Hoán Tình Kiếp
-
Chương 26-2: *Một vài thông tin chi tiết về Thanh Linh phái
CHỨC VỤ:
- Người đứng đầu phái gọi là Chưởng Môn. Nơi sinh sống luôn được lấy tên là Thiền điện. Khi nhận chức này sẽ phải chấp nhận sống cô độc suốt đời, nhằm tránh xảy ra thiên vị khi đối mặt với chữ tình.
- Đồng môn (cùng sư phụ) của Chưởng Môn đương nhiệm, đệ tử của Chưởng Môn tiền nhiệm sẽ được phong Thượng, lấy danh xưng ghép với một chữ "Thượng".
VD: An Tĩnh ban đầu là Liễu Toạ. Nếu đại sư huynh Thúc Hạo lên làm Chưởng Môn thì hắn sẽ thành đệ tử Chưởng Môn tiền nhiệm, từ Liễu Toạ phong thành Liễu Thượng.
- Đệ tử của Chưởng Môn đương nhiệm sẽ được gọi là đệ tử chân truyền. Họ sẽ được phong Toạ và ban cho Linh điện làm nơi sinh sống, bế quan tu luyện. Lấy danh xưng ghép với một chữ "Toạ".
- Đệ tử nội môn:
+ Đệ tử của các đệ tử chân truyền sẽ được gọi là đệ tử nội môn đời thứ nhất.
+ Đệ tử của các đệ tử nội môn đời thứ nhất sẽ được gọi là đệ tử nội môn đời thứ hai.
+ Tiếp theo cứ như thế mà được gọi là đệ tử nội môn đời thứ ba, thứ tư, thứ năm,...
- Đệ tử dự bị bao gồm các đệ tử ngoại môn được đề cử với các đệ tử chân truyền nhằm nhận làm đệ tử nội môn đời thứ nhất. Nếu không được nhìn đến thì phải chấp nhận làm đệ tử nội môn đời thứ hai trở đi.
- Đệ tử ngoại môn: Thông qua kì sát hạch mà được tuyển chọn và học tập tu luyện tại Thanh Linh phái. Nếu may mắn còn được nhận làm đệ tử nội môn, mãi mãi cho phép ở lại bổn phái.
- Chưởng Môn: Trang phục tự do, không câu nệ đặc điểm nhận biết.
- Người được phong Thượng: Trang phục tự do, đeo khuyên tai chân truyền ở cả hai bên tai. Nếu một tai bị mất do tai nạn hoặc bẩm sinh thì cả hai khuyên tai sẽ cùng đeo về một bên còn lại.*
- Đệ tử chân truyền: Trang phục tự do, đeo khuyên tai chân truyền bên trái. Nếu tai trái bị mất do tai nạn hoặc bẩm sinh thì nó sẽ được đeo về bên phải.*
(*Nếu cả hai tai đều bị mất thì khuyên tai sẽ chuyển thành đeo trên cổ.)
- Các đệ tử nội môn: Trang phục tím nhạt.
- Các đệ tử ngoại môn: Trang phục tím đậm.
VI HÀNH:
- Tất cả đệ tử thuộc Thanh Linh phái đều phải trải qua vi hành, nhằm cải thiện khả năng tu luyện, tiêu diệt tà ma quấy nhiễu tứ giới, tích luỹ kinh nghiệm thực chiến, giúp đỡ người thường nhằm tích đức,...
- Đệ tử chân truyền thường vi hành một mình và tự quyết định chu kỳ cũng như thời gian vi hành:
+ Hoàng Thúc Hạo: 100 năm vi hành một lần, mỗi lần kéo dài 2-3 tháng.
+ Hoạt Bát: Kể từ ngày gia nhập Thanh Linh phái chỉ vi hành đúng một lần cho đến nay.
+ Dễ Tính: 81 năm vi hành một lần, mỗi lần kéo dài 9 tháng.
+ An Tĩnh: 10 năm vi hành một lần, mỗi lần kéo dài 5 năm.
+ Trưởng Thành:
• Trước khi giải độc: 2 năm vi hành một lần, mỗi lần kéo dài 4 năm.
• Sau khi giải độc: 50 năm vi hành một lần, mỗi lần kéo dài 5 tháng.
+ Minh Nguyệt: Chu kì vi hành không cố định, mỗi lần kéo dài cũng bất định nốt.
- Khi các đệ tử chân truyền được phong Thượng thì vẫn giữ như cũ thói quen vi hành.
- Chưởng Môn trăm công nghìn việc, chỉ vi hành khi nào cần thiết.
NGÀY/DỊP ĐẶC BIỆT:
- Cứ năm năm một lần sẽ tổ chức sát hạch, thu nhận tân đệ tử ngoại môn.
- Mỗi một năm, các đệ tử được quyền xin phép về thăm gia đình.
- Cứ mỗi mười năm trôi qua, toàn bộ đệ tử ngoại môn đều phải trải qua thi kiểm.
- Sau năm mươi năm, nếu đệ tử ngoại môn nào không đột phá ít nhất một cấp trong Thịnh Nhân thì sẽ không được ở lại bổn phái.
- Đại hội Hậu Tục Tranh Tài không có thời gian cố định nhưng luôn luôn được tổ chức để tất cả lứa đệ tử ngoại môn có dịp so tài với các phái khác (tầm 30-40 năm một lần). Riêng đối với hạng mục dành cho đệ tử chân truyền thì sẽ diễn ra lâu hơn (tầm 100 - 200 năm một lần).
KHẢO HẠCH/THI TUYỂN:
Thi tuyển nhằm chọn ra tân đệ tử sẽ bao gồm kiểm tra về các mặt:
- Thiên phú: Kiểm tra xem người tham dự thi tuyển có tố chất tu luyện hay không và sẽ đo về mệnh căn của mỗi người, tương ứng với các màu:
+ Màu đen: Không có căn cốt tu luyện, mãi chỉ dừng lại ở Nhập Môn.
+ Các màu khác: Tốc độ tu luyện sẽ nhanh hoặc chậm tuỳ vào sắc độ tương ứng, chia làm các bậc từ chậm đến nhanh gồm:
• Đỏ;
• Cam;
• Vàng;
• Lục;
• Lam;
• Chàm;
• Tím;
• Trắng (loại đặc biệt).
- Nhận thức: Kiểm tra xem người tham dự thi tuyển có biết gì về bổn phái. Hiểu thế nào là luyện thần, vai trò và bổn phận cần làm là gì khi cường đại.
- Ứng biến: Xem thử người tham gia có giữ được cái đầu lạnh trước sự chênh lệch sức mạnh hay không. Có biết phân tích tình huống để lựa chọn giữa phương án chiến đấu hoặc bỏ chạy phù hợp.
- Tà niệm: Kiểm tra số lượng và mức độ các quan niệm, suy nghĩ xấu trong đầu thí sinh. Tránh đào tạo ra một ác ma trong tương lai.
- Thể chất: Mục đích phân loại từng người, từng thể trạng để phân vào các lớp khác nhau nhằm đề ra phương pháp huấn luyện phù hợp.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook