Giá Của Cái Nghèo
-
Chương 18
_ 17 năm sau _
– Thảo !con mang mấy cái bánh chuối này sang biếu ông Nhị.
Bảo rằng nhà con có ít chuối em Gạo làm bánh, mời ông ăn thử…
– Ôi dào, sao thầy không bảo cái Gạo nó đi, nó làm cơ mà.
Thảo làu bàu không chịu, nó chua ngoa chỉ về phía em gái đang rửa bát đũa ở sân giếng.
Ông Đỏ thở dài, ông dáp:
– chính vì em nó đã làm bánh, thì thầy mới bảo con đi.
Con xem, con là chị ,tối hôm qua con bảo rửa bát, mà đến giờ cái Gạo vẫn phải rửa.
Lười biếng như thế, con định không lấy chồng hay sao? Đã hai ba tuổi đầu rồi đấy chứ bé bỏng gì nữa đâu…
– Ôi dào, có không lười biếng với cái mặt này, thì ai người ta lấy con ?
Cái Thảo chạnh lòng sờ lên má mình, nơi có cái sẹo do năm nào bị bỏng a xít vẫn còn.
Vết bỏng ăn sâu vào da thịt mặc cho thầy u hết mực chữa chạy, kiêng khem đủ điều, nhưng chỗ da ấy vẫn co dúm dúm lại , nhìn kĩ mặt nó còn có hướng hơi lệch về bên kia, do phần da bên này bị nhăn.
Tuy đã xấu, nhưng được cái nó lại lười.
Mỗi lần thầy nó sai làm gì, nó đều ỉ sang cho con bé Gạo.
Nếu thầy nó so sánh hay mắng nó lười, nó lại quay ra lấy vết sẹo là cái điểm gãi vào khiến người ta thương hại.
Ông Đỏ định mắng, thế nhưng Gạo chạy vào, nói giúp thay chị:
– Thầy để con đi, nhân tiện con sang lấy táo tàu với cam thảo cho u.
Thầy đừng mắng chị, ai đi cũng như nhau cả.
Nói đoạn , Gạo cầm đĩa bánh được đậy trong lá chuối cẩn thận chạy tong tong đi sang nhà ông Nhị.
Ông Đỏ nhìn đứa con gái lớn thở dài, ông nói:
– Con đừng lấy cái sẹo trên mặt ra để đổ lỗi nữa.
Do con lười biếng, chứ sẹo chẳng có tội tình gì cả.
Con bé Gạo nó còn bị phổi, trái gió trở trời nó còn không thở được cơ.
Con ăn thì ăn nhiều hơn em, lớn cũng hơn em, chỉ có cái làm là cái Gạo nó hơn con thôi.
Hai ba tuổi, nhiều đứa con nó lớn rồi kia,không phải do cái sẹo ,do con xấu mà người ta không lấy con, mà là do con lười.
Còn đống bát đấy, ra mà rửa nốt đi.
Ông Đỏ nói khiến mặt cái Thảo xị ra, nó lầm lì đi về phía đống bát ngồi cái bạch xuống ghế rửa, tuy nó không cãi, nhưng mỗi lần ông đem cái Gạo ra so sánh, là nó lại ghét em gái nó thêm một bậc.
Chỉ vì sinh thêm em nên nó mới bị thầy u ghét.
Câu chuyện của mười bảy năm về trước nó không thực sự nhớ, nhưng thi thoảng có người kể lại khiến nó hiểu ít nhiều.
Chuyện anh trai nó coi cái Gạo là yêu nghiệt nên cố tìmh giết nhưng không thành, kể từ đó anh nó cũng bị thầy từ mặt.
Vì bản thân nó không ưa em, tính lại hơi dở dở cho nên nó cũng thấy anh nó làm có phần đúng .
Gạo mang bánh chuối sang cho ông Nhị.
Từ bé đến lớn, ông Nhị là người thân quen nhất đối với nhà ông đỏ.
Mặc cho người đời xa lánh nhà ông bà vì nghèo, sợ ông bà vay mượn tiền lại mắc mệt.
Thế nhưng ông Lang lại thường xuyên lui tới đều, nhà có ai bị làm sao ông chữa chạy không lấy tiền.
Lắm khi ông Lang Nhị giúp nhiều ,ông Đỏ lại thêm phần áy náy.
Con Gạo nhà ômg sống đến ngày hôm nay phần lớn là nhờ ông Lang.
Cho nên ông hay nhắc nhở con gái phải mang ơn nhà ông Nhị, anh Kiên.
Có gì ngon phải mang đến để tỏ lòng thành,Mình thua người ta cái giàu sang, nhưng phải hơn người ta cái đàng hoàng.
Đấy là điều Gạo được dạy từ khi bé cho đến bây giờ đã trở thành thiếu nữ.
Có thể nói , từ khi sinh Gạo ra ,nhà ông bà có những thay đổi khá rõ.
Cái Thảo trước kia bé nhất nhà được nuông chiều, nay có em út ít hơn, ông bà Đỏ không còn quan tâm nó nhiều hơn trước.
Hơn nữa, nó ghét em gái nó là bởi người em gái nó trắng trẻo, xinh đẹp, còn nó phải mang cái vết sẹo hủy hoại mặt suốt cả cuộc đời.
Ông Đỏ hay bảo vợ ,tính con Thảo có phần cục xúc, và không biết suy nghĩ y như thằng anh.
Suốt gần hai chục năm ròng, không một ai nhắc đến thằng con trai năm ấy, có ai hỏi, ông Đỏ chỉ nói ông có hai đứa con gái, ngoài ra không còn đứa nào khác.
Nhiều lần cái Thảo hỏi về anh trai , nhưng ông Đỏ gạt phắt đi phủ nhận.
Đứa chị đã xấu người, còn lười biếng, và đanh đá nổi tiếng.
Trong khi đó đứa em gái thì lại ximh xắn, chăm chỉ làm việc đỡ đần thầy u, cách nói chuyện cũng vô cùng tinh tế và nhẹ nhàng.
Cô chị thì ế chỏmg ế trơ ,cô em thì nhà nào có con trai cũng để ý muốn cưới.
Vì Vậy, ghét thì càng thêm ghét, Thảo coi em em gái như mối thù truyền kiếp mỗi khi đem ra so sánh:
– Bác Nhị ơi! Cháu Gạo đây bác, bác mở cửa giúp cháu….
Tiếng Gạo nhẹ nhàng gọi làm ông Lang trobg nhà lật đậy đi ra.
Thấy Gạo, ông cười đáp:
– Gạo đấy hở? Vào đây!
Theo chân ông Lang vào nhà, Gạo vừa đi vừa nói:
– Cháu mới làm ít bánh,mang sang cho bác một ít, bác ăn ngay nhé, ăn nóng mới ngon.
Gạo để bánh lên bàn,ông Nhị cười gật đầu ,ông trêu:
– làm bánh à? Để đấy bác xin.
Khéo tay thế này lấy chồng đi thôi.
Mười tám tuổi lấy là đẹp nhất đấy.
Có ai để ý chưa, để bác giới thiệu cho mấy đám…
Ông Lang nửa đùa nửa thật nói , Gạo gãi đầu thẹn thùng.
Cô đáp:
– Cháu còn đang học bác Lang ạ, với lại chị Thảo chưa lấy chồng, làm sao cháu dám lấy.
Cháu đi lấy chồng rồi thầy u cháu lại vất vả.
Thế nên cháu định bụng học hàng xong làm có tiền rồi mới lấy ai thì lấy bác ạ.
Ông Nhị gật đầu, con bé trẻ tuổi mà nghĩ sâu sắc lắm, chẳng giống thằng anh đói ăn đi ăn cắp, hay con chị lười chảy thây ra.
Bật cười vì suy nghĩ ban nãy ,ông nói:
– Nghĩ như cháu cũng phải, thầy u vất vả nhiều rồi, có thằng anh lẫn con chị chẳng ra sao.
Đặt tên đứa đầu là Hiếu, đứa sau là Thảo ,ông bà Đỏ chỉ mong con cái thành người ,vậy mà không đứa nào nên hồn.
Vẫn biết sống tìmh nghĩa thì thiệt thòi, thôi thì cố gắng Gạo ạ.
Ông bà Đỏ đã khổ cả nửa đời người rồi.
Gạo gật đầu hiểu chuyện.
Tuy nghèo khổ thật ,nhưbg cô vẫn luôn muốn vươn lên bằng thực lực chứ không phải bằng nghề bất chính .
Vừa ngồi chờ ông Lang bốc táo tàu cho u, vừa nói chuyện.
Ông Lang khoe:
– Thằng Nhân nó nhắc tới cháu suốt đấy, nó vừa viết thư về ngày hôm qua, bảo nửa tháng nữa sẽ sắp xếp về chơi.
Nó bảo bác khuyên cháu học hành, sau lên Hà Nội học với nó đấy.
Cha tiên sư bố nó, bác nuôi nó thì nó chẳng nhắc gì đến bác, chỉ nhắc tới mỗi cái Gạo , cái thằng này chán thật.
Gạo cười, anh Nhân là cháu ruột ông Nhị, hơn Gạo mấy tuổi,bằng tuổi cái thảo lười.
Thầy u anh bị tai nạn mất cả, thế cho nên ông Lang cưu mang, cho ăn học, hiện giờ vẫn ở trên Hà Nội.
Thời bé ở với ông Lang, anh chơi thân với chị em nhà ấy.
Anh hay kể với ông Lang rằng tính cái Thảo nó không tốt, chơi bẩn, cái Gạo có gì là nó toàn tranh đồ của em.
Mỗi lần như vậy ,Nhân thường bênh Gạo ra mặt, đôi khi anh còn lấy lại đồ cho Gạo.
Tuy trẻ con chơi với nhau, nhưng ông Lamg biết lớn lên Nhân sẽ thích cái Gạo.
Biết Gạo học giỏi, nhưng nghĩ học cao hơn Gạo sẽ thích người khác, cho nên cứ lần nào gặp, ông lại khuyên Gạo học chỉ thế thôi để ông dẫn mối, nhưng cô đều từ chối khéo khiến ông Lang cũng buồn.
Đưa bọc thuốc cho cô gái trẻ, Gạo cảm ơn rối rít rồi chạy nhanh về nhà.
Bà Đỏ từ ngày sinh cô ra bị băng huyết thì yếu dần, trái gió trở trời toàn thân đau nhức,chỉ ngồi không cũng thấy chóng mặt.
Mang thuốc về đến nhà, thấy bà Đỏ vẫn đang nôn mật xanh mật vàng.
Gạo chạy lại vuốt lưng, xoa dầu gió giữ ấm, cô nói với u:
– U ăn cháo để con đi nấu nhé.
Ăn xong để còn uống thuốc.
Bà Đỏ da cứ tái nhợt cả đi, bà không trả lời được.
Vịn vào thành giường, bà nằm thở thều thào khó nhọc,muốn dậy nấu cho con bữa cơm trưa mà nghe chừng khó quá.
Nghĩ nhà đã nghèo, bà lại ốm bệnh là gánh nặng cho chồmg con.
Lắm khi bà muốn chết đi cho rảnh nợ, nhưng cuối cùng lại không dám.
Cả đời bà, day dứt nhất không phải là chuyện thiếu ăn thiếu mặc, mà là việc thầy u từ mặt con.
Ngót gần hai chục năm ròng ông bà và vợ chồng nhà Hiếu không gặp nhau lấy một lần.
Khoảng cách từ nhà bà cho đến làng bên không xa, lắm khi ông Đỏ bảo vô tình gặp Khuê ở chợ ả chỉ liếc xéo bố chồng chứ không thèm hỏi han câu nào.
Trong thâm tâm bà Đỏ nghĩ, thôi thì thời trẻ ai chả có lúc bồng bột, mà ông bà cũng đã lớn tuổi rồi, có mỗi mình Hiếu là con trai lớn.
Bà sợ đến lúc bà chết , gia đình vẫn phân li, không có con trai chịu hương khói.
Gia đình mà không có ai thờ phụng thì khác nào tuyệt tự đâu.
Nghĩ đến đây, bất giác bà Đỏ lại chảy cả nước mắt.
Gạo xuống bếp nấu cơm, cái Thảo vẫn ngồi ngoài hiên soi gương sửa soạn, biết là trên mặt mình có vết sẹo, nhưng Thảo vẫn nghĩ bản thân mình chẳng đến nỗi nào.
Nó còn bảo, nếu không có vết sẹo xấu xí này, thì chắc chắn nó phải xinh xắn hơn cái Gạo.
– Làm gì? Định đi nấu cơm hả ? Hết gạo rồi, làm gì có gạo mà nấu.
Thấy em đem nồi nấu cơm thì Thảo lớn tiếng nói.
Gạo vẫn đi vào chỗ bao,bốc ra được một nắm.
Trông nắm gạo bé tí mà nhà lại bốn người, cô thở dài, mang chỗ gạo ấy đem vo.
– Này!thế mày không bảo thầy thầy là hết gạo à? Mày nấu từng đấy thì ai ăn ai nhịn.
-Nói với thầy thì có ích gì đâu.
Thầy làm cả ngày cũbg mệt rồi, chi bằng chỗ gạo này đem đi nấu cháo, may ra mỗi người được một bát.
Nghĩ tưởng Gạo giải quyết thế là hay,nhưng Thảo gạt phắt đi , nó đứng dậy tay chống nách mà nói:
– Mày ăn được nhưng tao không ăn được, chưa tính đến chuyện cháo gì, nhưng một nắm gạo như thế thì ai ăn ai nhịn….
– Không ăn cơm thì ăn cứt.
Hai mấy tuổi đầu rồi chứ bé bỏng gì, mà bắt thầy u nuôi mãi.
Ngày xưa có thằng anh mày, giờ đến cái mặt mày.
Muốn sướng thì tự đi làm lấy mà ăn.
Cái loại chị như như mày cũng làm xấu mặt con Gạo.
Ông Đỏ vừa hay cũng về,thấy con lớn bắt nạt con bé thì tức ,người mệt sẵn ông chửi Thảo một tràng.
Nó lại xị mặt ra, không những thế ,nó còn cãi:
– sao lúc nào thầy cũng bênh nó thế? Chẳng lẽ con không phải con của thầy của u hay sao? Nhà hết gạo ,không báo thầy thì báo với ai nào? Mà….
có phải là thầy không có tiền đâu, hôm qua con vừa thấy thầy cho nó tiền.
Bảo nó lấy tiền đấy đi mà đong gạo chứ còn gì nữa.
Gạo nghe chị nói thì chạnh lòng cắn chặt môi.ông Đỏ định nói gì, thì Gạo đã nói trước:
– Chị Thảo nói đúng đấy thầy ạ, để con lấy số tiền ấy đi mua gạo, còn chuyện khác tính sau.
Thầy trông nhà, con đi mua gạo thầy nhé, thầy đừng mắng chị Thảo nữa.
Gạo trầm buồn nhìn ông Đỏ lắc đầu, đứa con bé nhất nhà nhưmg lại là người hiểu chuyện nhất.
Nói xong Gạo đội cái nón rách đi giữa trưa nắng mua gạo, bóng người con gái gầy gò đổ dài xuống đường trông thấy mà nao lòng xót xa.
Gạo biết gia cảnh nhà mình nghèo, thế nhưng chưa một lần cô than vãn.
Mua được gạo xomg ,cô mang về nhà, bữa trưa hôm ấy có cơm ,cái Thảo không lèm bèm chửi em nữa.
Ăn xong, nó cũng đi đâu mất hút từ trưa, ông Đỏ chỉ biết thở dài bất lực, có lẽ tính con Thảo này giống tính thằng Hiếu thật rồi..
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook