Anh Chàng Mộ Bên
-
Chương 35
Sóng chẳng gợn khi tôi chìm nghỉm
Ảnh lớp ai còn nhớ mặc tôi?
Sót lại đôi khuyên vàng cũ xỉn
Sung công, nhà nước khỏi cần xin.
Tôi chưa bao giờ bị như thế trong đời.
Lúc đầu tôi đã rất hài lòng. Sổ liên lạc của anh được tôi tìm thấy tận dưới đáy ngăn kéo, kẹp giữa một chứng chỉ bơi lội và sơ đồ lắp ráp động cơ xe máy. Nó đã khẳng định những điều bấy lâu nay tôi cảm thấy. Điểm tuyệt đối ở tất cả mọi môn học – tiếng Thụy Điển, Toán, Anh văn. Chỉ có hai môn đạt điểm giỏi là tôn giáo và thủ công. Trên đôi vai rắn chắc của anh là một cái đầu thông minh. Anh không phải một người học gạo. Tôi biết anh đã phải phụ giúp công việc ở nông trại từ lúc biết đi. Rõ ràng đây là nguyên nhân anh tỏ thái độ nhà quê không biết gì mỗi khi tôi tìm cách nhồi nhét cho anh thứ văn hóa cấp tiến. Chuyện ấy làm anh phật ý. Anh biết lẽ ra mình đã có thể thực hiện một điều gì đó, và nếu nhượng bộ, anh sẽ buộc phải thừa nhận rằng mình đã bỏ lỡ cơ hội. Rằng anh đã “chọn sai”.
Phản ứng của anh khiến tôi hoàn toàn bất ngờ và không còn biết nói gì hơn. Tôi chỉ muốn tìm hiểu về anh kỹ hơn một chút, và tôi đã nghĩ chúng tôi biết đâu sẽ tìm thấy vài ngôi sao để xây chiếc cầu kỳ diệu đó. Những ngôi sao bằng vàng.
Những giọt nước mắt buồn tủi dâng lên trong mắt tôi khi tôi nhấn ga lái xe rời khỏi nông trại. Trời ơi, tôi đã quá lầm tưởng.
Nhưng đương nhiên sự thực không phải như vậy! Chính tôi là người tự làm hỏng mọi chuyện, tôi đã nhận ra điều đó vào lúc sáu giờ sáng, sau tách trà thứ mười bốn. Một con bé luôn có những điểm số tốt để khoe trong vở. Cùng những lời khen ngợi của mẹ. Cô nàng Désirée thông minh cứ muốn thắp sáng tri thức cho cái bóng tối quê mùa của người tình. Anh hoàn toàn có lý, tôi chẳng biết tí gì về những mong muốn của bố mẹ anh. Tất cả những gì tôi biết là hai người đều đã qua đời và anh đã trồng cả một vườn cây trên mộ họ.
Bỗng nhiên, tôi thấy nhớ mẹ mình kinh khủng. Nỗi nhớ da diết đến nỗi khiến tôi cũng cảm thấy nhớ lây sang bố một chút. Tôi nhớ chiếc bàn lớn bằng gỗ sồi, nơi tôi ngồi đọc vanh vách bài tập tiếng Anh cho mẹ nghe bằng một giọng cực kỳ điệu nghệ. Mẹ tôi không biết tiếng Anh, nhưng bà luôn thu xếp cho tôi sang Anh thực tập tiếng vào mỗi dịp hè. Mẹ đã khóc khi lần đầu tiên tôi chơi hết một bản sonatin dành cho piano của Mozart. Bà không thể quyết định được tôi sẽ trở thành một nghệ sĩ dương cầm tên tuổi, hay thành chủ nhân của một giải Nobel.
Tôi đã trở thành một cô thủ thư với mức lương thấp tè và một khoản nợ thời sinh viên lên đến vài trăm nghìn cần phải trả. Nhưng tôi có vốn văn hóa tốt. Tôi không còn chơi piano nữa, nhưng bây giờ tôi đã biết thổi bài Nào ta cùng gặt yến mạch bằng kèn harmonica. Tôi là sự lựa chọn hoàn hảo để thuyết giảng cho Đại ca Benny ở nông trại Rowan.
Sáng hôm sau, tôi không dám trả lời điện thoại. Tôi sợ anh gọi. Nhưng tôi càng sợ hơn nếu đó không phải là anh. Vậy nên tôi xin nghỉ ba ngày, và bảo bố là tôi sẽ về thăm ông.
Một số người tuyên bố họ biết đích xác khi nào mình trở thành người lớn. Märta bảo cô ấy biết mình đã trưởng thành vào cái ngày bắt gặp mẹ mình trên giường của lão hàng xóm tóc đỏ. Trong nhà, chỉ có mỗi mình Märta là có mái tóc hung.
Còn tôi, tôi trở thành người lớn trong những ngày về thăm bố.
Không phải vì tôi khám phá ra những bí mật gia đình. Nếu có chắc chúng cũng đã được chôn chặt dưới hàng tấn băng. Thật ra chuyến về thăm nhà của tôi không gặp chuyện gì bất ngờ. Bố tôi buộc phải đến dự một cuộc họp mặt của Phù luân hội và luôn miệng phàn nàn với tôi về sự vô dụng của những người được dịch vụ giúp việc nhà giới thiệu. Ngoài những lời ca thán thì ông chỉ im lặng. Ông không hỏi lấy một câu về cuộc sống riêng của tôi để tìm hiểu xem tôi có ổn không, còn về mẹ tôi, ông chỉ nói: “Ờ, bố nghĩ chắc bà ấy phải tự lo liệu thôi! Bố không còn sức lực để lúc nào cũng đi thăm bà ấy, mà bà ấy thì không thể trông cậy vào con được rồi!”. Có chứ, tôi nghĩ bụng, trong ba ngày này mẹ tôi sẽ có thể dựa vào tôi. Tôi sẽ đi thăm bà, và kiểm tra xem đôi tay bà còn cho cảm giác như ngày trước hay không.
Mỗi ngày tôi đều đi tới chỗ mẹ. Một lần, mẹ tôi cười và bảo: “Con không có giờ học hả cưng?”. Còn tôi thì không hiểu bà nói gì, mặc dù bà nói luôn miệng. Đầu óc bà giống như một bộ nhớ của một cái tổng đài điện thoại hỏng, liên tục báo cuộc gọi sai.
Khi quay về, ngồi trên tàu hỏa tôi đã tự nhủ nếu phải khai tên một người thân gần gũi nhất trên giấy tờ, chắc tôi sẽ bỏ trống. Và nếu tôi rời khỏi khoang giường nằm trong đêm tối để đi vệ sinh nhưng mở nhầm cửa, ngã lộn cổ khỏi đoàn tàu, mọi người cũng chẳng biết tôi từng tồn tại.
Ảnh lớp ai còn nhớ mặc tôi?
Sót lại đôi khuyên vàng cũ xỉn
Sung công, nhà nước khỏi cần xin.
Tôi chưa bao giờ bị như thế trong đời.
Lúc đầu tôi đã rất hài lòng. Sổ liên lạc của anh được tôi tìm thấy tận dưới đáy ngăn kéo, kẹp giữa một chứng chỉ bơi lội và sơ đồ lắp ráp động cơ xe máy. Nó đã khẳng định những điều bấy lâu nay tôi cảm thấy. Điểm tuyệt đối ở tất cả mọi môn học – tiếng Thụy Điển, Toán, Anh văn. Chỉ có hai môn đạt điểm giỏi là tôn giáo và thủ công. Trên đôi vai rắn chắc của anh là một cái đầu thông minh. Anh không phải một người học gạo. Tôi biết anh đã phải phụ giúp công việc ở nông trại từ lúc biết đi. Rõ ràng đây là nguyên nhân anh tỏ thái độ nhà quê không biết gì mỗi khi tôi tìm cách nhồi nhét cho anh thứ văn hóa cấp tiến. Chuyện ấy làm anh phật ý. Anh biết lẽ ra mình đã có thể thực hiện một điều gì đó, và nếu nhượng bộ, anh sẽ buộc phải thừa nhận rằng mình đã bỏ lỡ cơ hội. Rằng anh đã “chọn sai”.
Phản ứng của anh khiến tôi hoàn toàn bất ngờ và không còn biết nói gì hơn. Tôi chỉ muốn tìm hiểu về anh kỹ hơn một chút, và tôi đã nghĩ chúng tôi biết đâu sẽ tìm thấy vài ngôi sao để xây chiếc cầu kỳ diệu đó. Những ngôi sao bằng vàng.
Những giọt nước mắt buồn tủi dâng lên trong mắt tôi khi tôi nhấn ga lái xe rời khỏi nông trại. Trời ơi, tôi đã quá lầm tưởng.
Nhưng đương nhiên sự thực không phải như vậy! Chính tôi là người tự làm hỏng mọi chuyện, tôi đã nhận ra điều đó vào lúc sáu giờ sáng, sau tách trà thứ mười bốn. Một con bé luôn có những điểm số tốt để khoe trong vở. Cùng những lời khen ngợi của mẹ. Cô nàng Désirée thông minh cứ muốn thắp sáng tri thức cho cái bóng tối quê mùa của người tình. Anh hoàn toàn có lý, tôi chẳng biết tí gì về những mong muốn của bố mẹ anh. Tất cả những gì tôi biết là hai người đều đã qua đời và anh đã trồng cả một vườn cây trên mộ họ.
Bỗng nhiên, tôi thấy nhớ mẹ mình kinh khủng. Nỗi nhớ da diết đến nỗi khiến tôi cũng cảm thấy nhớ lây sang bố một chút. Tôi nhớ chiếc bàn lớn bằng gỗ sồi, nơi tôi ngồi đọc vanh vách bài tập tiếng Anh cho mẹ nghe bằng một giọng cực kỳ điệu nghệ. Mẹ tôi không biết tiếng Anh, nhưng bà luôn thu xếp cho tôi sang Anh thực tập tiếng vào mỗi dịp hè. Mẹ đã khóc khi lần đầu tiên tôi chơi hết một bản sonatin dành cho piano của Mozart. Bà không thể quyết định được tôi sẽ trở thành một nghệ sĩ dương cầm tên tuổi, hay thành chủ nhân của một giải Nobel.
Tôi đã trở thành một cô thủ thư với mức lương thấp tè và một khoản nợ thời sinh viên lên đến vài trăm nghìn cần phải trả. Nhưng tôi có vốn văn hóa tốt. Tôi không còn chơi piano nữa, nhưng bây giờ tôi đã biết thổi bài Nào ta cùng gặt yến mạch bằng kèn harmonica. Tôi là sự lựa chọn hoàn hảo để thuyết giảng cho Đại ca Benny ở nông trại Rowan.
Sáng hôm sau, tôi không dám trả lời điện thoại. Tôi sợ anh gọi. Nhưng tôi càng sợ hơn nếu đó không phải là anh. Vậy nên tôi xin nghỉ ba ngày, và bảo bố là tôi sẽ về thăm ông.
Một số người tuyên bố họ biết đích xác khi nào mình trở thành người lớn. Märta bảo cô ấy biết mình đã trưởng thành vào cái ngày bắt gặp mẹ mình trên giường của lão hàng xóm tóc đỏ. Trong nhà, chỉ có mỗi mình Märta là có mái tóc hung.
Còn tôi, tôi trở thành người lớn trong những ngày về thăm bố.
Không phải vì tôi khám phá ra những bí mật gia đình. Nếu có chắc chúng cũng đã được chôn chặt dưới hàng tấn băng. Thật ra chuyến về thăm nhà của tôi không gặp chuyện gì bất ngờ. Bố tôi buộc phải đến dự một cuộc họp mặt của Phù luân hội và luôn miệng phàn nàn với tôi về sự vô dụng của những người được dịch vụ giúp việc nhà giới thiệu. Ngoài những lời ca thán thì ông chỉ im lặng. Ông không hỏi lấy một câu về cuộc sống riêng của tôi để tìm hiểu xem tôi có ổn không, còn về mẹ tôi, ông chỉ nói: “Ờ, bố nghĩ chắc bà ấy phải tự lo liệu thôi! Bố không còn sức lực để lúc nào cũng đi thăm bà ấy, mà bà ấy thì không thể trông cậy vào con được rồi!”. Có chứ, tôi nghĩ bụng, trong ba ngày này mẹ tôi sẽ có thể dựa vào tôi. Tôi sẽ đi thăm bà, và kiểm tra xem đôi tay bà còn cho cảm giác như ngày trước hay không.
Mỗi ngày tôi đều đi tới chỗ mẹ. Một lần, mẹ tôi cười và bảo: “Con không có giờ học hả cưng?”. Còn tôi thì không hiểu bà nói gì, mặc dù bà nói luôn miệng. Đầu óc bà giống như một bộ nhớ của một cái tổng đài điện thoại hỏng, liên tục báo cuộc gọi sai.
Khi quay về, ngồi trên tàu hỏa tôi đã tự nhủ nếu phải khai tên một người thân gần gũi nhất trên giấy tờ, chắc tôi sẽ bỏ trống. Và nếu tôi rời khỏi khoang giường nằm trong đêm tối để đi vệ sinh nhưng mở nhầm cửa, ngã lộn cổ khỏi đoàn tàu, mọi người cũng chẳng biết tôi từng tồn tại.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook