Anh Chàng Mộ Bên
-
Chương 4
Tôi rất chậm lụt khoản kế toán. Tôi có cảm tưởng mọi thứ đang hỏng bét, và tự hỏi liệu có phải vì thế mà tôi cứ lần lữa không chịu tấn công vào đống hóa đơn chứng từ. Chỗ giấy tờ đầy tràn trên cái bàn viết cũ của bố tôi chỉ chực nổ tung như thể trong đó có một bức thư của ngân hàng đang đếm giờ, thông báo rằng khoản nợ của tôi đã vượt quá mức cho phép. Tôi không dám trả lời điện thoại trong giờ hành chính nữa vì sợ họ gọi.
Tôi chưa bao giờ có năng khiếu trong quản lý tiền bạc hay sổ sách. Mẹ hiểu chuyện đó. Mẹ vẫn thường hay ngồi nhẩm tính bên cái bàn đó, lâu lâu mới quay lại ngó tôi qua vành trên của cặp mắt kính và hỏi một câu dễ trả lời: “Mẹ con mình có cầm cự nổi với chỗ hạt giống còn lại không? Con trả tiền bác sĩ thú y chưa?”.
Tất cả những chuyện còn lại đã có mẹ tôi lo liệu. Tôi chỉ việc báo với mẹ là mình cần bao nhiêu tiền mặt, bà chẳng bao giờ thắc mắc, ngay cả khi trong đầu tôi đang ấp ủ ý định mua một cái vòng tay cho Annette, cô nàng mà tôi từng hẹn hò. Cô ta cứ ra rả vào tai tôi những mẫu vòng dày cộm ưa thích, đó là điều duy nhất ở cô ta mà tôi còn nhớ.
Lúc gần đất xa trời, mẹ tôi có bảo là một ngày kia tôi sẽ phải để cho Dịch vụ Quản lý Trang trại lo liệu mọi chuyện. Bà đã nghĩ tới chuyện đó mặc dù đang phải truyền dịch. Cũng tại cái vụ truyền dịch đó mà bà phải dùng bô hoài và luôn tỏ ra rất khó chịu. Lúc nào tôi cũng viện cớ ra ngoài hút một điếu khi nhân viên y tế mang cái bô lại cho bà. Và tôi chẳng có lòng dạ nào nói với mẹ là mình không có đủ tiền để trả cho Dịch vụ Quản lý Trang trại, vì thu nhập từ sữa cứ giảm đều hàng tháng.
Ngoài ra, cái trung tâm đó cũng chẳng còn mang tên là Dịch vụ Quản lý Trang trại nữa. Mấy gã trong đó giống như nhân viên môi giới chứng khoán cả đám. Tôi cảm thấy không thoải mái trong văn phòng của họ.
Mẹ luôn phát cáu với chứng bệnh ung thư bởi nó làm bà không thể đứng dậy và tỏ ra có ích. Hóa trị liệu làm bà suy tàn như việc người ta thổi tắt một ngọn nến, nhưng ngay khi thấy mặt tôi, bà lại tỏ ra như kiểu “Mẹ xin lỗi! Năm xui tháng hạn! Rồi con sẽ thông cảm cho mẹ!”.
Khỉ thật, lại cô ta, cô nàng màu be! Cô ta chẳng còn chuyện gì khác để làm hay sao? Như một cô gái già cố tỏ ra bận rộn trong khi chờ cưới tay trợ lý giám đốc. Đích thị là một ả nhân viên ngân hàng.
Cô ta ngồi đó, ghé mắt nhìn như thế tôi là một tấm séc bị từ chối – đáng thương, nhưng chẳng phải việc của cô ta.
Rồi cô ta thở dài đánh sượt và lôi từ trong cái túi to in hình hoa ra một quyển sổ. Cô ta cẩn thận mở nắp chiếc bút – bút máy á? Tôi không nghĩ người ta còn dùng bút máy từ sau khi bút bi được phát minh – và bắt đầu viết, từ tốn và chăm chú.
Dĩ nhiên trí tò mò của tôi bị kích thích cao độ. Cô nàng ngồi ghi chép bên mộ này là ai mới được chứ? Có phải cô ta đang liệt kê những ông chồng tội nghiệp đã bị cô ta cho lên trên thớt? Đột nhiên cô nàng nhìn tôi, và tôi nghe thấy một tiếng nguýt gọn lỏn: cô ta đã thấy tôi quan sát cô ta. Để trả đũa cho thái độ khiêu khích đó, tôi cố hình dung ra cô ta đội một mái tóc giả loăn xoăn màu xanh ngọc và đi tất lưới. Bộ ngực đầy bị ép chặt như muốn nhảy khỏi chiếc áo quây bằng chất dẻo màu đen bóng nhẫy. Tôi chừa lại cho cô ta hàng lông mi trắng và cái mũ phớt tức cười có gắn mấy cây nấm.
Kết quả hay ho đến nỗi tôi phát hiện ra mình đang nhìn cô ta chằm chằm, miệng ngoác ra cười. Cô ta nhìn lại tôi – và trước khi tôi kịp lấy lại vẻ mặt thường lệ, cô nàng cười đáp lại!
Mà này, có thật là cô ta không đấy?
Cô nàng màu be chuyên ngồi mím môi suy tư trước phiến đá xám xịt, cô ta có thể cười được như thế sao?
Tựa như một cô bé đi nghỉ hè, một em gái trước chiếc xe đạp đầu tiên của mình. Nụ cười hạnh phúc và trọn vẹn giống như cô bé cầm chiếc bình tưới màu hồng ở ngôi mộ bên cạnh.
Chúng tôi bị mắc kẹt như thế. Cả hai chúng tôi cùng bật đèn pha và không ai nhường đường.
Chuyện này là sao?
Tôi phải làm một điều gì đó chứ nhỉ? Mở miệng hỏi “Em có hay đến đây không? Hôm nay đông người thật đấy – mình cùng vào nhà nguyện nhé?”. Hay là tôi khẽ chạm vào đầu gối cô ấy?
Nhưng rồi ai đó đã rút phích cắm và chúng tôi cùng quay đi, nhìn thẳng về phía trước.
Trong một thoáng, chúng tôi ngồi bất động, như thể băng ghế có gài mìn. Rồi tôi bắt đầu mân mê chùm chìa khóa để ngăn mình khỏi bị nổ tan tành.
Trong khóe mắt, tôi nhận thấy cô ta đang nhìn dán mắt vào bàn tay trái của tôi. Đã nhiều năm nay tôi thôi không giấu tay vào túi quần khi bị người ta để ý. Bây giờ tôi cũng không làm thế. Benny ba ngón là tôi nè. Thích thì nhận, không thì thôi nhé, cô em!
Cô ta đã chọn “không nhận”, haha! Đứng phắt dậy và quáng quàng bỏ đi như thể tôi vừa chọc ba ngón tay bất hạnh của mình vào mông cô ta. Sao cô ta có vẻ cáu giận thế nhỉ?
Tôi ngờ là anh chàng Benny nịnh đầm đã lại hiện ra.
Chuyện này luôn xảy ra với tôi, thời tôi không ngừng đi tìm các cô gái. Nên biết là tôi luôn đi theo hướng mà bản năng con đực mách bảo, và như một chiếc đũa thần, nó luôn chỉ về phía các cô em xinh tươi, tôi chỉ việc lần theo hướng đó. Từ các sân khiêu vũ ngoài trời vào mùa hè, đến các sàn nhảy ngọt ngào ở đâu đó lúc đông về, ngay cả khi thỉnh thoảng phải cất công đến tận đầu kia đất nước. Những gian phòng tiệc tùng buồn bã được lắp đèn tuýp, chúng là nơi tập thể dục trong tuần của các trường công và cũng là chỗ họp buổi tối của những hội chống nghiện rượu. Vào thứ Sáu và thứ Bảy, người ta bọc giấy kính vào các bóng đèn và mời một ban nhạc đến. Tôi rất ít khi lui tới các vũ trường trong thành phố - một phần vì tôi chẳng biết thế nào là hợp thời, tôi nhận ra điều đó khi gặp những gã đội ngược nón kết, phần khác vì tôi nghĩ đứng xa nhau mà nhảy loi choi như thế chỉ rõ phí năng lượng. Tôi muốn quấn lấy nhau hơn. Tôi thích ôm eo một cô gái và dìu cô nàng lướt đi trên sàn nhảy. Giống như mua được tấm vé số đọc đắc vậy. Các cô em thích thú vô cùng, còn tôi thì thấy các em rất dễ thương, ai cũng vậy. Lần nào tôi cũng bị mắc bẫy và không muốn buông cô gái ra sau khi điệu nhảy chấm dứt. Tôi không thích cô nói chuyện để át tiếng nhạc. Chỉ ôm các cô gái trong vòng tay, hít ngửi mùi hương của họ, lướt đi trên sàn nhảy và nhắm mắt lại.
Tôi chưa bao giờ nghĩ mình không thể tìm được một ai đó. Vào năm cuối trung học, hàng đống cô bạn nhìn tôi ngưỡng mộ, tên tôi được khắc gần như khắp nơi trên bàn học của các cô. Nhưng từ khi về lại nông trại, tôi chẳng gặp gỡ được mấy người, mà thời gian thì cứ trôi như nước chảy qua cầu. Tôi đã nhận ra mình trượt mục tiêu đến mức nào.
Lúc bắt đầu thì hay ho lắm. Tôi nhảy những bước hơi phóng khoáng một chút, nhưng các cô nàng luôn có năng khiếu giữ gìn chân cẳng để không bị tôi giẫm phải. Đôi khi mọi chuyện đi xa hơn thế, họ chuyển động không cưỡng lại được theo điệu nhạc, và chúng tôi lướt đi như một cặp bài trùng, tuyệt vời vô cùng. Khi bài nhạc kết thúc, các nàng sẽ ngó trộm tôi để thăm dò xem tôi sắp làm điều gì, còn tôi chỉ đứng đó nhìn với một nụ cười ngô nghê, tôi chẳng bao giờ nói những câu đại loại như: “Em có hay đến đây…em thấy dàn nhạc chơi thế nào…tối nay đông người nhỉ…”, những câu mà người ta vẫn thường nói. Chẳng phải tôi không thích chuyện tầm phào – chúng giúp người ta thân mật với nhau, nhưng chuyện đó không hợp với tôi. Một số cô gái rời tôi ra sau vài bài khiêu vũ và quay về chỗ của mình – các cô gái luôn túm tụm lại ở một bên của gian phòng. Nhưng phần lớn họ tiếp tục nhảy.
Có lần, tôi đã bạo miệng hỏi một cô gái: “Điều gì làm em hạnh phúc?” – Câu hỏi đã quẩn quanh tâm trí tôi trong lúc khiêu vũ.
“Làm em cái gì cơ?” – Cô gái hét lên để át tiếng ồn.
“Hạnh phúc! Điều gì làm em… Khỉ gió, thôi bỏ đi!”.
Đỏ mặt tía tai, tôi vội vàng dắt cô ta về nhóm các cô gái.
Nhưng điều tồi tệ nhất tôi từng trải qua là lần nhảy năm bài liền như không với một cô gái. Cô nàng sướng ngất ngây. Sau bài thứ năm, hình như tôi đã hơi chạm vào hõm cổ của cô ta, hoàn toàn không chú ý.
Lập tức cô ta lùi lại ba bước. Cô ta tưởng tôi là ma cà rồng chắc? Tôi hình dung mấy chiếc răng nanh vô hại được cấp dưỡng đầy đủ fluor của mình mọc dài ra, nhọn hoắt, và tôi đã không thể nén cười, một nụ cười hết cỡ. Thế là cô ta nguýt dài như một con ngỗng trời tức tối, quay gót bỏ đi.
Sau đó, tôi đứng phía sau cô ta trong phòng gửi đồ. “Cái thằng nịnh đầm ấy bị sao thế?” – Bạn gái cô ta hỏi. “À, mình nghĩ hắn say thôi”, cô ta đáp, “Cậu có thấy nụ cười đần thối của hắn không? Hắn chẳng nói năng gì, chỉ nhăn răng cười”.
Thằng nịnh đầm. Bốc mùi áo sơmi lụa và nước hoa cạo râu nồng nặc. Một thằng cha làm quá.
Benny nịnh đầm. Làm mọi người phát hoảng vì nụ cười sát nhân của hắn. Chắc vì thế mà cô ta bỏ chạy thục mạng, cô nàng màu be kia ấy.
Nhưng mà… cô ta cũng cười, không phải vậy sao?
Tôi chưa bao giờ có năng khiếu trong quản lý tiền bạc hay sổ sách. Mẹ hiểu chuyện đó. Mẹ vẫn thường hay ngồi nhẩm tính bên cái bàn đó, lâu lâu mới quay lại ngó tôi qua vành trên của cặp mắt kính và hỏi một câu dễ trả lời: “Mẹ con mình có cầm cự nổi với chỗ hạt giống còn lại không? Con trả tiền bác sĩ thú y chưa?”.
Tất cả những chuyện còn lại đã có mẹ tôi lo liệu. Tôi chỉ việc báo với mẹ là mình cần bao nhiêu tiền mặt, bà chẳng bao giờ thắc mắc, ngay cả khi trong đầu tôi đang ấp ủ ý định mua một cái vòng tay cho Annette, cô nàng mà tôi từng hẹn hò. Cô ta cứ ra rả vào tai tôi những mẫu vòng dày cộm ưa thích, đó là điều duy nhất ở cô ta mà tôi còn nhớ.
Lúc gần đất xa trời, mẹ tôi có bảo là một ngày kia tôi sẽ phải để cho Dịch vụ Quản lý Trang trại lo liệu mọi chuyện. Bà đã nghĩ tới chuyện đó mặc dù đang phải truyền dịch. Cũng tại cái vụ truyền dịch đó mà bà phải dùng bô hoài và luôn tỏ ra rất khó chịu. Lúc nào tôi cũng viện cớ ra ngoài hút một điếu khi nhân viên y tế mang cái bô lại cho bà. Và tôi chẳng có lòng dạ nào nói với mẹ là mình không có đủ tiền để trả cho Dịch vụ Quản lý Trang trại, vì thu nhập từ sữa cứ giảm đều hàng tháng.
Ngoài ra, cái trung tâm đó cũng chẳng còn mang tên là Dịch vụ Quản lý Trang trại nữa. Mấy gã trong đó giống như nhân viên môi giới chứng khoán cả đám. Tôi cảm thấy không thoải mái trong văn phòng của họ.
Mẹ luôn phát cáu với chứng bệnh ung thư bởi nó làm bà không thể đứng dậy và tỏ ra có ích. Hóa trị liệu làm bà suy tàn như việc người ta thổi tắt một ngọn nến, nhưng ngay khi thấy mặt tôi, bà lại tỏ ra như kiểu “Mẹ xin lỗi! Năm xui tháng hạn! Rồi con sẽ thông cảm cho mẹ!”.
Khỉ thật, lại cô ta, cô nàng màu be! Cô ta chẳng còn chuyện gì khác để làm hay sao? Như một cô gái già cố tỏ ra bận rộn trong khi chờ cưới tay trợ lý giám đốc. Đích thị là một ả nhân viên ngân hàng.
Cô ta ngồi đó, ghé mắt nhìn như thế tôi là một tấm séc bị từ chối – đáng thương, nhưng chẳng phải việc của cô ta.
Rồi cô ta thở dài đánh sượt và lôi từ trong cái túi to in hình hoa ra một quyển sổ. Cô ta cẩn thận mở nắp chiếc bút – bút máy á? Tôi không nghĩ người ta còn dùng bút máy từ sau khi bút bi được phát minh – và bắt đầu viết, từ tốn và chăm chú.
Dĩ nhiên trí tò mò của tôi bị kích thích cao độ. Cô nàng ngồi ghi chép bên mộ này là ai mới được chứ? Có phải cô ta đang liệt kê những ông chồng tội nghiệp đã bị cô ta cho lên trên thớt? Đột nhiên cô nàng nhìn tôi, và tôi nghe thấy một tiếng nguýt gọn lỏn: cô ta đã thấy tôi quan sát cô ta. Để trả đũa cho thái độ khiêu khích đó, tôi cố hình dung ra cô ta đội một mái tóc giả loăn xoăn màu xanh ngọc và đi tất lưới. Bộ ngực đầy bị ép chặt như muốn nhảy khỏi chiếc áo quây bằng chất dẻo màu đen bóng nhẫy. Tôi chừa lại cho cô ta hàng lông mi trắng và cái mũ phớt tức cười có gắn mấy cây nấm.
Kết quả hay ho đến nỗi tôi phát hiện ra mình đang nhìn cô ta chằm chằm, miệng ngoác ra cười. Cô ta nhìn lại tôi – và trước khi tôi kịp lấy lại vẻ mặt thường lệ, cô nàng cười đáp lại!
Mà này, có thật là cô ta không đấy?
Cô nàng màu be chuyên ngồi mím môi suy tư trước phiến đá xám xịt, cô ta có thể cười được như thế sao?
Tựa như một cô bé đi nghỉ hè, một em gái trước chiếc xe đạp đầu tiên của mình. Nụ cười hạnh phúc và trọn vẹn giống như cô bé cầm chiếc bình tưới màu hồng ở ngôi mộ bên cạnh.
Chúng tôi bị mắc kẹt như thế. Cả hai chúng tôi cùng bật đèn pha và không ai nhường đường.
Chuyện này là sao?
Tôi phải làm một điều gì đó chứ nhỉ? Mở miệng hỏi “Em có hay đến đây không? Hôm nay đông người thật đấy – mình cùng vào nhà nguyện nhé?”. Hay là tôi khẽ chạm vào đầu gối cô ấy?
Nhưng rồi ai đó đã rút phích cắm và chúng tôi cùng quay đi, nhìn thẳng về phía trước.
Trong một thoáng, chúng tôi ngồi bất động, như thể băng ghế có gài mìn. Rồi tôi bắt đầu mân mê chùm chìa khóa để ngăn mình khỏi bị nổ tan tành.
Trong khóe mắt, tôi nhận thấy cô ta đang nhìn dán mắt vào bàn tay trái của tôi. Đã nhiều năm nay tôi thôi không giấu tay vào túi quần khi bị người ta để ý. Bây giờ tôi cũng không làm thế. Benny ba ngón là tôi nè. Thích thì nhận, không thì thôi nhé, cô em!
Cô ta đã chọn “không nhận”, haha! Đứng phắt dậy và quáng quàng bỏ đi như thể tôi vừa chọc ba ngón tay bất hạnh của mình vào mông cô ta. Sao cô ta có vẻ cáu giận thế nhỉ?
Tôi ngờ là anh chàng Benny nịnh đầm đã lại hiện ra.
Chuyện này luôn xảy ra với tôi, thời tôi không ngừng đi tìm các cô gái. Nên biết là tôi luôn đi theo hướng mà bản năng con đực mách bảo, và như một chiếc đũa thần, nó luôn chỉ về phía các cô em xinh tươi, tôi chỉ việc lần theo hướng đó. Từ các sân khiêu vũ ngoài trời vào mùa hè, đến các sàn nhảy ngọt ngào ở đâu đó lúc đông về, ngay cả khi thỉnh thoảng phải cất công đến tận đầu kia đất nước. Những gian phòng tiệc tùng buồn bã được lắp đèn tuýp, chúng là nơi tập thể dục trong tuần của các trường công và cũng là chỗ họp buổi tối của những hội chống nghiện rượu. Vào thứ Sáu và thứ Bảy, người ta bọc giấy kính vào các bóng đèn và mời một ban nhạc đến. Tôi rất ít khi lui tới các vũ trường trong thành phố - một phần vì tôi chẳng biết thế nào là hợp thời, tôi nhận ra điều đó khi gặp những gã đội ngược nón kết, phần khác vì tôi nghĩ đứng xa nhau mà nhảy loi choi như thế chỉ rõ phí năng lượng. Tôi muốn quấn lấy nhau hơn. Tôi thích ôm eo một cô gái và dìu cô nàng lướt đi trên sàn nhảy. Giống như mua được tấm vé số đọc đắc vậy. Các cô em thích thú vô cùng, còn tôi thì thấy các em rất dễ thương, ai cũng vậy. Lần nào tôi cũng bị mắc bẫy và không muốn buông cô gái ra sau khi điệu nhảy chấm dứt. Tôi không thích cô nói chuyện để át tiếng nhạc. Chỉ ôm các cô gái trong vòng tay, hít ngửi mùi hương của họ, lướt đi trên sàn nhảy và nhắm mắt lại.
Tôi chưa bao giờ nghĩ mình không thể tìm được một ai đó. Vào năm cuối trung học, hàng đống cô bạn nhìn tôi ngưỡng mộ, tên tôi được khắc gần như khắp nơi trên bàn học của các cô. Nhưng từ khi về lại nông trại, tôi chẳng gặp gỡ được mấy người, mà thời gian thì cứ trôi như nước chảy qua cầu. Tôi đã nhận ra mình trượt mục tiêu đến mức nào.
Lúc bắt đầu thì hay ho lắm. Tôi nhảy những bước hơi phóng khoáng một chút, nhưng các cô nàng luôn có năng khiếu giữ gìn chân cẳng để không bị tôi giẫm phải. Đôi khi mọi chuyện đi xa hơn thế, họ chuyển động không cưỡng lại được theo điệu nhạc, và chúng tôi lướt đi như một cặp bài trùng, tuyệt vời vô cùng. Khi bài nhạc kết thúc, các nàng sẽ ngó trộm tôi để thăm dò xem tôi sắp làm điều gì, còn tôi chỉ đứng đó nhìn với một nụ cười ngô nghê, tôi chẳng bao giờ nói những câu đại loại như: “Em có hay đến đây…em thấy dàn nhạc chơi thế nào…tối nay đông người nhỉ…”, những câu mà người ta vẫn thường nói. Chẳng phải tôi không thích chuyện tầm phào – chúng giúp người ta thân mật với nhau, nhưng chuyện đó không hợp với tôi. Một số cô gái rời tôi ra sau vài bài khiêu vũ và quay về chỗ của mình – các cô gái luôn túm tụm lại ở một bên của gian phòng. Nhưng phần lớn họ tiếp tục nhảy.
Có lần, tôi đã bạo miệng hỏi một cô gái: “Điều gì làm em hạnh phúc?” – Câu hỏi đã quẩn quanh tâm trí tôi trong lúc khiêu vũ.
“Làm em cái gì cơ?” – Cô gái hét lên để át tiếng ồn.
“Hạnh phúc! Điều gì làm em… Khỉ gió, thôi bỏ đi!”.
Đỏ mặt tía tai, tôi vội vàng dắt cô ta về nhóm các cô gái.
Nhưng điều tồi tệ nhất tôi từng trải qua là lần nhảy năm bài liền như không với một cô gái. Cô nàng sướng ngất ngây. Sau bài thứ năm, hình như tôi đã hơi chạm vào hõm cổ của cô ta, hoàn toàn không chú ý.
Lập tức cô ta lùi lại ba bước. Cô ta tưởng tôi là ma cà rồng chắc? Tôi hình dung mấy chiếc răng nanh vô hại được cấp dưỡng đầy đủ fluor của mình mọc dài ra, nhọn hoắt, và tôi đã không thể nén cười, một nụ cười hết cỡ. Thế là cô ta nguýt dài như một con ngỗng trời tức tối, quay gót bỏ đi.
Sau đó, tôi đứng phía sau cô ta trong phòng gửi đồ. “Cái thằng nịnh đầm ấy bị sao thế?” – Bạn gái cô ta hỏi. “À, mình nghĩ hắn say thôi”, cô ta đáp, “Cậu có thấy nụ cười đần thối của hắn không? Hắn chẳng nói năng gì, chỉ nhăn răng cười”.
Thằng nịnh đầm. Bốc mùi áo sơmi lụa và nước hoa cạo râu nồng nặc. Một thằng cha làm quá.
Benny nịnh đầm. Làm mọi người phát hoảng vì nụ cười sát nhân của hắn. Chắc vì thế mà cô ta bỏ chạy thục mạng, cô nàng màu be kia ấy.
Nhưng mà… cô ta cũng cười, không phải vậy sao?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook