Anh Chàng Mộ Bên
-
Chương 23
Tôi gọi bố mẹ và được nghe:
“Ò í e” lại “ò í e”,
Số điện thoại này không chính xác
Đến máy trả lời cũng im re.
Thế là chúng tôi đã bắt đầu quá trình miệt mài tìm hiểu nhau.
Biên độ hoạt động của chúng tôi có vẻ tương đối rộng, nhưng cũng không vì thế mà mọi thứ đi theo cùng một hướng.
Cả hai chúng tôi đều không còn bố mẹ: anh ấy thì theo nghĩa đen, còn tôi là theo nghĩa bóng. Mẹ tôi đã vào viện dưỡng lão từ năm năm nay, và hiếm khi bà nhận ra tôi. Còn bố thì khiến tôi có cảm giác tôi quấy rầy ông mỗi khi tôi đến thăm, nhất là khi tôi cố thử bắt chuyện với ông.
Thật ra, bố tôi đã như thế kể từ khi tôi còn bé. Ông không hề thích nói về những thứ mà người ta vẫn gọi là “chuyện đàn bà”: nhà cửa, con cái, bếp núc, quần áo, đồ đạc, đặc biệt là những gì được liệt vào loại “sến”. Nghệ thuật, văn học và tôn giáo cũng bị ông liệt vào hàng “chuyện đàn bà”. Điều mà bố tôi ghét nhất là tất cả những chuyện đùa cợt về đàn bà con gái. Tuyệt đối không được đề cập đến chúng trước mặt ông. Cứ như thể ông sợ bị nhiễm vi khuẩn của phụ nữa vậy. Ngay khi phép lịch sự cho phép là ông lại lên trung đoàn. Ông từng là sĩ quan quân đội.
Đôi khi tôi tự hỏi liệu ông có phải là người đồng tính hay không. Nghĩ cũng lạ, nhưng tôi chưa bao giờ thấy gần gũi với bố. Ý tôi là, con cái thường cảm thấy sợ hãi khi nghĩ bố mẹ mình đã làm “chuyện ấy”, chúng đếm số lượng các ông anh, bà chị của mình và tự nhủ: “Chắc bố mẹ phải làm chuyện ấy ít nhất ba lần”. Trong trường hợp của tôi, hoàn toàn có thể nghi ngờ liệu bố tôi có từng làm chuyện ấy nhiều hơn một lần, ít ra là với mẹ tôi. Tôi đã quyết định mình không nghĩ tới điều đó nữa và nên vui với chuyện ấy đã xảy ra một lần, ít ra là thế.
Thế nên mẹ tôi chỉ có mỗi tôi để chăm sóc. Tôi là con búp bê mà cuối cùng bà đã có được, và bà yêu tôi bằng tình yêu của một người đã phải kiên nhẫn chờ đợi quá lâu. Sự chờ đợi đó đã không đem lại cho bà đầu óc xét đoán cũng như sự sáng suốt.
Mẹ tôi có xuất thân quyền quý. Ông ngoại tôi có một nhà máy đồ hộp và phất lên trong chiến tranh. Theo những gì tôi biết thì gia tài của ông được xây dựng từ những con cáo, con sóc mà ông gọi là thú săn. Bố tôi là thành viên của một gia đình tử tế, nhưng có lần tôi nghe mấy bà trong hội chơi bài của mẹ tôi to nhỏ với nhau là bố tôi cưới mẹ tôi chỉ vì ông nợ tiền đánh bạc. Thời nay chuyện này nghe có vẻ lạc lõng, nhưng nó cũng rất có thể là sự thực. Có một liên hệ mật thiết giữa những người bắn súng tự sát bên ngoài sòng bài Monte Carlo cuối thế kỷ mười chín và những kẻ không tài nào dứt mình ra khỏi các máy đánh bạc tại các trung tâm vui chơi giải trí ngày nay. Gọi điện cho bố tôi vào giờ phát chương trình xổ số thì chỉ có rước họa vào thân.
Hồi tôi còn bé, mẹ tôi có một mái tóc nhuộm màu vàng đồng và thường dùng lô cuốn tóc để tạo lọn xoăn. Gần bốn mươi tuổi bà mới lấy chồng, bốn mươi hai thì sinh ra tôi, và chưa bao giờ bà phải lao động để kiếm sống. Chính mẹ là người đặt cho tôi cái tên Désirée, với ý nghĩa tôi là cô bé đáng mơ ước. Nhưng khi đi học tôi đâm ra ghét cái tên của mình kinh khủng, vì những đứa khác toàn gọi tôi là Diarrhée, tức là con bé bị tiêu chảy.
Tôi muốn được gọi là Kitty. Hoặc Pamela cũng được.
Những đứa trẻ được bố mẹ gán cho hình ảnh của kỳ quan thế giới thứ tám nhiều khả năng sẽ phải đối diện với thực tế tàn nhẫn khi chúng trở thành mục tiêu chế giễu ở trường học.
Nói gì thì nói, cuộc hôn nhân của bố mẹ tôi là hoàn toàn không tồn tại. Hai người sống chung nhưng hoàn toàn độc lập với nhau, trong một căn hộ rộng thênh thang với sàn lát gỗ sồi và hàng dãy phòng liền kề, trong đó mẹ tôi chọn đồ đạc, còn bố tôi thì treo chiếc mũ nhà binh. Bố mẹ tôi không bao giờ cãi cọ trước mặt tôi, và có lẽ cả sau lưng tôi cũng thế. Thường bố tôi ăn ở doanh trại, hai mẹ con tôi tự dắt nhau đi du lịch ở hết nhà nghỉ này đến nhà nghỉ khác. Bố tôi lúc nào cũng “bận đi chiến dịch”.
Ở nhà, chúng tôi không có quan hệ xã hội hay hội hè đúng nghĩa. Thỉnh thoảng có mấy bà bạn chơi bài của mẹ đến cùng chồng, hoặc những người đồng đội của bố dắt theo vợ để tham gia những bữa tối buồn tẻ với ba món ăn khác nhau và một người phục vụ thuê bên ngoài. Rượu Bồ Đào Nha được phục vụ trong những chiếc cốc pha lê và những điếu xì gà nhỏ trong những cái hộp thiếc đặc biệt. Khi mọi người gọi tôi ra để chào hỏi, tôi trông thấy những cái chân cái tay xương xẩu chĩa ra khỏi chiếc váy nhung được mua để mặc đúng dịp, phát ho khi được các ông mặt đỏ gay vỗ vỗ vào lưng và bảo tôi cần được ra ngoài nhiều hơn để da dẻ hồng hào thêm đôi chút. Trong những dịp ấy tóc mẹ tôi xoăn hơn bình thường.
Tôi không bao giờ thấy bố mẹ tôi đụng chạm nhau, càng không thấy họ khoác tay nhau mà đi.
Thế đấy, theo bạn thì tôi phải nhìn nhận cuộc hôn nhân của bố mẹ mình thế nào đây? Cũng đâu có gì ngạc nhiên khi Örjan và tôi có một mối quan hệ tương tự. Cũng rất bình thường khi tôi chẳng thể khóc thương anh ấy. Có hay không có đàn ông, đó chỉ là vấn đề cần mua bao nhiêu miếng sườn cho bữa tối. Sự hiện diện của họ chẳng có ý nghĩa nào khác. Đấy là những gì tôi đã học được từ thời thơ ấu của mình.
Vậy nên tôi hoàn toàn không phòng bị khi gặp phải một người như Benny. Có những ngày tôi thấy anh xâm lấn lãnh địa của tôi, chui vào những góc riêng tư nhất của tôi, những ngày ấy chỉ nhìn thấy anh là tôi đã không chịu nổi. Điều đó chưa bao giờ xảy ra với Örjan, người hoàn toàn sung sướng với việc mon men ngoài phạm vi lãnh thổ của tôi, và tôi có thể chịu đựng được chuyện đó.
Cơ mà cũng có những ngày khác.
“Ò í e” lại “ò í e”,
Số điện thoại này không chính xác
Đến máy trả lời cũng im re.
Thế là chúng tôi đã bắt đầu quá trình miệt mài tìm hiểu nhau.
Biên độ hoạt động của chúng tôi có vẻ tương đối rộng, nhưng cũng không vì thế mà mọi thứ đi theo cùng một hướng.
Cả hai chúng tôi đều không còn bố mẹ: anh ấy thì theo nghĩa đen, còn tôi là theo nghĩa bóng. Mẹ tôi đã vào viện dưỡng lão từ năm năm nay, và hiếm khi bà nhận ra tôi. Còn bố thì khiến tôi có cảm giác tôi quấy rầy ông mỗi khi tôi đến thăm, nhất là khi tôi cố thử bắt chuyện với ông.
Thật ra, bố tôi đã như thế kể từ khi tôi còn bé. Ông không hề thích nói về những thứ mà người ta vẫn gọi là “chuyện đàn bà”: nhà cửa, con cái, bếp núc, quần áo, đồ đạc, đặc biệt là những gì được liệt vào loại “sến”. Nghệ thuật, văn học và tôn giáo cũng bị ông liệt vào hàng “chuyện đàn bà”. Điều mà bố tôi ghét nhất là tất cả những chuyện đùa cợt về đàn bà con gái. Tuyệt đối không được đề cập đến chúng trước mặt ông. Cứ như thể ông sợ bị nhiễm vi khuẩn của phụ nữa vậy. Ngay khi phép lịch sự cho phép là ông lại lên trung đoàn. Ông từng là sĩ quan quân đội.
Đôi khi tôi tự hỏi liệu ông có phải là người đồng tính hay không. Nghĩ cũng lạ, nhưng tôi chưa bao giờ thấy gần gũi với bố. Ý tôi là, con cái thường cảm thấy sợ hãi khi nghĩ bố mẹ mình đã làm “chuyện ấy”, chúng đếm số lượng các ông anh, bà chị của mình và tự nhủ: “Chắc bố mẹ phải làm chuyện ấy ít nhất ba lần”. Trong trường hợp của tôi, hoàn toàn có thể nghi ngờ liệu bố tôi có từng làm chuyện ấy nhiều hơn một lần, ít ra là với mẹ tôi. Tôi đã quyết định mình không nghĩ tới điều đó nữa và nên vui với chuyện ấy đã xảy ra một lần, ít ra là thế.
Thế nên mẹ tôi chỉ có mỗi tôi để chăm sóc. Tôi là con búp bê mà cuối cùng bà đã có được, và bà yêu tôi bằng tình yêu của một người đã phải kiên nhẫn chờ đợi quá lâu. Sự chờ đợi đó đã không đem lại cho bà đầu óc xét đoán cũng như sự sáng suốt.
Mẹ tôi có xuất thân quyền quý. Ông ngoại tôi có một nhà máy đồ hộp và phất lên trong chiến tranh. Theo những gì tôi biết thì gia tài của ông được xây dựng từ những con cáo, con sóc mà ông gọi là thú săn. Bố tôi là thành viên của một gia đình tử tế, nhưng có lần tôi nghe mấy bà trong hội chơi bài của mẹ tôi to nhỏ với nhau là bố tôi cưới mẹ tôi chỉ vì ông nợ tiền đánh bạc. Thời nay chuyện này nghe có vẻ lạc lõng, nhưng nó cũng rất có thể là sự thực. Có một liên hệ mật thiết giữa những người bắn súng tự sát bên ngoài sòng bài Monte Carlo cuối thế kỷ mười chín và những kẻ không tài nào dứt mình ra khỏi các máy đánh bạc tại các trung tâm vui chơi giải trí ngày nay. Gọi điện cho bố tôi vào giờ phát chương trình xổ số thì chỉ có rước họa vào thân.
Hồi tôi còn bé, mẹ tôi có một mái tóc nhuộm màu vàng đồng và thường dùng lô cuốn tóc để tạo lọn xoăn. Gần bốn mươi tuổi bà mới lấy chồng, bốn mươi hai thì sinh ra tôi, và chưa bao giờ bà phải lao động để kiếm sống. Chính mẹ là người đặt cho tôi cái tên Désirée, với ý nghĩa tôi là cô bé đáng mơ ước. Nhưng khi đi học tôi đâm ra ghét cái tên của mình kinh khủng, vì những đứa khác toàn gọi tôi là Diarrhée, tức là con bé bị tiêu chảy.
Tôi muốn được gọi là Kitty. Hoặc Pamela cũng được.
Những đứa trẻ được bố mẹ gán cho hình ảnh của kỳ quan thế giới thứ tám nhiều khả năng sẽ phải đối diện với thực tế tàn nhẫn khi chúng trở thành mục tiêu chế giễu ở trường học.
Nói gì thì nói, cuộc hôn nhân của bố mẹ tôi là hoàn toàn không tồn tại. Hai người sống chung nhưng hoàn toàn độc lập với nhau, trong một căn hộ rộng thênh thang với sàn lát gỗ sồi và hàng dãy phòng liền kề, trong đó mẹ tôi chọn đồ đạc, còn bố tôi thì treo chiếc mũ nhà binh. Bố mẹ tôi không bao giờ cãi cọ trước mặt tôi, và có lẽ cả sau lưng tôi cũng thế. Thường bố tôi ăn ở doanh trại, hai mẹ con tôi tự dắt nhau đi du lịch ở hết nhà nghỉ này đến nhà nghỉ khác. Bố tôi lúc nào cũng “bận đi chiến dịch”.
Ở nhà, chúng tôi không có quan hệ xã hội hay hội hè đúng nghĩa. Thỉnh thoảng có mấy bà bạn chơi bài của mẹ đến cùng chồng, hoặc những người đồng đội của bố dắt theo vợ để tham gia những bữa tối buồn tẻ với ba món ăn khác nhau và một người phục vụ thuê bên ngoài. Rượu Bồ Đào Nha được phục vụ trong những chiếc cốc pha lê và những điếu xì gà nhỏ trong những cái hộp thiếc đặc biệt. Khi mọi người gọi tôi ra để chào hỏi, tôi trông thấy những cái chân cái tay xương xẩu chĩa ra khỏi chiếc váy nhung được mua để mặc đúng dịp, phát ho khi được các ông mặt đỏ gay vỗ vỗ vào lưng và bảo tôi cần được ra ngoài nhiều hơn để da dẻ hồng hào thêm đôi chút. Trong những dịp ấy tóc mẹ tôi xoăn hơn bình thường.
Tôi không bao giờ thấy bố mẹ tôi đụng chạm nhau, càng không thấy họ khoác tay nhau mà đi.
Thế đấy, theo bạn thì tôi phải nhìn nhận cuộc hôn nhân của bố mẹ mình thế nào đây? Cũng đâu có gì ngạc nhiên khi Örjan và tôi có một mối quan hệ tương tự. Cũng rất bình thường khi tôi chẳng thể khóc thương anh ấy. Có hay không có đàn ông, đó chỉ là vấn đề cần mua bao nhiêu miếng sườn cho bữa tối. Sự hiện diện của họ chẳng có ý nghĩa nào khác. Đấy là những gì tôi đã học được từ thời thơ ấu của mình.
Vậy nên tôi hoàn toàn không phòng bị khi gặp phải một người như Benny. Có những ngày tôi thấy anh xâm lấn lãnh địa của tôi, chui vào những góc riêng tư nhất của tôi, những ngày ấy chỉ nhìn thấy anh là tôi đã không chịu nổi. Điều đó chưa bao giờ xảy ra với Örjan, người hoàn toàn sung sướng với việc mon men ngoài phạm vi lãnh thổ của tôi, và tôi có thể chịu đựng được chuyện đó.
Cơ mà cũng có những ngày khác.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook