Anh Chàng Mộ Bên
-
Chương 20
Mỗi lần tôi vớ chiếc điện thoại để gọi cho cố ấy, tôi đều áp ống nghe vào tai cho đến khi không còn tín hiệu chờ. Cô ấy đã nói là bị sốc văn hóa, và cần được ở một mình. Trong suốt ba ngày trời, tôi đợi cô ấy gọi điện. Sau đó, tôi gọi cho cô ấy. Không ai nghe máy.
Tôi tìm thấy một tấm thiệp cũ với dòng chữ “Bình phục nhanh nhé!”. Tôi viết địa chỉ cô ấy trên phong bì, dán một con tem, rồi xé vụn tất cả.
Nhiều lần tôi đã định vào thành phố và tạt qua thư viện. Nhưng tôi có cảm giác như thế thì thật quá đáng.
Thời tiết càng lúc càng tệ. Tôi mất hai ngày trời để đưa lũ cừu vào chuồng, với sự giúp đỡ của một cậu bé mười ba tuổi, con trai ông hàng xóm. Bọn cừu đã ở ngoài trời quá lâu, nên con nào con nấy lực lưỡng như các vận động viên thể dục dụng cụ đỉnh cao. Lũ cừu đực phóng qua hàng rào không hề chạm chân, còn đám cừu non thì chạy nhanh như hoẵng. Nếu tôi đưa chúng đến lò mổ, mỗi con sẽ chỉ mang lại cho tôi số tiền bằng với một bữa ăn thịnh soạn ở tiệm McDonald’s. Còn nếu tôi tự xẻ thịt chúng ở trang trại và cầu viện sự giúp đỡ của già Nilson, chúng tôi sẽ khó mà xử lý được chỗ cơ bắp kia. Tôi và thằng bé hàng xóm đã phải phi ngựa như điên dưới trời mưa tuyết, miệng không ngừng chửi rủa như hai thằng du côn, nhất là thằng bé. “Mẹ chúng mày!” Nó chửi bọn cừu như thế.
Tôi không hiểu vì sao mình còn giữ chúng lại. Mẹ tôi muốn có vài con để lấy lông đi học lớp đan len. Chỉ cần nghĩ tới món cừu nấu đậu và khoai tây của bà là tôi đã thèm nhỏ dãi. Thế mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc học cách nấu món đó.
Mà tôi cũng có bao giờ nghĩ là mẹ sẽ qua đời đâu.
Nhưng nếu tống khứ hết đàn cừu của mẹ, tôi sẽ đau lòng lắm. Một trong những điều tồi tệ nhất tôi từng phải làm là bước vào phòng mẹ sau khi bà qua đời. Vứt đi chỗ quần áo còn vương mùi của bà, mân mê chiếc kính lão, những hộp thuốc và mẫu đan của bà. Có ai chuẩn bị tinh thần cho tôi đâu kia chứ. Thế nên tôi quyết định làm theo cách đơn giản nhất. Tôi đã bỏ tất cả vào trong vài chiếc va li cũ và đem cất trên tầng áp mái. Phòng ngủ của mẹ, tôi vẫn để y như thế, chỉ lấy đi mỗi tấm ga trải giường. Trên bậu cửa sổ, bà trồng một dãy cây xanh với những bông hoa nhỏ màu lam tím. Tôi đoán chắc là chúng đã chết sạch cả rồi.
Mà cô ấy muốn ám chỉ gì khi nói đến cái cú sốc văn hóa ngớ ngẩn đó chứ?
Sáng nay, tôi vào thành phố để giải quyết vài việc. Nhiều lần tôi có cảm giác trông thấy cô ấy. Ở cửa hàng bán máy nông nghiệp, ở tiệm kim khí Berggren, ở đại lý bán sữa.
Bengt-Göran tạt qua thăm tôi hai tối liền, chắc là định xem mặt cô bồ người thành phố của tôi.
- Tớ không biết làm thế nào để cô ấy quay lại bây giờ. – Tôi nói.
Bengt-Göran chỉ há hốc miệng đầy ngưỡng mộ. Vậy ra cậu ta cứ tưởng tôi chỉ chơi phụ nữ một lần rồi bỏ.
Cậu ta không cần biết tôi nhớ cô ấy, cũng không quan tâm chuyện buổi tối tôi lôi cái điện thoại vào cắm trong phòng ngủ.
Tôi tìm thấy một tấm thiệp cũ với dòng chữ “Bình phục nhanh nhé!”. Tôi viết địa chỉ cô ấy trên phong bì, dán một con tem, rồi xé vụn tất cả.
Nhiều lần tôi đã định vào thành phố và tạt qua thư viện. Nhưng tôi có cảm giác như thế thì thật quá đáng.
Thời tiết càng lúc càng tệ. Tôi mất hai ngày trời để đưa lũ cừu vào chuồng, với sự giúp đỡ của một cậu bé mười ba tuổi, con trai ông hàng xóm. Bọn cừu đã ở ngoài trời quá lâu, nên con nào con nấy lực lưỡng như các vận động viên thể dục dụng cụ đỉnh cao. Lũ cừu đực phóng qua hàng rào không hề chạm chân, còn đám cừu non thì chạy nhanh như hoẵng. Nếu tôi đưa chúng đến lò mổ, mỗi con sẽ chỉ mang lại cho tôi số tiền bằng với một bữa ăn thịnh soạn ở tiệm McDonald’s. Còn nếu tôi tự xẻ thịt chúng ở trang trại và cầu viện sự giúp đỡ của già Nilson, chúng tôi sẽ khó mà xử lý được chỗ cơ bắp kia. Tôi và thằng bé hàng xóm đã phải phi ngựa như điên dưới trời mưa tuyết, miệng không ngừng chửi rủa như hai thằng du côn, nhất là thằng bé. “Mẹ chúng mày!” Nó chửi bọn cừu như thế.
Tôi không hiểu vì sao mình còn giữ chúng lại. Mẹ tôi muốn có vài con để lấy lông đi học lớp đan len. Chỉ cần nghĩ tới món cừu nấu đậu và khoai tây của bà là tôi đã thèm nhỏ dãi. Thế mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc học cách nấu món đó.
Mà tôi cũng có bao giờ nghĩ là mẹ sẽ qua đời đâu.
Nhưng nếu tống khứ hết đàn cừu của mẹ, tôi sẽ đau lòng lắm. Một trong những điều tồi tệ nhất tôi từng phải làm là bước vào phòng mẹ sau khi bà qua đời. Vứt đi chỗ quần áo còn vương mùi của bà, mân mê chiếc kính lão, những hộp thuốc và mẫu đan của bà. Có ai chuẩn bị tinh thần cho tôi đâu kia chứ. Thế nên tôi quyết định làm theo cách đơn giản nhất. Tôi đã bỏ tất cả vào trong vài chiếc va li cũ và đem cất trên tầng áp mái. Phòng ngủ của mẹ, tôi vẫn để y như thế, chỉ lấy đi mỗi tấm ga trải giường. Trên bậu cửa sổ, bà trồng một dãy cây xanh với những bông hoa nhỏ màu lam tím. Tôi đoán chắc là chúng đã chết sạch cả rồi.
Mà cô ấy muốn ám chỉ gì khi nói đến cái cú sốc văn hóa ngớ ngẩn đó chứ?
Sáng nay, tôi vào thành phố để giải quyết vài việc. Nhiều lần tôi có cảm giác trông thấy cô ấy. Ở cửa hàng bán máy nông nghiệp, ở tiệm kim khí Berggren, ở đại lý bán sữa.
Bengt-Göran tạt qua thăm tôi hai tối liền, chắc là định xem mặt cô bồ người thành phố của tôi.
- Tớ không biết làm thế nào để cô ấy quay lại bây giờ. – Tôi nói.
Bengt-Göran chỉ há hốc miệng đầy ngưỡng mộ. Vậy ra cậu ta cứ tưởng tôi chỉ chơi phụ nữ một lần rồi bỏ.
Cậu ta không cần biết tôi nhớ cô ấy, cũng không quan tâm chuyện buổi tối tôi lôi cái điện thoại vào cắm trong phòng ngủ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook