Hoàng Đình
-
Quyển 1 - Chương 10: Yêu tu sông kinh Hà
oOo
Khi rơi xuống lòng sông, tâm Trần Cảnh thoáng buông lỏng, những kinh nghiệm lúc còn sống lặng lẽ trôi qua như ánh trăng bên ngoài cửa sổ.
Từ khi biết chuyện thì hắn luôn đi theo lão kiếm khách lưu lạc khắp nơi. Hắn nhớ rõ lúc mình có kiếm thì còn chưa cao bằng kiếm, sau đó tới thành Bá Lăng định cư, biết rất nhiều người, nhưng lão kiếm khách lại ra đi... Sau đó là giết người, chạy trối chết, rồi bị dẫn vào núi Thiên La, chớp mắt đã ba năm... Cuối cùng là một quyền trầm lặng của Lý Mộ Tiên.
Từ từ nhắm mắt lại, hắn đã cảm thấy mệt mỏi quá, muốn ngủ một giấc thật say. Nhưng hắn biết nếu như bây giờ mình ngủ thì rất có thể sẽ không bao giờ tỉnh lại nữa. Hắn muốn giãy dụa, nhưng lực bất tòng tâm, ngay lúc muốn nhắm mắt lại thì hắn nghĩ:
“Ta phải chết bây giờ sao? Thì ra cảm giác trước khi chết cũng thật thoải mái...”
Nước sông cuồn cuộn, chở đầy phù sa luân chuyển tuần hoàn, nếu không luân chuyển được thì nhân gian ắt loạn.
Con sông này có tên là Kinh Hà, bắt nguồn từ núi Côn Lôn, một đường uốn lượn ra tận biển.
Trong đó có một đoạn gọi là Tú Xuân loan, thế nước ở đấy tương đối yên ả. (“loan” trong Tú Xuân loan: chỗ ngoặt trên sông hay khuỷu sông, giữ Hán Việt để dễ nghe dễ đọc)
Giữa sông thường xuyên có thuyền qua lại đánh cá, phần lớn là người trong xóm chài ở ven sông.
Nhan Lạc Nương ngồi ở đuôi thuyền gỡ cá trong lưới bỏ vào giỏ, đột nhiên nghe được tiếng cười cao hứng của phụ thân.
- Ý...hình như có một con cá lớn đấy.
Nhan phụ vừa kéo lưới vừa cười lớn, Nhan Lạc Nương thấy cha mình cố sức kéo lưới liền vội vàng qua giúp. Nhan phụ không cho, nói nàng chú tâm lái thuyền cho tốt là được. Nhưng nàng lại không nghe lời, vẫn giúp cha mình kéo lưới, Nhan phụ cũng không nói thêm gì.
- Ha ha, thật đúng là cá to... Lấy con cá lớn này làm của hồi môn cho con được đấy...
Nhan phụ há miệng cười to cho gió sông thổi vào. Nhan Lạc Nương xấu hổ nhưng không trốn tránh như những cô gái khác.
Nhưng vừa nói xong, Nhan phụ đột nhiên dừng tay lại, bởi vì trong lưới không phải là một con cá lớn như tưởng tượng mà là một người, chính xác là một người không biết còn sống hay chết.
Nhan phụ sững sờ một chút rồi nhanh chóng kéo lưới lên, sau đó vội vàng hô to gọi những người đánh cá chung quanh tới.
Nhan Lạc Nương sợ hãi nhìn chăm chú vào người được phụ thân mình lớn lên. Khuôn mặt người này cho thấy hắn không lớn hơn cô bao nhiêu, người đầy vết thương, tay còn cầm kiếm, quần áo rách nát đến mức không thể tả nổi.
- Hắn là ai vậy?
Những người đánh cá chung quanh nhanh chóng tới đây. Khi thấy có người chết, một người nói:
- Mau mau báo quan.
- Báo quan có ích gì, vô duyên vô cớ lại dính đến quan lại.
- Hay là ném xuống sông đi, xem như chưa thấy.
- Vậy không được. Tuy người này không còn thở nữa nhưng không giống người chết, lỡ như còn chưa chết mà chúng ta quăng xuống sông lại thì không phải là giết người sao?
Nói một hồi nhưng không ai quyết định cả, không có ai nói là sẽ mang về nhà, cũng không có người nào nguyện ý mời đại phu đến xem, ai cũng sợ chuyện dính dáng đến mình. Cuối cùng, mấy người này nói Nhan phụ xử lý, còn bọn họ vội vàng tản đi.
Nhan phụ nhìn người không rõ sống chết nằm ở trên thuyền, thầm nghĩ xui xẻo. Ông ta nhìn khắp nơi, sau khi nhìn thấy miếu Hà Bá ở trên bờ sông thì lái thuyền qua bên đó.
Khi tới gần miếu Hà Bá trên bờ sông, Nhan Lạc Nương muốn giúp cha mình khiêng người xuống nhưng lại bị ngăn, Nhan phụ nói là người gần xuất giá không thể dính vào những cái xui xẻo.
Sau khi một mình vác người trong lưới vào trong miếu Hà Bá, Nhan phụ lập tức nói Nhan Lạc Nương rời đi, sợ nàng rước phải phiền toái. Nhan Lạc Nương không rời đi ngay, nàng vừa sợ vừa tò mò nhìn vào. Người này bị ngâm dưới nước quá lâu nên làn da trắng bệch đi, nhưng tay vẫn cầm một thanh kiếm, hình như rất bén.
Nàng ngồi chồm hổm trên mặt đất, mắt len lén nhìn thanh kiếm đang được người kia nắm, nàng có cảm giác đối phương nắm rất chặt. Bỗng nhiên nàng có cảm giác đối phương tỉnh lại, lập tức xoay người chạy ra khỏi miếu Hà Bá.
Miếu Hà Bá đổ nát, xung quanh có nhiều lưới đánh cá, tượng Hà Bá hình như chỉ còn có một nửa, tro bụi bám đầy khắp đất, ngay giữa miếu có một người nằm đó, không thở, tim không đập.
Đã ba ngày rồi nhưng hắn vẫn chưa tỉnh. Mấy ngày đầu, cứ cách một khoảng thời gian là sẽ có người tới nhìn một chút, nườm nượp không dứt. Dần dà, mấy người thôn gần bên cũng biết có một người được vớt từ dưới sông lên, không chết cũng không sống.
Việc này hơi kỳ quái, nhất thời có rất nhiều lời đồn khác nhau, người nói đây là yêu quái tu luyện trong sông, lúc biến thành hình người thì gặp thiên kiếp; lại có người nói là thần tiên trên trời, vì vi phạm luật trời nên bị giáng xuống trần gian... Còn có người nói đây là thi thể Hà Bá đã chết dưới sông năm mươi năm trước, đến bây giờ vẫn không bị rữa nát.
Thời gian càng kéo dài, mọi người càng cảm thấy người nằm trong miếu Hà Bá thật kỳ quái, ít nhất không có ai cho rằng hắn là người bình thường.
Bảy ngày sau, rốt cuộc hắn cũng tỉnh.
Lúc Nhan Lạc Nương thấy hắn thì trời sắp tối, hắn đứng trước miếu Hà Bá đưa mắt nhìn phương xa. Mặt trời đã dần lặn xuống mặt sông, ráng chiều màu đổ chiếu bóng hắn trải dài ra, gió sông thổi tới làm quần áo bay phần phật, nhưng Nhan Lạc Nương không những không cảm thấy hắn lôi thôi mà cảm thấy khí tức xuất trần.
Không ai tới hỏi vì sao hắn rơi xuống sông, cũng không ai hỏi tên họ hắn là gì, họ còn dặn mấy đứa trẻ không nên tới gần miếu Hà Bá. Nhưng bọn trẻ vốn tò mò nên người lớn không thể quản được, chỉ qua mấy ngày sau, mấy đứa trẻ trong thôn trước sông đã đứng từ xa nhìn lại.
Mọi người chỉ thấy hắn đứng trước miếu Hà Bá đưa mắt nhìn về phương xa những lúc hoàng hôn, người khác còn thấy hắn ngồi xuống đất trước miếu Hà Bá dùng tay vuốt kiếm.
Nhan Lạc Nương không nhịn được sự tò mò trong lòng, sau mấy ngày quan sát thấy hắn không có vẻ gì nguy hiểm, nàng liền trốn cha mình đi tới trước miếu Hà Bá, hỏi những điều muốn biết với người ở bên trong:
- Huynh là tu sĩ trong núi?
Sau lưng nàng còn một đám con nít đi theo, đứa nào đứa nấy cũng tò mò nhìn người không biết đã chìm trong nước bao lâu, rồi ngủ bảy ngày mới tỉnh lại.
- Ừ.
- Tu hành ở núi nào?
Hắn trầm mặc, không nói.
- Huynh tên gì?
- Trần Cảnh.
Nàng phát hiện hắn nói chuyện rất ngắn gọn, nhưng không lãnh mạc. Dần dần, nàng không sợ nữa, bắt đầu hỏi tiếp:
- Nghe nói người tu hành có thể đằng vân giá vũ, huynh có làm được không?
- Ta không biết.
- Vậy chắc huynh biết pháp thuật rải đậu thành binh chứ?
- Không biết.
- Vậy hô phong hoán vũ thì sao?
Trần Cảnh lắc đầu, hai tay nâng kiếm lên rồi giữ nguyên như thế, không thay đổi nữa.
Nhan Lạc Nương nhìn thân kiếm trong tay hắn, nói:
- Muội biết rồi, huynh là kiếm tiên.
Lần này Trần Cảnh không lắc đầu, nhưng sự thật lại không phải.
Đây là lần nói chuyện đầu tiên sau khi Trần Cảnh trở lại từ cõi chết. Nhớ lại, hắn đã lưu lạc cùng với một lão kiếm khách, năm mười lăm tuổi tới định cư ở thành Bá Lăng, sau đó không lâu, lão kiếm khách cũng rời đi.
Khi nãy hắn định nói mình là tu sĩ núi Thiên La, nhưng chỉ sợ Thiên La môn tại núi Thiên La giờ này đã trở thành phế tích. Hắn sợ rằng khi nói ra sẽ rước thêm phiền toái, nên không nói nữa.
Hắn không ngờ mình có thể sống sót được. Trước khi rơi xuống sông thì tâm thần đã bị chấn động, sau đó Lý Mộ Tiên lại đánh một quyền làm thương nội phủ. Lúc này hắn đang điều dưỡng chữa trị thương thế, đồng thời lấy linh tức dưỡng kiếm.
Chờ khi thương thế tốt hơn, kiếm khôi phục được linh tính, hắn sẽ rời khỏi nơi này. Hắn không biết nơi này cách núi Thiên La xa lắm không, nhưng hắn nhất định phải trở lại núi Thiên La xem một chút.
Ngày thứ hai, Nhan Lạc Nương lại dẫn theo một đám con nít tới trước miếu Hà Bá, tiếp tục hỏi những vấn đề kỳ quái. Sau mấy lần nói chuyện, Trần Cảnh biết đây là một thôn xóm ven sông ngoại ô thành Bá Lăng, sông có tên Kinh Hà, khúc sông này được gọi là Tú Xuân loan.
Mấy ngày sau đó, Trần Cảnh toàn tâm toàn ý dưỡng thương. Thật ra thương thế của hắn cũng không nguy hiểm đến tính mạng, nếu không thì e rằng hắn đã không thể sống đến bây giờ.
Mấy đứa trẻ kia cảm thấy Trần Cảnh dường như cũng không đáng sợ mấy, đứa nào đứa nấy cũng hỏi lung tung một chút, hỏi những chuyện trong truyền thuyết, cuối cùng có một đứa bé nói muốn học đạo tu tiên với hắn, nhất thời mọi người nhao nháo muốn theo Trần Cảnh học pháp thuật. Hắn lắc đầu, nói:
- Chính ta còn chưa biết cánh cửa trường sinh đó ở nơi nào, làm sao dạy được người khác.
Mặt chiều lặn dần ở phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Mấy đứa trẻ này cũng đi về nhà, miếu Hà Bá lại yên tĩnh.
Trăng từ từ xuất hiện, mặt sông xuất hiện những vệt sáng lấp lánh, bọt sóng nổi lên làm ánh trăng phản chiếu trên mặt nước vỡ tan.
Trần Cảnh ra khỏi miếu Hà Bá, nhìn hình ảnh an tường và yên lặng trước mặt, tinh thần tựa như đang dao động theo những làn sóng nước đi đến nơi xa. Hắn cũng không biết tại sao lại cảm thấy bản thân rất nhỏ bé, lúc nhỏ theo lão kiếm khách đã từng đến một bờ sông, nhưng con sông đó có màu đỏ như máu. Bây giờ ngẫm nghĩ lại, hắn thấy mình hồi xưa đúng là còn nhỏ nên không thấy rõ, con sông đó màu đỏ nhất định là do ánh hoàng hôn phản chiếu xuống.
- Nơi đây cũng có thể xem là một địa phương tốt để tĩnh tâm tu hành.
Trần Cảnh thầm nghĩ.
Hắn đang mặc bộ đồ vải thô màu đen do Nhan Lạc Nương may, tuy bộ đồ này hơi rộng nhưng khi mặc vẫn cho người ta cảm giác hắn thoát tục.
Bầu trời khuya nay không có mây, tuy trăng không tròn nhưng lại sáng, làm cho mặt nước trông rất mỹ lệ. Dưới ánh trăng, không biết từ lúc nào mặt nước đã có sương mù loáng thoáng bay lên.
Trong đám sương mù ấy, đột nhiên có một con cá khổng lồ xuất hiện ở mặt sông. Con cá này to như thuyền đánh cá, ở ngay trán có một cái vảy lấp lánh dưới ánh trăng, nó thở ra sương mù, trong sương mù lại có một viên nội đan màu đỏ hút lấy tinh hoa ánh trăng.
Trần Cảnh híp mắt lại, không thể ngờ nơi này lại có cá thành tinh. Đang muốn nhìn kỹ thì cá tinh kia cũng phát hiện hắn, nó nuốt nội đan lại, tức giận rống lên:
- Đạo nhân hoang dã nơi nào, dám nhìn trộm pháp môn trường sinh của bổn thần?
Dứt tiếng, một con sóng lớn cuộn lên, khi xuất hiện lại thì đã ở dưới vùng nước cách miếu Hà Bá không xa.
Trần Cảnh đứng yên bất động. Tuy đây là lần đầu tiên nhìn thấy yêu tu có linh trí, nhưng hắn không hề sợ. Mặc dù mấy yêu tu này sinh ra linh trí có thể tu hành, nhưng chúng không có đại đạo pháp môn, chỉ thổ nạp nguyên khí theo bản năng, hơn nữa chúng cũng không tinh thông pháp thuật, dù có pháp lực cao thâm hơn thì cũng không thể phát huy được.
Trần Cảnh liền cười nói:
- Ha ha, đây là pháp môn trường sinh của ngươi? Chỉ là một phương pháp thổ nạp nguyên khí trong thiên địa thô thiển thôi.
- Bổn thần có thể hít mây nhả sương, làm mưa làm gió, một tên tu đạo tiểu tốt như ngươi thì sao hiểu được.
Mắt cá tinh giữa sông có màu vàng, lấp lánh tỏa sáng dưới ánh trăng.
- Hít mây nhả sương? Ha ha, ngươi chỉ hít chút hơi nước trên sông, rồi nhả ra yêu khí mà thôi, cũng dám nói là nuốt mây thổ sương, làm mưa làm gió ư? Cũng chỉ là vài bản lãnh tầm thường của các vật trong nước mà thôi, có gì đáng nói chứ.
Trần Cảnh khinh thường nói. Hắn đứng yên dưới ánh trăng, trường kiếm trong tay rời vỏ, dường như có thể hấp thụ tinh hoa ánh trăng.
-----oo0oo-----
Khi rơi xuống lòng sông, tâm Trần Cảnh thoáng buông lỏng, những kinh nghiệm lúc còn sống lặng lẽ trôi qua như ánh trăng bên ngoài cửa sổ.
Từ khi biết chuyện thì hắn luôn đi theo lão kiếm khách lưu lạc khắp nơi. Hắn nhớ rõ lúc mình có kiếm thì còn chưa cao bằng kiếm, sau đó tới thành Bá Lăng định cư, biết rất nhiều người, nhưng lão kiếm khách lại ra đi... Sau đó là giết người, chạy trối chết, rồi bị dẫn vào núi Thiên La, chớp mắt đã ba năm... Cuối cùng là một quyền trầm lặng của Lý Mộ Tiên.
Từ từ nhắm mắt lại, hắn đã cảm thấy mệt mỏi quá, muốn ngủ một giấc thật say. Nhưng hắn biết nếu như bây giờ mình ngủ thì rất có thể sẽ không bao giờ tỉnh lại nữa. Hắn muốn giãy dụa, nhưng lực bất tòng tâm, ngay lúc muốn nhắm mắt lại thì hắn nghĩ:
“Ta phải chết bây giờ sao? Thì ra cảm giác trước khi chết cũng thật thoải mái...”
Nước sông cuồn cuộn, chở đầy phù sa luân chuyển tuần hoàn, nếu không luân chuyển được thì nhân gian ắt loạn.
Con sông này có tên là Kinh Hà, bắt nguồn từ núi Côn Lôn, một đường uốn lượn ra tận biển.
Trong đó có một đoạn gọi là Tú Xuân loan, thế nước ở đấy tương đối yên ả. (“loan” trong Tú Xuân loan: chỗ ngoặt trên sông hay khuỷu sông, giữ Hán Việt để dễ nghe dễ đọc)
Giữa sông thường xuyên có thuyền qua lại đánh cá, phần lớn là người trong xóm chài ở ven sông.
Nhan Lạc Nương ngồi ở đuôi thuyền gỡ cá trong lưới bỏ vào giỏ, đột nhiên nghe được tiếng cười cao hứng của phụ thân.
- Ý...hình như có một con cá lớn đấy.
Nhan phụ vừa kéo lưới vừa cười lớn, Nhan Lạc Nương thấy cha mình cố sức kéo lưới liền vội vàng qua giúp. Nhan phụ không cho, nói nàng chú tâm lái thuyền cho tốt là được. Nhưng nàng lại không nghe lời, vẫn giúp cha mình kéo lưới, Nhan phụ cũng không nói thêm gì.
- Ha ha, thật đúng là cá to... Lấy con cá lớn này làm của hồi môn cho con được đấy...
Nhan phụ há miệng cười to cho gió sông thổi vào. Nhan Lạc Nương xấu hổ nhưng không trốn tránh như những cô gái khác.
Nhưng vừa nói xong, Nhan phụ đột nhiên dừng tay lại, bởi vì trong lưới không phải là một con cá lớn như tưởng tượng mà là một người, chính xác là một người không biết còn sống hay chết.
Nhan phụ sững sờ một chút rồi nhanh chóng kéo lưới lên, sau đó vội vàng hô to gọi những người đánh cá chung quanh tới.
Nhan Lạc Nương sợ hãi nhìn chăm chú vào người được phụ thân mình lớn lên. Khuôn mặt người này cho thấy hắn không lớn hơn cô bao nhiêu, người đầy vết thương, tay còn cầm kiếm, quần áo rách nát đến mức không thể tả nổi.
- Hắn là ai vậy?
Những người đánh cá chung quanh nhanh chóng tới đây. Khi thấy có người chết, một người nói:
- Mau mau báo quan.
- Báo quan có ích gì, vô duyên vô cớ lại dính đến quan lại.
- Hay là ném xuống sông đi, xem như chưa thấy.
- Vậy không được. Tuy người này không còn thở nữa nhưng không giống người chết, lỡ như còn chưa chết mà chúng ta quăng xuống sông lại thì không phải là giết người sao?
Nói một hồi nhưng không ai quyết định cả, không có ai nói là sẽ mang về nhà, cũng không có người nào nguyện ý mời đại phu đến xem, ai cũng sợ chuyện dính dáng đến mình. Cuối cùng, mấy người này nói Nhan phụ xử lý, còn bọn họ vội vàng tản đi.
Nhan phụ nhìn người không rõ sống chết nằm ở trên thuyền, thầm nghĩ xui xẻo. Ông ta nhìn khắp nơi, sau khi nhìn thấy miếu Hà Bá ở trên bờ sông thì lái thuyền qua bên đó.
Khi tới gần miếu Hà Bá trên bờ sông, Nhan Lạc Nương muốn giúp cha mình khiêng người xuống nhưng lại bị ngăn, Nhan phụ nói là người gần xuất giá không thể dính vào những cái xui xẻo.
Sau khi một mình vác người trong lưới vào trong miếu Hà Bá, Nhan phụ lập tức nói Nhan Lạc Nương rời đi, sợ nàng rước phải phiền toái. Nhan Lạc Nương không rời đi ngay, nàng vừa sợ vừa tò mò nhìn vào. Người này bị ngâm dưới nước quá lâu nên làn da trắng bệch đi, nhưng tay vẫn cầm một thanh kiếm, hình như rất bén.
Nàng ngồi chồm hổm trên mặt đất, mắt len lén nhìn thanh kiếm đang được người kia nắm, nàng có cảm giác đối phương nắm rất chặt. Bỗng nhiên nàng có cảm giác đối phương tỉnh lại, lập tức xoay người chạy ra khỏi miếu Hà Bá.
Miếu Hà Bá đổ nát, xung quanh có nhiều lưới đánh cá, tượng Hà Bá hình như chỉ còn có một nửa, tro bụi bám đầy khắp đất, ngay giữa miếu có một người nằm đó, không thở, tim không đập.
Đã ba ngày rồi nhưng hắn vẫn chưa tỉnh. Mấy ngày đầu, cứ cách một khoảng thời gian là sẽ có người tới nhìn một chút, nườm nượp không dứt. Dần dà, mấy người thôn gần bên cũng biết có một người được vớt từ dưới sông lên, không chết cũng không sống.
Việc này hơi kỳ quái, nhất thời có rất nhiều lời đồn khác nhau, người nói đây là yêu quái tu luyện trong sông, lúc biến thành hình người thì gặp thiên kiếp; lại có người nói là thần tiên trên trời, vì vi phạm luật trời nên bị giáng xuống trần gian... Còn có người nói đây là thi thể Hà Bá đã chết dưới sông năm mươi năm trước, đến bây giờ vẫn không bị rữa nát.
Thời gian càng kéo dài, mọi người càng cảm thấy người nằm trong miếu Hà Bá thật kỳ quái, ít nhất không có ai cho rằng hắn là người bình thường.
Bảy ngày sau, rốt cuộc hắn cũng tỉnh.
Lúc Nhan Lạc Nương thấy hắn thì trời sắp tối, hắn đứng trước miếu Hà Bá đưa mắt nhìn phương xa. Mặt trời đã dần lặn xuống mặt sông, ráng chiều màu đổ chiếu bóng hắn trải dài ra, gió sông thổi tới làm quần áo bay phần phật, nhưng Nhan Lạc Nương không những không cảm thấy hắn lôi thôi mà cảm thấy khí tức xuất trần.
Không ai tới hỏi vì sao hắn rơi xuống sông, cũng không ai hỏi tên họ hắn là gì, họ còn dặn mấy đứa trẻ không nên tới gần miếu Hà Bá. Nhưng bọn trẻ vốn tò mò nên người lớn không thể quản được, chỉ qua mấy ngày sau, mấy đứa trẻ trong thôn trước sông đã đứng từ xa nhìn lại.
Mọi người chỉ thấy hắn đứng trước miếu Hà Bá đưa mắt nhìn về phương xa những lúc hoàng hôn, người khác còn thấy hắn ngồi xuống đất trước miếu Hà Bá dùng tay vuốt kiếm.
Nhan Lạc Nương không nhịn được sự tò mò trong lòng, sau mấy ngày quan sát thấy hắn không có vẻ gì nguy hiểm, nàng liền trốn cha mình đi tới trước miếu Hà Bá, hỏi những điều muốn biết với người ở bên trong:
- Huynh là tu sĩ trong núi?
Sau lưng nàng còn một đám con nít đi theo, đứa nào đứa nấy cũng tò mò nhìn người không biết đã chìm trong nước bao lâu, rồi ngủ bảy ngày mới tỉnh lại.
- Ừ.
- Tu hành ở núi nào?
Hắn trầm mặc, không nói.
- Huynh tên gì?
- Trần Cảnh.
Nàng phát hiện hắn nói chuyện rất ngắn gọn, nhưng không lãnh mạc. Dần dần, nàng không sợ nữa, bắt đầu hỏi tiếp:
- Nghe nói người tu hành có thể đằng vân giá vũ, huynh có làm được không?
- Ta không biết.
- Vậy chắc huynh biết pháp thuật rải đậu thành binh chứ?
- Không biết.
- Vậy hô phong hoán vũ thì sao?
Trần Cảnh lắc đầu, hai tay nâng kiếm lên rồi giữ nguyên như thế, không thay đổi nữa.
Nhan Lạc Nương nhìn thân kiếm trong tay hắn, nói:
- Muội biết rồi, huynh là kiếm tiên.
Lần này Trần Cảnh không lắc đầu, nhưng sự thật lại không phải.
Đây là lần nói chuyện đầu tiên sau khi Trần Cảnh trở lại từ cõi chết. Nhớ lại, hắn đã lưu lạc cùng với một lão kiếm khách, năm mười lăm tuổi tới định cư ở thành Bá Lăng, sau đó không lâu, lão kiếm khách cũng rời đi.
Khi nãy hắn định nói mình là tu sĩ núi Thiên La, nhưng chỉ sợ Thiên La môn tại núi Thiên La giờ này đã trở thành phế tích. Hắn sợ rằng khi nói ra sẽ rước thêm phiền toái, nên không nói nữa.
Hắn không ngờ mình có thể sống sót được. Trước khi rơi xuống sông thì tâm thần đã bị chấn động, sau đó Lý Mộ Tiên lại đánh một quyền làm thương nội phủ. Lúc này hắn đang điều dưỡng chữa trị thương thế, đồng thời lấy linh tức dưỡng kiếm.
Chờ khi thương thế tốt hơn, kiếm khôi phục được linh tính, hắn sẽ rời khỏi nơi này. Hắn không biết nơi này cách núi Thiên La xa lắm không, nhưng hắn nhất định phải trở lại núi Thiên La xem một chút.
Ngày thứ hai, Nhan Lạc Nương lại dẫn theo một đám con nít tới trước miếu Hà Bá, tiếp tục hỏi những vấn đề kỳ quái. Sau mấy lần nói chuyện, Trần Cảnh biết đây là một thôn xóm ven sông ngoại ô thành Bá Lăng, sông có tên Kinh Hà, khúc sông này được gọi là Tú Xuân loan.
Mấy ngày sau đó, Trần Cảnh toàn tâm toàn ý dưỡng thương. Thật ra thương thế của hắn cũng không nguy hiểm đến tính mạng, nếu không thì e rằng hắn đã không thể sống đến bây giờ.
Mấy đứa trẻ kia cảm thấy Trần Cảnh dường như cũng không đáng sợ mấy, đứa nào đứa nấy cũng hỏi lung tung một chút, hỏi những chuyện trong truyền thuyết, cuối cùng có một đứa bé nói muốn học đạo tu tiên với hắn, nhất thời mọi người nhao nháo muốn theo Trần Cảnh học pháp thuật. Hắn lắc đầu, nói:
- Chính ta còn chưa biết cánh cửa trường sinh đó ở nơi nào, làm sao dạy được người khác.
Mặt chiều lặn dần ở phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Mấy đứa trẻ này cũng đi về nhà, miếu Hà Bá lại yên tĩnh.
Trăng từ từ xuất hiện, mặt sông xuất hiện những vệt sáng lấp lánh, bọt sóng nổi lên làm ánh trăng phản chiếu trên mặt nước vỡ tan.
Trần Cảnh ra khỏi miếu Hà Bá, nhìn hình ảnh an tường và yên lặng trước mặt, tinh thần tựa như đang dao động theo những làn sóng nước đi đến nơi xa. Hắn cũng không biết tại sao lại cảm thấy bản thân rất nhỏ bé, lúc nhỏ theo lão kiếm khách đã từng đến một bờ sông, nhưng con sông đó có màu đỏ như máu. Bây giờ ngẫm nghĩ lại, hắn thấy mình hồi xưa đúng là còn nhỏ nên không thấy rõ, con sông đó màu đỏ nhất định là do ánh hoàng hôn phản chiếu xuống.
- Nơi đây cũng có thể xem là một địa phương tốt để tĩnh tâm tu hành.
Trần Cảnh thầm nghĩ.
Hắn đang mặc bộ đồ vải thô màu đen do Nhan Lạc Nương may, tuy bộ đồ này hơi rộng nhưng khi mặc vẫn cho người ta cảm giác hắn thoát tục.
Bầu trời khuya nay không có mây, tuy trăng không tròn nhưng lại sáng, làm cho mặt nước trông rất mỹ lệ. Dưới ánh trăng, không biết từ lúc nào mặt nước đã có sương mù loáng thoáng bay lên.
Trong đám sương mù ấy, đột nhiên có một con cá khổng lồ xuất hiện ở mặt sông. Con cá này to như thuyền đánh cá, ở ngay trán có một cái vảy lấp lánh dưới ánh trăng, nó thở ra sương mù, trong sương mù lại có một viên nội đan màu đỏ hút lấy tinh hoa ánh trăng.
Trần Cảnh híp mắt lại, không thể ngờ nơi này lại có cá thành tinh. Đang muốn nhìn kỹ thì cá tinh kia cũng phát hiện hắn, nó nuốt nội đan lại, tức giận rống lên:
- Đạo nhân hoang dã nơi nào, dám nhìn trộm pháp môn trường sinh của bổn thần?
Dứt tiếng, một con sóng lớn cuộn lên, khi xuất hiện lại thì đã ở dưới vùng nước cách miếu Hà Bá không xa.
Trần Cảnh đứng yên bất động. Tuy đây là lần đầu tiên nhìn thấy yêu tu có linh trí, nhưng hắn không hề sợ. Mặc dù mấy yêu tu này sinh ra linh trí có thể tu hành, nhưng chúng không có đại đạo pháp môn, chỉ thổ nạp nguyên khí theo bản năng, hơn nữa chúng cũng không tinh thông pháp thuật, dù có pháp lực cao thâm hơn thì cũng không thể phát huy được.
Trần Cảnh liền cười nói:
- Ha ha, đây là pháp môn trường sinh của ngươi? Chỉ là một phương pháp thổ nạp nguyên khí trong thiên địa thô thiển thôi.
- Bổn thần có thể hít mây nhả sương, làm mưa làm gió, một tên tu đạo tiểu tốt như ngươi thì sao hiểu được.
Mắt cá tinh giữa sông có màu vàng, lấp lánh tỏa sáng dưới ánh trăng.
- Hít mây nhả sương? Ha ha, ngươi chỉ hít chút hơi nước trên sông, rồi nhả ra yêu khí mà thôi, cũng dám nói là nuốt mây thổ sương, làm mưa làm gió ư? Cũng chỉ là vài bản lãnh tầm thường của các vật trong nước mà thôi, có gì đáng nói chứ.
Trần Cảnh khinh thường nói. Hắn đứng yên dưới ánh trăng, trường kiếm trong tay rời vỏ, dường như có thể hấp thụ tinh hoa ánh trăng.
-----oo0oo-----
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook