Họa Quốc
-
Quyển 2 - Chương 93
Cánh cửa nặng nề từ từ được đóng lại.
Ánh đèn chiếu từ bốn phương tám hướng, soi sáng toàn bộ căn phòng, không có góc tối nào. Còn Khương Trầm Ngư tắm trong ánh đèn sáng trưng như ban ngày, im lặng ngồi một lúc, sau đó đi đến trước một bình hoa, tóm lấy, ném mạnh về phía tường một cái, “choang choang”, chiếc bình hoa vỡ tan.
Nàng lại đi đến bên những chiếc bình hoa khác, nhấc lên, ném một cái; nhấc lên, ném một cái; nhấc lên... choang choang, choang choang, choang choang... Không lâu sau, trên mặt đất toàn mảnh gốm vỡ. Còn nàng vẫn không ngừng nghỉ, xông đến kéo ghì bức rèm trướng, dùng sức xé toang.
Xoẹt xoẹt xoẹt... Không đủ! Không đủ! Như thế còn lâu mới đủ!
Những âm thanh này hoàn toàn không thể làm tiêu tan nỗi thống khổ trong lòng nàng! Còn có gì nữa! Còn có gì nữa?
Khương Trầm Ngư nhìn quanh, những thứ có thể ném đã ném hết, những thứ có thể xé đã xé hết, những thứ có thể đập đã đập hết, đập đến mức không còn gì để đập như thế, xé đến mức không còn gì để xé như thế, phá đến mức cả một gian nhà ngổn ngang vỡ vụn xong, nàng cũng không thể chịu đựng được, vật ra đất mà khóc thất thanh.
Rõ ràng tất cả đều có thể ổn thỏa!
Rõ ràng vốn có thể rất hạnh phúc!
Thậm chí nàng đã lựa chọn từ bỏ tương lai của mình để chuẩn bị trút mọi tâm huyết vào Tân Dã, bảo vệ nó, bảo vệ giang sơn Bích quốc, cùng tỉ tỉ sống tiếp cuộc sống tương thân tương ái...
Tại sao phải ép nàng?
Tại sao phải đích thân đập vỡ giấc mộng tươi đẹp nhất của nàng trước mặt nàng, để nàng nhìn thấy sự thực trần trụi, máu me, mỗi một chi tiết đều thấm đẫm sự bẩn thỉu và xấu xí!
Tại sao?
Tại sao tại sao?
Tại sao tại sao tại sao?
Bấy giờ lời Tiết Thái nói lại vang lên, cuối cùng nàng đã hiểu tại sao hắn lại gọi nàng lại, sau đó nói với nàng: “Nếu sau này xảy ra chuyện gì, ngươi chỉ cần nhớ đêm nay, ngươi đã nói những lời này là đủ”.
Hắn đã cho nàng uống thuốc trước để nàng có chút sức đề kháng khi cơn đau ập đến, nhưng hắn lại không biết rằng liều thuốc đó căn bản vô hiệu, nàng vẫn đau đớn đến mức xé gan xé phổi, đau đến mức ruột gan đứt đoạn, đau đến mức hận không thể một ngàn lần, một vạn lần, chết đi như thế này!
Bởi vì quá đau khổ, một suy nghĩ đột nhiên lóe lên trong đầu, nàng nhẹ nhàng hỏi: “Ta có thể lại tha thứ cho Họa Nguyệt một lần nữa hay không?”.
Lại tha thứ một lần nữa, sau đó, tất cả đều bước tiếp theo viễn cảnh mà nàng đã tính toán lúc đầu...
Tân Dã vẫn là hoàng đế.
Nàng và Họa Nguyệt vẫn là thái hậu.
Thiên hạ thái bình, triều thần hòa thuận, tất cả đều thuận lợi.
Chỉ cần nàng chịu quên đi chuyện xảy ra trong đêm nay, lại tha thứ cho Họa Nguyệt một lần nữa.
Khương Trầm Ngư bắt đầu bò lên phía trước, dùng cánh tay nhích cơ thể đang cứng đơ của mình lên trước từng chút từng chút một, nhích qua mặt đất đầy những mảnh vỡ, không quan tâm đến bản thân máu me be bét.
Nếu như đau đớn như thế này, thế thì, tha thứ cho Họa Nguyệt chẳng phải tốt hơn sao?
Tha thứ cho nàng ta, không oán hận nàng ta muốn giết mình, không tính toán chuyện nàng ta ích kỷ như thế, không để ý nàng ta ngu xuẩn như thế... tha thứ cho nàng ta!
Khương Trầm Ngư thét lên chói tai, tròng mắt cũng không chịu nổi thứ áp lực đang thít chặt nàng này, nàng bắt đầu lớn tiếng gào thét khóc lóc.
Khóc đến mức muốn nôn cả trái tim ra ngoài.
Khóc đến mức muốn phun toàn bộ máu huyết ra ngoài.
Khóc đến mức dường như đã đau thương hết nỗi đau thương của mười kiếp, không hề kiềm chế.
Mà trong tiếng khóc đau đớn tột cùng đó của nàng, cửa cung nhẹ nhàng mở ra, một người xuất hiện trước cửa dưới ánh đèn.
Khương Trầm Ngư không ngẩng đầu, cũng không ngừng khóc, tiếp tục kêu gào.
Người đó đóng cửa cung lại, sau đó bước từng bước một, rất chậm nhưng rất vững chãi tiến về phía nàng, cuối cùng dừng trước mặt nàng.
Khương Trầm Ngư nhìn thấy hài của người ấy, một đôi hài trắng nhỏ, mũi hài còn thêu đồ đằng, nhưng không phải là Bạch Trạch, mà là phượng hoàng. Phượng hoàng màu vàng kim, lửa đỏ rực rỡ, dường như thiêu đốt cả mắt nàng.
Nàng chật vật, gắng gượng, yếu ớt ngẩng đầu lên.
Trong tầm mắt là khuôn mặt dịu dàng lạ lùng của Tiết Thái: Hắn nhìn nàng, ánh mắt long lanh như thủy tinh, cuối cùng giơ tay ra, đỡ lấy đầu nàng.
“Xưng đế đi”.
Tiết Thái nói như thế.
Khương Trầm Ngư phát ra một tiếng kêu rên thật dài.
“Chỉ khi ngươi thực sự có đủ sức mạnh áp chế tất cả, mới có thể đích thân tạo ra hạnh phúc mà ngươi muốn”. Tiết Thái nói đoạn nước mắt chầm chậm trào ra khỏi hốc mắt: “Xưng đế đi”.
Nước mắt của hắn nhỏ xuống gương mặt của Khương Trầm Ngư, thế nên, Khương Trầm Ngư đang khóc thảm thiết đã nín một cách lạ kỳ.
Không có gió mà cung đăng lắc lư chao đảo, trong nháy mắt, trong Ân Phái cung, quang ảnh trùng trùng.
Một tháng sau, vào buổi chạng vạng, một cỗ xe ngựa bí mật lao ra khỏi cửa cung, đến một khu vườn ở ngoại ô.
Nửa canh giờ sau, một cỗ xe ngựa khác cũng tiến vào khu vườn này.
Người trong xe cúi người xuống xe, người cầm đèn dẫn lối vẫn là Hoài Cẩn.
“Bệ hạ, xin đi theo nô tì”.
Cùng một lối mòn nhỏ quanh co, ngoằn ngoèo trải dài. Cùng một quý khách áo bào hoa gấm, im lặng đi sau. Cùng một tiếng đàn chậm rãi vẳng ra từ trong nhã xá, nhưng biểu cảm của vị khách hôm nay trong chốc lát lại trở nên bi thương.
Hoài Cẩn dẫn chàng đến trước cửa, khom mình nói: “Nô tì đưa đến đây, mời bệ hạ tự mình vào bên trong”.
Đến câu này cũng giống y lần trước.
Trong lòng vị khách khe khẽ thở dài, đẩy cửa phòng bước vào bên trong.
Lần này, tiếng đàn không ngưng, nhưng người gảy đàn lại đặt cây đàn ở một vị trí khác, không bày ở sánh ngoài mà là ở gian trong.
Bức bình phong chắn giữa gian ngoài và gian trong cũng được dẹp, chỉ buông một mức rèm mỏng.
Cách tấm rèm lụa, có thể nhìn thấy Khương Trầm Ngư đang cúi đầu gảy đàn bên trong, tiếng đàn càng làm lòng người đắm say.
Khách đến lặng im lắng nghe, không nói một lời, cho đến khi nàng đàn xong bản nhạc, mới nhẹ nhàng vỗ tay.
Khương Trầm Ngư thu tay, chăm chú nhìn người mới đến, giây sau mới khẽ nói: “Ngài vẫn đến, bệ hạ”.
“Ta vẫn đến”.
“Ta cứ tưởng ngài sẽ không đến”.
Hách Dịch cúi đầu, cười khổ một lát: “Ta cũng tưởng mình sẽ không đến”. Nói đoạn ngồi xuống cạnh chiếc bàn ở gian ngoài. Trên bàn đặt một bình trà, chàng cầm chén lên tự rót cho mình, không ngờ, sau khi rót ra phát hiện lại là rượu.
Chàng hơi bất ngờ ngước nhìn Khương Trầm Ngư: “Đêm lạnh khách tới rượu thay trà sao?”.
“Có lẽ là vì ‘Chủ nhân ví biết mời say khách. Non nước đâu là chẳng cố hương’[3]”.
[3] Hai câu trong bài “Khách trung tác” của Lý Bạch, Trần Trọng San dịch.
“Nàng muốn ta say? Tại sao?”.
“Bởi vì...”. Giọng Khương Trầm Ngư trở nên mơ màng: “Có một số chuyện, có lẽ chỉ khi say ta mới dám nói, cũng chỉ khi say ngài mới dám nghe”.
Hách Dịch vốn định uống, nhưng nghe xong câu này bèn bỏ ly rượu xuống, chăm chú nhìn bóng hình sau tấm rèm hồi lâu mới mở miệng nói: “Kỳ thực... ta đã biết nàng muốn nói gì”.
Khương Trầm Ngư thấp giọng nói: “Ngài không biết đâu”.
“Không, ta biết”. Hách Dịch nhếch môi, tự cười giễu cợt: “Đừng coi thường mạng lưới thông tin của trẫm ở đế đô như thế...”.
“Thế thì, bệ hạ đã biết những gì rồi?”.
“Ta biết tỉ tỉ nàng câu kết với người khác, muốn đẩy nàng vào chỗ chết. Nhưng bọn họ quá ngây thơ, dựa vào mấy tên võ công quèn không trốn khỏi cặp mắt của tên tiểu hồ ly Tiết Thái. Để ép nàng hết hy vọng, đối mặt với hiện thực, tên tiểu hồ ly Tiết Thái án binh bất động, để mặc bọn chúng làm càn, nhưng lại xuất hiện vào thời khắc then chốt nhất, khiến bọn chúng hoàn toàn thảm bại, cũng để nàng nhìn thấu tất cả...”.
Lần này đến lượt Khương Trầm Ngư tự giễu mình: “Sự tình đến bệ hạ cũng biết, vậy mà ta đến lúc chúng động thủ, định giết mình mới phát giác... Xem ra, ta thật sự là kẻ mù mờ thông tin nhất Bích quốc rồi”.
Hách Dịch chăm chú nhìn nàng, nhẹ nhàng nói: “Tiết Thái chỉ là muốn bảo vệ nàng. Hắn tuy bé người mà tinh ranh, có lúc không biết rốt cuộc hắn muốn gì, hắn cần gì, nhưng có một điểm rất rõ ràng, hắn nguyện phò tá nàng, cũng rất có năng lực phò tá nàng. Nàng có được một vị thừa tướng như vậy, thật khiến vô số người ngưỡng mộ, đặc biệt là cái tên ở Yên quốc đó”. Nói đến đây, không nhịn được bật cười.
Khương Trầm Ngư nghe thấy nhưng không cười, mà quay mặt qua chỗ khác cúi đầu nói: “Cho nên, bệ hạ cho rằng hôm nay ta mời bệ hạ đến vì cái gì?”.
“Dù sao cũng không phải là trả nợ”. Hách Dịch ngẫm nghĩ, vẫn cầm ly rượu đó lên, uống cạn một hơi: “Rượu ngon! Đủ cay!”.
“Tại sao bệ hạ cho rằng ta không muốn trả nợ?”.
Hách Dịch lại rót thêm một chén, ngửa đầu uống cạn, giọng nói mơ hồ không rõ: “Nàng sắp đăng cơ rồi, cho dù ta có hoang đường đến đâu nữa, cũng biết một vị đế vương sẽ không trả nổi món nợ nhân tình đâu”.
Giọng nói của Khương Trầm Ngư trở nên hơi cổ quái: “Thế tại sao bệ hạ còn đến?”.
Hách Dịch ngẩng đầu lên, ngẩn ngơ nhìn ngọn đèn phía trên bức rèm sa, lẩm bẩm nói: “Ai mà biết được... Có lẽ, ta chỉ là đang đợi một kỳ tích? Không biết nữa... Ta, ta... haizz, nàng cứ coi như ta không đến, nàng cũng không ở đây đi!”. Nói đoạn, dứt khoát nhấc bình rượu đó lên, dốc hết vào cổ họng.
Khương Trầm Ngư bỗng đứng dậy, từ từ vén bức rèm bước ra.
Bàn tay của Hách Dịch khựng lại giữa lưng chừng, rượu từ trong miệng bình chảy rớt ra ngoài, thấm ướt y phục chàng. Chàng hoàn toàn ngây ngẩn.
Bởi vì, Khương Trầm Ngư mặc một chiếc áo đỏ mỏng như cánh ve, thân hình tuyệt mỹ ẩn hiện dưới ánh đèn, mái tóc buông xõa, dịu dàng phủ trên vai, là dáng vẻ một đại khuê nữ chuẩn bị đi ngủ sau khi tẩy trang.
Rượu trong bình đã chảy hết, sau đó, “xoảng” một tiếng, chiếc bình rớt xuống đất, lăn mấy vòng.
Hách Dịch liếm môi: “Nàng...”.
“Lần trước bệ hạ nói trừ phi có thể trả thứ mà bệ hạ muốn, mới có thể lần nữa hẹn gặp ngài. Mà ta đã hẹn gặp ngài lần nữa, tại sao bệ hạ lại cho rằng, ta nhất định là một kẻ quỵt nợ?”. Khương Trầm Ngư thong thả đi đến trước mặt chàng, mày mắt như vẽ lại được ánh đèn chiếu sáng, ngoài cực kỳ trang nhã, lại thêm vài phần quyến rũ.
“Nàng...”. Hách Dịch dường như biến thành một thiếu niên mới biết yêu lần đầu, đối diện với thiếu nữ mà lòng mình ngưỡng mộ, chân tay trở nên luống cuống không biết làm gì.
“Bệ hạ, thứ bệ hạ muốn... là ta ư?”. Khương Trầm Ngư vừa nói, vừa từ từ cởi đai áo của mình.
Hách Dịch lập tức chộp lấy tay nàng, ngăn nàng tiếp tục cởi. Biểu cảm trên mặt chàng biến đổi hết lần này đến lần khác, cuối cùng ngẩng đầu lên, nhìn thẳng vào nàng nói: “Nàng có biết mình đang làm gì không?”.
“Trả nợ”.
“Nàng! Ta... nàng...”.
“Bệ hạ, ta là người không thích nợ nần người khác, nhưng thật sự ta nợ ngài quá nhiều quá nhiều... Muốn trả ngài tiền, nhưng ngài không cần; nếu bảo ta dâng cho ngài Bích quốc, ta tuyệt đối không làm được, may mà... ta vẫn còn chính bản thân mình”. Trên gương mặt trắng trẻo xinh đẹp của Khương Trầm Ngư hiện lên một vẻ bình tĩnh đến lạ thường, mà vẻ bình tĩnh đó lại khiến trái tim của Hách Dịch vì thế mà bắt đầu run rẩy.
“Tiểu Ngu”.
“Tiểu Ngu”.
“Tiểu Ngu...”.
Ánh đèn chiếu từ bốn phương tám hướng, soi sáng toàn bộ căn phòng, không có góc tối nào. Còn Khương Trầm Ngư tắm trong ánh đèn sáng trưng như ban ngày, im lặng ngồi một lúc, sau đó đi đến trước một bình hoa, tóm lấy, ném mạnh về phía tường một cái, “choang choang”, chiếc bình hoa vỡ tan.
Nàng lại đi đến bên những chiếc bình hoa khác, nhấc lên, ném một cái; nhấc lên, ném một cái; nhấc lên... choang choang, choang choang, choang choang... Không lâu sau, trên mặt đất toàn mảnh gốm vỡ. Còn nàng vẫn không ngừng nghỉ, xông đến kéo ghì bức rèm trướng, dùng sức xé toang.
Xoẹt xoẹt xoẹt... Không đủ! Không đủ! Như thế còn lâu mới đủ!
Những âm thanh này hoàn toàn không thể làm tiêu tan nỗi thống khổ trong lòng nàng! Còn có gì nữa! Còn có gì nữa?
Khương Trầm Ngư nhìn quanh, những thứ có thể ném đã ném hết, những thứ có thể xé đã xé hết, những thứ có thể đập đã đập hết, đập đến mức không còn gì để đập như thế, xé đến mức không còn gì để xé như thế, phá đến mức cả một gian nhà ngổn ngang vỡ vụn xong, nàng cũng không thể chịu đựng được, vật ra đất mà khóc thất thanh.
Rõ ràng tất cả đều có thể ổn thỏa!
Rõ ràng vốn có thể rất hạnh phúc!
Thậm chí nàng đã lựa chọn từ bỏ tương lai của mình để chuẩn bị trút mọi tâm huyết vào Tân Dã, bảo vệ nó, bảo vệ giang sơn Bích quốc, cùng tỉ tỉ sống tiếp cuộc sống tương thân tương ái...
Tại sao phải ép nàng?
Tại sao phải đích thân đập vỡ giấc mộng tươi đẹp nhất của nàng trước mặt nàng, để nàng nhìn thấy sự thực trần trụi, máu me, mỗi một chi tiết đều thấm đẫm sự bẩn thỉu và xấu xí!
Tại sao?
Tại sao tại sao?
Tại sao tại sao tại sao?
Bấy giờ lời Tiết Thái nói lại vang lên, cuối cùng nàng đã hiểu tại sao hắn lại gọi nàng lại, sau đó nói với nàng: “Nếu sau này xảy ra chuyện gì, ngươi chỉ cần nhớ đêm nay, ngươi đã nói những lời này là đủ”.
Hắn đã cho nàng uống thuốc trước để nàng có chút sức đề kháng khi cơn đau ập đến, nhưng hắn lại không biết rằng liều thuốc đó căn bản vô hiệu, nàng vẫn đau đớn đến mức xé gan xé phổi, đau đến mức ruột gan đứt đoạn, đau đến mức hận không thể một ngàn lần, một vạn lần, chết đi như thế này!
Bởi vì quá đau khổ, một suy nghĩ đột nhiên lóe lên trong đầu, nàng nhẹ nhàng hỏi: “Ta có thể lại tha thứ cho Họa Nguyệt một lần nữa hay không?”.
Lại tha thứ một lần nữa, sau đó, tất cả đều bước tiếp theo viễn cảnh mà nàng đã tính toán lúc đầu...
Tân Dã vẫn là hoàng đế.
Nàng và Họa Nguyệt vẫn là thái hậu.
Thiên hạ thái bình, triều thần hòa thuận, tất cả đều thuận lợi.
Chỉ cần nàng chịu quên đi chuyện xảy ra trong đêm nay, lại tha thứ cho Họa Nguyệt một lần nữa.
Khương Trầm Ngư bắt đầu bò lên phía trước, dùng cánh tay nhích cơ thể đang cứng đơ của mình lên trước từng chút từng chút một, nhích qua mặt đất đầy những mảnh vỡ, không quan tâm đến bản thân máu me be bét.
Nếu như đau đớn như thế này, thế thì, tha thứ cho Họa Nguyệt chẳng phải tốt hơn sao?
Tha thứ cho nàng ta, không oán hận nàng ta muốn giết mình, không tính toán chuyện nàng ta ích kỷ như thế, không để ý nàng ta ngu xuẩn như thế... tha thứ cho nàng ta!
Khương Trầm Ngư thét lên chói tai, tròng mắt cũng không chịu nổi thứ áp lực đang thít chặt nàng này, nàng bắt đầu lớn tiếng gào thét khóc lóc.
Khóc đến mức muốn nôn cả trái tim ra ngoài.
Khóc đến mức muốn phun toàn bộ máu huyết ra ngoài.
Khóc đến mức dường như đã đau thương hết nỗi đau thương của mười kiếp, không hề kiềm chế.
Mà trong tiếng khóc đau đớn tột cùng đó của nàng, cửa cung nhẹ nhàng mở ra, một người xuất hiện trước cửa dưới ánh đèn.
Khương Trầm Ngư không ngẩng đầu, cũng không ngừng khóc, tiếp tục kêu gào.
Người đó đóng cửa cung lại, sau đó bước từng bước một, rất chậm nhưng rất vững chãi tiến về phía nàng, cuối cùng dừng trước mặt nàng.
Khương Trầm Ngư nhìn thấy hài của người ấy, một đôi hài trắng nhỏ, mũi hài còn thêu đồ đằng, nhưng không phải là Bạch Trạch, mà là phượng hoàng. Phượng hoàng màu vàng kim, lửa đỏ rực rỡ, dường như thiêu đốt cả mắt nàng.
Nàng chật vật, gắng gượng, yếu ớt ngẩng đầu lên.
Trong tầm mắt là khuôn mặt dịu dàng lạ lùng của Tiết Thái: Hắn nhìn nàng, ánh mắt long lanh như thủy tinh, cuối cùng giơ tay ra, đỡ lấy đầu nàng.
“Xưng đế đi”.
Tiết Thái nói như thế.
Khương Trầm Ngư phát ra một tiếng kêu rên thật dài.
“Chỉ khi ngươi thực sự có đủ sức mạnh áp chế tất cả, mới có thể đích thân tạo ra hạnh phúc mà ngươi muốn”. Tiết Thái nói đoạn nước mắt chầm chậm trào ra khỏi hốc mắt: “Xưng đế đi”.
Nước mắt của hắn nhỏ xuống gương mặt của Khương Trầm Ngư, thế nên, Khương Trầm Ngư đang khóc thảm thiết đã nín một cách lạ kỳ.
Không có gió mà cung đăng lắc lư chao đảo, trong nháy mắt, trong Ân Phái cung, quang ảnh trùng trùng.
Một tháng sau, vào buổi chạng vạng, một cỗ xe ngựa bí mật lao ra khỏi cửa cung, đến một khu vườn ở ngoại ô.
Nửa canh giờ sau, một cỗ xe ngựa khác cũng tiến vào khu vườn này.
Người trong xe cúi người xuống xe, người cầm đèn dẫn lối vẫn là Hoài Cẩn.
“Bệ hạ, xin đi theo nô tì”.
Cùng một lối mòn nhỏ quanh co, ngoằn ngoèo trải dài. Cùng một quý khách áo bào hoa gấm, im lặng đi sau. Cùng một tiếng đàn chậm rãi vẳng ra từ trong nhã xá, nhưng biểu cảm của vị khách hôm nay trong chốc lát lại trở nên bi thương.
Hoài Cẩn dẫn chàng đến trước cửa, khom mình nói: “Nô tì đưa đến đây, mời bệ hạ tự mình vào bên trong”.
Đến câu này cũng giống y lần trước.
Trong lòng vị khách khe khẽ thở dài, đẩy cửa phòng bước vào bên trong.
Lần này, tiếng đàn không ngưng, nhưng người gảy đàn lại đặt cây đàn ở một vị trí khác, không bày ở sánh ngoài mà là ở gian trong.
Bức bình phong chắn giữa gian ngoài và gian trong cũng được dẹp, chỉ buông một mức rèm mỏng.
Cách tấm rèm lụa, có thể nhìn thấy Khương Trầm Ngư đang cúi đầu gảy đàn bên trong, tiếng đàn càng làm lòng người đắm say.
Khách đến lặng im lắng nghe, không nói một lời, cho đến khi nàng đàn xong bản nhạc, mới nhẹ nhàng vỗ tay.
Khương Trầm Ngư thu tay, chăm chú nhìn người mới đến, giây sau mới khẽ nói: “Ngài vẫn đến, bệ hạ”.
“Ta vẫn đến”.
“Ta cứ tưởng ngài sẽ không đến”.
Hách Dịch cúi đầu, cười khổ một lát: “Ta cũng tưởng mình sẽ không đến”. Nói đoạn ngồi xuống cạnh chiếc bàn ở gian ngoài. Trên bàn đặt một bình trà, chàng cầm chén lên tự rót cho mình, không ngờ, sau khi rót ra phát hiện lại là rượu.
Chàng hơi bất ngờ ngước nhìn Khương Trầm Ngư: “Đêm lạnh khách tới rượu thay trà sao?”.
“Có lẽ là vì ‘Chủ nhân ví biết mời say khách. Non nước đâu là chẳng cố hương’[3]”.
[3] Hai câu trong bài “Khách trung tác” của Lý Bạch, Trần Trọng San dịch.
“Nàng muốn ta say? Tại sao?”.
“Bởi vì...”. Giọng Khương Trầm Ngư trở nên mơ màng: “Có một số chuyện, có lẽ chỉ khi say ta mới dám nói, cũng chỉ khi say ngài mới dám nghe”.
Hách Dịch vốn định uống, nhưng nghe xong câu này bèn bỏ ly rượu xuống, chăm chú nhìn bóng hình sau tấm rèm hồi lâu mới mở miệng nói: “Kỳ thực... ta đã biết nàng muốn nói gì”.
Khương Trầm Ngư thấp giọng nói: “Ngài không biết đâu”.
“Không, ta biết”. Hách Dịch nhếch môi, tự cười giễu cợt: “Đừng coi thường mạng lưới thông tin của trẫm ở đế đô như thế...”.
“Thế thì, bệ hạ đã biết những gì rồi?”.
“Ta biết tỉ tỉ nàng câu kết với người khác, muốn đẩy nàng vào chỗ chết. Nhưng bọn họ quá ngây thơ, dựa vào mấy tên võ công quèn không trốn khỏi cặp mắt của tên tiểu hồ ly Tiết Thái. Để ép nàng hết hy vọng, đối mặt với hiện thực, tên tiểu hồ ly Tiết Thái án binh bất động, để mặc bọn chúng làm càn, nhưng lại xuất hiện vào thời khắc then chốt nhất, khiến bọn chúng hoàn toàn thảm bại, cũng để nàng nhìn thấu tất cả...”.
Lần này đến lượt Khương Trầm Ngư tự giễu mình: “Sự tình đến bệ hạ cũng biết, vậy mà ta đến lúc chúng động thủ, định giết mình mới phát giác... Xem ra, ta thật sự là kẻ mù mờ thông tin nhất Bích quốc rồi”.
Hách Dịch chăm chú nhìn nàng, nhẹ nhàng nói: “Tiết Thái chỉ là muốn bảo vệ nàng. Hắn tuy bé người mà tinh ranh, có lúc không biết rốt cuộc hắn muốn gì, hắn cần gì, nhưng có một điểm rất rõ ràng, hắn nguyện phò tá nàng, cũng rất có năng lực phò tá nàng. Nàng có được một vị thừa tướng như vậy, thật khiến vô số người ngưỡng mộ, đặc biệt là cái tên ở Yên quốc đó”. Nói đến đây, không nhịn được bật cười.
Khương Trầm Ngư nghe thấy nhưng không cười, mà quay mặt qua chỗ khác cúi đầu nói: “Cho nên, bệ hạ cho rằng hôm nay ta mời bệ hạ đến vì cái gì?”.
“Dù sao cũng không phải là trả nợ”. Hách Dịch ngẫm nghĩ, vẫn cầm ly rượu đó lên, uống cạn một hơi: “Rượu ngon! Đủ cay!”.
“Tại sao bệ hạ cho rằng ta không muốn trả nợ?”.
Hách Dịch lại rót thêm một chén, ngửa đầu uống cạn, giọng nói mơ hồ không rõ: “Nàng sắp đăng cơ rồi, cho dù ta có hoang đường đến đâu nữa, cũng biết một vị đế vương sẽ không trả nổi món nợ nhân tình đâu”.
Giọng nói của Khương Trầm Ngư trở nên hơi cổ quái: “Thế tại sao bệ hạ còn đến?”.
Hách Dịch ngẩng đầu lên, ngẩn ngơ nhìn ngọn đèn phía trên bức rèm sa, lẩm bẩm nói: “Ai mà biết được... Có lẽ, ta chỉ là đang đợi một kỳ tích? Không biết nữa... Ta, ta... haizz, nàng cứ coi như ta không đến, nàng cũng không ở đây đi!”. Nói đoạn, dứt khoát nhấc bình rượu đó lên, dốc hết vào cổ họng.
Khương Trầm Ngư bỗng đứng dậy, từ từ vén bức rèm bước ra.
Bàn tay của Hách Dịch khựng lại giữa lưng chừng, rượu từ trong miệng bình chảy rớt ra ngoài, thấm ướt y phục chàng. Chàng hoàn toàn ngây ngẩn.
Bởi vì, Khương Trầm Ngư mặc một chiếc áo đỏ mỏng như cánh ve, thân hình tuyệt mỹ ẩn hiện dưới ánh đèn, mái tóc buông xõa, dịu dàng phủ trên vai, là dáng vẻ một đại khuê nữ chuẩn bị đi ngủ sau khi tẩy trang.
Rượu trong bình đã chảy hết, sau đó, “xoảng” một tiếng, chiếc bình rớt xuống đất, lăn mấy vòng.
Hách Dịch liếm môi: “Nàng...”.
“Lần trước bệ hạ nói trừ phi có thể trả thứ mà bệ hạ muốn, mới có thể lần nữa hẹn gặp ngài. Mà ta đã hẹn gặp ngài lần nữa, tại sao bệ hạ lại cho rằng, ta nhất định là một kẻ quỵt nợ?”. Khương Trầm Ngư thong thả đi đến trước mặt chàng, mày mắt như vẽ lại được ánh đèn chiếu sáng, ngoài cực kỳ trang nhã, lại thêm vài phần quyến rũ.
“Nàng...”. Hách Dịch dường như biến thành một thiếu niên mới biết yêu lần đầu, đối diện với thiếu nữ mà lòng mình ngưỡng mộ, chân tay trở nên luống cuống không biết làm gì.
“Bệ hạ, thứ bệ hạ muốn... là ta ư?”. Khương Trầm Ngư vừa nói, vừa từ từ cởi đai áo của mình.
Hách Dịch lập tức chộp lấy tay nàng, ngăn nàng tiếp tục cởi. Biểu cảm trên mặt chàng biến đổi hết lần này đến lần khác, cuối cùng ngẩng đầu lên, nhìn thẳng vào nàng nói: “Nàng có biết mình đang làm gì không?”.
“Trả nợ”.
“Nàng! Ta... nàng...”.
“Bệ hạ, ta là người không thích nợ nần người khác, nhưng thật sự ta nợ ngài quá nhiều quá nhiều... Muốn trả ngài tiền, nhưng ngài không cần; nếu bảo ta dâng cho ngài Bích quốc, ta tuyệt đối không làm được, may mà... ta vẫn còn chính bản thân mình”. Trên gương mặt trắng trẻo xinh đẹp của Khương Trầm Ngư hiện lên một vẻ bình tĩnh đến lạ thường, mà vẻ bình tĩnh đó lại khiến trái tim của Hách Dịch vì thế mà bắt đầu run rẩy.
“Tiểu Ngu”.
“Tiểu Ngu”.
“Tiểu Ngu...”.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook