Anh Chàng Ngu Ngơ Và Cô Nàng Rắc Rối
-
Chương 9: Heaven
Tôi dành tuần đầu tiên sau khi bị sa thải để làm quen lại với những vở nhạc kịch sướt mướt từng xem hồi đại học. Tuần thứ hai, tôi thề sẽ đến phòng tập gym mỗi ngày, nhưng lại bỏ chạy mất ngay sau ngày đầu tiên. Tuần thứ ba, tôi đặt ra ngân sách cho bản thân, nhận thấy mình đã chi tiêu vượt khả năng tài chính, và rằng tôi cần một công việc mới. Đó là chuyện của ngày hôm qua.
Thế nên hiện tại tôi là bồi bàn. Tôi làm việc tại Temple, một nhà hàng tổng hợp món Pháp – Việt Nam, cực kỳ thời thượng. Tôi thậm chí còn không chắc chắn tại sao họ chịu thuê mình, vì tôi chẳng có lấy một chút xíu kinh nghiệm phục vụ bàn nào cả. Tuy nhiên, tôi đã làm được hai tháng, và đang quen dần mọi thứ. Gần như vậy. Tiền lương khá ổn, có điều các sếp toàn những gã tồi, khách hàng cũng chẳng tốt lành gì hơn.
Tôi đã phục vụ Demi và Ashton, Maybor Bloomberg, và Monica Lewinsky. Hẳn tôi nên nói rõ là hai người sau không ngồi cùng bàn. Tôi cũng nên nói rõ là những cái tên đó không phải của những kẻ tồi tệ như đã nhắc bên trên. Thực ra, cả bốn người bọn họ khá lịch sự, tiền boa cũng hậu hĩnh. Nhưng nhìn chung, mọi người dường như đều nghĩ bạn là người hầu của họ. Mà, cũng đúng. Nhưng họ lại còn tự cho mình quyền đối xử với người phục vụ như cọng rác nữa chứ.
Tôi làm việc cho một gã da trắng tên Bruce – hắn nghĩ mình là người châu Á, và một gã người Pháp tên Jean Paul – hắn nghĩ mình là Steve McQueen.
Bruce sẽ tận dụng mọi cơ hội để quát mắng chúng tôi. Hắn luôn luôn bảo đảm việc đó xảy ra trước mặt khách hàng cùng toàn thể những nhân viên khác. Còn Jean Paul… hầu như chỉ hút thuốc và ngồi trên chiếc Triumph sáu trăm năm mươi phân khối – lúc nào cũng chễm chệ rất nổi bật bên ngoài nhà hàng.
Phá ngang “nghi lễ khói” của gã – theo cách gọi của riêng tôi – không bao giờ là việc hay ho. Jean Paul rút ra một điếu thuốc, đặt vào bàn tay, sau đó gắn lên vành tai trái, bước ra ngoài, lượn quanh chiếc mô tô của mình như thể chưa bao giờ trông thấy nó. Rồi gã tựa vào nó, lấy điếu thuốc khỏi vành tai, châm lửa. Gã luôn luôn nhắm mắt khi rít hơi đầu tiên, và luôn luôn nhả khói qua đường mũi.
Nhà hàng này đầy rẫy những điều mà bạn có thể gọi là “ám muội”. Thực tình tôi không nên nói về họ như thế. Nếu họ phát hiện, tôi sẽ bị sa thải. Nhưng mặc xác. Dù có như vậy thì tôi cũng chẳng sao.
Hôm nay Marco mang một miếng băng che mắt. Marco là cậu chàng phụ bàn tại nhà hàng. Cậu ta chỉ mới tới Mỹ sáu tháng, và dường như bị vướng vào khá nhiều rắc rối. Đây chính là chàng phụ bàn mà tôi thích nhất. Khoảng hai mươi bốn tuổi, với mái tóc kiểu “úp nồi” dài thượt.
Lần đầu tiên tới nhà hàng, cậu ta mang mái tóc dài tới tận mông. Jean Paul nói với cậu ta rằng nếu muốn làm việc, phải cắt tóc. Thế là cậu ta cắt, nhưng từ đó tới giờ thì không cắt thêm lần nào nữa. Marco đến từ Albani và thích uống rượu. Rất thích.
Ít tuần trước. Marco đi làm với bộ mặt tươi rói, kể với mọi người về một phụ nữ cậu ta gặp ở vũ trường gần khu đang sống vào dịp cuối tuần. Thế kỷ XXI rồi mà cậu ta vẫn còn dùng từ vũ trường[1] thì chúng tôi sao có thể không chú ý cho được.
[1] Nguyên văn: discothèque.
“Nàng rất đẹp. Nàng nói muốn làm tình với tôi. Thế là tôi đưa nàng về nhà, rồi nàng đã yêu tôi bằng miệng.” Vốn tiếng Anh của cậu chàng này không được tốt. Nhưng nhờ mỗi Chủ nhật đều tham dự lớp học thêm, nên cậu ta ngày càng khá. “Và rồi… khi tôi kéo quần lót của nàng xuống… thấy nàng có của quý!” Cậu ta vừa nói vừa mỉm cười, đến khúc cuối thì bật cười thành tiếng.
Chúng tôi đều thấy ngượng, lại đều tự hỏi liệu có phải cậu ta vừa xem phim The Crying Game[2] lần đầu tiên không. Nhưng không phải. Đáng buồn cho Marco, cậu ta chưa từng xem phim đó.
[2] Một bộ phim ra mắt năm 1992, trong phim có một nhân vật chuyển giới mang diện mạo của phụ nữ và cơ quan sinh dục của đàn ông.
“Thế cậu làm gì?”, chúng tôi đồng thanh hỏi.
“Mọi người nghĩ tôi làm gì chứ? Tôi bảo cô ta về đi!”
Không ai trong chúng tôi cười nhạo cậu ta. Ý tôi là, tất cả chúng tôi đều cười cậu ta, nhưng vẫn cảm thấy tội nghiệp cho cậu ta tới mức đó thực sự không phải những tiếng cười ác ý. Và cậu ta cũng chẳng thèm chú ý, cũng không hề nhận ra đó không phải kiểu chuyện để kể cho mọi người cùng nghe tại chỗ làm việc vào sáng thứ Hai. Mà sáng nào cũng vậy, đều không nên. Chỉ kể với bạn thật thân mà thôi. Có thể vậy. Nhưng giờ thì ai cũng biết. Chúa lòng lành, cậu ta chẳng biết xấu hổ gì cả! Trong tư tưởng của cậu ta, đó chỉ là một trong số rất nhiều trải nghiệm tại nước Mỹ.
“Chuyện gì xảy ra với miếng che mắt vậy?”, tôi hỏi.
“Tôi làm mất nó.”
“Ý cậu nói làm mất là sao?”
“Tôi gặp tai nạn xe hơi, nên nó bị vỡ.”
“Ý cậu nói bị là vỡ sao?”
“Nó bị vỡ!” Cậu ta nói như thể việc một con mắt “bị vỡ” là thứ biến cố rất bình thường.
“Mắt của cậu ấy à?”
“Nó bị vỡ. Nó văng ra và vỡ thành cả triệu mảnh.” Tôi nhìn cậu ta, nhưng trước khi tôi kịp hỏi rõ ngọn ngành, thì một khách hàng đã vẫy gọi.
Về sau, tôi mới phát hiện ra rằng Marco có một con mắt bằng thủy tinh. Chính xác là từng có một con mắt bằng thủy tinh. Khi mặt cậu ta đập vào bảng điều khiển xe, con mắt rơi ra và vỡ. Rõ ràng là một con mắt như thế đáng giá khoảng bảy nghìn đô la, cậu ta không đủ tiền mua mắt mới. Và nữa, rõ ràng tôi là người duy nhất không hề biết cậu ta có một con mắt thủy tinh.
Tôi nghe nói có một lần cậu ta từng nhờ tay hầu bàn khác cầm con mắt, anh chàng kia bèn cầm – mà không biết nó là gì – sau đó thì phát hoảng. Tôi chưa bao giờ có vinh hạnh nhìn thấy nó. Tôi đoán cũng có khách hàng từng thấy nó, rồi nôn thốc nôn tháo. Việc đó khiến một khách hàng khác cũng nôn theo, và điều này lại khiến phần lớn mọi người trong cả nhà hàng đều muốn nôn. Nhà hàng đã phải đền bù cho những người chứng kiến.
Jean Paul và Bruce gặp Marco, bảo cậu ta nếu còn lấy con mắt ra lần nữa, sẽ bị đuổi việc. Tất cả những chuyện này xảy ra trước khi tôi được nhận vào làm. Tôi lúc nào cũng bỏ lỡ mọi thứ thú vị.
Thế nên để giúp cho trường hợp của Marco, tôi lấy một bình rượu Opus One rỗng cỡ lớn và dán nhãn lên đó. Nhãn ghi “Mắt thủy tinh cho Chàng lính phụ bàn[3]”. Nếu xét tới vụ làm tình bằng miệng thì cách gọi “Mắt giả” có phần tầm thường. Và tôi đặt chiếc bình đựng tiền boa đó ở chỗ dễ thấy nơi quầy bar. Nếu sứ mệnh của tôi là giúp Marco có được con mắt thủy tinh mới… vậy thì tôi sẽ làm. Marco rất cảm động, con măt lành lặn còn lại của cậu ta nhỏ một giọt lệ. Chúng tôi ôm nhau, tôi lại còn ném đồng đô la đầu tiên vào bình nữa chứ.
[3] Nguyên văn: Glass Eye for the Bus Guy.
Hôm nay tôi đã nhổ nước bọt vào món salad Caesar của ai đó. Tôi không tự hào về việc này. Nhưng tôi cam đoan với bạn… thằng khách đó thật sự đáng khinh, hắn xứng đáng bị như vậy. Đó là cú nhổ phủ đầu, nhưng lại như thể tiên liệu trước. Hắn để cho tôi tiền boa là năm đô la trong khi hóa đơn tới một trăm bảy mươi tám đô la. Và hắn còn phàn nàn về tôi với quản lý.
May mắn là hắn đã phàn nàn với Jean Paul chứ không phải Bruce. Jean Paul chẳng bao giờ bận tâm khi mọi người phàn nàn. Dưới góc nhìn của gã, nhà hàng hiện tại đã “vào guồng” tới mức, nếu có người không vui, thì họ cứ việc đi chỗ khác, càng đỡ chật chỗ ở đây.
Jean Paul bấy giờ đang cầm trong tay điếu thuốc khi tên khách kia gọi gã lại. Hắn nói với Jean Paul rằng tôi phục vụ “kém cỏi” và có thái độ bất lịch sự, rằng hắn xấu hổ khi mang đối tác tới đây. Tôi sẽ nhận lỗi khi tôi làm sai, nhưng thằng cha này hành hạ tôi ngay từ phút đầu tiên ngồi xuống. Tôi chẳng làm gì khiến hắn bị xúc phạm hay phải xấu hổ cả.
Đầu tiên nhé, hắn búng ngón tay khi muốn gọi tôi đến bàn. Khi tôi ngỏ lời muốn nói về các món đặc biệt, hắn đảo mắt và trả lời, “Được thôi”. Sau đó, lúc tôi đang nói với hắn cùng khách khứa của hắn về các món đặc biệt, hắn thốt ra một câu “Blah, blah, blah” ngay khi tôi chưa dứt lời. Thô lỗ không chịu nổi. Đấy, thế là thế nào? Được thôi, tôi mặc kệ vậy.
Hắn luôn luôn vô duyên như thế, còn tôi chỉ biết nuốt cục tức và mỉm cười. Thậm chí cả khi hắn lớn tiếng tuyên bố mình từng hẹn hò với một cô bồi bàn, nhưng đã đá cô nàng vì cảm thấy xấu hổ mỗi khi có người hỏi cô ấy làm nghề gì. Tôi liền cười khẩy. Hẳn việc này khiến hắn bực mình. Tôi đã tập cho mình thói quen mỉm cười, và đôi khi còn cười thành tiếng khi có người làm quá, hoặc có hành động ngu ngốc. Tôi thấy điều đó khá thú vị.
Đời quá ngắn để bận tâm đến những thứ vô nghĩa. Khi mọi người phát hoảng vì những thứ hầu như chẳng là gì, tôi không ngăn được mình bật cười. Tôi biết đó không phải ý hay, nhưng nếu tôi không cười, họ sẽ chèn ép. Số lượng những kẻ như thế quá nhiều, nên dù thích hay không, bọn họ đối với tôi cũng chỉ là trò cười. Trong tình huống của tay khách này, hắn không thích.
Thế nên tôi không hề cảm thấy áy náy gì về vụ nhổ nước bọt. Hắn xứng đáng bị như vậy.Tốt thôi, có thể tôi cũng hơi hơi áy náy, nhưng không nhiều lắm. So với những bồi bàn từng quẹt thẻ tín dụng vào kẽ mông trước khi trả cho khách hàng, thì một chút nước bọt cũng chẳng là gì. Giống như mọi thứ khác xảy ra trong đời chúng ta, việc này cũng chỉ mang tính tương đối, và tôi luôn cố gắng để không quan trọng hóa vấn đề.
Cảm thấy thật kinh khủng về vụ nhổ nước bọt nên tôi gọi điện cho người bạn thân, Sydney, và kể cho cô nàng nghe. Cô nàng làm hẳn một bài diễn văn về những nghiệp chướng, hệ quả không thể tránh khỏi từ điều tôi đã làm. Rồi còn nói tôi vừa mở cánh cổng chắn cơn lũ của những điều cấm kỵ tồi tệ.
Thật tình, chẳng phải tôi cảm thấy áy náy về điều đã làm hay cảm thấy hết sức tội lỗi. Nhưng hiện tại, tôi cho rằng mình đang phải sống trong nỗi sợ hãi trước những điều tồi tệ. Thế còn tệ hại hơn! Từ giờ trở đi tôi không còn dám ăn trong một nhà hàng nào nữa. Cảm ơn nha, Sydney!
***
“La-di-da[4], la-di-da, la la.”
[4] Người màu mè kiểu cách.
- Annie, Annie Hall
“Tôi không nói chuyện với cậu. Gọi điện cho tôi đi!”
- Neil, The Big Picture
Thế nên hiện tại tôi là bồi bàn. Tôi làm việc tại Temple, một nhà hàng tổng hợp món Pháp – Việt Nam, cực kỳ thời thượng. Tôi thậm chí còn không chắc chắn tại sao họ chịu thuê mình, vì tôi chẳng có lấy một chút xíu kinh nghiệm phục vụ bàn nào cả. Tuy nhiên, tôi đã làm được hai tháng, và đang quen dần mọi thứ. Gần như vậy. Tiền lương khá ổn, có điều các sếp toàn những gã tồi, khách hàng cũng chẳng tốt lành gì hơn.
Tôi đã phục vụ Demi và Ashton, Maybor Bloomberg, và Monica Lewinsky. Hẳn tôi nên nói rõ là hai người sau không ngồi cùng bàn. Tôi cũng nên nói rõ là những cái tên đó không phải của những kẻ tồi tệ như đã nhắc bên trên. Thực ra, cả bốn người bọn họ khá lịch sự, tiền boa cũng hậu hĩnh. Nhưng nhìn chung, mọi người dường như đều nghĩ bạn là người hầu của họ. Mà, cũng đúng. Nhưng họ lại còn tự cho mình quyền đối xử với người phục vụ như cọng rác nữa chứ.
Tôi làm việc cho một gã da trắng tên Bruce – hắn nghĩ mình là người châu Á, và một gã người Pháp tên Jean Paul – hắn nghĩ mình là Steve McQueen.
Bruce sẽ tận dụng mọi cơ hội để quát mắng chúng tôi. Hắn luôn luôn bảo đảm việc đó xảy ra trước mặt khách hàng cùng toàn thể những nhân viên khác. Còn Jean Paul… hầu như chỉ hút thuốc và ngồi trên chiếc Triumph sáu trăm năm mươi phân khối – lúc nào cũng chễm chệ rất nổi bật bên ngoài nhà hàng.
Phá ngang “nghi lễ khói” của gã – theo cách gọi của riêng tôi – không bao giờ là việc hay ho. Jean Paul rút ra một điếu thuốc, đặt vào bàn tay, sau đó gắn lên vành tai trái, bước ra ngoài, lượn quanh chiếc mô tô của mình như thể chưa bao giờ trông thấy nó. Rồi gã tựa vào nó, lấy điếu thuốc khỏi vành tai, châm lửa. Gã luôn luôn nhắm mắt khi rít hơi đầu tiên, và luôn luôn nhả khói qua đường mũi.
Nhà hàng này đầy rẫy những điều mà bạn có thể gọi là “ám muội”. Thực tình tôi không nên nói về họ như thế. Nếu họ phát hiện, tôi sẽ bị sa thải. Nhưng mặc xác. Dù có như vậy thì tôi cũng chẳng sao.
Hôm nay Marco mang một miếng băng che mắt. Marco là cậu chàng phụ bàn tại nhà hàng. Cậu ta chỉ mới tới Mỹ sáu tháng, và dường như bị vướng vào khá nhiều rắc rối. Đây chính là chàng phụ bàn mà tôi thích nhất. Khoảng hai mươi bốn tuổi, với mái tóc kiểu “úp nồi” dài thượt.
Lần đầu tiên tới nhà hàng, cậu ta mang mái tóc dài tới tận mông. Jean Paul nói với cậu ta rằng nếu muốn làm việc, phải cắt tóc. Thế là cậu ta cắt, nhưng từ đó tới giờ thì không cắt thêm lần nào nữa. Marco đến từ Albani và thích uống rượu. Rất thích.
Ít tuần trước. Marco đi làm với bộ mặt tươi rói, kể với mọi người về một phụ nữ cậu ta gặp ở vũ trường gần khu đang sống vào dịp cuối tuần. Thế kỷ XXI rồi mà cậu ta vẫn còn dùng từ vũ trường[1] thì chúng tôi sao có thể không chú ý cho được.
[1] Nguyên văn: discothèque.
“Nàng rất đẹp. Nàng nói muốn làm tình với tôi. Thế là tôi đưa nàng về nhà, rồi nàng đã yêu tôi bằng miệng.” Vốn tiếng Anh của cậu chàng này không được tốt. Nhưng nhờ mỗi Chủ nhật đều tham dự lớp học thêm, nên cậu ta ngày càng khá. “Và rồi… khi tôi kéo quần lót của nàng xuống… thấy nàng có của quý!” Cậu ta vừa nói vừa mỉm cười, đến khúc cuối thì bật cười thành tiếng.
Chúng tôi đều thấy ngượng, lại đều tự hỏi liệu có phải cậu ta vừa xem phim The Crying Game[2] lần đầu tiên không. Nhưng không phải. Đáng buồn cho Marco, cậu ta chưa từng xem phim đó.
[2] Một bộ phim ra mắt năm 1992, trong phim có một nhân vật chuyển giới mang diện mạo của phụ nữ và cơ quan sinh dục của đàn ông.
“Thế cậu làm gì?”, chúng tôi đồng thanh hỏi.
“Mọi người nghĩ tôi làm gì chứ? Tôi bảo cô ta về đi!”
Không ai trong chúng tôi cười nhạo cậu ta. Ý tôi là, tất cả chúng tôi đều cười cậu ta, nhưng vẫn cảm thấy tội nghiệp cho cậu ta tới mức đó thực sự không phải những tiếng cười ác ý. Và cậu ta cũng chẳng thèm chú ý, cũng không hề nhận ra đó không phải kiểu chuyện để kể cho mọi người cùng nghe tại chỗ làm việc vào sáng thứ Hai. Mà sáng nào cũng vậy, đều không nên. Chỉ kể với bạn thật thân mà thôi. Có thể vậy. Nhưng giờ thì ai cũng biết. Chúa lòng lành, cậu ta chẳng biết xấu hổ gì cả! Trong tư tưởng của cậu ta, đó chỉ là một trong số rất nhiều trải nghiệm tại nước Mỹ.
“Chuyện gì xảy ra với miếng che mắt vậy?”, tôi hỏi.
“Tôi làm mất nó.”
“Ý cậu nói làm mất là sao?”
“Tôi gặp tai nạn xe hơi, nên nó bị vỡ.”
“Ý cậu nói bị là vỡ sao?”
“Nó bị vỡ!” Cậu ta nói như thể việc một con mắt “bị vỡ” là thứ biến cố rất bình thường.
“Mắt của cậu ấy à?”
“Nó bị vỡ. Nó văng ra và vỡ thành cả triệu mảnh.” Tôi nhìn cậu ta, nhưng trước khi tôi kịp hỏi rõ ngọn ngành, thì một khách hàng đã vẫy gọi.
Về sau, tôi mới phát hiện ra rằng Marco có một con mắt bằng thủy tinh. Chính xác là từng có một con mắt bằng thủy tinh. Khi mặt cậu ta đập vào bảng điều khiển xe, con mắt rơi ra và vỡ. Rõ ràng là một con mắt như thế đáng giá khoảng bảy nghìn đô la, cậu ta không đủ tiền mua mắt mới. Và nữa, rõ ràng tôi là người duy nhất không hề biết cậu ta có một con mắt thủy tinh.
Tôi nghe nói có một lần cậu ta từng nhờ tay hầu bàn khác cầm con mắt, anh chàng kia bèn cầm – mà không biết nó là gì – sau đó thì phát hoảng. Tôi chưa bao giờ có vinh hạnh nhìn thấy nó. Tôi đoán cũng có khách hàng từng thấy nó, rồi nôn thốc nôn tháo. Việc đó khiến một khách hàng khác cũng nôn theo, và điều này lại khiến phần lớn mọi người trong cả nhà hàng đều muốn nôn. Nhà hàng đã phải đền bù cho những người chứng kiến.
Jean Paul và Bruce gặp Marco, bảo cậu ta nếu còn lấy con mắt ra lần nữa, sẽ bị đuổi việc. Tất cả những chuyện này xảy ra trước khi tôi được nhận vào làm. Tôi lúc nào cũng bỏ lỡ mọi thứ thú vị.
Thế nên để giúp cho trường hợp của Marco, tôi lấy một bình rượu Opus One rỗng cỡ lớn và dán nhãn lên đó. Nhãn ghi “Mắt thủy tinh cho Chàng lính phụ bàn[3]”. Nếu xét tới vụ làm tình bằng miệng thì cách gọi “Mắt giả” có phần tầm thường. Và tôi đặt chiếc bình đựng tiền boa đó ở chỗ dễ thấy nơi quầy bar. Nếu sứ mệnh của tôi là giúp Marco có được con mắt thủy tinh mới… vậy thì tôi sẽ làm. Marco rất cảm động, con măt lành lặn còn lại của cậu ta nhỏ một giọt lệ. Chúng tôi ôm nhau, tôi lại còn ném đồng đô la đầu tiên vào bình nữa chứ.
[3] Nguyên văn: Glass Eye for the Bus Guy.
Hôm nay tôi đã nhổ nước bọt vào món salad Caesar của ai đó. Tôi không tự hào về việc này. Nhưng tôi cam đoan với bạn… thằng khách đó thật sự đáng khinh, hắn xứng đáng bị như vậy. Đó là cú nhổ phủ đầu, nhưng lại như thể tiên liệu trước. Hắn để cho tôi tiền boa là năm đô la trong khi hóa đơn tới một trăm bảy mươi tám đô la. Và hắn còn phàn nàn về tôi với quản lý.
May mắn là hắn đã phàn nàn với Jean Paul chứ không phải Bruce. Jean Paul chẳng bao giờ bận tâm khi mọi người phàn nàn. Dưới góc nhìn của gã, nhà hàng hiện tại đã “vào guồng” tới mức, nếu có người không vui, thì họ cứ việc đi chỗ khác, càng đỡ chật chỗ ở đây.
Jean Paul bấy giờ đang cầm trong tay điếu thuốc khi tên khách kia gọi gã lại. Hắn nói với Jean Paul rằng tôi phục vụ “kém cỏi” và có thái độ bất lịch sự, rằng hắn xấu hổ khi mang đối tác tới đây. Tôi sẽ nhận lỗi khi tôi làm sai, nhưng thằng cha này hành hạ tôi ngay từ phút đầu tiên ngồi xuống. Tôi chẳng làm gì khiến hắn bị xúc phạm hay phải xấu hổ cả.
Đầu tiên nhé, hắn búng ngón tay khi muốn gọi tôi đến bàn. Khi tôi ngỏ lời muốn nói về các món đặc biệt, hắn đảo mắt và trả lời, “Được thôi”. Sau đó, lúc tôi đang nói với hắn cùng khách khứa của hắn về các món đặc biệt, hắn thốt ra một câu “Blah, blah, blah” ngay khi tôi chưa dứt lời. Thô lỗ không chịu nổi. Đấy, thế là thế nào? Được thôi, tôi mặc kệ vậy.
Hắn luôn luôn vô duyên như thế, còn tôi chỉ biết nuốt cục tức và mỉm cười. Thậm chí cả khi hắn lớn tiếng tuyên bố mình từng hẹn hò với một cô bồi bàn, nhưng đã đá cô nàng vì cảm thấy xấu hổ mỗi khi có người hỏi cô ấy làm nghề gì. Tôi liền cười khẩy. Hẳn việc này khiến hắn bực mình. Tôi đã tập cho mình thói quen mỉm cười, và đôi khi còn cười thành tiếng khi có người làm quá, hoặc có hành động ngu ngốc. Tôi thấy điều đó khá thú vị.
Đời quá ngắn để bận tâm đến những thứ vô nghĩa. Khi mọi người phát hoảng vì những thứ hầu như chẳng là gì, tôi không ngăn được mình bật cười. Tôi biết đó không phải ý hay, nhưng nếu tôi không cười, họ sẽ chèn ép. Số lượng những kẻ như thế quá nhiều, nên dù thích hay không, bọn họ đối với tôi cũng chỉ là trò cười. Trong tình huống của tay khách này, hắn không thích.
Thế nên tôi không hề cảm thấy áy náy gì về vụ nhổ nước bọt. Hắn xứng đáng bị như vậy.Tốt thôi, có thể tôi cũng hơi hơi áy náy, nhưng không nhiều lắm. So với những bồi bàn từng quẹt thẻ tín dụng vào kẽ mông trước khi trả cho khách hàng, thì một chút nước bọt cũng chẳng là gì. Giống như mọi thứ khác xảy ra trong đời chúng ta, việc này cũng chỉ mang tính tương đối, và tôi luôn cố gắng để không quan trọng hóa vấn đề.
Cảm thấy thật kinh khủng về vụ nhổ nước bọt nên tôi gọi điện cho người bạn thân, Sydney, và kể cho cô nàng nghe. Cô nàng làm hẳn một bài diễn văn về những nghiệp chướng, hệ quả không thể tránh khỏi từ điều tôi đã làm. Rồi còn nói tôi vừa mở cánh cổng chắn cơn lũ của những điều cấm kỵ tồi tệ.
Thật tình, chẳng phải tôi cảm thấy áy náy về điều đã làm hay cảm thấy hết sức tội lỗi. Nhưng hiện tại, tôi cho rằng mình đang phải sống trong nỗi sợ hãi trước những điều tồi tệ. Thế còn tệ hại hơn! Từ giờ trở đi tôi không còn dám ăn trong một nhà hàng nào nữa. Cảm ơn nha, Sydney!
***
“La-di-da[4], la-di-da, la la.”
[4] Người màu mè kiểu cách.
- Annie, Annie Hall
“Tôi không nói chuyện với cậu. Gọi điện cho tôi đi!”
- Neil, The Big Picture
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook