Ấn Tượng Sai Lầm
-
Chương 7
Jack Delaney tới văn phòng của mình tại 26 Federal Plaza vào lúc 7 giờ sáng hôm đó. Anh cảm thấy đau đầu khi nhìn thấy từng chồng hồ sơ dầy chất đầy trên bàn làm việc của mình. Tất cả các hồ sơ đó đều có liên quan tới cuộc điều tra của anh nhằm vào Bryce Fenston, và sau hơn một năm điều tra, anh vẫn chưa thu thập đủ chứng cứ để sếp mình có thể yêu cầu tòa án cho lệnh bắt giam nhân vật này.
Jack mở tập hồ sơ về Fenston với một hy vọng mong manh rằng biết đâu anh sẽ tình cờ bắt gặp một đầu mối nhỏ nhoi nào đó, một dấu vết mơ hồ nào đó hoặc là một nhầm lẫn nào đó giúp anh truy tìm ra mối quan hệ trực tiếp của Fenston với ba án mạng khủng khiếp xảy ra ở Marseille, Los Angeles và Rio de Janeiro.
Vào năm 1984, Nicu Munteanu, ba mươi hai tuổi, đã tới đại sứ quán Mỹ ở Bucharest và khẳng định mình có thể vạch mặt hai điệp viên đang làm việc ở trung tâm đầu não của Washington, và muốn đổi những thông tin này để lấy một tấm hộ chiếu sang Mỹ. Hàng tuần, đại sứ quán Mỹ nhận được hàng chục lời tuyên bố như vậy và gần như tất cả những lời tuyên bố đó đều được chứng minh là vô căn cứ, nhưng với trường hợp của Munteanu, thông tin cung cấp lại đặc biệt chính xác. Chỉ trong vòng một tháng, hai quan chức ngoại giao cao cấp của Liên xô tại Mỹ đã bị buộc phải lên máy bay để trở về Moscow, và Munteanu nhận được một tấm hộ chiếu sang Mỹ.
Nicu Munteanu hạ cánh xuống New York vào ngày 17 tháng Hai năm 1985. Jack hầu như không tìm được mấy thông tin về những hoạt động của Munteanu trong năm tiếp theo, nhưng con người này bỗng chốc có đủ tiền để tiếp quản công ty Fenston Finance, một ngân hàng nhỏ đang trên bờ vực phá sản ở Manhattan.
Nicu Munteanu đổi tên thành Bryce Fenston - đây không phải là một tội - nhưng không ai biết người đứng đằng sau ông ta là kẻ nào, chỉ biết rằng trong mấy năm tiếp theo đó, ngân hàng này bắt đầu nhận những khoản tiền gửi lớn từ những công ty dấu tên ở Đông Âu gửi sang. Rồi vào năm 1989, dòng tiền mặt bỗng nhiên cạn kiệt, cũng là năm mà Ceausescu và vợ của ông ta là Elena chạy khỏi Bucharest sau cuộc nổi dậy của dân chúng. Chỉ vài ngày sau vợ chồng nhà độc tài này đã bị bắt, bị đưa ra xét xử và lãnh án tử hình.
Jack nhìn qua cửa sổ ngắm nhìn cảnh Manhattan ở bên dưới và nhớ lại câu châm ngôn của FBI: đừng bao giờ tin vào những sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng cũng đừng bao giờ bỏ qua những chuyện đó.
Sau cái chết của Ceausescu, ngân hàng này dường như phải trải qua một vài năm khó khăn cho đến khi Fenston gặp được Karl Leapman, một luật sư bị đuổi khỏi nghiệp đoàn, một kẻ vừa được ra khỏi tù sau khi phải ngồi bóc lịch mấy năm vì tội lừa đảo. Chẳng bao lâu sau, ngân hàng này đã lấy lại phong độ và bắt đầu kiếm được những khoản lợi nhuận khổng lồ.
Jack nhìn xuống mấy bức ảnh của Bryce Fenston, người thường xuất hiện trong các cuộc đàm tiếu trên mặt báo với một trong những phụ nữ sành điệu nhất của New York trong vòng tay mình, ông ta khi thì được mô tả là một chủ nhà băng sáng giá, lúc thì là một nhà tài chính hàng đầu, cũng có khi lại là một nhà từ thiện hào phóng, và mỗi khi tên của ông ta được nhắc tới thì bộ sưu tập khổng lồ của ông ta cũng không bị bỏ qua. Jack gạt những bức ảnh ấy sang một bên. Anh vẫn chưa thể quen với việc một người đàn ông lại đeo khuyên tai, và anh thậm chí còn cảm thấy ngạc nhiên hơn trước việc một người khi đặt chân tới Mỹ có một mái tóc dầy đầy đặn lại quyết định cạo trọc đầu mình. Ông ta đang lẩn trốn ai?
Jack đóng tập hồ sơ mang tên Munteanu/Fenston lại và mở tập hồ sơ về Pierre de Rochelle, nạn nhân đầu tiên ra.
Rochelle cần vay 70 triệu phờ răng để lấy tiền trả cho phần đóng góp của mình tại một vườn nho. Kinh nghiệm duy nhất của ông ta về ngành rượu vang là công việc rửa sạch các chai đựng rượu. Chỉ cần nhìn qua cũng thấy rằng kế hoạch đầu tư của ông này không phù hợp với phương châm của ngân hàng là mọi dự án phải “khả thi”. Tuy nhiên, điều thu hút sự chú ý của Fenston khi ông ta nhìn thấy hồ sơ vay tiền của Rochelle là người đàn ông này vừa được thừa kế một Lâu đài tại Dordogne, mà trong đó mọi bức tường đều được treo kín những bức tranh của các hoạ sỹ theo trường phái Ấn tượng, trong đó có một bức của Degas, hai bức của Pissarros và một bức của Monet.
Vườn nho đó đã không cho thu hoạch trong suốt 4 năm và trong thời gian ấy, tòa lâu đài bắt đầu bị móc ruột đến khi chỉ còn lại những vết treo tranh trên các bức tường. Đến lúc Fenston đưa bức tranh cuối cùng tới New York và cho vào bộ sưu tập cá nhân của ông ta thì khoản tiền vay ban đầu của Pierre đã tăng lên gấp đôi. Khi tòa lâu đài của ông này cuối cùng bị đưa ra đấu giá, Pierre đến sống ở một căn hộ nhỏ tại Marseille, nơi tối nào ông ta cũng uống đến say khướt. Mọi chuyện cứ thế diễn ra cho đến khi một phụ nữ trẻ đẹp vừa tốt nghiệp trường luật nói với Pierre, trong một giây phút tỉnh táo hiếm hoi của ông ta, rằng nếu Fenston Finance bán các bức tranh của Degas, Monet và Pissarros, ông ta không những có thể trả hết nợ nần mà còn có thể chuộc lại tòa lâu đài và thu hồi về toàn bộ phần còn lại của bộ sưu tập. Lời gợi ý đó không ăn nhập với các kế hoạch dài hạn của Fenston.
Một tuần sau đó, người ta phát hiện thấy cái xác say xỉn của Pierre de Rochelle bị vứt tại một thung lũng ở Marseille với cổ họng bị cắt đứt.
Bốn năm sau, cảnh sát Marseille phải khép vụ này lại với dòng chữ “KHÔNG DẤU VẾT” đóng trên bìa hồ sơ.
Khi vụ vay mượn được đưa ra tòa, Fenston đã bán tất cả các tác phẩm trừ các bức của Degas, Monet và Pissarros; và sau khi tính hết các món lãi kép, phí ngân hàng và tiền thuê luật sư, em trai của Pierre là Simon de Rochelle được thừa kế căn hộ ở Marseille của anh mình.
Jack đứng dậy khỏi bàn làm việc, vươn vai và ngáp một cách mệt mỏi, trước khi anh xem lại hồ sơ về Chris Adams Jr, dù anh gần như đã thuộc lòng những gì được viết trong đó. Chris Adams Senior từng quản lý một phòng tranh rất thành công ở Los Angeles, ông ta tập trung vào dòng tranh Trường phái Mỹ, vốn rất được các ngôi sao ở Hollywood ưa chuộng. Cái chết của ông ta trong một vụ tai nạn giao thông đã để lại cho con trai ông ta là Chris Adams Junior một bộ sưu tập lớn gồm tranh của Rothkos, Pollocks, Jasper Johnses, Rauschenbergs và Warhol, trong đó có bức Black Marilyn.
Một bạn học cũ của Chris khuyên ông ta rằng cách tốt nhất để nhân đôi số tiền mà ông ta có là đầu tư vào cuộc cách mạng chấm com (Internet). Chris Jr nói rằng mình không có sẵn tiền mặt mà chỉ có phòng trưng bày tranh, bộ sưu tập tranh và chiếc du thuyền cũ Christina do cha mình để lại, và một nửa những thứ đó là phần của cô em gái. Fenston Finance đã ra tay giúp đỡ bằng cách cho anh ta vay 12 triệu đôla, theo các điều khoản thông thường. Cũng giống như trong nhiều cuộc cách mạng khác, nhiều kẻ phải bỏ mạng trên chiến trường và trong số đó có Chris Jr.
Fenston Finance để mặc cho khoản tiền kia đẻ mãi mà không hề có ý định làm khó khổ chủ của mình. Chuyện này cứ thế diễn ra cho đến khi Chris Jr đọc thấy trên tờ Los Angeles Times rằng bức Shot Red Marilyn của Warhol gần đây đã bán được hơn 4 triệu đôla. Anh ta ngay lập tức liên lạc với nhà đấu giá Christie ở LA, và được đảm bảo rằng những bức tranh của Rothkos, Pollocks, và Jasper Johnses có thể đem lại cho anh ta những khoản tiền không kém. Ba tháng sau đó, Leapman lao vào văn phòng của vị chủ tịch với một cuốn catalog mới nhất của nhà đấu giá Christie, ông ta đã đánh dấu vào bảy lô khác nhau sắp được đưa ra đấu giá. Fenston gọi một cú điện thoại, rồi đặt chỗ trên chuyến bay tiếp theo tới Rome.
Ba ngày sau, người ta phát hiện thấy Chris Jr trong toa lét của một quán bar dành cho người đồng tính với cổ họng bị cắt đứt.
Lúc bấy giờ Fenston đang đi nghỉ ở Italy và Jack đã có được bản sao hoá đơn thanh toán khách sạn, vé máy bay và thậm chí cả những hoá đơn thanh toán bằng thẻ tín dụng cho các khoản chi tiêu của ông ta ở một số cửa hiệu và nhà hàng.
Những bức tranh ngay lập tức bị đưa ra khỏi danh mục đấu giá của Christie trong khi cảnh sát Los Angeles tiến hành những cuộc điều tra của họ. Sau mười tám tháng không tìm ra bằng chứng mới và đi vào ngõ cụt, hồ sơ về vụ này được ném vào tầng trệt cùng với những vụ việc bế tắc khác ở sở cảnh sát Los Angeles. Tất cả những gì mà em gái của Chris được thừa hưởng sau cái chết của người anh là mô hình chiếc tàu Christina, chiếc du thuyền yêu dấu của người cha.
Jack gạt tập hồ sơ về Chris Jr sang một bên, và nhìn chằm chằm xuống cái tên Maria Vasconcellos, một quả phụ người Brazil, vốn là chủ nhân của một tòa nhà với một bãi cỏ đầy những bức tượng. Moore, Giacometti, Remington, Botero và Calder là một vài tác giả trong số tác giả của những tác phẩm điêu khắc mà chồng của Senora Vasconcellos để lại. Thật không may, bà ta phải lòng một kẻ chuyên lừa gạt những người phụ nữ giàu có và khi hắn gợi ý - Chuông điện thoại trên bàn làm việc của Jack đổ chuông.
“Đại sứ quán của chúng ta ở London gọi điện tới”, thư ký của anh thông báo.
“Cảm ơn Sally”, Jack nói. Anh biết rằng đó chỉ có thể là Tom Crasanti, bạn của anh, người đã gia nhập FBI cùng ngày với anh.
“Thế nào, Tom, cậu khoẻ chứ?” anh hỏi trước cả khi nghe thấy giọng nói trong điện thoại.
“Cũng tạm”, Tom đáp. “Ngày nào cũng chạy, cho dù tớ không được khoẻ như cậu”.
“Thế thằng con nuôi của tớ thì sao?”
“Nó đang học chơi môn crikê”.
“Tên phản bội. Có tin tốt lành gì không?”
“Không”, Tom nói. “Đó là lý do tại sao tớ gọi cho cậu. Cậu sẽ phải mở một hồ sơ nữa”.
Jack cảm thấy toàn thân mình nổi gai ốc. “Lần này là ai vậy?” anh hỏi khẽ. “Một phụ nữ, một Phu nhân, tên là Victoria Wentworth”.
“Bà ta chết như thế nào?”
“Giống hệt như ba trường hợp trước, bị cắt đứt họng, chắc chắn là bằng một con dao làm bếp”.
“Điều gì khiến cậu nghĩ rằng Fenston có liên quan đến vụ này?”
“Bà ta nợ ngân hàng này 30 triệu đôla”.
“Và lần này hắn muốn gì?”
“Một bức chân dung của Van Gogh”.
“Giá trị?”
“Có thể là 70 triệu đôla”.
“Tớ sẽ đi chuyến máy bay tiếp theo tới London”.
Jack mở tập hồ sơ về Fenston với một hy vọng mong manh rằng biết đâu anh sẽ tình cờ bắt gặp một đầu mối nhỏ nhoi nào đó, một dấu vết mơ hồ nào đó hoặc là một nhầm lẫn nào đó giúp anh truy tìm ra mối quan hệ trực tiếp của Fenston với ba án mạng khủng khiếp xảy ra ở Marseille, Los Angeles và Rio de Janeiro.
Vào năm 1984, Nicu Munteanu, ba mươi hai tuổi, đã tới đại sứ quán Mỹ ở Bucharest và khẳng định mình có thể vạch mặt hai điệp viên đang làm việc ở trung tâm đầu não của Washington, và muốn đổi những thông tin này để lấy một tấm hộ chiếu sang Mỹ. Hàng tuần, đại sứ quán Mỹ nhận được hàng chục lời tuyên bố như vậy và gần như tất cả những lời tuyên bố đó đều được chứng minh là vô căn cứ, nhưng với trường hợp của Munteanu, thông tin cung cấp lại đặc biệt chính xác. Chỉ trong vòng một tháng, hai quan chức ngoại giao cao cấp của Liên xô tại Mỹ đã bị buộc phải lên máy bay để trở về Moscow, và Munteanu nhận được một tấm hộ chiếu sang Mỹ.
Nicu Munteanu hạ cánh xuống New York vào ngày 17 tháng Hai năm 1985. Jack hầu như không tìm được mấy thông tin về những hoạt động của Munteanu trong năm tiếp theo, nhưng con người này bỗng chốc có đủ tiền để tiếp quản công ty Fenston Finance, một ngân hàng nhỏ đang trên bờ vực phá sản ở Manhattan.
Nicu Munteanu đổi tên thành Bryce Fenston - đây không phải là một tội - nhưng không ai biết người đứng đằng sau ông ta là kẻ nào, chỉ biết rằng trong mấy năm tiếp theo đó, ngân hàng này bắt đầu nhận những khoản tiền gửi lớn từ những công ty dấu tên ở Đông Âu gửi sang. Rồi vào năm 1989, dòng tiền mặt bỗng nhiên cạn kiệt, cũng là năm mà Ceausescu và vợ của ông ta là Elena chạy khỏi Bucharest sau cuộc nổi dậy của dân chúng. Chỉ vài ngày sau vợ chồng nhà độc tài này đã bị bắt, bị đưa ra xét xử và lãnh án tử hình.
Jack nhìn qua cửa sổ ngắm nhìn cảnh Manhattan ở bên dưới và nhớ lại câu châm ngôn của FBI: đừng bao giờ tin vào những sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng cũng đừng bao giờ bỏ qua những chuyện đó.
Sau cái chết của Ceausescu, ngân hàng này dường như phải trải qua một vài năm khó khăn cho đến khi Fenston gặp được Karl Leapman, một luật sư bị đuổi khỏi nghiệp đoàn, một kẻ vừa được ra khỏi tù sau khi phải ngồi bóc lịch mấy năm vì tội lừa đảo. Chẳng bao lâu sau, ngân hàng này đã lấy lại phong độ và bắt đầu kiếm được những khoản lợi nhuận khổng lồ.
Jack nhìn xuống mấy bức ảnh của Bryce Fenston, người thường xuất hiện trong các cuộc đàm tiếu trên mặt báo với một trong những phụ nữ sành điệu nhất của New York trong vòng tay mình, ông ta khi thì được mô tả là một chủ nhà băng sáng giá, lúc thì là một nhà tài chính hàng đầu, cũng có khi lại là một nhà từ thiện hào phóng, và mỗi khi tên của ông ta được nhắc tới thì bộ sưu tập khổng lồ của ông ta cũng không bị bỏ qua. Jack gạt những bức ảnh ấy sang một bên. Anh vẫn chưa thể quen với việc một người đàn ông lại đeo khuyên tai, và anh thậm chí còn cảm thấy ngạc nhiên hơn trước việc một người khi đặt chân tới Mỹ có một mái tóc dầy đầy đặn lại quyết định cạo trọc đầu mình. Ông ta đang lẩn trốn ai?
Jack đóng tập hồ sơ mang tên Munteanu/Fenston lại và mở tập hồ sơ về Pierre de Rochelle, nạn nhân đầu tiên ra.
Rochelle cần vay 70 triệu phờ răng để lấy tiền trả cho phần đóng góp của mình tại một vườn nho. Kinh nghiệm duy nhất của ông ta về ngành rượu vang là công việc rửa sạch các chai đựng rượu. Chỉ cần nhìn qua cũng thấy rằng kế hoạch đầu tư của ông này không phù hợp với phương châm của ngân hàng là mọi dự án phải “khả thi”. Tuy nhiên, điều thu hút sự chú ý của Fenston khi ông ta nhìn thấy hồ sơ vay tiền của Rochelle là người đàn ông này vừa được thừa kế một Lâu đài tại Dordogne, mà trong đó mọi bức tường đều được treo kín những bức tranh của các hoạ sỹ theo trường phái Ấn tượng, trong đó có một bức của Degas, hai bức của Pissarros và một bức của Monet.
Vườn nho đó đã không cho thu hoạch trong suốt 4 năm và trong thời gian ấy, tòa lâu đài bắt đầu bị móc ruột đến khi chỉ còn lại những vết treo tranh trên các bức tường. Đến lúc Fenston đưa bức tranh cuối cùng tới New York và cho vào bộ sưu tập cá nhân của ông ta thì khoản tiền vay ban đầu của Pierre đã tăng lên gấp đôi. Khi tòa lâu đài của ông này cuối cùng bị đưa ra đấu giá, Pierre đến sống ở một căn hộ nhỏ tại Marseille, nơi tối nào ông ta cũng uống đến say khướt. Mọi chuyện cứ thế diễn ra cho đến khi một phụ nữ trẻ đẹp vừa tốt nghiệp trường luật nói với Pierre, trong một giây phút tỉnh táo hiếm hoi của ông ta, rằng nếu Fenston Finance bán các bức tranh của Degas, Monet và Pissarros, ông ta không những có thể trả hết nợ nần mà còn có thể chuộc lại tòa lâu đài và thu hồi về toàn bộ phần còn lại của bộ sưu tập. Lời gợi ý đó không ăn nhập với các kế hoạch dài hạn của Fenston.
Một tuần sau đó, người ta phát hiện thấy cái xác say xỉn của Pierre de Rochelle bị vứt tại một thung lũng ở Marseille với cổ họng bị cắt đứt.
Bốn năm sau, cảnh sát Marseille phải khép vụ này lại với dòng chữ “KHÔNG DẤU VẾT” đóng trên bìa hồ sơ.
Khi vụ vay mượn được đưa ra tòa, Fenston đã bán tất cả các tác phẩm trừ các bức của Degas, Monet và Pissarros; và sau khi tính hết các món lãi kép, phí ngân hàng và tiền thuê luật sư, em trai của Pierre là Simon de Rochelle được thừa kế căn hộ ở Marseille của anh mình.
Jack đứng dậy khỏi bàn làm việc, vươn vai và ngáp một cách mệt mỏi, trước khi anh xem lại hồ sơ về Chris Adams Jr, dù anh gần như đã thuộc lòng những gì được viết trong đó. Chris Adams Senior từng quản lý một phòng tranh rất thành công ở Los Angeles, ông ta tập trung vào dòng tranh Trường phái Mỹ, vốn rất được các ngôi sao ở Hollywood ưa chuộng. Cái chết của ông ta trong một vụ tai nạn giao thông đã để lại cho con trai ông ta là Chris Adams Junior một bộ sưu tập lớn gồm tranh của Rothkos, Pollocks, Jasper Johnses, Rauschenbergs và Warhol, trong đó có bức Black Marilyn.
Một bạn học cũ của Chris khuyên ông ta rằng cách tốt nhất để nhân đôi số tiền mà ông ta có là đầu tư vào cuộc cách mạng chấm com (Internet). Chris Jr nói rằng mình không có sẵn tiền mặt mà chỉ có phòng trưng bày tranh, bộ sưu tập tranh và chiếc du thuyền cũ Christina do cha mình để lại, và một nửa những thứ đó là phần của cô em gái. Fenston Finance đã ra tay giúp đỡ bằng cách cho anh ta vay 12 triệu đôla, theo các điều khoản thông thường. Cũng giống như trong nhiều cuộc cách mạng khác, nhiều kẻ phải bỏ mạng trên chiến trường và trong số đó có Chris Jr.
Fenston Finance để mặc cho khoản tiền kia đẻ mãi mà không hề có ý định làm khó khổ chủ của mình. Chuyện này cứ thế diễn ra cho đến khi Chris Jr đọc thấy trên tờ Los Angeles Times rằng bức Shot Red Marilyn của Warhol gần đây đã bán được hơn 4 triệu đôla. Anh ta ngay lập tức liên lạc với nhà đấu giá Christie ở LA, và được đảm bảo rằng những bức tranh của Rothkos, Pollocks, và Jasper Johnses có thể đem lại cho anh ta những khoản tiền không kém. Ba tháng sau đó, Leapman lao vào văn phòng của vị chủ tịch với một cuốn catalog mới nhất của nhà đấu giá Christie, ông ta đã đánh dấu vào bảy lô khác nhau sắp được đưa ra đấu giá. Fenston gọi một cú điện thoại, rồi đặt chỗ trên chuyến bay tiếp theo tới Rome.
Ba ngày sau, người ta phát hiện thấy Chris Jr trong toa lét của một quán bar dành cho người đồng tính với cổ họng bị cắt đứt.
Lúc bấy giờ Fenston đang đi nghỉ ở Italy và Jack đã có được bản sao hoá đơn thanh toán khách sạn, vé máy bay và thậm chí cả những hoá đơn thanh toán bằng thẻ tín dụng cho các khoản chi tiêu của ông ta ở một số cửa hiệu và nhà hàng.
Những bức tranh ngay lập tức bị đưa ra khỏi danh mục đấu giá của Christie trong khi cảnh sát Los Angeles tiến hành những cuộc điều tra của họ. Sau mười tám tháng không tìm ra bằng chứng mới và đi vào ngõ cụt, hồ sơ về vụ này được ném vào tầng trệt cùng với những vụ việc bế tắc khác ở sở cảnh sát Los Angeles. Tất cả những gì mà em gái của Chris được thừa hưởng sau cái chết của người anh là mô hình chiếc tàu Christina, chiếc du thuyền yêu dấu của người cha.
Jack gạt tập hồ sơ về Chris Jr sang một bên, và nhìn chằm chằm xuống cái tên Maria Vasconcellos, một quả phụ người Brazil, vốn là chủ nhân của một tòa nhà với một bãi cỏ đầy những bức tượng. Moore, Giacometti, Remington, Botero và Calder là một vài tác giả trong số tác giả của những tác phẩm điêu khắc mà chồng của Senora Vasconcellos để lại. Thật không may, bà ta phải lòng một kẻ chuyên lừa gạt những người phụ nữ giàu có và khi hắn gợi ý - Chuông điện thoại trên bàn làm việc của Jack đổ chuông.
“Đại sứ quán của chúng ta ở London gọi điện tới”, thư ký của anh thông báo.
“Cảm ơn Sally”, Jack nói. Anh biết rằng đó chỉ có thể là Tom Crasanti, bạn của anh, người đã gia nhập FBI cùng ngày với anh.
“Thế nào, Tom, cậu khoẻ chứ?” anh hỏi trước cả khi nghe thấy giọng nói trong điện thoại.
“Cũng tạm”, Tom đáp. “Ngày nào cũng chạy, cho dù tớ không được khoẻ như cậu”.
“Thế thằng con nuôi của tớ thì sao?”
“Nó đang học chơi môn crikê”.
“Tên phản bội. Có tin tốt lành gì không?”
“Không”, Tom nói. “Đó là lý do tại sao tớ gọi cho cậu. Cậu sẽ phải mở một hồ sơ nữa”.
Jack cảm thấy toàn thân mình nổi gai ốc. “Lần này là ai vậy?” anh hỏi khẽ. “Một phụ nữ, một Phu nhân, tên là Victoria Wentworth”.
“Bà ta chết như thế nào?”
“Giống hệt như ba trường hợp trước, bị cắt đứt họng, chắc chắn là bằng một con dao làm bếp”.
“Điều gì khiến cậu nghĩ rằng Fenston có liên quan đến vụ này?”
“Bà ta nợ ngân hàng này 30 triệu đôla”.
“Và lần này hắn muốn gì?”
“Một bức chân dung của Van Gogh”.
“Giá trị?”
“Có thể là 70 triệu đôla”.
“Tớ sẽ đi chuyến máy bay tiếp theo tới London”.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook