thiếu hiệp dạy rõ hơn.
Lê Văn chỉ Khai-Quốc vương:
- Nhà có chủ, nước có vua. Sách có câu Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ, xuất thổ chi tân, mạc phi vương thần. Nghĩa là: Dưới gầm trời này đâu cũng là đất của vua. Sinh tại đất vua ai cũng là thần dân của vua. Tại hạ hiện theo sứ đoàn Đại-Việt sang Trung-quốc. Khai-Quốc vương là đấng trừ quân, làm chánh sứ. Thì Vương coi như vua. Đây thuộc vùng Nam-hải của tộc Việt. Khai-Quốc vương được tôn làm vua tộc Việt. Vậy tiên sinh phải cầu Vương-gia chứ? Đấy là luận theo nước. Còn luận theo tình nhà, vương ở vai huynh trưởng trong mười anh em tại hạ. Dù luận theo nước, hay theo nhà mọi sự của anh em tại hạ đều do Vương làm chủ. Tại hạ trị bệnh cho các vị, phải được chỉ dụ Khai-Quốc vương, đại diện cho Đại-Việt. Thế mà tiên sinh không tạ ơn Vương lại tạ ơn tại hạ. Như thế chẳng hoá ra quân, thần đảo lộn ư?
Phi Lịch tuyệt không ngờ Lê Văn lại nắm vững Nho như vậy. Y vội hướng Khai-Quốc vương:
- Xin Vương-gia đại xá.
Khai-Quốc vương bảo Lê Văn:
- Chú mười! Chú trị hết cho các vị đại hiệp trong bang Trường-giang đi. Lê Văn vâng dạ, rồi chẩn mạch cho Xuyên Dung. Nó lắc đầu:
- Vị tỷ tỷ này có thai mà trúng độc, e sau này đứa trẻ có tật.
Nó lại phát Lĩnh-Nam chỉ, nhưng khác với Phương Báo, nó điểm huyệt Tố-liêu của mụ. Mụ rùng mình từ từ ngồi dậy. Tuy vậy mụ vẫn như người còn ngái ngủ.
Phi Lịch hỏi Lê Văn:
- Dường như tiện thê bị trúng độc nặng hơn mọi người thì phải?
Lê Văn lắc đầu:
- Không hẳn thế. Phu nhân đây luyện Hồng-thiết thần công. Nội công đã đến trình độ cực mạnh. Cần phải có người nào luyện Thiền-công, phát tâm Bồ-đề, dồn chân khí vào người phu nhân mới trục hết được nọc độc ra, hầu cứu bào thai.
Phương Hổ kinh ngạc:
- Tại hạ không tin. Muốn đẩy độc tố trong người thất muội, tại hạ nghĩ, bất cứ ai có công lực mạnh đều làm được.
Y tiến tới để tay lên lưng Xuyên Dung rồi nói:
- Thất muội ngồi im, đừng vận công chống trả.
Nói rồi y dồn chân khí sang người Xuyên-Dung. Xuyên Dung bật lên tiếng »ái», ngã lăn ra, lăn lộn, nghiến răng tỏ vẻ đau đớn.
Trong khi bọn Trường-giang thất quỷ ngơ ngác nhìn nhau không hiểu, thì Lê Văn ôm gối ngồi cười.
Phương Hổ hỏi Khai-Quốc vương:
- Đạo lý vụ này ra sao, xin vương gia dạy cho.
Khai-Quốc vương vỗ lưng Lê Văn:
- Chú mười. Chú giải thích cho bang chủ nghe đi.
Phi Lịch cũng run run:
- Thiếu hiệp, xin thiếu hiệp ra tay tế độ, cứu tiện thê. Nguyện không bao giờ quên ân đức.
Lê Văn ngửa mặt lên trời nói bâng quơ:
- Đã có Phật ắt phải có ma. Muốn trị ma, phải nhờ Phật. Xuyên nữ-hiệp luyện Hồng-thiết thần công thứ nội công tà ma, rồi lại bị Chu-sa độc phấn, cũng thuộc tà ma xâm nhập. Trong khi đó Chu-sa độc phấn lại bị pha lẫn với Đào-chí là hai dược vật không chính không tà. Không chính vì khi gặp tà, nó trợ tà. Không tà vì khi gặp chính, nó phù chính. Thành ra trong người nữ hiệp hiện đầy tà khí, hợp với nội công tà ma. Vậy cần phải có người nào luyện Thiền-công tối cao, phát tâm Bồ-đề mới giải được.
Chu Y hỏi Thanh-Mai:
- Vương phi, tại hạ nghe vương phi xuất thân phái Đông-a. Mà nội công Đông-a xuất từ Tiêu-sơn. Vậy Vương-phi có thể cứu thất muội được không?
Tôn Đản dơ tay cản không cho Thanh-Mai trả lời. Nó nhìn thẳng vào mặt Trường-giang thất quỷ:
- Trường-giang tam hiệp đã nghĩ kỹ, trước khi nói câu đó chưa?
Khi Trường-giang thất quỷ bàn kế hoạch bắt Khai-Quốc vương, dùng độc công Chu-sa bắt vương khai ra bí mật kho tàng Tần-Hán. Tất cả bẩy người đã nghiên cứu thực kỹ về Vương cũng như Vương-phi Thanh-Mai. Còn bọn thiếu niên đi theo, họ coi thường, không chú ý. Từ lúc tiếp xúc với Thuận-thiên ngũ hùng, đám quỷ mới thấy bọn thiếu niên này tuy đùa nghịch, nhưng kiến thức, cũng như võ công không phải tầm thường. Bây giờ thấy Tôn Đản hỏi Chu Y một câu, làm y bỡ ngỡ không ít:
- Tiểu công tử! Dĩ nhiên tại hạ nghĩ kỹ rồi.
- Tam hiệp nghĩ kỹ, mà còn hỏi câu đó ư? Tam hiệp phải biết đại ca của thôi, thân làm trừ quân, thống lĩnh quần hùng tám nước. Lại nữa người đang đi sứ Trung-quốc. Các vị dùng sức mạnh bắt đại ca cùng chúng tôi với ý nghĩ tìm bí mật kho tàng. Võ công chúng tôi đâu có hèn, mà để cho các vị làm nhục? Chúng tôi để cho các vị bắt, vì đại ca của tôi nghĩ, trên đất Tống, không nên dụng võ. Mọi biến cố để Tống triều lo liệu. Chứ đánh nhau, chưa chắc các vị thắng nổi chúng tôi.
Nó chỉ Lê Văn:
- Rồi các vị bị trúng độc. Thập đệ ra tay cứu các vị. Các vị chưa tỏ một lời tạ lỗi. Bây giờ muốn chúng tôi xả thân cứu nữa ư? Tôi hỏi lại, các vị muốn ép chúng tôi hay muốn cầu khẩn? Đạo lý ở chỗ nào?
Phi Lịch tiến tới trước Thanh-Mai, y quỳ gối:
- Tiểu nhân kính cẩn rập đầu xin Vương-phi cứu tiện nội.
Thanh-Mai mỉm cười. Nàng vung tay, một luồng kình phong đỡ y dậy:
- Lục hùng không nên đa lễ. Huống hồ, nội công của tôi chưa chắc đủ cứu nỗi quý phu nhân.
Khai-Quốc vương dơ tay cản vương phi:
- Thanh muội. Để đó.
Vương đến trước Xuyên-Dung, vung ngón tay cái điểm vào huyệt Đại-trùy. Xuyên-Dung rùng mình một cái mở mắt ra.
Từ ngày gặp Khai-Quốc vương, chỉ có một lần Thanh-Mai thấy vương đối chưởng với Triệu Thành và với Minh-Thiên trên núi Chung-chinh. Từ đấy, chưa bao giờ nàng thấy Vương xử dụng võ công. Vì vậy nàng không biết công lực của Vương tới bậc nào. Cứ như bản lĩnh hôm đối chưởng với Triệu Thành, e công lực vương không hơn bọn Tung-sơn tam kiệt làm bao. Bây giờ thấy Vương vung tay điểm một chỉ vào cổ Xuyên Dung, khiến y thị hết đau. Nàng nghĩ thầm:
- Đại-trùy thuộc Đốc-mạch, nơi giao hội sáu kinh dương. Mà dùng ngón tay cái, thuộc thủ Thái-âm phế kinh. Phế thuộc âm. Dồn Thiền-công vào, hoá giải Hồng-thiết công. Như vậy Hồng-thiết công trong một khoảng Đốc-mạch bị hoá giải. Sự lưu thông sáu kinh dương của ma công bị nghẽn... Hoá cho nên Xuyên-Dung hết đau. Nhưng sao công lực chàng lại hùng mạnh đến như vậy?
Nàng chợt nhớ một truyện:
- Ngày nọ, tại Khu-mật viện. Khi Đàm Can bị bắt, Mỹ-Linh hỏi cung, y không chịu khai. Thân Thiệu-Thái dạy Tự-Mai điểm vào hai huyệt Đại-trùy, Bách-hội khiến cho y đau đớn. Nàng hỏi nguyên lý ấy, Thiệu-Thái học ở đâu. Thiệu-Thái khai rằng Bố-Đại hoà thượng dạy. Ngài giải thích Hồng-thiết công thuộc ma. Thiền công thuộc Phật. Ma làm đau, dùng Phật trị. Khi đau đớn tà khí chạy khắp sáu kinh dương, kỳ kinh bát mạch. Chỉ cần dồn chân khí làm gián đoạn ma công tại hai huyệt tổng hội kinh dương là Bách-hội, Đại-trùy, lập tức cái đau giảm. .. À có thể chàng áp dụng lối đó.
Khai-Quốc vương thấy Phi Lịch đau đớn đến đổ mồ hôi hột ra vì Hồng-thiết phấn. Vương chiã ngón tay điểm vào huyệt Khúc-trì của y hai chỉ. Y rùng mình một cái, hết đau. Nhưng hai cánh tay y tê dại không cử động được.
Vương nói:
- Phi tiên sinh. Tôi không đủ tài hoá giải chất độc cho tiên sinh. Tôi tạm thời bế huyệt, để chất độc không lan tới tim mà thôi. Đứa cháu của tôi, có thể hoá giải vĩnh viễn Chu-sa độc cho tiên sinh. Nhưng hiện giờ y không có mặt ở đây.
Động-đình tam ưng thấy vợ chồng Phi Lịch hết đau đớn. Chúng cũng đến trước Khai-Quốc vương rập đầu xin được cứu trị. Vương bảo Tôn Đản bằng tiếng Việt:
- Đản. Em vận Lĩnh-Nam chỉ ra kinh tam tiêu, rồi từ từ nhả khí bằng huyệt Trung-xung điểm huyệt Kiên-ngung cho chúng.
Tôn Đản hít hơi vận khí. Véo một tiếng, nó điểm lên không.
Khai-Quốc vương lắc đầu:
- Không được. Anh bảo em nhả khí từ từ để chữa bệnh, chứ có phải đấu võ đâu. Làm lại.
Tôn Đản vận tới ba lần, khí mới phát ra từ từ. Nó điểm vào huyệt Kiên-ngung của Nhất-ưng. Y rùng mình một cái. Đau đớn biến mất. Nhưng hai tay y hoàn toàn tê liệt.
Thanh-Mai nghe Vương giảng cho các em, nàng nghĩ:
- À như vậy, ta thử điểm vào mấy huyệt khác trên tay bọn chúng, không chừng cũng có kết quả.
Nàng chĩa tay, điểm vào huyệt Thủ-tam lý của Nhị, Tam-ưng. Quả nhiên cánh tay y chúng bị tê liệt.
Phương Hổ, Phương Báo thấy các sư đệ được giải cái đau đớn. Y định lên tiếng cầu xin, nhưng nghĩ lại thân phận mình làm bang chủ một đại bang, mà hèn hạ như vậy, mất tư cách. Cho nên y nghiến răng vận công chống đau.
Tự-Mai lại bên Phương Hổ, không nói không rằng, nó chĩa ngón tay điểm vào huyệt Nội-quan của y. Lập tức cả người y cứng đơ, không cử động được. Tuy mắt, miệng vẫn linh hoạt. Y nghĩ nhanh:
- Chết thực, bọn sư đệ của mình chỉ nghĩ đến cái đau, quên cả nguy hiểm, để bọn này điểm vào người tê liệt như thế này, không khác gì hai tay bưng tính mệnh dâng cho địch nhân.
Y nói với em:
- Nhị đệ, cẩn thân. Ta vô dụng mất rồi.
Phương Báo cũng đang nghĩ như anh. Y vung tay chụp Tự-Mai, nhấc bổng lên, nhảy lui lại vận khí nói:
- Các vị ngồi im. Hãy giải khai tê liệt cho anh em tại hạ. Bằng không tại hạ đành phải vô phép với vị công tử này.
Y vừa nói hết câu, Tự-Mai chĩa tay chém vào huyệt Đản-trung trên ngực y. Y ngã lăn xuống sàn thuyền, chân tay cứng đơ như anh.
Tôn Đản đưa mắt cho anh em, cả năm người cùng chĩa tay điểm liên tiếp vào bọn Trường-giang thất quỷ. Cả bẩy người đều tê liệt toàn thân, ngồi nhìn nhau. Họ không biết đám hào kiệt Đại-Việt đã dùng thứ võ công gì, mà làm họ tê liệt khắp người.
Tôn Đản rút con dao, dí vào ngực Phương Hổ:
- Bang chủ. Kẻ thức thời mới là người tuấn kiệt. Câu truyện hôm nay, bang chủ nghĩ sau đây?
Phương Hổ biết thế không lui được. Y xuống nước:
- Vương gia. Bang Trường-giang xin quy phục Vương-gia. Mong Vương-gia chu toàn tính mệnh cho anh em bọn tiểu nhân.
Khai-Quốc vương nói bằng tiếng Việt với các em:
- Hãy ngồi xuống. Hấp khí, dẫn khí từ huyệt Trung-xung toả ra. Được rồi! Bây giờ Tự-Mai điểm vào huyệt Kiên-ngung, phong bế hai tay. Sau đó điểm vào huyệt Phong-thị, phong bế chân tay anh em họ Phương.
Tự-Mai vung tay điểm véo, véo tám tiếng. Vương tiếp:
- Chân tay tê liệt trở thành vô dụng rồi. Bây giờ hiền đệ dùng đầu ngón tay nào cũng được, để lên huyệt Đản-trung của Phương Báo dồn chân khí xoa mấy cái. Như vậy khí của em đang làm bế tắc Nhâm-mạch y tan ra. Khắp người y hết tê liệt. Duy chân tay không cử động được.
Khai-Quốc vương bảo Hà Thiện-Lãm:
- Lãm! Em cũng phong bế chân tay Phương Hổ, rồi xoa huyệt Nội-quan cho y. Như vậy chân tay y không cử động được. Mà thân hình hết tê liệt.
Thiện-Lãm làm theo. Thế là bẩy anh em Trường-giang ngồi như mấy pho tượng. Tự-Mai biết thân phận Khai-Quốc vương, không thể thẩm vấn bọn Trường-giang. Nó cầm lấy hộp kim của Thanh-Mai, đến trước Phương Hổ:
- Phương bang chủ! Xin bang chủ truyền cho thuyền phu, đầu bếp hoàn toàn tuân lệnh bọn tại hạ. Bằng không tai hạ chỉ cần phóng hai cái kim, đôi mắt của bang chủ trở thành vô dụng.
Phương Hổ nói lớn:
- Thuyền trưởng đâu.
Một lão già cúi rạp người xuống:
- Thuộc hạ chờ lệnh bang chủ.
Phương Hổ nói với y:
- Lê Đài. Chúng ta đã quy phục Khai-Quốc vương. Vậy bọn người nhất nhất phải tuân phục Vương-gia.
Lê Đài quỳ gối hành lễ trước Khai-Quốc vương:
- Thần Lê Đài xin tham kiến Vương-gia.
Tôn Đản thấy tại đây, vai vế cao nhất là Khai-Quốc vương, rồi tới Thanh-Mai. Sau tới nó. Nó biết thân phận Vương với Thanh-Mai cao quý vô cùng, không thể uy hiếp bọn tiểu nhân. Vì vậy nó đưa mắt cho mấy anh em, ngụ ý Bọn mình phải lo liệu.
Tôn Đản truyền lệnh cho Lê Đài:
- Lê thuyền trưởng chuẩn bị một phòng thực sạch sẽ cho Vương-gia, Vương-phi nghỉ, cắt cử người phục thị chu đáo. Còn bọn tôi với bẩy vị thủ lãnh quý bang ở đây được rồi.
Lê Đài vâng dạ, lui vào trong.
Khai-Quốc vương hỏi Lê Văn:
- Chú mười! Em giỏi y khoa. Em có biết huyệt nào trị cho người ta khỏi điếc không?
- À, nhiều lắm. Các huyệt Thính-cung, Nhĩ-môn, Thính-hội, Ế-phong dùng để trị điếc. Còn như muốn thông hoàn toàn, có thể dùng Ngoại-quan, Trung-chử hay Chi-cấu. Còn muốn trị cho người ta khỏi cấm khẩu, khỏi câm thì dùng Á-môn.
Khai-Quốc vương hỏi:
- Như muốn cho người ta ngủ được nên dùng huyệt nào?
- À khá nhiều đấy: Phong-trì, cùng các huyệt trên tâm hay tâm bào kinh.
- Bây giờ anh muốn dạy các em khoa điểm huyệt. Dù chúng ta nói tiếng Việt, tuy vậy cũng cần phòng bọn Trường-giang thất quỷ học lóm. Ta cần làm cho chúng điếc, cũng như ngủ say.
Tôn Đản reo lên:
- Hay lắm! Chú mười chỉ cần điểm vào những huyệt chữa điếc, chúng sẽ trở thành điếc. Rồi điểm vào huyệt ngủ, chúng mê man ngay.
Khai-Quốc vương mỉm cười, về trí thông minh của người em. Lê Văn chỉ vị trí cảc huyệt cho anh em. Sau đó nó điểm vào huyệt Ế-phong, Nội-quan của Trường-giang song hùng. Hai người lăn ra mê man.
Tự-Mai, Tôn Đản, Thuận-Tông, Thiện-Lãm cùng điểm huyệt năm quỷ còn lại. Chúng cũng mê man.
Tự-Mai reo lên:
- Chúng ta hãy nghiên cứu thành một thứ võ công mới. Trong khi giao chiến, chỉ cần điểm vào một vài huyệt, khiến cho đối phương tê liệt. Như vậy dù công lực thấp, mình cũng thắng được đối thủ công lực cao.
Năm đứa trẻ reo lên mừng rỡ.
Lê Văn hỏi Khai-Quốc vương:
- Anh cả! Phương pháp làm tê đối thủ do võ công gì vậy?
Vương giảng:
- Phương pháp dùng chân khí của mình, đẩy vào huyệt đạo, khiến kinh khí đối phương bị gián đoạn, hóa ra tê liệt nguyên phát xuất từ Bố-Đại hoà thượng. Ngài dùng Thiền-công, đẩy ma công, cứu Mỹ-Linh khỏi đau. Thiệu-Thái học được, đem áp dụng cứu Đàm Can. Tự-Mai áp dụng ngược lại, Đàm Can được phong bế huyệt đạo khỏi đau. Y xoa tay vào huyệt, làm tan Thiền-công, khiến ma công lưu thông như thường. Từ đấy, anh chú tâm nghiên cứu, thử nghiệm phương pháp này rộng ra, thành hệ thống.
Rồi Vương giảng chi tiết cho các em. Tuy Vương đã nghiên cứu, phát minh thực rộng. Trong khi vương giảng, Thanh-Mai, Lê Văn giỏi y học, bổ khuyết rất nhiều chỗ.
Trời vừa sáng. Tự-Mai bàn:
- Chúng ta vào xem bọn Trường-giang ra sao? Giải khai huyệt đạo cho chúng ăn uống. Để chúng tê lâu như vậy, e nguy đến tính mệnh.
Có tiếng nói trầm trầm:
- Đa tạ Trần công tử. Anh em tại hạ tỉnh từ lâu rồi.
Trường-giang thất quỷ dàn ra trong tư thế uy hiếp. Phương Hổ cười nhạt:
- Bây giờ các vị muốn anh em tại hạ trói lại hay các vị tuân lệnh đây?
Y vung tay tấn công Khai-Quốc vương. Thanh-Mai lạng người một cái, nàng phát chiêu Phong ba hợp bích đỡ. Bình một tiếng. Cả hai người lảo đảo lui lại. Thuyền chao đi một cái. Bọn thuyền phu la hoảng. Y không nhân nhượng tấn công chiêu thứ nhì. Kình phong cực kỳ trầm trọng. Thanh-Mai, Tôn Đản, Tự-Mai la hoảng. Cả ba muốn nhảy vào đỡ cho Vương, nhưng Phương Hổ ra tay thần tốc quá. Mọi người chỉ còn biết hét lên mà thôi.
Chưởng của Phương Hổ chụp xuống người Khai-Quốc vương. Vương thản nhiên, nhẹ nhàng bước xéo sang phải một bước, tay xuyên vào chưởng lực của đối thủ, quay một vòng như con cá vẫy đuôi, rồi lui lại.
Lạ thay chưởng của Phương Hổ hùng hậu như vậy, mà biến mất tăm mất tích. Y như người say rượu, quay một vòng. Y cố gắng lắm mới đứng vững. Mặt y nhợt nhạt, đứng chết sững nhìn vương.
Không những Trường-giang thất quỷ mà từ Thanh-Mai trở xuống đều ngẩn người ra. Tất cả không hiểu vương dùng thứ võ công gì mà kỳ lạ như vậy. Tự-Mai nghĩ thầm:
- Cái vẫy tay vừa rồi rõ ràng trong đó có Vô-ngã-tướng thiền công, lại thêm nội công Cửu-chân khắc chế võ công Trung-nguyên, pha đôi chút nội công Đông-a, dùng sức địch đánh địch.
Phương Hổ lắc đầu:
- Khai-Quốc vương là anh hùng đời nay. Cớ sao ban nãy dùng tà thuật làm cho anh em tại hạ tê liệt, mê man, rồi bây giờ lại dùng võ công tà môn?
Tôn Đản bước tới, chỉ vào mặt Phương-Hổ:
- Phương bang chủ. Uổng cho bang chủ võ công kiến thức hơn đời, mà không phân biệt được đâu là ân, đâu là oán, đâu là chính, đâu là tà. Quý bang bắt chúng tôi, để đi kiếm kho tàng. Rồi trên đường đi bị nạn. Anh cả không những tha tội cho các vị, còn ra lệnh chữa trị cho. Sau đó chúng tôi điểm huyệt để các vị ngủ đi, tránh cái đau hành hạ. Nếu như chúng tôi không đại lượng. Khi các vị mê man, chúng tôi ném các vị xuống sông, liệu các vị có còn sống không? Còn võ công chúng tôi mà bang chủ bảo thuộc tà môn ư? Bang chủ không thấy nó đặt trên căn bản y khoa với thiền hay sao? Y với thiền mà bảo rằng tà môn, e trên thế gian này, không ai đáng chính phái nữa!
Tuy nói vậy, mà nó tự hỏi rằng sao bọn kia đang mên man, lại tỉnh dậy được. Nó hỏi bằng tiếng Việt:
- Anh cả. Tại sao chúng đang mê man, mà tỉnh lại được?
- Anh cũng không rõ nữa.
Lê Văn giải thích:
- Em hiểu rồi! Khi chân khí mình làm bế tắc kinh mạch chúng, cũng như phóng thuốc tê vào người chỉ hai giờ hết hiệu nghiệm. Vì vậy chân tay chúng cử động được. Từ nay chúng ta điểm huyệt ai, phải nhớ nguyên tắc này.
Tôn Đản vẫy tay cho Lê Văn ngưng lại. Nó nói:
- Bên các vị bẩy người. Bên tôi cũng bẩy người. Hôm rồi chúng tôi nhân lúc các vị trúng độc mà ra tay, thực không đúng qui luật võ lâm. Vậy bây giờ thế này. Chúng ta dùng võ công đánh cuộc.
- Đánh cuộc như thế nào?
- Mỗi bên cử ra ba người đấu với nhau. Hễ bên nào thắng hai cuộc coi như thắng.
- Rồi sao?
- Nếu bên các vị thắng. Chúng tôi phải giúp các vị đi tìm kho tàng. Ngược lại các vị bại. Toàn bang Trường-giang phải quy phục Nam-triều.
- Được! Nhưng đấu trên thuyền e thuyền bị vỡ. Vậy chúng ta lên bộ đấu với nhau, nên chăng?
- Đúng thế.
Phương Hổ ra lệnh cho thuyền ghé vào bờ. Đó là khu đồng hoang, cỏ cây vàng úa một mầu.
Cả hai phe cùng lên bờ. Tự-Mai bàn bằng tiếng Việt:
- Anh cả! Chúng ta trực diện đấu với chúng, hay dùng mưu thắng?
Khai-Quốc vương hỏi ngược lại:
- Đản! Theo ý em ta nên dùng phương pháp nào?
Tôn Đản đáp ngay:
- Bọn bẩy người này, chắc chỉ có Phi Lịch đáng mặt trượng phu. Còn lại tất cả đều thuộc lũ đầu trộm đuôi cướp, dùng mưu với chúng vô ích, chúng sẽ không phục. Trước hết mình dùng lực thắng, rồi lấy lợi nhử chúng theo mình. Sau này, khởi sự đánh lên Bắc ắt ta có một bang lớn làm chân tay cho.
Thanh-Mai, Khai-Quốc vương nghe Đản bàn, cả hai cùng hiện lên mặt nét vui không bút nào tả siết. Hơn ai hết, Khai-Quốc vương lo lắng làm sao cho các sư đệ mình trở thành người mưu trí, trông rộng nhìn xa. Nay thấy mới chỉ gần mình hai năm, mà Đản đã có suy nghĩ như một người lớn tuổi, mưu lược. Vương hỏi Thiện-Lãm:
- Lãm! Em nghĩ ai bên mình nên xuất trận trước?
Lãm không nghĩ ngợi đáp ngay:
- Cầm đầu bọn này là anh em họ Phương. Cả hai tên đều luyện Hồng-thiết công. Như vậy chị Thanh-Mai, hay anh Tự-Mai nên dùng nội công Đông-a đẩy ngược lại người chúng. Sau đó ta trị cho chúng. Như vậy chúng mới chịu phục.
Phương Hổ chắp tay hướng Khai-Quốc vương:
- Bên thiểm bang, anh em chúng tôi với lục đệ Phi Lịch xin lĩnh giáo. Không biết bên Đại-Việt, ai sẽ ra tay?
Tự-Mai nhảy xổ vào giữa đám bẩy người bang Trường-giang. Tay nó phát một chưởng của phái Đông-a tấn công Phi Lịch. Phi Lịch vung tay đánh một chiêu từ trên, chụp xuống đầu Tự-Mai. Nó xuống trung bình tấn, rồi chĩa ngón tay xuyên vào chưởng của y. Bàn tay Phi Lịch đánh xuống, vô tình y tự đưa huyệt Nội-quan vào ngón tay nó. Véo một tiếng, y ngã lăn ra, mắt trợn ngược. Chân tay không cử động được.
Tự-Mai nhảy lui lại cười:
- Trận đầu kết thúc. Chúng ta đấu trận nhì.
Cả hai phe đều thấy công lực Tự-Mai ngang Phi Lịch, nhưng Phi Lịch thấy nó hở phần trên đầu, y đánh xuống. Chưởng tuy mạnh, nhưng phát ra rộng lớn. Trong khi đó chỉ của Tự-Mai phát ra nhỏ, nên mạnh hơn. Lại nữa y tự đưa huyệt Nôi-quan vào ngón tay, nên mới ra nông nỗi.
Đúng ra, nếu khoa điểm huyệt ra đời lâu rồi, Phi Lịch đâu đến nỗi lạc bại! Chỉ vì khoa này vừa ra đời xong, Tự-Mai áp dụng, Phi Lịch gặp bất ngờ mà bị thua.
Ghi chú
Đây là nguồn gốc phát minh ra phương pháp điểm huyệt. Khởi đầu từ Bố-Đại hoà thượng. Sau Khai-Quốc vương nghiên cứu thành hệ thống. Nhóm Thuận-thiên thập hùng cùng bổ khuyết. Sau này khoa điểm huyệt truyền sang Trung-nguyên. Võ lâm Trung-nguyên tự nhận do họ chế ra. Người sau xử dụng, mà không biết ai đã tìm ra, và tìm ra trong trường nào. Chỉ độc giả Anh-hùng Bắc-cương mới biết tường tận mà thôi. Ứng dụng phương pháp điểm huyệt, ngày nay (1970-2001) người ta dùng châm cứu làm tê để giải phẩu, mà không cần gây mê.
Khai-Quốc vương nghĩ thầm:
- Hai tên này thống lĩnh một bang trộm cướp lớn, lại kinh lịch nhiều, mà dám công khai tấn công đoàn hộ tống của triều Tống, hẳn đã nghiên cứu kỹ về mình với Thanh muội. Chúng biết ta mà còn dám làm ngang, chắc chắn chúng không đi có hai, mà còn nhiều tên khác mai phục xung quanh, chưa xuất hiện. Không biết toán kị binh hộ tống hiện ra sao? Cơ chừng trúng phục binh bị giết hết rồi cũng nên. Khi ra đi, mình đã quyết định không dùng võ công trên đất Tống. Nếu có gì sơ xẩy, triều Tống trách nhiệm. Mình cần chế chỉ tâm thần, xem truyện đi đến đâu?
Vương ung dung, hỏi lại:
- Tại hạ e giang hồ đồn kho tàng Tần-Hán chỉ hữu danh, vô thực. Thế mà hai vị Trường-giang song hùng cũng tin ư?
Thấy anh em mình uy hiếp, Khai-Quốc vương tỏ ra phong lưu, tiêu sái, không sợ hãi. Trường-giang song quỷ bắt đầu kính phục. Chúng nghĩ thầm:
- Mình nghe tên Lý Long-Bồ là nhân vật xuất chúng. Hôm đại hội Thăng-long, được tám vùng tộc Việt tôn lên làm trừ quân. Quả thực không hổ với tiếng đồn. Nhưng có điều sao y chấp nhận để bị cầm tù dễ dàng quá?
Phương Báo nói:
- Vương gia không tin ư? Thế mà hiện anh hùng thiên hạ đều tập trung về Khúc-giang tranh kho tàng này. Nào Bình-Nam vương Triệu Nguyên-Nghiễm cùng các đại cao thủ của Khu-mật viện. Nào bang Nhật-hồ Trung-quốc. Nào cao thủ Đại-lý, Cao-ly, Tây-hạ. Cho đến Lạc-long giáo cũng gửi đến hai trưởng lão cùng biết bao giáo chúng về. Không biết giáo chủ có tới hay không. Tin đồn Vương-gia đi sứ phen này không ngoài mục đích đó. Ai cũng nói, duy Vương-gia đã hợp hai người cháu. Một làm giáo chủ Lạc-long giáo Thân Thiệu-Thái, có tất cả bản đồ sông núi vùng Khúc-giang. Hai làm chưởng môn phái Mê-linh, công chúa Bình-Dương, có tất cả mật ngữ, bản đồ nơi chôn cất. Cho nên giang hồ khẳng định, ngoài Vương-gia, không ai biết nơi chôn cất kho tàng đó cả.
Y im lặng quan sát thái độ của vương, rồi tiếp:
- Vì vậy, anh em tại hạ bạo gan đón Vương-gia cùng Vương-phi đi tìm kho tàng.
Thanh-Mai lắc đầu:
- Trường-giang song hùng sao hồ đồ lắm vậy. Nếu thực sự có kho tàng, ắt Lưu hậu hay Bình-Nam vương nhà Tống đã đem đại binh tới Khúc-giang, lật từng viên ngói, đào từng gốc cây tìm kiếm rồi, đâu đến chúng ta. Trên đời, những gì đồn đại, trăm điều sai đến chín chục. Nếu như Đại-Việt có bản đồ, hẳn chúng tôi kéo đi đông đảo, có đâu chỉ hai người với năm đứa trẻ?
Phương Hổ cười ha hả, tiếng cười của y vang khắp sơn lâm:
- Khai-Quốc vương vốn tài trí nhất gầm trời. Vì vậy đi tìm kho tàng, bề ngoài chỉ có hai. Ai biết đâu, trong bóng tối, không mang hàng vạn cao thủ. Bất kể Vương-gia có đi tìm kho tàng hay không, anh em tại hạ cũng mời Vương-gia, Vương-phi cùng đi.
Khai-Quốc vương nghĩ rất nhanh:
- Hai tên ma đầu này, võ công cực cao. Mình với Thanh muội chống trả cũng vô ích. Lỡ trong khi đấu với nhau, năm sư đệ nhảy vào, có thể mất mạng. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái quả có bản đồ. Chúng đang trên đường đi Khúc-giang. Nếu mình đem lực lượng Đại-Việt, tranh đấu với anh hùng thiên hạ, tổn thất không ít. Mà dù có thắng, liệu Tống triều có để yên cho mình mang về Đại-Việt không? Âu là mình đi với chúng, xem chúng tìm kho tàng ra sao. Đợi cho các đoàn tìm kiếm chém giết nhau, kẻ bại chết, người sống bị thương, bấy giờ mình xuất hiện, ắt thắng lợi vào tay. Mình tạm lệnh cho Bảo-Hoà, Thông-Mai cùng bọn Tôn Đản âm thầm theo bọn này. Nếu như quả có kho tàng, thừa cơ đoạt lại. Còn không có kho tàng, cũng chẳng sao.
Nghĩ vậy Vương nói:
- Khúc-giang vốn đất của tộc Việt. Tại hạ cũng muốn đi thăm một chuyến. Đa tạ hai vị.
Vương nói với Thanh-Mai:
- Thanh muội. Chúng ta đi Khúc-giang. Thanh muội gọi năm đứa trẻ về đi.
Thanh-Mai hiểu ý chồng. Nàng đứng dậy hú một tiếng dài. Tiếng hú ngân vang khắp thung lũng.
Trường-giang song quỷ kinh hãi nghĩ:
- Con nhỏ này, tuổi bất quá mười chín, hai mươi, mà công lực đã đến dường này. Hèn chi trước đây mình bại về tay Trần Tự-An cũng phải.
Tiếng hú vừa dứt, lập tức có tiếng tù và đáp lại. Thoáng một cái, năm đứa trẻ xuất hiện. Chúng thấy Trường-giang song quỷ, không những không ngạc nhiên, mà còn nhìn nhau rồi cười khúc khích. Tôn Đản hỏi Thanh-Mai:
- Chị ba, hai ông này ban nãy đánh nhau với thị vệ phải không? Hai lão tới đây làm gì vậy? Xin tiền tiêu chăng?
Thanh-Mai đáp:
- Hai vị đây có cao danh Trường-giang song hùng. Hai vị mời chúng ta đi Khúc-giang chơi một chuyến.
Hà Thiện-Lãm thích quá, nó chạy lại nắm tay Phương Hổ gật mạnh:
- Phương tiền bối tử tế thực. Bây giờ chúng ta xuống núi, rồi đi luôn hay sao?
Phương Hổ gật đầu:
- Đúng như vậy.
Khai-Quốc vương, Thanh-Mai đổ đồi trước. Năm đứa trẻ và Trường-giang song hùng theo sau. Xuống dưới chân núi, Thanh-Mai thấy Tào Khánh bị trói, đặt ngồi trên mình ngựa. Cạnh đó có một đôi trai gái bị trói dính vào nhau theo tư thức lưng đối lưng, mắt bị vải buộc che mất.
Thanh-Mai cho rằng đôi trai gái, cũng như Tào-Minh bị Phương Hổ bắt trói. Nàng thản nhiên như không.
Phương Hổ thấy cặp trai gái bị trói, y kinh hoàng, nhảy nhót mấy cái, tay rút kiếm đưa một nhát, dây trói đứt. Đôi trai gái được tự do. Phương Hổ hỏi:
- Lục đệ, thất muội, cái gì đã xẩy ra?
Người đàn bà đáp:
- Không biết từ đâu, xuất hiện năm tên ôn con. Chúng tấn công, rồi bắt trói...
Mụ chưa nói hết câu, thấy bọn Tự-Mai đang đứng đấy cười. Mụ chỉ mặt Tôn Đản:
- Mấy thằng nhãi con. Ta phải lột da mi mới được.
Mụ vung tay chụp Tôn Đản. Nó trầm người tránh khỏi, rồi núp sau Thanh-Mai:
- Chị ba, cứu em với.
Phương Hổ hỏi người đàn bà:
- Thất muội! Cái gì vậy?
- Năm thằng ôn vật này đã bắt trói muội.
Phương Hổ chỉ mụ đàn bà giới thiệu:
- Thưa vương gia, bản bang được lãnh đạo bởi bẩy người. Tại hạ đứng đầu, vị này có tên Xuyên Dung, đứng hàng thứ bẩy của bản bang.
Y chỉ người đàn ông trang phục như Nho sinh:
- Vị này đứng hàng thứ sáu trong bản bang, họ Phi tên Lịch.
Sau đó y giới thiệu từ Khai-Quốc vương cho tới Lê Văn. Rồi hỏi Xuyên Dung:
- Cái gì đã xẩy ra? Chúng ta là người nhà cả.
Xuyên Dung chỉ Lê Văn:
-- Tên ôn con này bắn vào người muội với lục huynh hai viên thuốc khiến chân tay không cử động được, rồi chúng trói lại, bỏ lên ngựa.
Phương Hổ xua tay:
- Các vị đây là sư đệ của Khai-Quốc vương, tính tình hiếu động, hay đùa nghịch. Thất muội chấp làm gì? Ta cho thất muội biết, Vương-gia, Vương-phi cùng ngũ vị công tử sẵn sàng đi với chúng ta tìm kiếm kho tàng Tần-Hán. Chỉ nguyên truyện này, dù các tiểu công tử có đùa cợt đến đâu, thất muội cũng nên bỏ qua.
Y nói với Khai-Quốc vương:
- Mời Vương-gia, cùng Vương-phi lên ngựa cho.
Mọi người lên ngựa.
Phương Hổ hô lớn:
- Đi!
Ngựa phi như gió. Phương Báo phi trước, Phương Hổ phi sau cùng. Ý chừng chúng sợ có ai chạy trốn chăng.
Ngựa Tôn Đản, Lê Thuận-Tông phi song song phía trước. Ngựa Thiện-Lãm, Tự-Mai phi thành cặp phía sau. Lê Văn phi sau cùng. Đang phi ngựa, Lê Văn hô lớn:
- Lên!
Tự-Mai vọt người lên cao. Hai chân nó đáp lên vai Tôn Đản. Trong khi Thiện-Lãm đáp lên vai Lê Thuận-Tông. Tài tình ở chỗ, ngựa vẫn phi như bay, mà hai đứa trẻ đứng rất vững. Ngựa Đản, Tông vẫn phi song song sát nhau.
Lê Văn hô lớn:
- Phát chiêu!
Thiện-Lãm, Tự-Mai cùng rút kiếm chiết chiêu với nhau.
Thanh-Mai đưa mắt cho Khai-Quốc vương, nàng mỉm cười:
- Anh coi, chỉ mấy ngày, mà năm đứa trẻ này dạy nhau đủ thứ. Lê Văn là con trai duy nhất của sư phụ em, nó dạy mấy đứa kia thuật kị mã của phái Sài-sơn. Sau chuyến đi này, có lẽ bản lĩnh chúng nó giống nhau.
Thình lình Tự-Mai, Thiện-Lãm quát lên một tiếng. Cả hai cùng vọt người lên cao. Rồi Tự-Mai đáp xuống vai Thuận-Tông. Thiện-Lãm đáp xuống vai Tôn Đản. Cả năm đứa trẻ cười ha hả, tỏ vẻ khoái chí.
Đám Phương Hổ nhìn bọn Tôn Đản dùng võ công, đùa vui với nhau. Nhưng trong cái đùa, ẩn tàng võ công kinh thế hãi tục. Y nghĩ thầm:
- Năm thiếu niên này, chưa ai tới mười tám, mà võ công đã đến dường này. Một mai, vào tuổi ba mươi, mình e thiên hạ không ai bằng chúng.
Đi một lát, gặp toán kị mã ba người, cùng hơn mười tùy tòng đứng chờ ven đường. Phương Báo ra hiệu cho mọi người dừng lại. Y chỉ vào ba người giới thiệu:
- Đây là Động-đình tam ưng tức tam đệ, tứ đệ và ngũ đệ trong bản bang. Họ có chút danh trên chốn giang hồ.
Tự-Mai nghe giới thiệu, nó đưa mắt nhìn ba người:
- Thực hân hạnh! Ở Đại-Việt, tiểu đệ nghe danh nhất ưng Chu Y khinh công như rồng bay, gió thổi. Nhị ưng Trần Tiệp nội công cao thâm khôn lường. Tam ưng Vũ Canh kiếm thuật thần thông. Thì ra các vị đều ở trong bang Trường-giang cả đấy.
Chu Y nghe Tự-Mai nói, y vui mừng ra mặt:
- Kiến văn của tiểu huynh đệ rộng thực. Cả đến bọn vô danh như anh em tại hạ, mà huynh đệ cũng biết đến.
Phương Hổ hỏi:
- Bọn kị binh ra sao rồi.
- Bắt gọn, giam vào một nơi. Đợi Vương-gia cùng chúng ta đào kho tàng rồi mới thả ra.
Phương Hổ chỉ Tào Khánh:
- Giam cả tên cẩu quan này lại.
Hai kị mã tới dắt ngựa Tào Khánh đi về phía hang núi.
Phương Hổ tính đốt ngón tay:
- Chúng ta có bẩy huynh đệ, bên Khai-Quốc vương cũng có bẩy người. Cộng chung mười bốn. Nào, chúng ta lên đường.
Đến chiều, tới trấn Ngọc-lâm. Phương Hổ ra hiệu cho mọi người xuống dắt ngựa đi vào trấn. Y chỉ lên tửu lầu lớn mang tên Lạc-viên lâu nói:
- Mời Vương-gia cùng quý vị vào tửu lâu uống rượu. Sau đó chúng ta tiếp tục lên đường.
Phương Hổ đi trước, ngang với Khai-Quốc vương. Xuyên Dung kèm Thanh-Mai. Năm người trong Trường-giang thất hùng kèm năm đứa trẻ, vào tửu lầu.
Chợt từ trong tửu lầu có hai nhà sư trẻ, tay cầm bình bát khất thực đi ra. Hai nhà sư như không thấy cả bọn đi vào. Một người đụng phải ngựa Phương Hổ làm cái túi hành lý trên lưng y rơi xuống đất. Nhà sư vội chắp tay xá tạ lỗi, rồi cúi xuống nhặt cái túi treo lại trên lưng ngựa trả Phương Hổ:
- A-Di Đà-Phật. Bần tăng thực vô tâm, vô ý. Mong thí chủ từ bi hỷ xả, bỏ quá đi cho.
Nhà sư xá thêm một xá nữa, rồi cúi đầu bỏ đi.
Ngay từ lúc hai nhà sư xuất hiện, Tôn Đản, Tự-Mai đã nhận ra y là Trần Thông-Mai với Bảo-Hoà. Tuy cả hai hoá trang đi, nhưng người Bảo-Hoà tiết ra hương thơm ngào ngạt, làm chúng nhận được ngay.
Tự-Mai dùng Lăng-không truyền ngữ nói vào tai Thanh-Mai:
- Chị Thanh, anh Thông với Bảo-Hoà hí lộng quỉ thần gì đây?
- Mình cứ chờ xem.
Phương Hổ thúc mọi người ăn thực mau, rồi lên đường.
Khoảng nửa đêm, đoàn người tới trấn Thương-ngô trên bờ sông Tây-giang. Có hai người đứng chờ ven đường. Chúng kính cẩn hành lễ với Phương Hổ:
- Trình bang chủ! Thuyền đã chuẩn bị sẵn, mời bang chủ cùng quý khách xuống.
Bên bờ Tây-giang, một con thuyền cực lớn đậu sẵn. Phương Hổ chỉ con thuyền nói với Khai-Quốc vương:
- Mời vương gia cùng các vị xuống thuyền. Đêm nay bản bang xin được thiết đãi Vương gia thổ sản vùng Quảng-Đông. Chúng ta dùng thuyền đi Phật-sơn. Từ Phật-sơn sẽ lên bộ đi Khúc-giang.
Khai-Quốc vương để Thanh-Mai xuống trước. Vương theo sau với năm đứa trẻ. Người cuối cùng xuống, lập tức thuyền nhổ neo, buồm dương lên. Thuyền trôi nhanh như tên bắn. Phương Hổ mời mọi người vào trong khoang thuyền lớn. Ở đó đã bầy một tiệc rượu.
Phương Hổ mời Khai-Quốc vương ngồi vào ngôi chủ vị. Còn y ngồi thứ nhì, tiếp vương. Kế đó Xuyên Dung ngồi tiếp Thanh-Mai. Năm đứa trẻ ngồi cùng với đám thủ lĩnh bang Trường-giang.
Rượu được vài tuần, Phương Hổ hướng vào Thanh-Mai:
- Tại hạ nghe Vương-phi thuộc danh gia đệ tử, kính nhờ Vương-phi dịch dùm tập sách nhỏ bằng chữ Khoa-đẩu. Trước đây, tại hạ đã nhờ người ta dịch cho, nhưng e không đúng. Vì vậy, xin Vương-phi dịch lại, để có thể so sánh. Theo bản dịch trước, tập sách này là bộ Lĩnh-Nam vũ kinh. Cuối tập sách có nói đến kho tàng Tần-Hán.
Nghe Phương Hổ nói, Thanh-Mai nghĩ thầm:
- Tên này đáo để gớm. Y nhờ mình dịch, mà còn sợ mình dịch sai, nên đưa ra lời đe doạ, ra cái điều đã có bản dịch rồi.
Nàng mỉm cười:
- Đa tạ bang chủ tín nhiệm.
Phương Hổ thò tay vào trong bọc, lấy ra cái túi. Y trịnh trọng mở túi. Mọi người cùng nhìn theo tay y. Y moi trong túi ra tập sách, trao cho Thanh-Mai. Thanh-Mai cầm lên xem: Trên bìa có hàng chữ Lĩnh-Nam vũ kinh. Nàng mở trang thứ nhất, trong không có chữ. Nàng mở trang thứ nhì, cũng đều giấy trắng. Trang thứ năm, vẽ hình hai con quỷ sứ nhe nanh, trông rất giống Phương Hổ, Phương Báo. Nàng mở trang thứ sáu, vẽ hình một phụ nữ mặc y phục cung phi, trên đầu có sừng. Tiếp theo hình của năm lãnh tụ bang Trường-giang.
Thanh-Mai ngơ ngác:
- Phương bang chủ, sách chỉ có hình, đâu cần dịch?
Phương Hổ hoảng hốt, y quên cả lễ độ, giật tập sách trên tay Thanh-Mai mở ra xem. Bên trong không có hình gì khác cả. Y kinh hãi đến đờ người ra. Vì mới hồi sáng, y còn mở túi ra kiểm soát lại, bộ Lĩnh-Nam vũ kinh vẫn còn nguyên. Vậy ai đã lấy cắp, đổi vào bằng tập sách này?
Y ôn lại: Y cùng em leo núi, gặp Khai-Quốc vương, rồi xuống núi, lên ngựa ra đi. Thủy chung cái túi vẫn đeo bên hông. Cho đến khi vào tửu lầu...
Chợt y vỗ đùi đến đét một cái. Y đã nhớ ra. Lúc qua trấn Ngọc-lâm, y treo cái túi trước yên ngựa, cùng mọi người vào quán ăn. Một vị sư đi ngược chiều chạm vào ngựa y. Nhà sư chắp tay xin lỗi, rồi đi tiếp. Chắc chắn nhà sư đã nhanh tay lấy trộm tập sách của y, thay bằng tập sách giả này để trêu chọc.
Nguyên Phương Hổ cùng bang Trường-giang bỏ ra không biết bao nhiêu tiền bạc, công lao, sai người theo dõi bọn Triệu Thành. Khi bọn Tung-sơn tam kiệt cho Quách Quỳ chép bộ Lĩnh-Nam vũ kinh cùng với bộ Dụng-binh yếu chỉ trong hầm đá rồi. Y sai người sao làm ba bản. Y giữ một bản. Cho hai sứ giả đi hai ngả khác nhau mang về triều.
Bản của y bị phái Thiên-tượng Đại-lý đoạt mất, rồi bị phái Đông-a trộm trên thuyền, trao cho Khu-mật viện. Một sứ giả khác, bị Khu-mật viện Đại-Việt cho người đánh tráo mang về. Khai-Quốc vương trình bản này cho anh hùng xem, trong kỳ đại hội Thăng-long. Sứ giả duy nhất thoát lưới, đến sông Trường-giang, bị bang Trường-giang giết chết đoạt sách.
Mấy tháng qua, Phương Hổ mất không biết bao công phu theo đõi, tìm được một người biết chữ Khoa-đẩu địch cho y. Nhưng trong bộ Lĩnh-Nam vũ kinh chép bằng thuật ngữ đặc biệt. Y không hiểu nổi. Y đang tuyệt vọng, hay đâu được tin Khai-Quốc vương đi sứ. Y cùng anh em bàn nhau, bắt sống Vương, để Vương-phi dịch, dẫn giải cùng tra khảo vương về thuật ngữ trong sách, hầu tìm kho tàng. Bây giờ tập sách bị người ta đoạt mất. Y điên lên được.
Y nhìn những hình vẽ, bỗng mồ hôi y toát ra như tắm: Trong sách vẽ hình bẩy anh em y. Lại vẽ hình Lưu thái-hậu nữa.
Nguyên y là người của bang Nhật-Hồ Trung-Quốc lớn vai hơn Hồ Dương-Bá (Nguyên-Hạnh) với Đỗ Lệ-Thanh. Khi bang Nhật-Hồ bị diệt. Hồ Dương-Bá với Đỗ Lệ-Thanh được Khu-mật viện Tống bố trí sang Đại-Việt trường kỳ mai phục. Còn y được xử dụng trực tiếp, để dò la tung tích dư đảng Nhất-Hồ. Từ khi Lưu hậu lên cầm quyền, y điều khiển nhóm tế tác làm việc thẳng với bà. Việc này, đến sáu sư đệ, sư muội của y cũng không biết? Tại sao hai nhà sư lại biết, mà hí hoạ cả mụ với anh em y?
Tự-Mai, Tôn Đản thấy hình trong sách bất giác đưa mắt nhìn nhau. Cả hai cùng bật lên tiếng cười. Tôn Đản hỏi:
- Phương bang chủ. Tưởng bang chủ nhờ chị ba tôi dịch sách gì. Hoá ra bang chủ cho xem cuốn tập vẽ hí hoạ.
Phương Hổ nghiến răng kèn kẹt. Y cầm cái bát bóp mạnh. Bát vỡ tan ra. Y vê viên mấy cái, bát nát ra như bột.
Khai-Quốc vương hỏi y:
- Bang chủ! Có biến cố gì chăng?
Phương Hổ nghiến răng:
- Bộ Lĩnh-Nam vũ kinh cùng Dụng-binh yếu chỉ trong túi này, bị tên tiểu hoà thượng đánh tráo ở Lạc-viên tửu lầu, trấn Ngọc-lâm.
Phương Báo tần ngần cầm lấy cuốn tập coi. Y truyền cho các sư đệ cùng xem, rồi lắc đầu:
- Chúng ta phải sai bang chúng truy lùng hai tên cẩu hòa thượng này băm vằm ra cho bõ ghét.
Phương Hổ quả xứng đáng thủ lãnh bang lớn. Y thản nhiên cầm chung rót rượu mời Khai-Quốc vương uống, rồi nói:
- Chúng ta cứ đến trấn Phật-sơn, rồi sẽ truy lùng hai tên cẩu hoà thượng.
Thình lình Xuyên Dung kêu lên tiếng ối rồi ôm tay rên siết. Tiếp theo đến Phi Lịch, Động-đình tam ưng, Trường-giang song quỷ. Người nào tay cũng sưng vù lên, đỏ hỏn. Tiếng rên la vang khắp sông.
Phi Lịch hỏi Phương Hổ:
-- Đại ca! Rõ ràng chúng ta bị trúng Chu-sa Nhật-hồ độc phấn. Phấn độc này chỉ đại ca, nhị ca mới có. Như vậy...
Y định nói Như vậy đại ca, nhị ca phóng độc hại anh em nhưng y dừng lại kịp, vì chính đại ca, nhị ca cũng bị trúng độc như y.
Phương Hỗ thấy đám người của Khai-Quốc vương vô sự. Y nghĩ thầm:
- Không lẽ tên Lý Long-Bồ đã phóng độc hại bọn ta?
Y an ủi các em:
- Đừng sợ, cái thứ phấn độc này có đáng gì. Ta lấy thuốc giải cho các em.
Y thò tay vào bọc, móc ra hộp thuốc. Y trao cho các sư đệ, mỗi người một viên:
- Nuốt mau, vận khí cho thuốc tan.
Sáu người bỏ thuốc vào miệng, nuốt trửng, rồi ngồi vận công. Khoảng nhai dập miếng trầu, cả sáu người đều ngã lăn ra, miệng xùi bọt mép.
Phương Hổ đang định nuốt thuốc vội dừng lại. Y bóp một viên thuốc ra ngửi. Y giật bắn người lên. Vì mùi vị hoàn toàn khác với mùi vị thuốc giải của y. Y coi lại, cái lọ đựng thuốc chỉ hơi giống cái lọ của y. Y chửi thầm:
- Thì ra tên hoà thượng khả ố đã tráo luôn cả hộp thuốc của ta.
Y tự hỏi:
- Không hiểu ai tung phấn độc hại anh em y? Không lẽ cũng hai tên quỷ hoà thượng kia? Nhất định hai tên hoà thượng chó má có liên quan với bọn Khai-Quốc vương.
Y nghiến răng nói với Khai-Quốc vương:
- Vương-gia trí tuệ thực vô song. Tại hạ mong Vương-gia ban thuốc giải cứu sáu người sư đệ sư muội. Bằng Vương-gia không ban thuốc giải, tại hạ ắt phải vô phép với Vương-gia.
Khai-Quốc vương đã đoán ra thủ đoạn của Bảo-Hoà, Thông-Mai:
- Hai người này hí lộng quỷ thần thực tài. Trước đây chính Thông-Mai đã tráo vàng Tống bằng vàng Đại-Việt để hại thầy trò Địch Thanh. Bây giờ chàng lại dở bản lĩnh cũ ra. Phải rồi, y chỉ việc tung phấn độc lên yên ngựa bọn Trường-giang thất quỷ, rồi tẩm một thứ nữa vào cuốn sách. Bọn chúng lên ngựa, tay trúng phấn độc. Khi truyền nhau cuốn sách, bị trúng loại thứ nhì. Hai thứ phấn mới thành độc tố. Còn Thanh-muội chỉ mó vào sách, thì vô sự. Y còn thay lọ thuốc giải Chu-sa độc phấn bằng một thứ thuốc quái quỷ gì, khiến chúng nuốt vào bị mê man.
Tự-Mai nói với Phương Hổ:
- Này Phương bang chủ. Bang chủ nói câu đó dường như cho rằng anh cả tôi đánh thuốc độc sáu vị đây hẳn? Bang chủ ơi, trước khi nói, bang chủ nên suy nghĩ cho kỹ đã. Anh tôi xuất thân là đệ tử một vị Bồ-tát đắc đạo. Một hoàng-tử. Bản tính anh tôi từ bi, đến giết con kiến, con sâu người còn không nỡ, huống hồ dùng thuốc độc. Chính vì vậy sau được anh hùng tám vùng tộc Việt tôn làm vua. Với thân phận như thế, có đâu anh tôi lại dùng thuốc độc hại người?
-- Nếu không phải vương gia. Tại sao ở đây chúng ta có mười bốn người, mà chỉ anh em bọn tôi trúng độc. Còn bên Vương-gia thì vô sự?
Tự-Mai lắc đầu:
- Bang chủ nghĩ như thế thực không còn gì vô lý hơn. Tôi chắc người nào trong bóng tối đó, muốn độc quyền mời anh cả chúng tôi. Cũng như bang chủ đã độc quyền mời. Vì vậy họ mới tung thuốc độc hại các vị.
Thanh-Mai móc trong bọc ra hộp kim. Nàng đến bắt mạch từng người một, rồi nói:
- Sáu vị đều trúng phấn Chu-sa của bang Nhật-hồ Trung-quốc. Chúng tôi là đệ tử danh môn chính phái, đâu biết gì về độc chất này. Bang chủ nghi cho chúng tôi thực vô lý.
Tôn Đản cũng tiếp:
- Bang chủ từng xuất thân đệ tử bang chủ Nhật-hồ đời thứ ba, không lẽ không biết hoá giải loại phấn độc này? Hôm qua, chị ba tôi đã đối chưởng với bang chủ, thấy võ công bang chủ rõ ràng thuộc võ công Hồng-thiết giáo, pha lẫn với Côn-luân. Bang chủ nên dùng Hồng-thiết thần công giải độc cho các vị đây hơn kết tội chúng tôi.
Phương Hổ đau đớn muốn ngất đi. Y thở dài:
- Tôi trúng độc đau đớn, nên đầu óc hơi hồ đồ. Tôi... tôi cũng có thuốc giải, song thuốc giải bị tên cẩu hoà thượng đánh tráo rồi. Vương-phi. Nghe Vương-phi là đệ tử Hồng-sơn đại phu, danh vang thiên hạ. Mong Vương-phi cứu các sư đệ của tôi.
Thanh-Mai chẩn mạch lần nữa, rồi đáp:
- Người đánh thuốc độc dường như không có ác ý. Các vị bị trúng hai thứ thuốc một lúc. Chu-sa phấn hơi nguy hiểm. Còn Đào-chí phấn, chỉ ngủ một giấc dài ba ngày sẽ tỉnh lại như thường. Có điều trong ba ngày không trị Chu-sa phấn, e nguy đến tính mệnh.
Thanh-Mai nói đến Đào-chí phấn, làm Lê Văn giật mình. Nguyên trước đây Hồng-Sơn đại phu chế ra Ma-túy hoàn, mục đích phóng vào kinh mạch, khiến cho bệnh nhân giảm mọi thứ đau nhức. Hôm đại hội Thăng-long, ông đã dùng trị cho sư thái Tịnh-Tuệ cùng đám đệ tử Hồng-thiết giáo. Sau đó trở về, ông thấy Ma-túy hoàn chỉ làm tê liệt không được bao lâu. Ông thêm vào Ma-túy hoàn hai chất nữa là Đào-nhân, Viễn-chí khiến cho bệnh nhân ngủ ngon trong một ngày. Hôm rời Thăng-long, Lê Văn mang theo một hộp. Tặng cho Bảo-Hoà một hộp. Nó không ngờ Bảo-Hoà phối hợp với phấn Chu-sa của Hồng-thiết giáo Trung-quốc, hại bọn Trường-giang.
Thanh-Mai chỉ Lê Văn:
- Cậu mười! Cậu hãy làm cho mấy vị đây tỉnh lại ngay, chậm trễ e nguy đến tính mệnh.
Đúng ra Lê Văn dùng kim, châm vào huyệt Nhân-trung, Trung-xung, dù bệnh nhân đang mê man cũng tỉnh dậy ngay. Hôm rồi, nó mới được Hà Thiện-Lãm dạy Lĩnh-Nam chỉ pháp. Nó muốn áp dụng thử xem sao.
Nghĩ là làm. Nó tiến tới trước Phương Báo, vung tay điểm vào huyệt Nhân-trung. Véo một tiếng, Phương Báo mở mắt ra, ngồi dậy ngơ ngác nhìn mọi người. Tuy y tỉnh thực, nhưng thuốc vẫn còn trong cơ thể, vì vậy đầu óc mơ mơ hồ hồ.
Phương Hổ nhìn thủ pháp của Lê Văn, y kinh ngạc nghĩ thầm:
- Thiếu niên này, bất quá tuổi mười lăm, mười sáu, mà sao công lực đã đến dường này. Bên Trung-nguyên ta làm gì có những mầm non như vậy?
Lê Văn chẩn mạch cho Phi Lịch. Không biết nghĩ sao, nó đưa mắt nhìn Tự-Mai, Tôn Đản rồi cả ba cùng cười. Nó phóng hai chỉ vào huyệt Ẩn-bạch, Lệ-đoài. Phi Lịch ngồi bật dậy. Y dụi mắt mấy cái, hướng Lê Văn xá một xá:
- Đa tạ thiếu hiệp.
Lê Văn nhăn mặt:
- Phi tiên sinh. Tiên sinh là người đọc sách, mà sao thiếu lễ như vậy? Người quân tử dù ở hoàn cảnh nào cũng không thể thiếu lễ.
Phi Lịch kinh ngạc hỏi:
- Thiếu hiệp chê trách ta thiếu lễ. Thế ta thiếu lễ ở chỗ nào?
Lê Văn lắc đầu:
- Nếu như sáu vị anh hùng bang Trường-giang đây, coi như đủ lễ rồi. Duy tiên sinh thuộc loại văn gia Nho nguyên, đọc sách mà hành xử như vậy thì hơi thiếu.
- Xin thiếu hiệp dạy rõ hơn.
Lê Văn chỉ Khai-Quốc vương:
- Nhà có chủ, nước có vua. Sách có câu Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ, xuất thổ chi tân, mạc phi vương thần. Nghĩa là: Dưới gầm trời này đâu cũng là đất của vua. Sinh tại đất vua ai cũng là thần dân của vua. Tại hạ hiện theo sứ đoàn Đại-Việt sang Trung-quốc. Khai-Quốc vương là đấng trừ quân, làm chánh sứ. Thì Vương coi như vua. Đây thuộc vùng Nam-hải của tộc Việt. Khai-Quốc vương được tôn làm vua tộc Việt. Vậy tiên sinh phải cầu Vương-gia chứ? Đấy là luận theo nước. Còn luận theo tình nhà, vương ở vai huynh trưởng trong mười anh em tại hạ. Dù luận theo nước, hay theo nhà mọi sự của anh em tại hạ đều do Vương làm chủ. Tại hạ trị bệnh cho các vị, phải được chỉ dụ Khai-Quốc vương, đại diện cho Đại-Việt. Thế mà tiên sinh không tạ ơn Vương lại tạ ơn tại hạ. Như thế chẳng hoá ra quân, thần đảo lộn ư?
Phi Lịch tuyệt không ngờ Lê Văn lại nắm vững Nho như vậy. Y vội hướng Khai-Quốc vương:
- Xin Vương-gia đại xá.
Khai-Quốc vương bảo Lê Văn:
- Chú mười! Chú trị hết cho các vị đại hiệp trong bang Trường-giang đi. Lê Văn vâng dạ, rồi chẩn mạch cho Xuyên Dung. Nó lắc đầu:
- Vị tỷ tỷ này có thai mà trúng độc, e sau này đứa trẻ có tật.
Nó lại phát Lĩnh-Nam chỉ, nhưng khác với Phương Báo, nó điểm huyệt Tố-liêu của mụ. Mụ rùng mình từ từ ngồi dậy. Tuy vậy mụ vẫn như người còn ngái ngủ.
Phi Lịch hỏi Lê Văn:
- Dường như tiện thê bị trúng độc nặng hơn mọi người thì phải?
Lê Văn lắc đầu:
- Không hẳn thế. Phu nhân đây luyện Hồng-thiết thần công. Nội công đã đến trình độ cực mạnh. Cần phải có người nào luyện Thiền-công, phát tâm Bồ-đề, dồn chân khí vào người phu nhân mới trục hết được nọc độc ra, hầu cứu bào thai.
Phương Hổ kinh ngạc:
- Tại hạ không tin. Muốn đẩy độc tố trong người thất muội, tại hạ nghĩ, bất cứ ai có công lực mạnh đều làm được.
Y tiến tới để tay lên lưng Xuyên Dung rồi nói:
- Thất muội ngồi im, đừng vận công chống trả.
Nói rồi y dồn chân khí sang người Xuyên-Dung. Xuyên Dung bật lên tiếng »ái», ngã lăn ra, lăn lộn, nghiến răng tỏ vẻ đau đớn.
Trong khi bọn Trường-giang thất quỷ ngơ ngác nhìn nhau không hiểu, thì Lê Văn ôm gối ngồi cười.
Phương Hổ hỏi Khai-Quốc vương:
- Đạo lý vụ này ra sao, xin vương gia dạy cho.
Khai-Quốc vương vỗ lưng Lê Văn:
- Chú mười. Chú giải thích cho bang chủ nghe đi.
Phi Lịch cũng run run:
- Thiếu hiệp, xin thiếu hiệp ra tay tế độ, cứu tiện thê. Nguyện không bao giờ quên ân đức.
Lê Văn ngửa mặt lên trời nói bâng quơ:
- Đã có Phật ắt phải có ma. Muốn trị ma, phải nhờ Phật. Xuyên nữ-hiệp luyện Hồng-thiết thần công thứ nội công tà ma, rồi lại bị Chu-sa độc phấn, cũng thuộc tà ma xâm nhập. Trong khi đó Chu-sa độc phấn lại bị pha lẫn với Đào-chí là hai dược vật không chính không tà. Không chính vì khi gặp tà, nó trợ tà. Không tà vì khi gặp chính, nó phù chính. Thành ra trong người nữ hiệp hiện đầy tà khí, hợp với nội công tà ma. Vậy cần phải có người nào luyện Thiền-công tối cao, phát tâm Bồ-đề mới giải được.
Chu Y hỏi Thanh-Mai:
- Vương phi, tại hạ nghe vương phi xuất thân phái Đông-a. Mà nội công Đông-a xuất từ Tiêu-sơn. Vậy Vương-phi có thể cứu thất muội được không?
Tôn Đản dơ tay cản không cho Thanh-Mai trả lời. Nó nhìn thẳng vào mặt Trường-giang thất quỷ:
- Trường-giang tam hiệp đã nghĩ kỹ, trước khi nói câu đó chưa?
Khi Trường-giang thất quỷ bàn kế hoạch bắt Khai-Quốc vương, dùng độc công Chu-sa bắt vương khai ra bí mật kho tàng Tần-Hán. Tất cả bẩy người đã nghiên cứu thực kỹ về Vương cũng như Vương-phi Thanh-Mai. Còn bọn thiếu niên đi theo, họ coi thường, không chú ý. Từ lúc tiếp xúc với Thuận-thiên ngũ hùng, đám quỷ mới thấy bọn thiếu niên này tuy đùa nghịch, nhưng kiến thức, cũng như võ công không phải tầm thường. Bây giờ thấy Tôn Đản hỏi Chu Y một câu, làm y bỡ ngỡ không ít:
- Tiểu công tử! Dĩ nhiên tại hạ nghĩ kỹ rồi.
- Tam hiệp nghĩ kỹ, mà còn hỏi câu đó ư? Tam hiệp phải biết đại ca của thôi, thân làm trừ quân, thống lĩnh quần hùng tám nước. Lại nữa người đang đi sứ Trung-quốc. Các vị dùng sức mạnh bắt đại ca cùng chúng tôi với ý nghĩ tìm bí mật kho tàng. Võ công chúng tôi đâu có hèn, mà để cho các vị làm nhục? Chúng tôi để cho các vị bắt, vì đại ca của tôi nghĩ, trên đất Tống, không nên dụng võ. Mọi biến cố để Tống triều lo liệu. Chứ đánh nhau, chưa chắc các vị thắng nổi chúng tôi.
Nó chỉ Lê Văn:
- Rồi các vị bị trúng độc. Thập đệ ra tay cứu các vị. Các vị chưa tỏ một lời tạ lỗi. Bây giờ muốn chúng tôi xả thân cứu nữa ư? Tôi hỏi lại, các vị muốn ép chúng tôi hay muốn cầu khẩn? Đạo lý ở chỗ nào?
Phi Lịch tiến tới trước Thanh-Mai, y quỳ gối:
- Tiểu nhân kính cẩn rập đầu xin Vương-phi cứu tiện nội.
Thanh-Mai mỉm cười. Nàng vung tay, một luồng kình phong đỡ y dậy:
- Lục hùng không nên đa lễ. Huống hồ, nội công của tôi chưa chắc đủ cứu nỗi quý phu nhân.
Khai-Quốc vương dơ tay cản vương phi:
- Thanh muội. Để đó.
Vương đến trước Xuyên-Dung, vung ngón tay cái điểm vào huyệt Đại-trùy. Xuyên-Dung rùng mình một cái mở mắt ra.
Từ ngày gặp Khai-Quốc vương, chỉ có một lần Thanh-Mai thấy vương đối chưởng với Triệu Thành và với Minh-Thiên trên núi Chung-chinh. Từ đấy, chưa bao giờ nàng thấy Vương xử dụng võ công. Vì vậy nàng không biết công lực của Vương tới bậc nào. Cứ như bản lĩnh hôm đối chưởng với Triệu Thành, e công lực vương không hơn bọn Tung-sơn tam kiệt làm bao. Bây giờ thấy Vương vung tay điểm một chỉ vào cổ Xuyên Dung, khiến y thị hết đau. Nàng nghĩ thầm:
- Đại-trùy thuộc Đốc-mạch, nơi giao hội sáu kinh dương. Mà dùng ngón tay cái, thuộc thủ Thái-âm phế kinh. Phế thuộc âm. Dồn Thiền-công vào, hoá giải Hồng-thiết công. Như vậy Hồng-thiết công trong một khoảng Đốc-mạch bị hoá giải. Sự lưu thông sáu kinh dương của ma công bị nghẽn... Hoá cho nên Xuyên-Dung hết đau. Nhưng sao công lực chàng lại hùng mạnh đến như vậy?
Nàng chợt nhớ một truyện:
- Ngày nọ, tại Khu-mật viện. Khi Đàm Can bị bắt, Mỹ-Linh hỏi cung, y không chịu khai. Thân Thiệu-Thái dạy Tự-Mai điểm vào hai huyệt Đại-trùy, Bách-hội khiến cho y đau đớn. Nàng hỏi nguyên lý ấy, Thiệu-Thái học ở đâu. Thiệu-Thái khai rằng Bố-Đại hoà thượng dạy. Ngài giải thích Hồng-thiết công thuộc ma. Thiền công thuộc Phật. Ma làm đau, dùng Phật trị. Khi đau đớn tà khí chạy khắp sáu kinh dương, kỳ kinh bát mạch. Chỉ cần dồn chân khí làm gián đoạn ma công tại hai huyệt tổng hội kinh dương là Bách-hội, Đại-trùy, lập tức cái đau giảm. .. À có thể chàng áp dụng lối đó.
Khai-Quốc vương thấy Phi Lịch đau đớn đến đổ mồ hôi hột ra vì Hồng-thiết phấn. Vương chiã ngón tay điểm vào huyệt Khúc-trì của y hai chỉ. Y rùng mình một cái, hết đau. Nhưng hai cánh tay y tê dại không cử động được.
Vương nói:
- Phi tiên sinh. Tôi không đủ tài hoá giải chất độc cho tiên sinh. Tôi tạm thời bế huyệt, để chất độc không lan tới tim mà thôi. Đứa cháu của tôi, có thể hoá giải vĩnh viễn Chu-sa độc cho tiên sinh. Nhưng hiện giờ y không có mặt ở đây.
Động-đình tam ưng thấy vợ chồng Phi Lịch hết đau đớn. Chúng cũng đến trước Khai-Quốc vương rập đầu xin được cứu trị. Vương bảo Tôn Đản bằng tiếng Việt:
- Đản. Em vận Lĩnh-Nam chỉ ra kinh tam tiêu, rồi từ từ nhả khí bằng huyệt Trung-xung điểm huyệt Kiên-ngung cho chúng.
Tôn Đản hít hơi vận khí. Véo một tiếng, nó điểm lên không.
Khai-Quốc vương lắc đầu:
- Không được. Anh bảo em nhả khí từ từ để chữa bệnh, chứ có phải đấu võ đâu. Làm lại.
Tôn Đản vận tới ba lần, khí mới phát ra từ từ. Nó điểm vào huyệt Kiên-ngung của Nhất-ưng. Y rùng mình một cái. Đau đớn biến mất. Nhưng hai tay y hoàn toàn tê liệt.
Thanh-Mai nghe Vương giảng cho các em, nàng nghĩ:
- À như vậy, ta thử điểm vào mấy huyệt khác trên tay bọn chúng, không chừng cũng có kết quả.
Nàng chĩa tay, điểm vào huyệt Thủ-tam lý của Nhị, Tam-ưng. Quả nhiên cánh tay y chúng bị tê liệt.
Phương Hổ, Phương Báo thấy các sư đệ được giải cái đau đớn. Y định lên tiếng cầu xin, nhưng nghĩ lại thân phận mình làm bang chủ một đại bang, mà hèn hạ như vậy, mất tư cách. Cho nên y nghiến răng vận công chống đau.
Tự-Mai lại bên Phương Hổ, không nói không rằng, nó chĩa ngón tay điểm vào huyệt Nội-quan của y. Lập tức cả người y cứng đơ, không cử động được. Tuy mắt, miệng vẫn linh hoạt. Y nghĩ nhanh:
- Chết thực, bọn sư đệ của mình chỉ nghĩ đến cái đau, quên cả nguy hiểm, để bọn này điểm vào người tê liệt như thế này, không khác gì hai tay bưng tính mệnh dâng cho địch nhân.
Y nói với em:
- Nhị đệ, cẩn thân. Ta vô dụng mất rồi.
Phương Báo cũng đang nghĩ như anh. Y vung tay chụp Tự-Mai, nhấc bổng lên, nhảy lui lại vận khí nói:
- Các vị ngồi im. Hãy giải khai tê liệt cho anh em tại hạ. Bằng không tại hạ đành phải vô phép với vị công tử này.
Y vừa nói hết câu, Tự-Mai chĩa tay chém vào huyệt Đản-trung trên ngực y. Y ngã lăn xuống sàn thuyền, chân tay cứng đơ như anh.
Tôn Đản đưa mắt cho anh em, cả năm người cùng chĩa tay điểm liên tiếp vào bọn Trường-giang thất quỷ. Cả bẩy người đều tê liệt toàn thân, ngồi nhìn nhau. Họ không biết đám hào kiệt Đại-Việt đã dùng thứ võ công gì, mà làm họ tê liệt khắp người.
Tôn Đản rút con dao, dí vào ngực Phương Hổ:
- Bang chủ. Kẻ thức thời mới là người tuấn kiệt. Câu truyện hôm nay, bang chủ nghĩ sau đây?
Phương Hổ biết thế không lui được. Y xuống nước:
- Vương gia. Bang Trường-giang xin quy phục Vương-gia. Mong Vương-gia chu toàn tính mệnh cho anh em bọn tiểu nhân.
Khai-Quốc vương nói bằng tiếng Việt với các em:
- Hãy ngồi xuống. Hấp khí, dẫn khí từ huyệt Trung-xung toả ra. Được rồi! Bây giờ Tự-Mai điểm vào huyệt Kiên-ngung, phong bế hai tay. Sau đó điểm vào huyệt Phong-thị, phong bế chân tay anh em họ Phương.
Tự-Mai vung tay điểm véo, véo tám tiếng. Vương tiếp:
- Chân tay tê liệt trở thành vô dụng rồi. Bây giờ hiền đệ dùng đầu ngón tay nào cũng được, để lên huyệt Đản-trung của Phương Báo dồn chân khí xoa mấy cái. Như vậy khí của em đang làm bế tắc Nhâm-mạch y tan ra. Khắp người y hết tê liệt. Duy chân tay không cử động được.
Khai-Quốc vương bảo Hà Thiện-Lãm:
- Lãm! Em cũng phong bế chân tay Phương Hổ, rồi xoa huyệt Nội-quan cho y. Như vậy chân tay y không cử động được. Mà thân hình hết tê liệt.
Thiện-Lãm làm theo. Thế là bẩy anh em Trường-giang ngồi như mấy pho tượng. Tự-Mai biết thân phận Khai-Quốc vương, không thể thẩm vấn bọn Trường-giang. Nó cầm lấy hộp kim của Thanh-Mai, đến trước Phương Hổ:
- Phương bang chủ! Xin bang chủ truyền cho thuyền phu, đầu bếp hoàn toàn tuân lệnh bọn tại hạ. Bằng không tai hạ chỉ cần phóng hai cái kim, đôi mắt của bang chủ trở thành vô dụng.
Phương Hổ nói lớn:
- Thuyền trưởng đâu.
Một lão già cúi rạp người xuống:
- Thuộc hạ chờ lệnh bang chủ.
Phương Hổ nói với y:
- Lê Đài. Chúng ta đã quy phục Khai-Quốc vương. Vậy bọn người nhất nhất phải tuân phục Vương-gia.
Lê Đài quỳ gối hành lễ trước Khai-Quốc vương:
- Thần Lê Đài xin tham kiến Vương-gia.
Tôn Đản thấy tại đây, vai vế cao nhất là Khai-Quốc vương, rồi tới Thanh-Mai. Sau tới nó. Nó biết thân phận Vương với Thanh-Mai cao quý vô cùng, không thể uy hiếp bọn tiểu nhân. Vì vậy nó đưa mắt cho mấy anh em, ngụ ý Bọn mình phải lo liệu.
Tôn Đản truyền lệnh cho Lê Đài:
- Lê thuyền trưởng chuẩn bị một phòng thực sạch sẽ cho Vương-gia, Vương-phi nghỉ, cắt cử người phục thị chu đáo. Còn bọn tôi với bẩy vị thủ lãnh quý bang ở đây được rồi.
Lê Đài vâng dạ, lui vào trong.
Khai-Quốc vương hỏi Lê Văn:
- Chú mười! Em giỏi y khoa. Em có biết huyệt nào trị cho người ta khỏi điếc không?
- À, nhiều lắm. Các huyệt Thính-cung, Nhĩ-môn, Thính-hội, Ế-phong dùng để trị điếc. Còn như muốn thông hoàn toàn, có thể dùng Ngoại-quan, Trung-chử hay Chi-cấu. Còn muốn trị cho người ta khỏi cấm khẩu, khỏi câm thì dùng Á-môn.
Khai-Quốc vương hỏi:
- Như muốn cho người ta ngủ được nên dùng huyệt nào?
- À khá nhiều đấy: Phong-trì, cùng các huyệt trên tâm hay tâm bào kinh.
- Bây giờ anh muốn dạy các em khoa điểm huyệt. Dù chúng ta nói tiếng Việt, tuy vậy cũng cần phòng bọn Trường-giang thất quỷ học lóm. Ta cần làm cho chúng điếc, cũng như ngủ say.
Tôn Đản reo lên:
- Hay lắm! Chú mười chỉ cần điểm vào những huyệt chữa điếc, chúng sẽ trở thành điếc. Rồi điểm vào huyệt ngủ, chúng mê man ngay.
Khai-Quốc vương mỉm cười, về trí thông minh của người em. Lê Văn chỉ vị trí cảc huyệt cho anh em. Sau đó nó điểm vào huyệt Ế-phong, Nội-quan của Trường-giang song hùng. Hai người lăn ra mê man.
Tự-Mai, Tôn Đản, Thuận-Tông, Thiện-Lãm cùng điểm huyệt năm quỷ còn lại. Chúng cũng mê man.
Tự-Mai reo lên:
- Chúng ta hãy nghiên cứu thành một thứ võ công mới. Trong khi giao chiến, chỉ cần điểm vào một vài huyệt, khiến cho đối phương tê liệt. Như vậy dù công lực thấp, mình cũng thắng được đối thủ công lực cao.
Năm đứa trẻ reo lên mừng rỡ.
Lê Văn hỏi Khai-Quốc vương:
- Anh cả! Phương pháp làm tê đối thủ do võ công gì vậy?
Vương giảng:
- Phương pháp dùng chân khí của mình, đẩy vào huyệt đạo, khiến kinh khí đối phương bị gián đoạn, hóa ra tê liệt nguyên phát xuất từ Bố-Đại hoà thượng. Ngài dùng Thiền-công, đẩy ma công, cứu Mỹ-Linh khỏi đau. Thiệu-Thái học được, đem áp dụng cứu Đàm Can. Tự-Mai áp dụng ngược lại, Đàm Can được phong bế huyệt đạo khỏi đau. Y xoa tay vào huyệt, làm tan Thiền-công, khiến ma công lưu thông như thường. Từ đấy, anh chú tâm nghiên cứu, thử nghiệm phương pháp này rộng ra, thành hệ thống.
Rồi Vương giảng chi tiết cho các em. Tuy Vương đã nghiên cứu, phát minh thực rộng. Trong khi vương giảng, Thanh-Mai, Lê Văn giỏi y học, bổ khuyết rất nhiều chỗ.
Trời vừa sáng. Tự-Mai bàn:
- Chúng ta vào xem bọn Trường-giang ra sao? Giải khai huyệt đạo cho chúng ăn uống. Để chúng tê lâu như vậy, e nguy đến tính mệnh.
Có tiếng nói trầm trầm:
- Đa tạ Trần công tử. Anh em tại hạ tỉnh từ lâu rồi.
Trường-giang thất quỷ dàn ra trong tư thế uy hiếp. Phương Hổ cười nhạt:
- Bây giờ các vị muốn anh em tại hạ trói lại hay các vị tuân lệnh đây?
Y vung tay tấn công Khai-Quốc vương. Thanh-Mai lạng người một cái, nàng phát chiêu Phong ba hợp bích đỡ. Bình một tiếng. Cả hai người lảo đảo lui lại. Thuyền chao đi một cái. Bọn thuyền phu la hoảng. Y không nhân nhượng tấn công chiêu thứ nhì. Kình phong cực kỳ trầm trọng. Thanh-Mai, Tôn Đản, Tự-Mai la hoảng. Cả ba muốn nhảy vào đỡ cho Vương, nhưng Phương Hổ ra tay thần tốc quá. Mọi người chỉ còn biết hét lên mà thôi.
Chưởng của Phương Hổ chụp xuống người Khai-Quốc vương. Vương thản nhiên, nhẹ nhàng bước xéo sang phải một bước, tay xuyên vào chưởng lực của đối thủ, quay một vòng như con cá vẫy đuôi, rồi lui lại.
Lạ thay chưởng của Phương Hổ hùng hậu như vậy, mà biến mất tăm mất tích. Y như người say rượu, quay một vòng. Y cố gắng lắm mới đứng vững. Mặt y nhợt nhạt, đứng chết sững nhìn vương.
Không những Trường-giang thất quỷ mà từ Thanh-Mai trở xuống đều ngẩn người ra. Tất cả không hiểu vương dùng thứ võ công gì mà kỳ lạ như vậy. Tự-Mai nghĩ thầm:
- Cái vẫy tay vừa rồi rõ ràng trong đó có Vô-ngã-tướng thiền công, lại thêm nội công Cửu-chân khắc chế võ công Trung-nguyên, pha đôi chút nội công Đông-a, dùng sức địch đánh địch.
Phương Hổ lắc đầu:
- Khai-Quốc vương là anh hùng đời nay. Cớ sao ban nãy dùng tà thuật làm cho anh em tại hạ tê liệt, mê man, rồi bây giờ lại dùng võ công tà môn?
Tôn Đản bước tới, chỉ vào mặt Phương-Hổ:
- Phương bang chủ. Uổng cho bang chủ võ công kiến thức hơn đời, mà không phân biệt được đâu là ân, đâu là oán, đâu là chính, đâu là tà. Quý bang bắt chúng tôi, để đi kiếm kho tàng. Rồi trên đường đi bị nạn. Anh cả không những tha tội cho các vị, còn ra lệnh chữa trị cho. Sau đó chúng tôi điểm huyệt để các vị ngủ đi, tránh cái đau hành hạ. Nếu như chúng tôi không đại lượng. Khi các vị mê man, chúng tôi ném các vị xuống sông, liệu các vị có còn sống không? Còn võ công chúng tôi mà bang chủ bảo thuộc tà môn ư? Bang chủ không thấy nó đặt trên căn bản y khoa với thiền hay sao? Y với thiền mà bảo rằng tà môn, e trên thế gian này, không ai đáng chính phái nữa!
Tuy nói vậy, mà nó tự hỏi rằng sao bọn kia đang mên man, lại tỉnh dậy được. Nó hỏi bằng tiếng Việt:
- Anh cả. Tại sao chúng đang mê man, mà tỉnh lại được?
- Anh cũng không rõ nữa.
Lê Văn giải thích:
- Em hiểu rồi! Khi chân khí mình làm bế tắc kinh mạch chúng, cũng như phóng thuốc tê vào người chỉ hai giờ hết hiệu nghiệm. Vì vậy chân tay chúng cử động được. Từ nay chúng ta điểm huyệt ai, phải nhớ nguyên tắc này.
Tôn Đản vẫy tay cho Lê Văn ngưng lại. Nó nói:
- Bên các vị bẩy người. Bên tôi cũng bẩy người. Hôm rồi chúng tôi nhân lúc các vị trúng độc mà ra tay, thực không đúng qui luật võ lâm. Vậy bây giờ thế này. Chúng ta dùng võ công đánh cuộc.
- Đánh cuộc như thế nào?
- Mỗi bên cử ra ba người đấu với nhau. Hễ bên nào thắng hai cuộc coi như thắng.
- Rồi sao?
- Nếu bên các vị thắng. Chúng tôi phải giúp các vị đi tìm kho tàng. Ngược lại các vị bại. Toàn bang Trường-giang phải quy phục Nam-triều.
- Được! Nhưng đấu trên thuyền e thuyền bị vỡ. Vậy chúng ta lên bộ đấu với nhau, nên chăng?
- Đúng thế.
Phương Hổ ra lệnh cho thuyền ghé vào bờ. Đó là khu đồng hoang, cỏ cây vàng úa một mầu.
Cả hai phe cùng lên bờ. Tự-Mai bàn bằng tiếng Việt:
- Anh cả! Chúng ta trực diện đấu với chúng, hay dùng mưu thắng?
Khai-Quốc vương hỏi ngược lại:
- Đản! Theo ý em ta nên dùng phương pháp nào?
Tôn Đản đáp ngay:
- Bọn bẩy người này, chắc chỉ có Phi Lịch đáng mặt trượng phu. Còn lại tất cả đều thuộc lũ đầu trộm đuôi cướp, dùng mưu với chúng vô ích, chúng sẽ không phục. Trước hết mình dùng lực thắng, rồi lấy lợi nhử chúng theo mình. Sau này, khởi sự đánh lên Bắc ắt ta có một bang lớn làm chân tay cho.
Thanh-Mai, Khai-Quốc vương nghe Đản bàn, cả hai cùng hiện lên mặt nét vui không bút nào tả siết. Hơn ai hết, Khai-Quốc vương lo lắng làm sao cho các sư đệ mình trở thành người mưu trí, trông rộng nhìn xa. Nay thấy mới chỉ gần mình hai năm, mà Đản đã có suy nghĩ như một người lớn tuổi, mưu lược. Vương hỏi Thiện-Lãm:
- Lãm! Em nghĩ ai bên mình nên xuất trận trước?
Lãm không nghĩ ngợi đáp ngay:
- Cầm đầu bọn này là anh em họ Phương. Cả hai tên đều luyện Hồng-thiết công. Như vậy chị Thanh-Mai, hay anh Tự-Mai nên dùng nội công Đông-a đẩy ngược lại người chúng. Sau đó ta trị cho chúng. Như vậy chúng mới chịu phục.
Phương Hổ chắp tay hướng Khai-Quốc vương:
- Bên thiểm bang, anh em chúng tôi với lục đệ Phi Lịch xin lĩnh giáo. Không biết bên Đại-Việt, ai sẽ ra tay?
Tự-Mai nhảy xổ vào giữa đám bẩy người bang Trường-giang. Tay nó phát một chưởng của phái Đông-a tấn công Phi Lịch. Phi Lịch vung tay đánh một chiêu từ trên, chụp xuống đầu Tự-Mai. Nó xuống trung bình tấn, rồi chĩa ngón tay xuyên vào chưởng của y. Bàn tay Phi Lịch đánh xuống, vô tình y tự đưa huyệt Nội-quan vào ngón tay nó. Véo một tiếng, y ngã lăn ra, mắt trợn ngược. Chân tay không cử động được.
Tự-Mai nhảy lui lại cười:
- Trận đầu kết thúc. Chúng ta đấu trận nhì.
Cả hai phe đều thấy công lực Tự-Mai ngang Phi Lịch, nhưng Phi Lịch thấy nó hở phần trên đầu, y đánh xuống. Chưởng tuy mạnh, nhưng phát ra rộng lớn. Trong khi đó chỉ của Tự-Mai phát ra nhỏ, nên mạnh hơn. Lại nữa y tự đưa huyệt Nôi-quan vào ngón tay, nên mới ra nông nỗi.
Đúng ra, nếu khoa điểm huyệt ra đời lâu rồi, Phi Lịch đâu đến nỗi lạc bại! Chỉ vì khoa này vừa ra đời xong, Tự-Mai áp dụng, Phi Lịch gặp bất ngờ mà bị thua.
Ghi chú
Đây là nguồn gốc phát minh ra phương pháp điểm huyệt. Khởi đầu từ Bố-Đại hoà thượng. Sau Khai-Quốc vương nghiên cứu thành hệ thống. Nhóm Thuận-thiên thập hùng cùng bổ khuyết. Sau này khoa điểm huyệt truyền sang Trung-nguyên. Võ lâm Trung-nguyên tự nhận do họ chế ra. Người sau xử dụng, mà không biết ai đã tìm ra, và tìm ra trong trường nào. Chỉ độc giả Anh-hùng Bắc-cương mới biết tường tận mà thôi. Ứng dụng phương pháp điểm huyệt, ngày nay (1970-2001) người ta dùng châm cứu làm tê để giải phẩu, mà không cần gây mê.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook