Ấn Tượng Sai Lầm
-
Chương 52
Krantz quay trở lại cửa hiệu đó vào lúc 2 giờ chiều, nhưng không thấy bóng dáng người chủ đâu. “ông ấy sẽ quay về ngay bây giờ”, cô gái bán hàng khẳng định với cô ta.
Cái gọi là ngay bây giờ ấy biến thành 30 phút, và đến lúc đó thì cô gái bán hàng kia cũng chẳng còn thấy đâu. Khi người chủ cửa hàng xuất hiện, Krantz hài lòng khi thấy ông ta vác một chiếc túi nhựa lớn. Không nói một lời, Krantz đi theo người chủ cửa hiệu và bước vào văn phòng của ông ta. Chỉ đến khi cánh cửa đã được khép lại, một nụ cười nhăn nhở mới xuất hiện trên khuôn mặt đầy thịt của ông ta.
Người chủ cửa hiệu đặt chiếc túi lên mặt bàn. Ông ta dừng lại một lát, rồi lấy ra bộ đồ màu đỏ mà cô ta đã yêu cầu.
“Cô ta có thể cao hơn cô một chút”, ông ta nói bằng một giọng nửa như xin lỗi, “nhưng tôi có kim và chỉ, không tính tiền”, ông ta bắt đầu cười to, nhưng dừng lại ngay khi thấy người khách hàng của mình không hưởng ứng.
Krantz cầm bộ đồng phục ướm thử lên vai. Người chủ trước của bộ đồng phục ấy cao hơn Krantz ít nhất là 3 hay 4 inch, nhưng chỉ nặng hơn cô ta vài pao; không có vấn đề gì - như người chủ cửa hiệu đã gợi ý - chỉ cần một cây kim và một sợi chỉ là đủ.
“Thế còn cuốn hộ chiếu?”, Krantz hỏi. Một lần nữa, người chủ cửa hiệu lại cho tay vào chiếc túi, và, giống như một nhà ảo thuật lấy ra một con thỏ từ chiếc mũ của mình, ông ta lấy ra một cuốn hộ chiếu của Nga. Ông ta đưa nó cho Krantz và nói: “Cô ta được nghỉ phép ba ngày, vì vậy có thể phải đến ngày thứ Sáu cô ta mới phát hiện thấy mình bị mất hộ chiếu”.
“Nó đã hoàn thành sứ mệnh của mình từ trước đó”, Krantz vừa nói vừa bắt đầu lật giở các trang trong cuốn hộ chiếu.
Cô ta nhận thấy Sasha Prestakavich trẻ hơn cô ta ba tuổi, cao hơn cô ta 8 cm, và không có nét đặc biệt nào.
Một vấn đề mà một đôi giày cao gót có thể giải quyết, trừ phi một viên chức quá mẫn cán nào đó quyết định bắt cô ta cởi hết quần áo ra để kiểm tra và phát hiện thấy vết thương trên vai cô ta.
Khi Krantz lật đến trang có vết dán ảnh của Sasha Prestakavich, người chủ cửa hiệu không dấu nổi một nụ cười ranh ma. Ông ta lấy từ dưới quầy ra một chiếc máy ảnh chụp lấy ngay.
“Cười lên đi”, ông ta nói. Cô ta không cười.
Vài giây sau, một tấm ảnh được đẩy ra. Tiếp đến là một chiếc kéo xuất hiện và người chủ cửa hiệu bắt đầu cắt viền của tấm ảnh cho đến khi nó vừa với hình chữ nhật có viền chấm chấm ở trang thứ ba của cuốn hộ chiếu. Tiếp đến là một lọ keo dán. Việc cuối cùng của ông ta là bỏ một cây kim và một sợi chỉ vào chiếc túi. Krantz bắt đầu nhận ra rằng đây không phải là lần đầu tiên ông ta cung cấp dịch vụ này. Cô ta cho bộ đồng phục và cuốn hộ chiếu vào chiếc túi, trước khi chìa ra 800 đôla. Người chủ cửa hiệu cẩn thận đếm đi đểm lại.
“Cô nói là 1000 cơ mà”, ông ta phản đối.
“Ông chậm 30 phút”, Krantz nhắc nhở ông ta rồi cầm lấy chiếc túi và quay gót bước đi.
“Hãy tới thăm chúng tôi nhé”, người chủ cửa hiệu nói với theo, “bất kỳ khi nào cô cần”.
Krantz không muốn giải thích với ông ta rằng trong nghề của mình, cô ta không gặp ai hai lần, trừ khi cần phải đảm bảo rằng ai đó sẽ không thể có cơ hội nhìn thấy cô ta lần thứ ba.
Khi đã trở ra phố, cô ta chỉ phải đi qua vài tòa nhà trước khi tới một cửa hiệu mà cô ta đang tìm kiếm. Cô ta mua một đôi giày cao gót màu đen, không hợp với cô ta, nhưng có thể giúp cô ta đạt được mục đích. Cô ta thanh toán bằng tiền rúp và rời khỏi cửa hiệu, xách theo hai chiếc túi.
Tiếp đó, Krantz vẫy một chiếc tắc xi, đưa cho người lái xe một địa chỉ và cho anh ta biết cô ta muốn xuống chính xác chỗ nào. Khi chiếc tắc xi dừng lại bên một chiếc cánh cửa đề “Chỉ dành cho nhân viên”, Krantz trả tiền, bước vào tòa nhà và đi thẳng vào phòng vệ sinh nữ. Cô ta nhốt mình trong một ngăn nhỏ và ở đó suốt bốn mươi phút. Với cây kim và sợi chỉ mà người chủ cửa hiệu đưa cho, cô ta nâng gấu váy lên vài inch, và khâu vài nếp gấp ở phần eo. Sẽ chẳng ai có thể thấy những nếp gấp ấy vì chiếc áo khoác sẽ che láp chúng. Sau đó cô ta cởi bỏ tất cả quần áo ngoài trước khi thử bộ đồng phục - không vừa lắm, nhưng cái công ty mà cô ta đang muốn vào làm nhân viên không phải là một công ty nổi tiếng về sự cầu kỳ trong cách ăn mặc. Tiếp đến, cô ta thay đôi giày thể thao bằng đôi giày cao gót vừa mua, trước khi cho quần áo của mình vào chiếc túi. Sau khi rời khỏi phòng vệ sinh, cô ta đi tìm những ông chủ mới của mình. Bước đi của cô ta không được tự nhiên lắm, bởi vì cô ta không quen với giày cao gót. Ánh mắt Krantz dừng lại trên người một phụ nữ mặc một bộ đồng phục giống hệt của cô ta. Cô ta bước lại quầy tiếp tân và hỏi: “Cô có còn một ghế trống nào trên một chuyến bay bất kỳ nào đó của chúng ta tới London không?”
“Không thành vấn đề”, cô gái ở quầy tiếp tân trả lời. “Tôi có thể xem hộ chiếu của cô không?”. Krantz đưa cho cô nhân viên tiếp tân cuốn hộ chiếu mà cô ta vừa kiếm được.
Người đại diện của công ty xem kỹ các chi tiết về Sasha Prestakavich trong cơ sở dữ liệu của công ty.
Theo hồ sơ của họ, Sasha Prestakavich đang được nghỉ ba ngày. “Có vẻ ổn”, cuối cùng cô nhân viên tiếp tân nói và đưa trả Krantz cuốn hộ chiếu. “Hãy là người cuối cùng lên máy bay, đề phòng chúng ta có khách đến muộn”.
Krantz bước về phía cửa dành cho khách bay quốc tế, và sau khi làm thủ tục hải quan, cô ta quanh quẩn ở khu bán đồ miễn thuế cho đến khi cô ta nghe thấy thông báo mời các hành khách đi chuyến bay 413 tới London lên máy bay. Khi cô ta tới cửa, ba hành khách cuối cùng đang làm thủ tục. Một lần nữa, hộ chiếu của cô ta lại được đối chiếu với các chi tiết trong cơ sở dữ liệu của công ty trước khi người nhân viên làm thủ tục ở cửa nhìn màn hình và nói: “Tất cả các ghế đều đã có người, vậy cô chọn chỗ đi”.
“Hàng ghế sau cùng, hạng tiết kiệm”, Krantz nói một cách dứt khoát.
Người nhân viên kia có vẻ ngạc nhiên, nhưng rồi anh ta in một tấm thẻ lên máy bay rồi đưa nó cho cô ta. Krantz bước qua cửa, và lên chuyến bay 413 của hãng Aeroflot tới London.
Cái gọi là ngay bây giờ ấy biến thành 30 phút, và đến lúc đó thì cô gái bán hàng kia cũng chẳng còn thấy đâu. Khi người chủ cửa hàng xuất hiện, Krantz hài lòng khi thấy ông ta vác một chiếc túi nhựa lớn. Không nói một lời, Krantz đi theo người chủ cửa hiệu và bước vào văn phòng của ông ta. Chỉ đến khi cánh cửa đã được khép lại, một nụ cười nhăn nhở mới xuất hiện trên khuôn mặt đầy thịt của ông ta.
Người chủ cửa hiệu đặt chiếc túi lên mặt bàn. Ông ta dừng lại một lát, rồi lấy ra bộ đồ màu đỏ mà cô ta đã yêu cầu.
“Cô ta có thể cao hơn cô một chút”, ông ta nói bằng một giọng nửa như xin lỗi, “nhưng tôi có kim và chỉ, không tính tiền”, ông ta bắt đầu cười to, nhưng dừng lại ngay khi thấy người khách hàng của mình không hưởng ứng.
Krantz cầm bộ đồng phục ướm thử lên vai. Người chủ trước của bộ đồng phục ấy cao hơn Krantz ít nhất là 3 hay 4 inch, nhưng chỉ nặng hơn cô ta vài pao; không có vấn đề gì - như người chủ cửa hiệu đã gợi ý - chỉ cần một cây kim và một sợi chỉ là đủ.
“Thế còn cuốn hộ chiếu?”, Krantz hỏi. Một lần nữa, người chủ cửa hiệu lại cho tay vào chiếc túi, và, giống như một nhà ảo thuật lấy ra một con thỏ từ chiếc mũ của mình, ông ta lấy ra một cuốn hộ chiếu của Nga. Ông ta đưa nó cho Krantz và nói: “Cô ta được nghỉ phép ba ngày, vì vậy có thể phải đến ngày thứ Sáu cô ta mới phát hiện thấy mình bị mất hộ chiếu”.
“Nó đã hoàn thành sứ mệnh của mình từ trước đó”, Krantz vừa nói vừa bắt đầu lật giở các trang trong cuốn hộ chiếu.
Cô ta nhận thấy Sasha Prestakavich trẻ hơn cô ta ba tuổi, cao hơn cô ta 8 cm, và không có nét đặc biệt nào.
Một vấn đề mà một đôi giày cao gót có thể giải quyết, trừ phi một viên chức quá mẫn cán nào đó quyết định bắt cô ta cởi hết quần áo ra để kiểm tra và phát hiện thấy vết thương trên vai cô ta.
Khi Krantz lật đến trang có vết dán ảnh của Sasha Prestakavich, người chủ cửa hiệu không dấu nổi một nụ cười ranh ma. Ông ta lấy từ dưới quầy ra một chiếc máy ảnh chụp lấy ngay.
“Cười lên đi”, ông ta nói. Cô ta không cười.
Vài giây sau, một tấm ảnh được đẩy ra. Tiếp đến là một chiếc kéo xuất hiện và người chủ cửa hiệu bắt đầu cắt viền của tấm ảnh cho đến khi nó vừa với hình chữ nhật có viền chấm chấm ở trang thứ ba của cuốn hộ chiếu. Tiếp đến là một lọ keo dán. Việc cuối cùng của ông ta là bỏ một cây kim và một sợi chỉ vào chiếc túi. Krantz bắt đầu nhận ra rằng đây không phải là lần đầu tiên ông ta cung cấp dịch vụ này. Cô ta cho bộ đồng phục và cuốn hộ chiếu vào chiếc túi, trước khi chìa ra 800 đôla. Người chủ cửa hiệu cẩn thận đếm đi đểm lại.
“Cô nói là 1000 cơ mà”, ông ta phản đối.
“Ông chậm 30 phút”, Krantz nhắc nhở ông ta rồi cầm lấy chiếc túi và quay gót bước đi.
“Hãy tới thăm chúng tôi nhé”, người chủ cửa hiệu nói với theo, “bất kỳ khi nào cô cần”.
Krantz không muốn giải thích với ông ta rằng trong nghề của mình, cô ta không gặp ai hai lần, trừ khi cần phải đảm bảo rằng ai đó sẽ không thể có cơ hội nhìn thấy cô ta lần thứ ba.
Khi đã trở ra phố, cô ta chỉ phải đi qua vài tòa nhà trước khi tới một cửa hiệu mà cô ta đang tìm kiếm. Cô ta mua một đôi giày cao gót màu đen, không hợp với cô ta, nhưng có thể giúp cô ta đạt được mục đích. Cô ta thanh toán bằng tiền rúp và rời khỏi cửa hiệu, xách theo hai chiếc túi.
Tiếp đó, Krantz vẫy một chiếc tắc xi, đưa cho người lái xe một địa chỉ và cho anh ta biết cô ta muốn xuống chính xác chỗ nào. Khi chiếc tắc xi dừng lại bên một chiếc cánh cửa đề “Chỉ dành cho nhân viên”, Krantz trả tiền, bước vào tòa nhà và đi thẳng vào phòng vệ sinh nữ. Cô ta nhốt mình trong một ngăn nhỏ và ở đó suốt bốn mươi phút. Với cây kim và sợi chỉ mà người chủ cửa hiệu đưa cho, cô ta nâng gấu váy lên vài inch, và khâu vài nếp gấp ở phần eo. Sẽ chẳng ai có thể thấy những nếp gấp ấy vì chiếc áo khoác sẽ che láp chúng. Sau đó cô ta cởi bỏ tất cả quần áo ngoài trước khi thử bộ đồng phục - không vừa lắm, nhưng cái công ty mà cô ta đang muốn vào làm nhân viên không phải là một công ty nổi tiếng về sự cầu kỳ trong cách ăn mặc. Tiếp đến, cô ta thay đôi giày thể thao bằng đôi giày cao gót vừa mua, trước khi cho quần áo của mình vào chiếc túi. Sau khi rời khỏi phòng vệ sinh, cô ta đi tìm những ông chủ mới của mình. Bước đi của cô ta không được tự nhiên lắm, bởi vì cô ta không quen với giày cao gót. Ánh mắt Krantz dừng lại trên người một phụ nữ mặc một bộ đồng phục giống hệt của cô ta. Cô ta bước lại quầy tiếp tân và hỏi: “Cô có còn một ghế trống nào trên một chuyến bay bất kỳ nào đó của chúng ta tới London không?”
“Không thành vấn đề”, cô gái ở quầy tiếp tân trả lời. “Tôi có thể xem hộ chiếu của cô không?”. Krantz đưa cho cô nhân viên tiếp tân cuốn hộ chiếu mà cô ta vừa kiếm được.
Người đại diện của công ty xem kỹ các chi tiết về Sasha Prestakavich trong cơ sở dữ liệu của công ty.
Theo hồ sơ của họ, Sasha Prestakavich đang được nghỉ ba ngày. “Có vẻ ổn”, cuối cùng cô nhân viên tiếp tân nói và đưa trả Krantz cuốn hộ chiếu. “Hãy là người cuối cùng lên máy bay, đề phòng chúng ta có khách đến muộn”.
Krantz bước về phía cửa dành cho khách bay quốc tế, và sau khi làm thủ tục hải quan, cô ta quanh quẩn ở khu bán đồ miễn thuế cho đến khi cô ta nghe thấy thông báo mời các hành khách đi chuyến bay 413 tới London lên máy bay. Khi cô ta tới cửa, ba hành khách cuối cùng đang làm thủ tục. Một lần nữa, hộ chiếu của cô ta lại được đối chiếu với các chi tiết trong cơ sở dữ liệu của công ty trước khi người nhân viên làm thủ tục ở cửa nhìn màn hình và nói: “Tất cả các ghế đều đã có người, vậy cô chọn chỗ đi”.
“Hàng ghế sau cùng, hạng tiết kiệm”, Krantz nói một cách dứt khoát.
Người nhân viên kia có vẻ ngạc nhiên, nhưng rồi anh ta in một tấm thẻ lên máy bay rồi đưa nó cho cô ta. Krantz bước qua cửa, và lên chuyến bay 413 của hãng Aeroflot tới London.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook