Ấn Tượng Sai Lầm
-
Chương 37
Anna dụi mắt và chỉnh lại đồng hồ. Cô đã giữ đúng hẹn với Anton là sẽ trở về trong vòng bốn ngày. Bây giờ vấn đề lớn nhất của cô là đưa bức tranh tới London, đồng thời... “Kính thưa các quý ông và các quý bà, trưởng phi hành đoàn đã bật tín hiệu báo thắt dây an toàn. Chúng ta sẽ hạ cánh xuống Bucharest trong vòng 20 phút nữa”.
Cô mỉm cười trước ý nghĩ rằng vào giờ này, người của Fenston chắc đã hạ cánh xuống Hồng Kông, và chắc đang băn khoăn không hiểu tại sao cô chưa xuất hiện ở khu bán hàng miễn phí hải quan. Anh ta sẽ tiếp tục bay tới London, hay anh ta sẽ đánh liều chuyển sang một chuyến bay đi Bucharest? Có lẽ anh ta sẽ hạ cánh xuống Bucharest vừa lúc cô lên đường đi London.
Khi Anna bước ra ngoài, cô vui mừng khi thấy Sergei đang đứng bên cạnh chiếc Mercedes màu vàng của ông ta và đón cô bằng một nụ cười. Ông ta mở cửa sau cho cô. Vấn đề của Anna lúc này là cô chỉ còn vừa đủ tiền để trả tiền tắc xi.
“Tới đâu?”, ông ta hỏi.
“Trước tiên, cháu muốn tới Học viện”, cô nói với ông ta.
Anna rất muốn chia sẻ với Sergei tất cả những gì mà cô vừa trải qua, nhưng cô cảm thấy ông ta chưa đủ thân thiết với mình để cô có thể làm điều đó. Không tin tưởng mọi người là một kinh nghiệm mà cô chẳng thấy dễ chịu chút nào. Sergei đỗ xe lại dưới chân bậc thềm, nơi cô đã chia tay Anton trước khi ra sân bay. Cô không cần phải yêu cầu anh đợi nữa. Cô sinh viên ở bàn tiếp tân nói với Anna rằng bài giảng của Giáo sư Teodorescu về “Tác giả” vừa mới bắt đầu.
Anna lên thính đường trên tầng hai. Cô bước theo hai người sinh viên vào trong và tìm một chỗ ngồi ở cuối hàng ghế số hai. Cô hy vọng sẽ có được vài phút cách ly khỏi thế giới hiện thực. “Tác giả và nguồn gốc”, Anton bắt đầu, và đưa tay vuốt tóc theo cái cách quen thuộc mà các sinh viên thường nhại lại sau lưng anh, “là nguồn gốc của những bàn cãi và bất đồng giữa các học giả trong giới nghệ thuật hơn bất kỳ đề tài nào khác. Tại sao? Bởi vì nó là một đề tài mở, quyến rũ và không có hồi kết. Không nghi ngờ gì nữa, một vài phòng tranh nổi tiếng nhất trên thế giới gần đây đã trưng bày những tác phẩm không phải do những hoạ sỹ được ghi tên trên khung tranh vẽ nên. Tất nhiên là cũng có trường hợp khi nhà hoạ sỹ vẽ những nét chính, chẳng hạn như với bức Đồng trinh hay bức Kitô, rồi để cho người trợ giúp hoàn thành nốt tác phẩm. Vì vậy, chúng ta cần phải xem một số bức tranh nào đó, cùng vẽ một đề tài, là do một hoạ sỹ bậc thầy vẽ nên, hay một vài bức trong số đó là tác phẩm của những sinh viên ngôi sao của hoạ sỹ ấy, mà vài trăm năm sau người ta tưởng lầm là những tác phẩm của chính người hoạ sỹ bậc thầy ấy”. Anna mỉm cười khi nghe anh dùng cụm từ “sinh viên ngôi sao”, và nhớ tới bức thư mà cô phải chuyển cho Danuta Sekalska.
“Chúng ta hãy cùng xem xét một vài ví dụ”, Anton tiếp tục, “và thử xem các bạn có thể phát hiện bàn tay của một người non nớt hơn hay không. Đầu tiên là một bức tranh hiện đang được trưng bày ở bảo tàng Frick tại New York”. Một hình chiếu được đưa lên màn hình phía sau Anton. “Rembrandt, tôi đã nghe các bạn đồng thanh nói thế, nhưng dự án nghiên cứu Rembrandt, được thực hiện vào năm 1974, đã cho một câu trả lời khác. Người ta tin rằng có ít nhất là hai người đã góp tay làm nên tác phẩm Kỵ sỹ Ba Lan. Một người trong số đó có thể là Rembrandt. Bảo tàng Metropolitan, chỉ cách bảo tàng Frick vài tòa nhà ở phía bên kia của đại lộ số Năm, đã không giấu nổi sự lo lắng khi cũng chính các nhà học giả danh tiếng này khẳng định rằng hai bức chân dung của Gia đình Beresteyn, được bảo tàng này mua vào năm 1929, không phải là tác phẩm của hoạ sỹ bậc thầy người Hà Lan này”.
“Đừng mất ngủ thái quá vì những chuyện mà hai bảo tàng này gặp phải, bởi vì trong số 12 bức tranh mà người ta cho là của Rembrandt trong bộ sưu tập Wallace của London, chỉ có bức Titus, Con trai Hoạ sỹ, đã được chứng minh là do chính hoạ sỹ này vẽ”. Anna bắt đầu quan tâm tới mức cô lấy giấy bút ra ghi chép. “Hoạ sỹ thứ hai mà tôi muốn các bạn quan tâm là Goya, nhà hoạ sỹ vĩ đại người Tây Ban Nha. Bảo tàng Prado ở Madrid đã mất ăn mất ngủ khi Juan Jose Junquera, một chuyên gia hàng đầu về Goya, cho rằng “những bức tranh đen”, trong đó có những hình ảnh đầy ám ảnh như Sa tăng ăn thịt con, không thể là tác phẩm của Goya, và ông chỉ ra rằng căn phòng mà các bức tranh này được vẽ lên tường chỉ được hoàn thành sau khi nhà hoạ sỹ đã qua đời. Nhà phê bình nghệ thuật xuất sắc người úc là Robert Hughes, trong cuốn sách của mình về Goya, cho rằng đó là các tác phẩm của con trai nhà hoạ sỹ”.
“Và bây giờ tôi sẽ nói về các hoạ sỹ ấn tượng. Nhiều bức tranh của Manet, Monet, Matisse và Van Gogh hiện đang được trưng bày tại các phòng tranh hàng đầu trên thế giới chưa được các học giả xác nhận tính chân thực. Chẳng hạn bức Hoa Hướng Dương, được nhà đấu giá Christie bán ra với cái giá chưa đến 40 triệu đôla vào năm 1987, vẫn còn cần phải được Louis van Tilborgh của bảo tàng Van Gogh công nhận tính xác thực”.
Khi Anton chuẩn bị đưa một hình ảnh khác lên màn chiếu, ánh mắt anh dừng lại chỗ Anna đang ngồi. Cô mỉm cười, và anh chiếu lên màn ảnh một bức tranh của Raphael thay vì một bức tranh của Van Gogh khiến các sinh viên cười khúc khích. “Như các bạn thấy đấy, tôi cũng nhầm lẫn, không phân biệt được bức tranh nào là của hoạ sỹ nào”. Tiếng cười biến thành tiếng vỗ tay. Rồi Anna ngạc nhiên khi thấy anh quay mặt lại và nhìn thẳng vào chỗ cô. “Thành phố vĩ đại này”, anh nói mà không nhìn vào những ghi chú của mình, “đã sinh ra một học giả bậc thầy cho chính mình trong lĩnh vực này. Người đó hiện nay đang làm việc tại New York. Thời chúng tôi còn là sinh viên, chúng tôi đã có những buổi thảo luận thâu đêm về bức tranh đặc biệt này”. Bức tranh của Raphael lại xuất hiện trên màn hình. “Sau các buổi học, chúng tôi thường gặp nhau tại điểm hẹn ưa thích”, anh lại nhìn về phía Anna, “Koskies, nơi mà tôi biết nhiều bạn vẫn chọn làm điểm hẹn. Chúng tôi thường gặp nhau vào lúc 9 giờ, sau buổi học tối”. Anh hướng sự chú ý lên bức tranh trên màn hình. “Đây là một bức chân dung có tên gọi là Madonna mặc áo hồng, mới được Phòng tranh Quốc gia London mua về gần đây. Các chuyên gia về Raphael không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau, nhưng nhiều người trong số họ lo ngại khi có quá nhiều những bức tranh vẽ cùng một đề tài và được cho là của cùng một tác giả. Một số cho rằng bức tranh này là tác phẩm của “trường phái Raphael”, hoặc “hậu Raphael”". Anton lại nhìn xuống thính đường: chiếc ghế cuối cùng ở hàng ghế thứ hai đã không còn người ngồi.
***
Anna tới Koskies vài phút trước giờ hẹn. Chỉ có duy nhất một cô sinh viên trong thính đường nhận ra việc người thầy trên bục giảng đã đi lạc đề một lúc để ám chỉ cho cô biết họ sẽ gặp nhau ở đâu sau giờ học. Cô không thể không nhận ra cái nhìn đầy lo lắng trong đôi mắt Anton, một cái nhìn chỉ có ở những ai đã sống sót qua một chế độ độc tài.
Anna nhìn quanh căn phòng. Cô nhớ lại cái thời sinh viên của mình, vẫn những chiếc bàn nhựa và ghế nhựa đó. Không phải là một nơi gặp gỡ thích hợp của một giáo sư nghệ thuật và một nhà buôn bán các tác phẩm nghệ thuật. Cô gọi hai ly rượu vang đỏ. Anna vẫn nhớ cái thời khi đối với cô một buổi tối ở Koskies, nơi cô có thể thảo luận với bạn bè về Constantin và U2, Tom Cruise và John Lennon, và mút kẹo bạc hà trên đường về nhà để mẹ cô không phát hiện ra rằng cô đã hút thuốc và uống rượu, là một cái gì đó rất quyến rũ. Cha cô luôn đồng loã với cô - ông sẽ nháy mắt và chỉ cho cô biết mẹ cô đang ở trong phòng nào.
Anna nhớ lại cái lần đầu tiên khi cô và Anton làm tình với nhau. Trời lạnh đến mức cả hai vẫn mặc áo khoác trên mình, và khi xong chuyện ấy, Anna thậm chí còn băn khoăn không hiểu sau này mình có muốn làm lại một lần nữa hay không. Dường như hồi ấy chưa có ai giải thích với Anton rằng phụ nữ cần nhiều thời gian hơn để đạt cảm giác cực khoái.
Anna nhìn lên khi có một người đàn ông cao gầy bước về phía mình. Cô gần như không dám chắc rằng đó là Anton. Người đàn ông ấy mặc một chiếc áo khoác nhà binh quá cỡ, với một chiếc khăn len to xù quấn quanh cổ. Trên đầu anh ta là một chiếc mũ lông trùm lấy cả hai tai. Một lối ăn mặc thích hợp với mùa đông New York, là ý nghĩ đầu tiên của cô.
Anton ngồi xuống chiếc ghế đối diện với cô và bỏ mũ ra, những vẫn giữ nguyên những gì khoác trên người. Anh biết chiếc lò sưởi duy nhất hoạt động trong căn phòng này nằm ở góc phía xa.
“Anh vẫn còn giữ được bức tranh đấy chứ?”, Anna hỏi. Cô không thể chờ lâu hơn.
“Vẫn còn nguyên”, Anton nói. “Bức tranh ấy chưa phút nào rời khỏi phòng vẽ của anh trong thời gian em đi xa, và thậm chí ngay cả những sinh viên vô tâm nhất của anh cũng có thể thấy đó không phải là phong cách quen thuộc của anh”, anh nói thêm trước khi nháp một ngụm rượu. “Dù thú thật là anh sẽ rất vui nếu rũ bỏ được cái kẻ cụt tai ấy. Anh không sợ đi tù, nhưng đúng là bốn ngày qua anh mất ăn mất ngủ vì nó. Thậm chí vợ anh cũng bắt đầu nghi ngờ có cái gì đó không ổn ở anh”.
“Em xin lỗi”, Anna nói khi Anton bắt đầu vê một điếu thuốc. “Nhẽ ra em không nên đặt anh vào một hoàn cảnh nguy hiểm như vậy, và điều tệ hơn là em lại phải nhờ anh giúp một chuyện nữa”. Anton tỏ vẻ thông cảm, và chờ để xem thỉnh cầu cuối cùng của cô là gì. “Anh nói là anh còn giấu 8.000 đôla của mẹ em ở nhà anh”.
“Đúng thế, phần lớn người Romania thường giấu tiền dưới đệm, đề phòng có sự thay đổi chính quyền vào lúc nửa đêm”, Anton nói rồi châm điếu thuốc.
“Em cần mượn một ít trong số đó”, Anna nói. “Em sẽ trả lại đầy đủ ngay khi về tới New York”.
“Đó là tiền của em, Anna, em có thể lấy hết mà dùng”.
“Không, đó là tiền của mẹ em, nhưng đừng để cho bà biết đấy nhé, nếu không bà lại lo là em đang gặp khó khăn về chuyện tiền nong và đang bắt đầu bán hết đồ đạc”.
Anton không cười. “Nhưng đúng là em đang gặp khó khăn, phải không? .
“Sẽ qua ngay, khi em lấy lại bức tranh”.
“Em có muốn anh giữ hộ nó cho em một ngày nữa không?”, anh vừa hỏi vừa nhấp một ngụm rượu.
“Không, cảm ơn anh”, Anna nói, “nhưng điều đó chỉ có nghĩa là cả anh và em, không ai có thể ngủ ngon. Em nghĩ đã đến lúc giải thoát cho anh khỏi bức tranh ấy”.
Anna đứng lên mà không nói thêm lời nào. Cô không hề đụng đến ly rượu.
Anton uống cạn ly của mình, dụi tắt điếu thuốc lá và để lại vài đồng xu trên mặt bàn. Anh đội mũ lên và bước theo Anna. Anna nhớ lại lần cuối cùng mà cả hai người cùng nhau bước ra khỏi quán rượu này. Anna nhìn dọc con phố trước khi nắm lấy tay Anton, lúc này đang thì thầm vào tai Sergei.
“Em có thời gian để thăm mẹ không?” Anton hỏi khi Sergei đang mở cửa sau ra cho Anna.
“Không, khi mà mỗi bước chân em đều đang bị theo dõi”.
“Anh có thấy ai đâu”, Anton nói.
“Anh không thể nhìn thấy”, Anna nói. “Anh chỉ có thể cảm thấy”. Cô dừng lại. “Và em đã nhầm khi nghĩ rằng mình đã rũ bỏ được anh ta”.
“Cô nói đúng”, Sergei nói và cho xe chạy.
Không ai nói gì trên chặng đường ngắn tới nhà Anton. Khi Sergei cho xe dừng lại, Anna nhảy ra ngoài rồi bước theo Anton vào nhà. Anh vội dẫn cô tới một căn gác xép trên tầng thượng. Cho dù cô có thể nghe thấy tiếng Sibelius vọng lên từ một căn phòng ở tầng dưới, rõ ràng Anton không muốn cô gặp vợ anh.
Anna bước vào một căn phòng toàn tranh. Đôi mắt cô ngay lập tức dừng lại trên Chân dung người cụt tai trong bức tranh của Van Gogh. Cô mỉm cười. Bức tranh vẫn nằm trong chiếc khung quen thuộc, trong một chiếc thùng màu đỏ được mở nắp.
“Không thể tốt hơn”, Anna nói. “Bây giờ tất cả những gì em cần làm là chuyển nó đến tay người cần chuyển”.
Anton không bình luận gì, và khi Anna quay lại, cô thấy anh đang quỳ ở một góc phòng để nhấc một tấm ván lên. Anh thò tay vào trong và lấy ra một chiếc phong bì dày, rồi đút vào túi áo trong. Sau đó anh quay lại chỗ chiếc thùng đỏ, đậy nắp lại và bắt đầu đóng chặt đinh vào chỗ cũ. Điều đó chỉ càng chứng tỏ rằng anh muốn rũ bỏ Người cụt tai càng sớm càng tốt. Sau khi đã đóng chặt chiếc đinh cuối cùng, không nói một lời, anh nâng chiếc thùng lên và dẫn Anna ra khỏi phòng rồi đi xuống cầu thang.
Anna mở cửa trước để Anton bước ra phố. Cô cảm thấy mừng khi thấy Sergei đang đứng chờ ở đuôi xe với cốp xe đã được mở sẵn. Anton đặt chiếc thùng màu đỏ vào cốp xe rồi xoa hai tay vào nhau. Cứ chỉ đó thể hiện sự vui sướng của anh khi được thoát khỏi bức tranh. Sergei dập mạnh nắp cốp rồi quay trở lại chỗ ngồi của mình sau vô lăng.
Anton rút chiếc phong bì dày từ trong túi áo ra rồi đưa cho Anna.
“Cảm ơn anh”, cô nói, và đưa cho anh một chiếc phong bì khác, nhưng không phải là thư gửi cho anh.
Anton nhìn tên người nhận trên phong bì, mỉm cười và nói, “Anh sẽ đưa tận tay cô bé. Cho dù kế hoạch của em là gì”, anh nói thêm, “anh mong là em sẽ thành công”.
Anh hôn vào cả hai bên má cô trước khi biến vào trong nhà.
“Tối nay cô sẽ ở đâu?”, Sergei hỏi khi cô ngồi lên chiếc ghế cạnh ông ta. Anna nói với ông ta địa chỉ cần tới.
Cô mỉm cười trước ý nghĩ rằng vào giờ này, người của Fenston chắc đã hạ cánh xuống Hồng Kông, và chắc đang băn khoăn không hiểu tại sao cô chưa xuất hiện ở khu bán hàng miễn phí hải quan. Anh ta sẽ tiếp tục bay tới London, hay anh ta sẽ đánh liều chuyển sang một chuyến bay đi Bucharest? Có lẽ anh ta sẽ hạ cánh xuống Bucharest vừa lúc cô lên đường đi London.
Khi Anna bước ra ngoài, cô vui mừng khi thấy Sergei đang đứng bên cạnh chiếc Mercedes màu vàng của ông ta và đón cô bằng một nụ cười. Ông ta mở cửa sau cho cô. Vấn đề của Anna lúc này là cô chỉ còn vừa đủ tiền để trả tiền tắc xi.
“Tới đâu?”, ông ta hỏi.
“Trước tiên, cháu muốn tới Học viện”, cô nói với ông ta.
Anna rất muốn chia sẻ với Sergei tất cả những gì mà cô vừa trải qua, nhưng cô cảm thấy ông ta chưa đủ thân thiết với mình để cô có thể làm điều đó. Không tin tưởng mọi người là một kinh nghiệm mà cô chẳng thấy dễ chịu chút nào. Sergei đỗ xe lại dưới chân bậc thềm, nơi cô đã chia tay Anton trước khi ra sân bay. Cô không cần phải yêu cầu anh đợi nữa. Cô sinh viên ở bàn tiếp tân nói với Anna rằng bài giảng của Giáo sư Teodorescu về “Tác giả” vừa mới bắt đầu.
Anna lên thính đường trên tầng hai. Cô bước theo hai người sinh viên vào trong và tìm một chỗ ngồi ở cuối hàng ghế số hai. Cô hy vọng sẽ có được vài phút cách ly khỏi thế giới hiện thực. “Tác giả và nguồn gốc”, Anton bắt đầu, và đưa tay vuốt tóc theo cái cách quen thuộc mà các sinh viên thường nhại lại sau lưng anh, “là nguồn gốc của những bàn cãi và bất đồng giữa các học giả trong giới nghệ thuật hơn bất kỳ đề tài nào khác. Tại sao? Bởi vì nó là một đề tài mở, quyến rũ và không có hồi kết. Không nghi ngờ gì nữa, một vài phòng tranh nổi tiếng nhất trên thế giới gần đây đã trưng bày những tác phẩm không phải do những hoạ sỹ được ghi tên trên khung tranh vẽ nên. Tất nhiên là cũng có trường hợp khi nhà hoạ sỹ vẽ những nét chính, chẳng hạn như với bức Đồng trinh hay bức Kitô, rồi để cho người trợ giúp hoàn thành nốt tác phẩm. Vì vậy, chúng ta cần phải xem một số bức tranh nào đó, cùng vẽ một đề tài, là do một hoạ sỹ bậc thầy vẽ nên, hay một vài bức trong số đó là tác phẩm của những sinh viên ngôi sao của hoạ sỹ ấy, mà vài trăm năm sau người ta tưởng lầm là những tác phẩm của chính người hoạ sỹ bậc thầy ấy”. Anna mỉm cười khi nghe anh dùng cụm từ “sinh viên ngôi sao”, và nhớ tới bức thư mà cô phải chuyển cho Danuta Sekalska.
“Chúng ta hãy cùng xem xét một vài ví dụ”, Anton tiếp tục, “và thử xem các bạn có thể phát hiện bàn tay của một người non nớt hơn hay không. Đầu tiên là một bức tranh hiện đang được trưng bày ở bảo tàng Frick tại New York”. Một hình chiếu được đưa lên màn hình phía sau Anton. “Rembrandt, tôi đã nghe các bạn đồng thanh nói thế, nhưng dự án nghiên cứu Rembrandt, được thực hiện vào năm 1974, đã cho một câu trả lời khác. Người ta tin rằng có ít nhất là hai người đã góp tay làm nên tác phẩm Kỵ sỹ Ba Lan. Một người trong số đó có thể là Rembrandt. Bảo tàng Metropolitan, chỉ cách bảo tàng Frick vài tòa nhà ở phía bên kia của đại lộ số Năm, đã không giấu nổi sự lo lắng khi cũng chính các nhà học giả danh tiếng này khẳng định rằng hai bức chân dung của Gia đình Beresteyn, được bảo tàng này mua vào năm 1929, không phải là tác phẩm của hoạ sỹ bậc thầy người Hà Lan này”.
“Đừng mất ngủ thái quá vì những chuyện mà hai bảo tàng này gặp phải, bởi vì trong số 12 bức tranh mà người ta cho là của Rembrandt trong bộ sưu tập Wallace của London, chỉ có bức Titus, Con trai Hoạ sỹ, đã được chứng minh là do chính hoạ sỹ này vẽ”. Anna bắt đầu quan tâm tới mức cô lấy giấy bút ra ghi chép. “Hoạ sỹ thứ hai mà tôi muốn các bạn quan tâm là Goya, nhà hoạ sỹ vĩ đại người Tây Ban Nha. Bảo tàng Prado ở Madrid đã mất ăn mất ngủ khi Juan Jose Junquera, một chuyên gia hàng đầu về Goya, cho rằng “những bức tranh đen”, trong đó có những hình ảnh đầy ám ảnh như Sa tăng ăn thịt con, không thể là tác phẩm của Goya, và ông chỉ ra rằng căn phòng mà các bức tranh này được vẽ lên tường chỉ được hoàn thành sau khi nhà hoạ sỹ đã qua đời. Nhà phê bình nghệ thuật xuất sắc người úc là Robert Hughes, trong cuốn sách của mình về Goya, cho rằng đó là các tác phẩm của con trai nhà hoạ sỹ”.
“Và bây giờ tôi sẽ nói về các hoạ sỹ ấn tượng. Nhiều bức tranh của Manet, Monet, Matisse và Van Gogh hiện đang được trưng bày tại các phòng tranh hàng đầu trên thế giới chưa được các học giả xác nhận tính chân thực. Chẳng hạn bức Hoa Hướng Dương, được nhà đấu giá Christie bán ra với cái giá chưa đến 40 triệu đôla vào năm 1987, vẫn còn cần phải được Louis van Tilborgh của bảo tàng Van Gogh công nhận tính xác thực”.
Khi Anton chuẩn bị đưa một hình ảnh khác lên màn chiếu, ánh mắt anh dừng lại chỗ Anna đang ngồi. Cô mỉm cười, và anh chiếu lên màn ảnh một bức tranh của Raphael thay vì một bức tranh của Van Gogh khiến các sinh viên cười khúc khích. “Như các bạn thấy đấy, tôi cũng nhầm lẫn, không phân biệt được bức tranh nào là của hoạ sỹ nào”. Tiếng cười biến thành tiếng vỗ tay. Rồi Anna ngạc nhiên khi thấy anh quay mặt lại và nhìn thẳng vào chỗ cô. “Thành phố vĩ đại này”, anh nói mà không nhìn vào những ghi chú của mình, “đã sinh ra một học giả bậc thầy cho chính mình trong lĩnh vực này. Người đó hiện nay đang làm việc tại New York. Thời chúng tôi còn là sinh viên, chúng tôi đã có những buổi thảo luận thâu đêm về bức tranh đặc biệt này”. Bức tranh của Raphael lại xuất hiện trên màn hình. “Sau các buổi học, chúng tôi thường gặp nhau tại điểm hẹn ưa thích”, anh lại nhìn về phía Anna, “Koskies, nơi mà tôi biết nhiều bạn vẫn chọn làm điểm hẹn. Chúng tôi thường gặp nhau vào lúc 9 giờ, sau buổi học tối”. Anh hướng sự chú ý lên bức tranh trên màn hình. “Đây là một bức chân dung có tên gọi là Madonna mặc áo hồng, mới được Phòng tranh Quốc gia London mua về gần đây. Các chuyên gia về Raphael không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau, nhưng nhiều người trong số họ lo ngại khi có quá nhiều những bức tranh vẽ cùng một đề tài và được cho là của cùng một tác giả. Một số cho rằng bức tranh này là tác phẩm của “trường phái Raphael”, hoặc “hậu Raphael”". Anton lại nhìn xuống thính đường: chiếc ghế cuối cùng ở hàng ghế thứ hai đã không còn người ngồi.
***
Anna tới Koskies vài phút trước giờ hẹn. Chỉ có duy nhất một cô sinh viên trong thính đường nhận ra việc người thầy trên bục giảng đã đi lạc đề một lúc để ám chỉ cho cô biết họ sẽ gặp nhau ở đâu sau giờ học. Cô không thể không nhận ra cái nhìn đầy lo lắng trong đôi mắt Anton, một cái nhìn chỉ có ở những ai đã sống sót qua một chế độ độc tài.
Anna nhìn quanh căn phòng. Cô nhớ lại cái thời sinh viên của mình, vẫn những chiếc bàn nhựa và ghế nhựa đó. Không phải là một nơi gặp gỡ thích hợp của một giáo sư nghệ thuật và một nhà buôn bán các tác phẩm nghệ thuật. Cô gọi hai ly rượu vang đỏ. Anna vẫn nhớ cái thời khi đối với cô một buổi tối ở Koskies, nơi cô có thể thảo luận với bạn bè về Constantin và U2, Tom Cruise và John Lennon, và mút kẹo bạc hà trên đường về nhà để mẹ cô không phát hiện ra rằng cô đã hút thuốc và uống rượu, là một cái gì đó rất quyến rũ. Cha cô luôn đồng loã với cô - ông sẽ nháy mắt và chỉ cho cô biết mẹ cô đang ở trong phòng nào.
Anna nhớ lại cái lần đầu tiên khi cô và Anton làm tình với nhau. Trời lạnh đến mức cả hai vẫn mặc áo khoác trên mình, và khi xong chuyện ấy, Anna thậm chí còn băn khoăn không hiểu sau này mình có muốn làm lại một lần nữa hay không. Dường như hồi ấy chưa có ai giải thích với Anton rằng phụ nữ cần nhiều thời gian hơn để đạt cảm giác cực khoái.
Anna nhìn lên khi có một người đàn ông cao gầy bước về phía mình. Cô gần như không dám chắc rằng đó là Anton. Người đàn ông ấy mặc một chiếc áo khoác nhà binh quá cỡ, với một chiếc khăn len to xù quấn quanh cổ. Trên đầu anh ta là một chiếc mũ lông trùm lấy cả hai tai. Một lối ăn mặc thích hợp với mùa đông New York, là ý nghĩ đầu tiên của cô.
Anton ngồi xuống chiếc ghế đối diện với cô và bỏ mũ ra, những vẫn giữ nguyên những gì khoác trên người. Anh biết chiếc lò sưởi duy nhất hoạt động trong căn phòng này nằm ở góc phía xa.
“Anh vẫn còn giữ được bức tranh đấy chứ?”, Anna hỏi. Cô không thể chờ lâu hơn.
“Vẫn còn nguyên”, Anton nói. “Bức tranh ấy chưa phút nào rời khỏi phòng vẽ của anh trong thời gian em đi xa, và thậm chí ngay cả những sinh viên vô tâm nhất của anh cũng có thể thấy đó không phải là phong cách quen thuộc của anh”, anh nói thêm trước khi nháp một ngụm rượu. “Dù thú thật là anh sẽ rất vui nếu rũ bỏ được cái kẻ cụt tai ấy. Anh không sợ đi tù, nhưng đúng là bốn ngày qua anh mất ăn mất ngủ vì nó. Thậm chí vợ anh cũng bắt đầu nghi ngờ có cái gì đó không ổn ở anh”.
“Em xin lỗi”, Anna nói khi Anton bắt đầu vê một điếu thuốc. “Nhẽ ra em không nên đặt anh vào một hoàn cảnh nguy hiểm như vậy, và điều tệ hơn là em lại phải nhờ anh giúp một chuyện nữa”. Anton tỏ vẻ thông cảm, và chờ để xem thỉnh cầu cuối cùng của cô là gì. “Anh nói là anh còn giấu 8.000 đôla của mẹ em ở nhà anh”.
“Đúng thế, phần lớn người Romania thường giấu tiền dưới đệm, đề phòng có sự thay đổi chính quyền vào lúc nửa đêm”, Anton nói rồi châm điếu thuốc.
“Em cần mượn một ít trong số đó”, Anna nói. “Em sẽ trả lại đầy đủ ngay khi về tới New York”.
“Đó là tiền của em, Anna, em có thể lấy hết mà dùng”.
“Không, đó là tiền của mẹ em, nhưng đừng để cho bà biết đấy nhé, nếu không bà lại lo là em đang gặp khó khăn về chuyện tiền nong và đang bắt đầu bán hết đồ đạc”.
Anton không cười. “Nhưng đúng là em đang gặp khó khăn, phải không? .
“Sẽ qua ngay, khi em lấy lại bức tranh”.
“Em có muốn anh giữ hộ nó cho em một ngày nữa không?”, anh vừa hỏi vừa nhấp một ngụm rượu.
“Không, cảm ơn anh”, Anna nói, “nhưng điều đó chỉ có nghĩa là cả anh và em, không ai có thể ngủ ngon. Em nghĩ đã đến lúc giải thoát cho anh khỏi bức tranh ấy”.
Anna đứng lên mà không nói thêm lời nào. Cô không hề đụng đến ly rượu.
Anton uống cạn ly của mình, dụi tắt điếu thuốc lá và để lại vài đồng xu trên mặt bàn. Anh đội mũ lên và bước theo Anna. Anna nhớ lại lần cuối cùng mà cả hai người cùng nhau bước ra khỏi quán rượu này. Anna nhìn dọc con phố trước khi nắm lấy tay Anton, lúc này đang thì thầm vào tai Sergei.
“Em có thời gian để thăm mẹ không?” Anton hỏi khi Sergei đang mở cửa sau ra cho Anna.
“Không, khi mà mỗi bước chân em đều đang bị theo dõi”.
“Anh có thấy ai đâu”, Anton nói.
“Anh không thể nhìn thấy”, Anna nói. “Anh chỉ có thể cảm thấy”. Cô dừng lại. “Và em đã nhầm khi nghĩ rằng mình đã rũ bỏ được anh ta”.
“Cô nói đúng”, Sergei nói và cho xe chạy.
Không ai nói gì trên chặng đường ngắn tới nhà Anton. Khi Sergei cho xe dừng lại, Anna nhảy ra ngoài rồi bước theo Anton vào nhà. Anh vội dẫn cô tới một căn gác xép trên tầng thượng. Cho dù cô có thể nghe thấy tiếng Sibelius vọng lên từ một căn phòng ở tầng dưới, rõ ràng Anton không muốn cô gặp vợ anh.
Anna bước vào một căn phòng toàn tranh. Đôi mắt cô ngay lập tức dừng lại trên Chân dung người cụt tai trong bức tranh của Van Gogh. Cô mỉm cười. Bức tranh vẫn nằm trong chiếc khung quen thuộc, trong một chiếc thùng màu đỏ được mở nắp.
“Không thể tốt hơn”, Anna nói. “Bây giờ tất cả những gì em cần làm là chuyển nó đến tay người cần chuyển”.
Anton không bình luận gì, và khi Anna quay lại, cô thấy anh đang quỳ ở một góc phòng để nhấc một tấm ván lên. Anh thò tay vào trong và lấy ra một chiếc phong bì dày, rồi đút vào túi áo trong. Sau đó anh quay lại chỗ chiếc thùng đỏ, đậy nắp lại và bắt đầu đóng chặt đinh vào chỗ cũ. Điều đó chỉ càng chứng tỏ rằng anh muốn rũ bỏ Người cụt tai càng sớm càng tốt. Sau khi đã đóng chặt chiếc đinh cuối cùng, không nói một lời, anh nâng chiếc thùng lên và dẫn Anna ra khỏi phòng rồi đi xuống cầu thang.
Anna mở cửa trước để Anton bước ra phố. Cô cảm thấy mừng khi thấy Sergei đang đứng chờ ở đuôi xe với cốp xe đã được mở sẵn. Anton đặt chiếc thùng màu đỏ vào cốp xe rồi xoa hai tay vào nhau. Cứ chỉ đó thể hiện sự vui sướng của anh khi được thoát khỏi bức tranh. Sergei dập mạnh nắp cốp rồi quay trở lại chỗ ngồi của mình sau vô lăng.
Anton rút chiếc phong bì dày từ trong túi áo ra rồi đưa cho Anna.
“Cảm ơn anh”, cô nói, và đưa cho anh một chiếc phong bì khác, nhưng không phải là thư gửi cho anh.
Anton nhìn tên người nhận trên phong bì, mỉm cười và nói, “Anh sẽ đưa tận tay cô bé. Cho dù kế hoạch của em là gì”, anh nói thêm, “anh mong là em sẽ thành công”.
Anh hôn vào cả hai bên má cô trước khi biến vào trong nhà.
“Tối nay cô sẽ ở đâu?”, Sergei hỏi khi cô ngồi lên chiếc ghế cạnh ông ta. Anna nói với ông ta địa chỉ cần tới.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook