Đại Tạng Kinh - Kinh Điển Phật Giáo
-
23: Kinh Pháp Cú ♦ Quyển Hạ
☸ PHẨM 22: ĐỨC PHẬT☸ PHẨM 23: AN LẠC☸ PHẨM 24: YÊU THƯƠNG☸ PHẨM 25: SÂN HẬN☸ PHẨM 26: TRẦN CẤU☸ PHẨM 27: PHỤNG TRÌ☸ PHẨM 28: CHÍNH ĐẠO☸ PHẨM 29: QUẢNG THUYẾT☸ PHẨM 30: ĐỊA NGỤC☸ PHẨM 31: VOI DỤ☸ PHẨM 32: ÁI DỤC☸ PHẨM 33: LỢI DƯỠNG☸ PHẨM 34: ĐẠO NHÂN☸ PHẨM 35: TỊNH HẠNH☸ PHẨM 36: TỊCH DIỆT☸ PHẨM 37: SINH TỬ☸ PHẨM 38: ĐẠO LỢI☸ PHẨM 39: CÁT TƯỜNGKinh Pháp Cú ♦ Quyển hạ☸ PHẨM 22: ĐỨC PHẬTPhẩm Đức Phật có 21 bài kệ.
Đại ý của phẩm này là nói về thần lực và uy đức của Phật.
Ngài làm lợi ích và cứu độ chúng sinh, là ngọn đèn sáng của thế gian.[1]Tự mình thắng phiền nãoThế gian chẳng ai hơnThông suốt trí vô ngạiDẫn kẻ mê vào Đạo[2]Đoạn nghi không ngăn ngạiÁi tận không nơi chứaPhật Pháp sâu thăm thẳmChưa tu hãy tu hành[3]Dũng mãnh tâm chuyên chúXuất gia ngày đêm tuLìa dục đoạn vô minhHọc Pháp niệm sáng trong[4]Thấy Pháp tịnh vô uếĐã lìa năm đường ácPhật xuất chiếu thế gianDiệt trừ khổ chúng sinh[5]Khó được sinh làm ngườiKhó được sống trường thọKhó gặp Phật xuất thếKhó nghe Pháp của Phật[6]Tự ngộ không thầy dạyMột mình không bạn lữNhất tâm tu Chính PhápPhật Đạo tự nhiên thông[7]Thuyền trưởng khéo lái thuyềnTinh tấn làm cầu nốiNgười bị dòng tộc vâyAi thoát là trượng phu[8]Phá ác tu Phật ĐạoNgưng vọng hạnh thanh tịnhTrừ tham học Chính PhápĐoạn phiền Phật đệ tử[9]Nhẫn nhục là đệ nhấtTịch diệt là tối thượngXả ác làm Đạo NhânKhông nhiễu loạn hại người[10]Không não không nhiễu loạnThọ trì tất cả giớiXả tham ăn thanh đạmẨn dật nơi tĩnh mịchChính niệm trí tuệ sinhLà khéo hành lời Phật[11]Không làm các điều ácVâng làm mọi việc lànhThanh tịnh tâm ý mìnhLà lời chư Phật dạy[12]Phật là bậc tôn quýLậu tận đoạn tuyệt dâmThế Hùng tộc Năng NhânChúng sinh đều cung kính[13]Lành thay đại phúc báoSở nguyện đều viên thànhNhanh được đệ nhất diệtDần dần vào tịch diệt[14]Nhiều người đi nương tựaThần cây thần sông núiXây miếu vẽ hình tượngCúng tế cầu xin phúc[15]Nương tựa nơi như thếChẳng an chẳng tối thượngBởi thần không thể đếnDiệt trừ khổ của ta[16]Nếu ai Quy Y PhậtQuy Y Pháp cùng TăngTu tập Bốn Thánh ĐếTất thấy chân trí tuệ[17]Sinh tử chốn nhọc nhằnĐộ thoát nhờ Bốn ĐếĐộ đời Tám Chính ĐạoDiệt trừ mọi khổ đau[18]Quy y nơi Tam BảoTối thượng cát tường nhấtDuy chỉ Phật Pháp TăngMới trừ mọi khổ đau[19]Nếu ai tu Chính ĐạoCầu Pháp chẳng keo tiếcNgười ấy được lợi lànhChính là Quy Y Phật[20]Người trí rất khó gặpCũng không dễ gì gầnỞ mọi nơi sinh raThân tộc nhờ ơn lành[21]Vui thay Phật xuất thếVui thay Pháp thuyết giảngVui thay Tăng hòa thuậnHòa vui thường an lạc☸ PHẨM 23: AN LẠCPhẩm An Lạc có 14 bài kệ.
Đại ý của phẩm này là nói về bình an và hiểm nguy có thứ tự sai khác.
Bỏ ác hướng thiện thì sẽ được vui sướng và không đọa lạc.[1]Ta sống trong bình anChẳng ôm lòng oán hậnGiữa chúng người thù hậnTa sống không hận thù[2]Ta sống trong bình anChẳng mắc bệnh phiền nãoGiữa chúng người phiền nãoTa sống không não phiền[3]Ta sống trong bình anChẳng lo lắng ưu sầuGiữa chúng người lo âuTa sống không âu lo[4]Ta sống trong bình anThanh tịnh và vô viLấy vui làm thức ănNhư ở trời Quang Âm[5]Ta sống trong bình anĐạm bạc không phiền toáiDẫu mang củi cả nướcCũng chẳng thể đốt ta[6]Hơn người người sinh oánThua người ta xấu hổVứt bỏ tâm hơn thuaKhông tranh sẽ tự an[7]Lửa nào bằng dâm dụcĐộc nào bằng phẫn nộKhổ nào bằng phiền nãoVui nào bằng tịch diệt[8]Chớ thích niềm vui nhỏTrí nhỏ biện luận nhỏHãy cầu đại trí tuệMới được an vui lớn[9]Ta là Đức Thế TônGiải thoát vĩnh không sầuSiêu việt khỏi ba cõiMột mình hàng chúng ma[10]Vui thay thấy thánh nhânVui thay được nương tựaLìa xa kẻ ngu mêTu thiện tự an vui[11]Vui thay trì Chính ĐạoVui thay thuyết giảng PhápVới đời không đua tranhGiữ giới luôn an vui[12]Sống cùng với thánh hiềnVui như gặp người thânGần gũi bậc trí tuệĐa văn đức cao thâm[13]Ít ai thọ mạng dàiMà lắm kẻ chết nonTu Đạo giữ trọng yếuĐến già vẫn bình an[14]Muốn được Pháp cam lộĐoạn trừ diệt ái dụcMuốn thoát sinh tử khổPhải uống vị cam lộ☸ PHẨM 24: YÊU THƯƠNGPhẩm Yêu Thương có 12 bài kệ.
Đại ý của phẩm này là dạy chúng ta đừng quá si ái.
Nếu có thể chẳng khởi tâm tham dục, tất sẽ không có lo âu và hoạn nạn.[1]Nghịch Đạo thì thuận mìnhThuận Đạo thì trái mìnhLìa Đạo giữ ham muốnĐó là theo ái dục[2]Không nên vướng yêu thươngCũng đừng có oán ghétThương chẳng gặp thì loGhét thấy nhau lại sầu[3]Cho nên chớ yêu thươngBởi thương sinh oán ghétSiết buộc ai đã trừThương ghét không chỗ sinh[4]Yêu thương sinh âu loYêu thương sinh sợ hãiYêu thương nếu chẳng cóLo sợ làm sao sinh?[5]Mong cầu sinh âu loMong cầu sinh sợ hãiMong cầu nếu chẳng cóLo sợ làm sao sinh?[6]Tham dục sinh âu loTham dục sinh sợ hãiTham dục nếu chẳng cóLo sợ làm sao sinh?[7]Trì Pháp, giới thành tựuChí thành biết xấu hổTu hành gần với ĐạoMọi người đều mến thương[8]Chẳng phóng túng tham dụcSuy nghĩ kỹ mới nóiTâm không tham ái dụcTất chặt đứt luân hồi[9]Như người đi rất lâuTừ xa về bình anQuyến thuộc ra chào đónNiềm nở mừng trở về[10]Ai khéo tu phúc đứcTừ đây đến nơi kiaTự mình thọ phúc lạcNhư quyến thuộc đến mừng[11]Tu tập theo Thánh giáoNgăn trừ điều bất thiệnKính mến ai gần ĐạoChớ thân ai xa Đạo[12]Chính Đạo gần với xaChỗ trụ có khác nhauGần Đạo sinh lên trờiXa Đạo đọa địa ngục☸ PHẨM 25: SÂN HẬNPhẩm Sân Hận có 26 bài kệ.
Đại ý của phẩm này là dạy chúng ta hãy dùng nhu hòa, khoan dung, và từ bi khi đối mặt với sân hận.
Nếu làm được như thế, chư thiên tất sẽ che chở và mọi người thương mến.[1]Sân hận không thấy PhápSân hận không hiểu ĐạoSân hận ai khéo trừPhúc lạc thường tùy thân[2]Tham dục không thấy PhápSi mê cũng như thếLìa si đoạn trừ dụcPhúc ấy là đệ nhất[3]Sân hận tự kiềm chếNhư dừng xe chạy nhanhLà người lái xe giỏiBỏ tối tiến vào sáng[4]Nhẫn nhục thắng sân hậnThiện đức thắng tà ácBậc trí khéo bố thíChí thành thắng lừa dối[5]Tham dục với sân hậnSi mê cũng chẳng cóNhư tu ba việc nàyKhi chết sinh lên trời[6]Thường tự nhiếp thân tâmLòng từ không giết hạiTất sẽ sinh lên trờiĐến nơi chẳng ưu sầu[7]Tâm ý luôn tỉnh giácSáng tối siêng tu họcLậu tận ý giải thoátSẽ đắc Đạo tịch diệt[8]Người đời chê bai nhauTừ xưa cho đến nayĐã chê ai nói nhiềuLại chê ai nói ítCũng chê ai nói vừaChẳng ai không bị chê[9]Dục niệm không phải thánhChẳng thể tự kiềm chếLúc khen lúc hủy bángChỉ vì lợi với danh[10]Điều khen của thánh nhânChỉ khen ai hiền đứcNgười trí giữ giới luậtKhông chỗ để phỉ báng[11]Tịnh như bậc Ứng ChânChớ có hủy báng họHàng người đều tán thánChư thiên cũng tán dương[12]Thân luôn gìn giữ hộĐiều phục tính sân hậnDiệt trừ thân làm ácTinh tấn làm việc lành[13]Ngữ luôn gìn giữ hộĐiều phục tính sân hậnDiệt trừ lời xấu ácĐọc tụng học Pháp ngôn[14]Ý luôn gìn giữ hộĐiều phục tính sân hậnDiệt trừ tâm tà ácTư duy chính niệm Đạo[15]Gìn lời thủ hộ thânGiữ ý nhiếp tâm mìnhBỏ sân hành Chính ĐạoNhẫn nhục kiên cố nhất[16]Bỏ sân lìa ngạo mạnLánh xa các ái duyênKhông chấp nơi danh sắcVô vi diệt khổ đau[17]Sân khởi liền diệt trừDâm sinh tự khắc chếXả bỏ niệm u mêTất sẽ được bình an[18]Sân đoạn nằm ngủ yênKhuể diệt không ưu sầuPhẫn nộ là căn độcNhu hòa ý thanh tịnhLời hay được ngợi khenTrừ ác không hoạn nạn[19]Chung hướng dễ gần nhauNếu chuyên làm việc ácVề sau chuốc sân hậnNhư lửa đốt phiền não[20]Chẳng biết lẽ hổ thẹnXằng bậy lại phẫn nộAi bị sân dẫn dắtKhông chán việc xấu làm[21]Phẫn nộ gần binh đaoNhu hòa gần an tườngHạnh nhẫn là tối thượngThế nên phải luôn nhẫn[22]Phẫn nộ người khinh chêAi sân nên học nhẫnHạnh nhẫn là tối thượngThế nên phải luôn nhẫn[23]Chẳng kể ta hay ngườiPhải sợ tham sân siNếu biết họ khởi ácTâm ta nên diệt trước[24]Lợi mình và lợi ngườiVì họ ta khuyên bảoNếu biết họ khởi ácTâm ta nên diệt trước[25]Trí nhẫn thắng ngu siKẻ ngu nói lời ácMuốn luôn chiến thắng họChỉ nên giữ im lặng[26]Những ai mà làm ácPhẫn nộ khởi sinh oánNếu sân mà chẳng khởiTức là chiến thắng họ☸ PHẨM 26: TRẦN CẤUPhẩm Trần Cấu có 19 bài kệ.
Đại ý của phẩm này nói về sự khác biệt giữa thanh tịnh và ô trược.
Tu Đạo cần phải học tập thanh tịnh, đừng làm việc nhiễm ô và nhục nhã.[1]Lúc sinh chẳng làm lànhKhi chết đọa đường ácChịu khổ không gián đoạnĐến nơi chẳng tư lương[2]Hãy siêng cầu trí tuệTu trì ý kiên địnhLìa cấu chớ nhiễm ôTất sẽ thoát ách khổ[3]Bậc trí luôn tinh cầnAn tường chầm chậm tiếnTẩy trừ tâm cáu bẩnNhư thợ đúc vàng ròng[4]Như sắt bị rỉ sétTrở lại ăn thân nóÁc sinh từ nơi tâmTrở lại hủy thân đó[5]Chẳng tụng lời sẽ dơChẳng siêng nhà sẽ bẩnChẳng nghiêm sắc sẽ cấuBuông lung việc sẽ uế[6]Keo khiến huệ thí dơÁc khiến hành vi bẩnHiện đời cùng vị laiPháp ác luôn cấu uế[7]Dơ bẩn trong dơ bẩnChẳng gì bằng si mêTu học nên trừ ácBhikṣu [bíc su] không cấu uế[8]Cẩu thả vô liêm sỉNhư chim có mỏ dàiMặt dày chịu uất nhụcĐó gọi là sinh uế[9]Liêm khiết sống tuy khổNhưng nghĩa giữ trong sángChẳng dối lìa uất nhụcĐó gọi là sinh tịnh[10]Kẻ ngu ưa giết hạiLời nói chẳng thành thậtTrộm lấy vật không choVợ người thích xâm phạm[11]Khoái ý ưa phạm giớiSay mê nơi rượu chèKẻ đó mãi đời đờiĐào mộ tự chôn mình[12]Những ai hiểu lẽ phảiChẳng nên khởi niệm ácKẻ ngu gần phi phápLâu dần đốt dìm mình[13]Nếu tin làm bố thíDanh tiếng muốn vang lừngGặp người luôn khoe khoangChẳng thể nhập chính định[14]Đoạn trừ tất cả dụcDiệt tận gốc của ýNgày đêm giữ chính niệmTất sẽ nhập chính định[15]Chấp trước nhiễm trần cấuDo nhiễm sinh hữu lậuChẳng nhiễm chẳng làm uếThanh tịnh lìa si mê[16]Thấy người tự nhiễm trầnLòng ta luôn tỉnh ngộLàm uế là dối mìnhLậu tận không cấu uế[17]Lửa nóng nào bằng dâmVụt nhanh nào bằng sânLưới kín nào bằng siSông chảy nào bằng ái[18]Hư không chẳng dấu vếtĐạo Nhân chẳng ý dơNgười đời ưa làm ácDuy Phật tịnh vô uế[19]Hư không chẳng dấu vếtĐạo Nhân chẳng ý dơThế gian đều vô thườngPhật lìa ngã, ngã sở☸ PHẨM 27: PHỤNG TRÌPhẩm Phụng Trì có 17 bài kệ.
Đại ý của phẩm này là giảng giải ý nghĩa của Đạo.
Tu học Phật Pháp quý nhất là ở đức hạnh.
Tâm đừng có tham lam và ưa hưởng thụ xa xỉ.[1]Ai thích trì Kinh ĐạoLợi danh chẳng đua tranhCó lợi hay vô lợiKhông tham không si mê[2]Tu học luôn quý mếnChính tâm dùng tu hànhÔm ấp trí tuệ báuĐó là người vì Đạo[3]Gọi là bậc trí tuệKhông phải lời khôn khéoChẳng sợ chẳng kinh hoàngTu thiện là bậc trí[4]Gọi là bậc trì PhápKhông phải đọc tụng nhiềuDẫu chỉ nghe ít thôiY Pháp thân hành trìGiữ Đạo chẳng lãng quênĐó là người trì Pháp[5]Gọi là bậc trưởng lãoKhông phải tuổi tác caoGià nua tóc bạc trắngNgu si chẳng biết tội[6]Chính Pháp luôn ôm ấpNhu hòa lòng từ biHiểu rộng tâm thanh tịnhĐó là bậc trưởng lão[7]Gọi là người đoan chínhKhông phải đẹp như hoaKeo kiệt lòng ganh ghétLời nói có lỗi lầm[8]Ai khéo lìa việc ácCăn nguyên đã đoạn trừThông tuệ chẳng sân hậnĐó là người đoan chính[9]Gọi là bậc Đạo NhânKhông phải cạo râu tócNói dối nhiều tham áiTham dục như phàm phu[10]Ai khéo ngưng việc ácĐạo Pháp rộng tuyên dươngTâm an vọng tưởng diệtĐó là bậc Đạo Nhân[11]Gọi là bậc BhikṣuKhông phải đi khất thựcLàm ác kỳ vọng ngườiCầu lợi cầu tiếng tăm[12]Ai khéo biết tội phúcLuôn tu hạnh thanh tịnhDùng tuệ diệt trừ ácĐó gọi là Bhikṣu[13]Gọi là bậc hiền minhKhông phải giữ lặng thinhNội tâm chẳng thanh tịnhNgoại thân nhiễm bụi trần[14]Bất nhiễm tâm vô viThanh tịnh như hư khôngNgười ấy được tịch diệtĐó là bậc hiền minh[15]Gọi là bậc đắc ĐạoKhông phải chỉ cứu mộtRộng độ khắp chúng sinhVô hại là hành Đạo[16]Dạy người chẳng nhiều lờiLời thật việc làm chínhAi muốn được định tuệChỉ cần vọng khép trừÝ muốn cầu an lạcChớ làm việc phàm phuKết sử chưa trừ sạchVẫn không được giải thoát☸ PHẨM 28: CHÍNH ĐẠOPhẩm Chính Đạo có 28 bài kệ.
Đại ý của phẩm này là nói về Pháp yếu để đạt đến giải thoát.
Đó là Đạo vi diệu tối thượng.[1]Tối thượng Tám Chính ĐạoDấu Pháp Bốn Thánh ĐếVô dục tôn quý nhấtCúng đèn được mắt sáng[2]Đạo này chẳng còn sợThấy tịnh mới độ thếPhá tan chúng ma binhGắng hành diệt tà khổ[3]Ta đã khai Chính ĐạoVì chúng hiện quang minhĐã nghe hãy tự hànhĐã hành cởi buộc tà[4]Sinh tử vô thường, khổSoi thấy bằng trí tuệMuốn lìa hết thảy khổHành Đạo trừ tất cả[5]Sinh tử vô thường, khôngSoi thấy bằng trí tuệMuốn lìa hết thảy khổChỉ nên siêng hành Đạo[6]Lúc tu hãy nên tuĐừng như kẻ ngu siSa đọa mà chẳng màngChần chừ chẳng cầu Đạo[7]Niệm tương ứng là chínhNiệm tán loạn là tàCó trí chẳng khởi tàTu Đạo tuệ sẽ thành[8]Gìn lời giữ ý niệmBất thiện thân không làmNhư thế tịnh ba nghiệpPhật nói là đắc Đạo[9]Chặt cây chẳng bứng gốcRễ còn, sẽ sinh tiếpRễ đứt mới không câyBhikṣu đắc tịch diệt[10]Không thể chặt đứt câyThân quyến thương luyến nhớÝ tham tự trói buộcNhư nghé thèm sữa mẹ[11]Khéo đoạn gốc ý niệmVà sinh tử vô biênĐó là gần với ĐạoTất nhanh đắc tịch diệt[12]Tham dục dẫn đến giàSân hận dẫn đến bệnhSi mê dẫn đến chếtĐộc trừ sẽ đắc Đạo[13]Trước buông sau cởi bỏGiải thoát qua bờ kiaTất cả mọi niệm diệtChẳng còn sinh già chết[14]Người đời nuôi vợ conChẳng quán lẽ vô thườngCái chết bỗng chợt đếnVí như nước chảy xiết[15]Cha con chẳng thể cứuHọ hàng hy vọng gì?Mạng hết cậy quyến thuộcNhư mù cầm đèn sáng[16]Bậc trí hiểu ý trênKinh giới hãy tu trìSiêng hành vượt thế gianDiệt trừ tất cả khổ[17]Lìa xa các vực thẳmNhư gió thổi tan mâyĐã diệt tư tưởng tàĐó là chính tri kiến[18]Tuệ là báu thế gianAn lạc chứng vô viAi biết thọ chính giáoVĩnh đoạn sinh già chết[19]Biết các hành là khôngTức thấy bằng trí tuệNhàm chán khổ thế gianĐây là Đạo trừ khổ[20]Biết các hành là khổTức thấy bằng trí tuệNhàm chán khổ thế gianĐây là Đạo trừ khổ[21]Các hành không có ngãTức thấy bằng trí tuệNhàm chán khổ thế gianĐây là Đạo trừ khổ[22]Ta đã giảng dấu ĐạoÁi dục như tên bắnHãy nên tự khích lệThọ trì lời Phật dạy[23]Dục niệm Ta đều diệtLuân hồi sinh tử tậnCởi bỏ mọi buộc ràngĐạo nhãn diễn nói Pháp[24]Chảy xiết đổ vào biểnNước chảy sẽ nhanh đầyThuyết Đạo cho người tríKhéo đến uống cam lộ[25]Trước chưa nghe Pháp luânChuyển vì thương chúng sinhAi phụng sự tu hànhKính lễ vượt ba cõi[26]Ba niệm mà niệm thiệnBa niệm sẽ lìa ácTừ niệm mà có hànhDiệt cấu là Chính Đoạn[27]Ba định chuyển ba niệmBỏ ngã hành vô lượngĐắc định trừ ba kếtGiải kết hãy nên niệm[28]Biết lấy giới ngăn ácTư duy tuệ vui niệmBiết thế giới thành bạiÝ dừng tất cả giải☸ PHẨM 29: QUẢNG THUYẾTPhẩm Quảng Thuyết có 14 bài kệ.
Đại ý của phẩm này là nói rằng, chẳng kể là việc thiện hay ác, tất cả đều là từ nhỏ tích thành lớn, và hãy nên chứng ngộ Pháp nghĩa của mỗi chương cú.[1]An vui cho tuy nhỏPhúc báo sau rất lớnDẫu ban chút trí tuệThọ phúc chẳng nghĩ bàn[2]Sầu ưu trút cho ngườiMà muốn quả báo lànhTai ương trở về thânTự gặp thâm oán thù[3]Đã làm rất nhiều việcViệc sai cũng đi làmChơi bời ca hát nhảyNghiệp ác ngày càng tăng[4]Tinh tấn luôn hành trìTu học phải bỏ saiTu thân tự tỉnh giácĐó gọi là chính nghiệp[5]Đã tự hiểu biết sâuLại còn học vấn rộngDần dần càng rộng khắpNhư sữa đổ vào nước[6]Đã tự không trí tuệLại còn lười học vấnDần dần thu nhỏ hẹpNhư bơ đổ vào nước[7]Gần Đạo danh tiếng thơmNhư núi Tuyết cao vótXa Đạo mờ tăm tốiNhư ban đêm bắn tên[8]Là đệ tử của PhậtHãy luôn tự tỉnh giácNgày đêm thường niệm PhậtTư duy Pháp và Tăng[9]Là đệ tử của PhậtHãy luôn tự tỉnh giácSớm tối tư duy tuThiền quán tâm chuyên chú[10]Là người hãy nhớ nghĩKhi ăn tự biết đủTức sẽ bớt tham muốnTiết chế tất sống lâu[11]Tu khó bỏ ác khóTại gia sống cũng khóHợp hội đồng lợi khóKhó nhất vượt ba cõi[12]Bhikṣu khất thực khóSao không tự gắng sức?Tinh tấn được tự tạiSau khỏi nhờ mong ai[13]Có tín giới sẽ thànhTừ giới nhiều tài bảoDo giới hợp với ĐạoNơi nơi người cúng dường[14]Bất luận đi nằm ngồiMột mình không buông lungHãy tự hàng phục tâmLòng vui chốn núi rừng☸ PHẨM 30: ĐỊA NGỤCPhẩm Địa Ngục có 16 bài kệ.
Đại ý của phẩm này là nói về những việc mà sẽ khiến đọa địa ngục.
Hễ làm ác tất sẽ chịu quả ác; nghiệp tội lôi đi chẳng tha.[1]Nói dối gần địa ngụcĐã làm mà nói khôngHai tội, sau đều thọNghiệp đó tự lôi đi[2]Pháp y khoác trên thânLàm ác chẳng thôi nghỉAi cẩu thả làm ácKhi chết đọa địa ngục[3]Phạm giới thọ cúng dườngHá không hại chính mình?Chết ăn viên sắt nóngLửa dữ cháy thành than[4]Buông lung có bốn việcVợ người thích xâm phạm,Gặp họa chẳng phúc lợi,Bị chê, dâm dục tăng[5]Không phúc lợi đọa ácSợ ác sợ chút lạcGian dâm luật trừng phạtKhi chết đọa địa ngục[6]Ví như nhổ cỏ mayNắm lơi sẽ cắt tayĐạo Nhân không giữ giớiĐịa ngục siết lôi đi[7]Ai tu hành chểnh mảngChẳng thể trừ trần laoTịnh hạnh có khiếm khuyếtVĩnh không thọ đại phúc[8]Việc đúng nên luôn làmHãy làm hết sức mìnhLìa xa các ngoại đạoChớ nhiễm trần cấu ô[9]Việc sai chớ nên làmBởi sau chịu thống khổLàm lành luôn may mắnNơi đến chẳng hối tiếc[10]Ở trong các việc ácSẽ làm hoặc đã làmKhổ này chẳng thể trừTội siết khó miễn tha[11]Nói dối tham hối lộViệc làm không chân chínhVu khống người lương thiệnPhạt oan bậc thiện sĩTội siết những kẻ đóTự lọt hố hiểm sâu[12]Ví như phòng vệ thànhTrong ngoài đều kiên cốAi tự giữ tâm họPhi pháp chẳng thể sinhLầm lỗi nảy ưu sầuKhiến đọa chốn địa ngục[13]Nên đáng thẹn không thẹnChẳng đáng thẹn lại thẹnKẻ đó sinh tà kiếnKhi chết đọa địa ngục[14]Nên đáng sợ không sợChẳng đáng sợ lại sợBởi tin theo tà kiếnKhi chết đọa địa ngục[15]Nên đáng lánh không lánhChẳng đáng gần lại gầnDo huân tập tà kiếnKhi chết đọa địa ngục[16]Nên đáng gần thì gầnNên đáng xa thì xaChính kiến luôn gìn giữKhi chết sinh chốn lành☸ PHẨM 31: VOI DỤPhẩm Voi Dụ có 18 bài kệ.
Đại ý của phẩm này là dạy người giữ thân nghiệp chân chính; làm lành sẽ được lành và thọ hưởng phúc báo vui sướng.[1]Như voi lúc giao đấuChẳng sợ bị trúng tênLuôn dùng lòng thành tínĐộ kẻ không giới đức[2]Ví như voi điều phụcMới để cho vua cưỡiKhéo điều làm hiền nhânMới được lời thành tín[3]Dẫu ai giỏi huấn luyệnNhư khéo huấn luyện ngựaLại khéo huấn luyện voiĐâu bằng điều phục mình[4]Kẻ kia chẳng thể chởLại cũng chẳng thể đếnChỉ ai tự điều phụcMới đến nơi an lành[5]Như voi tên Hộ TàiHung mãnh khó điều phụcTrói chân không cho ănDo bởi voi hung bạo[6]Ai cứ chuyên làm ácTham dục luôn tự tróiNhư voi chẳng biết chánNên mãi thọ bào thai[7]Bổn tâm đã thuần thụcVà luôn được an lànhTất sẽ cởi bỏ tróiNhư móc sắt phục voi[8]Tu Đạo chớ buông lungKhéo luôn hộ tâm mìnhTất sẽ lìa ách khổNhư voi ra khỏi bẫy[9]Nếu có được bạn lànhHãy cùng rộng tu thiệnKhéo thông điều nghe quaĐi đến nơi chính niệm[10]Nếu chẳng được bạn lànhChớ cùng gây tan thươngLánh xa chỗ huyên náoMột mình không làm ác[11]Một mình làm việc lànhĐừng cùng với kẻ nguMột mình không làm ácNhư voi, sợ tự hộ[12]Vui thay sống lợi íchVui thay bạn nhu hòaVui thay chết an lànhVui thay không làm ác[13]Vui thay có mẹ mongVui thay có cha nhờVui thay có Đạo NhânVui thay có Chính Đạo[14]Vui thay luôn trì giớiVui thay có chính tínVui thay được trí tuệVui thay chẳng làm ác[15]Ví như cưỡi ngựa thuầnTùy ý đến nơi muốnTín giới và tinh tấnĐịnh tuệ sẽ đầy đủ[16]Giới Pháp đã thành lậpNhẫn hòa tâm an địnhSẽ đoạn mọi khổ đauTùy ý như ước mong[17]Từ đó nhập thiền địnhNhư ngựa đã thuần phụcĐoạn sân được vô lậuTất thọ phúc lạc trời[18]Tinh tấn giữa buông lungGiác ngộ giữa ngủ sayNhư ngựa đã thuần phụcBỏ ác làm thánh hiền☸ PHẨM 32: ÁI DỤCPhẩm Ái Dục có 32 bài kệ.
Đại ý của phẩm này là dạy phải lìa xa sự tham luyến của ái dục.
Người đời vì nó mà chuốc lấy biết bao tai họa nguy hại.[1]Phóng túng tâm dâm dụcÁi dục thêm cành nhánhLan rộng càng hẫy hừngNhư khỉ nhảy hái quả[2]Vì ái kham chịu khổTham dục chấp thế gianƯu sầu ngày đêm tăngMọc dài như dây leo[3]Người bị ân ái mêÁi tình chẳng thể buôngBởi thế nhiều đau thươngRóc rách chảy đầy ao[4]Phàm phu lắm ưu sầuThế gian đầy khổ đauChỉ vì ái duyên hữuLìa ái sẽ vô ưu[5]Tâm an lìa ưu sầuÁi đoạn, dứt sinh tửVô ưu chẳng mong cầuLìa ái tất được an[6]Khi chết lòng ưu sầuThân thuộc thương luyến nhớBuồn đau chốn luân hồiÁi khổ luôn đọa nguy[7]Là người tu Chính ĐạoĐừng cùng với ái dụcTrước đoạn gốc ái dụcGốc rễ chẳng chỗ sinhChớ như cắt cỏ lauKhiến tâm sinh trở lại[8]Như rễ cây sâu chắcDẫu chặt vẫn mọc lênTâm ái không trừ sạchLiền sẽ lại thọ khổ[9]Như khỉ rời khỏi câyRồi lại đến cây khácPhàm phu cũng như thếThoát ngục lại vào ngục[10]Ý tham luôn chảy mãiÁc tập với kiêu mạnTư tưởng bám tham dụcTự che chẳng thể thấy[11]Tất cả dòng ý chảyÁi siết như dây sắnDuy tuệ phân biệt thấyKhéo đoạn gốc của ý[12]Người bị ái thấm ướtTư tưởng càng lan xaÁi dục sâu không đáyGià chết chỉ tăng thêm[13]Ái dục sinh bất tậnChỉ dùng tham dục ănNuôi oán, lợi gò mảKẻ ngu luôn miệt mài[14]Tuy ngục có móc xíchNgười trí chẳng bảo chắcKẻ ngu thấy vợ conNhiễm ái hơn lao ngục[15]Phật nói ái là ngụcKiên cố khó ra khỏiCho nên hãy đoạn trừAn lạc không tham dục[16]Thấy sắc tâm mê muộiVô thường không tư duyKẻ ngu cho tốt đẹpNào biết đó chẳng thật[17]Cuộn mình trong ái dụcVí như tằm nhả tơBậc trí khéo đoạn trừChẳng tiếc, trừ khổ ách[18]Tâm ai mãi buông lungThấy dâm bảo là tịnhÂn ái ý gia tăngTừ đó vào ngục lao[19]Ý ai diệt trừ dâmThường niệm dục bất tịnhTừ đó thoát ngục tàKhéo đoạn già chết khổ[20]Lưới dục tự quấn lấyLọng ái tự phủ chePhóng túng siết ở ngụcNhư cá vào miệng rọGià chết luôn đến bứcNhư nghé thèm sữa mẹ[21]Lìa dục diệt gốc áiXé lưới chẳng còn giamTu Đạo thoát ngục tróiGiải trừ mọi chướng ngạiĐã được qua bờ kiaĐó là bậc đại trí[22]Chớ gần kẻ xa PhápCũng chớ bị ái nhiễmBa đời ai không đoạnVẫn phải đọa sinh tử[23]Nếu ngộ hết thảy phápCác pháp không chấp trướcÝ giải tất cả áiĐó là hiểu Thánh ý[24]Pháp thí thắng mọi thíĐạo vị thắng mọi vịPháp lạc thắng mọi lạcÁi tận hết khổ đau[25]Kẻ ngu trói bởi thamChẳng mong qua bờ kiaDo tham tài với áiHại người cũng hại mình[26]Tâm ái dục là ruộngTham sân si là hạtAi bố thí độ đờiPhúc báo vô cùng tận[27]Ít người mà nhiều hàngThương nhân sinh kinh sợTham dục giặc hại mạngBậc trí chẳng tham dục[28]Ái dục tâm ham muốnĐâu chỉ năm dục thôi?Nhanh lìa tuyệt năm dụcMới là bậc dũng mãnh[29]Vô dục sẽ không sợĐơn sơ chẳng ưu sầuDục trừ kết sử giảiĐó là thoát vực sâu[30]Nguồn gốc của tham dụcLà do vọng tưởng sinhNếu tâm chẳng nghĩ tưởngÁi dục sẽ không sinh[31]Chặt cây hốt nhiên ngừngCây sinh các pháp ácChặt cây lẫn nhổ gốcBhikṣu đắc diệt độ[32]Phàm phu chẳng chặt câyThân thuộc không ít nhiềuTâm trói ở nơi đóNhư nghé mong mỏi mẹ☸ PHẨM 33: LỢI DƯỠNGPhẩm Lợi Dưỡng có 20 bài kệ.
Đại ý của phẩm này là khích lệ mình hãy tinh tấn và đề phòng tâm tham.
Khi thấy bậc đức độ thì hãy học hỏi, tư duy và chớ để niệm ô uế khởi sinh.[1]Buồng chín, chuối sẽ khôCỏ lau, trúc, cũng thếCon la chết khi chửaCon người chết bởi tham[2]Bởi vậy tham vô lợiPhải biết từ si sinhVì tham, ngu hại hiềnĐầu cổ rơi xuống đất[3]Dẫu trời mưa bảy báuKẻ tham vẫn chưa thỏaVui ít đời nhiều khổAi giác làm thánh hiền[4]Tuy có phúc lạc trờiBậc trí xả chẳng thamÂn ái chẳng muốn hamĐó là đệ tử Phật[5]Xa Đạo thuận tà ácBhikṣu tham lợi dưỡngChỉ có lòng keo tiếcCung phụng chính bản thân[6]Chớ vì tham lợi dưỡngCầu cúng cho người đờiViệc đó chẳng hợp ĐạoThử hỏi có ích gì?[7]Kẻ ngu nghĩ cách nguDục mạn ngày càng tăngPhi pháp tham lợi dưỡngTịch diệt không thể đến[8]Chân lý ai khéo biếtBhikṣu chân Phật tửKhông thích tham lợi dưỡngThanh nhàn trừ loạn ý[9]Tự chứng không cậy nhờCũng không cầu mong ngườiBhikṣu cầu mong ngườiSẽ không đắc chính định[10]Thân tâm muốn an lạcDừng vọng tự tỉnh giácChẳng màng hay tính toánY phục và ẩm thực[11]Thân tâm muốn an lạcDừng vọng tự tỉnh giácTri túc không tham lamLuôn nhớ tu Pháp lành[12]Thân tâm muốn an lạcDừng vọng tự tỉnh giácNhư chuột ở hang kínẨn dật tu chính giáo[13]Lợi dưỡng chớ truy cầuTư duy phụng trì giớiSẽ được bậc trí khenThanh khiết chớ biếng lười[14]Ba Minh có đầy đủGiải thoát được vô lậuTrí kém người si mêSẽ không nhớ biết gì[15]Đối với các ẩm thựcThọ nhận từ người khácMà khởi sinh pháp ácGanh ghét do lợi dưỡng[16]Lợi dưỡng kết nhiều oánTuy mặc ba Pháp yChỉ mong thức ăn ngonKhông vâng lời Phật dạy[17]Phải biết lỗi lầm nàyLợi dưỡng rất đáng sợKhông tham không ưu sầuBhikṣu hãy xả tâm[18]Không ăn, mạng khó sốngAi mà chẳng cần ăn?Người xem ăn trên hếtBiết vậy đừng nên ganh[19]Đố kỵ trước hại mìnhSau đó mới hại ngườiĐánh người bị người đánhViệc này chẳng thể tránh[20]Thà nuốt viên sắt nóngKhát uống nước đồng sôiKhông lấy thân phạm giớiThọ nhận đồ cúng dường☸ PHẨM 34: ĐẠO NHÂNPhẩm Đạo Nhân có 32 bài kệ.
Đại ý của phẩm này là giáo huấn các đệ tử thọ trì và tu hành Chính Pháp, thì sẽ được giải thoát và đắc Đạo thanh tịnh.[1]Mắt tai mũi lưỡi thânĐoan chính luôn hộ ýBhikṣu tu như thếTất sẽ trừ ách khổ[2]Thân nghiệp chớ sai phạmNgữ nghiệp nhu thuận hòaÝ nghiệp luôn an địnhTu hành được tịch nhiên[3]Tu học phải gìn lờiLời nói luôn an hòaNghĩa lý hợp như PhápLời ấy ngọt dịu êm[4]Thích Pháp vui mến PhápTư duy Pháp an lànhBhikṣu y Pháp hànhTu học chớ lãng quên[5]Tu học không cầu lợiVới người không sinh áiBhikṣu khởi sinh áiSẽ không đắc chính định[6]Bhikṣu đi khất thựcNếu có, chớ tích trữTrời người ngợi tán dươngSinh tịnh không uế trược[7]Bhikṣu luôn từ mẫnKính trọng lời Phật dạyVào sâu diệu Chỉ QuánDiệt uế mới được an[8]Hết thảy các danh sắcKhông thật chớ mê lầmKhông gần sẽ không áiMới là chân Bhikṣu[9]Bhikṣu chèo chiếc thuyềnThuyền trống lướt nhẹ nhàngDiệt trừ tham sân siRồi sẽ đến tịch diệt[10]Xả năm, đoạn trừ nămNăm căn tư duy quánKhi khéo phân biệt nămMới thoát qua sông sâu[11]Hành thiền chẳng buông lungChớ bị dục loạn tâmKhông uống nước đồng nungKẻo đốt hủy thân mình[12]Không thiền sẽ vô tríVô trí sẽ không thiềnĐạo từ thiền trí sinhGần tới Đạo tịch diệt[13]Tu học nhập không địnhBhikṣu luôn an tĩnhYêu thích nơi vắng vẻQuán sát pháp bình đẳng[14]Năm uẩn khéo chế phụcĐiều tâm như dòng nướcThanh tịnh luôn hòa vuiLà uống vị cam lộ[15]Bhikṣu tu trí tuệĐồ vật không sở hữuTri túc nhiếp sáu cănGiới luật thảy phụng trì[16]Trọn đời tu tịnh hạnhCầu gặp thầy bạn lànhBậc trí thành tựu ĐạoTrừ khổ sống an vui[17]Ví như những hoa làiKhi héo nó tự rụngDiệt trừ tham sân siSinh tử tự giải thoát[18]Thân ngữ không làm ácNhiếp ý tâm tịch tĩnhBhikṣu lìa thế gianĐó là đắc tịch diệt[19]Đối với sắc thân nàyTrong tâm luôn tinh tấnHộ thân niệm Chính ĐạoBhikṣu sống an vui[20]Tự mình cho là ngãSuy ra chẳng có ngãCho nên hãy trừ ngãĐiều phục làm thánh hiền[21]Hoan hỷ lời Phật dạyTu trì thêm an lạcThẳng đến Đạo tịch tĩnhHành diệt mãi an vui[22]Mặc dầu làm chút ítNhưng đúng lời Phật dạyLà chiếu sáng thế gianNhư trời không mây che[23]Ngã mạn diệt trừ sạchNhư sen khỏi mặt nướcTu học lìa đây kiaPhải biết là thắng hạnh[24]Cắt ái không lưu luyếnNhư sen chẳng dính bùnBhikṣu vượt sông áiThắng tuệ trừ ái dục[25]Ra khỏi dòng ái dụcNhiếp tâm trừ dục vọngPhàm phu chẳng đoạn dụcTâm ý mãi rong ruổi[26]Tu hành chớ làm ácTinh tấn tự điều tâmXuất gia mà lười biếngÝ nhiễm lại khởi sinh[27]Tu hành mà lười biếngNhọc tâm chẳng trừ khổKhông phải là tịnh hạnhLàm sao được báu lớn?[28]Đạo Nhân tu Pháp gì?Nếu ý không chế phụcTừng bước nhiễm trần laoChỉ chạy theo tư tưởng[29]Pháp y khoác trên vaiLàm ác chẳng ngừng nghỉAi luôn làm điều ácKhi chết đọa địa ngục[30]Buông lung, khó răn bảoNhư gió thổi héo câyTự làm tự lĩnh thọSao lại chẳng tinh tấn?[31]Chẳng phải cạo râu tócPhóng đãng không giới luậtXả tham tư duy ĐạoMới là chân Bhikṣu[32]Chẳng phải cạo râu tócBuông lung không thành tínKhéo diệt các khổ nãoThành bậc đại Đạo Nhân☸ PHẨM 35: TỊNH HẠNHPhẩm Tịnh Hạnh có 40 bài kệ.
Đại ý của phẩm này là nói rằng: nếu hành vi, lời nói, và sự tu học mà thanh tịnh không cấu uế, thì mới xưng là bậc Đạo Nhân.[1]Ra khỏi dòng ái dụcVô dục như Phạm ThiênCác hành đã trừ sạchMới là bậc tịnh hạnh[2]Chỉ Quán khéo tu hànhThanh tịnh chẳng cấu uếĐoạn trừ ái dục siếtMới là bậc tịnh hạnh[3]Chẳng kia cũng chẳng đâyĐây kia đã rỗng khôngLìa bỏ tâm tham dụcMới là bậc tịnh hạnh[4]Tư duy vô cấu nhiễmTu hành chẳng hữu lậuKhông khởi tâm mong cầuMới là bậc tịnh hạnh[5]Ban ngày trời chiếu sángBan đêm trăng sáng soiÁo giáp rạng quân binhThiền định soi Đạo NhânKhi Phật hiện thế gianSáng rực khắp muôn nơi[6]Cạo đầu chưa Đạo NhânXưng thiện chưa tịnh hạnhNếu khéo diệt mọi ácMới là bậc tịnh hạnh[7]Lìa ác là tịnh hạnhChính hạnh là Đạo NhânBỏ ngã trừ cấu uếMới gọi là xuất gia[8]Nếu đối với ái dụcTâm ý không tham luyếnĐã xả đã chính hạnhĐó là diệt trừ khổ[9]Thân ngữ cùng với ýThanh tịnh không lỗi lầmKhéo nhiếp ba nghiệp nàyMới là bậc tịnh hạnh[10]Nếu tâm hiểu rõ ràngPháp của chư Phật nóiQuán tâm tự quy yThanh tịnh như nước trong[11]Chẳng phải ai bện tócGọi là bậc tịnh hạnhChân thành tu tập PhápThanh tịnh làm thánh hiền[12]Bện tóc nhưng vô tríÁo cỏ mặc phô trươngBên trong chẳng lìa nhiễmNgoài xả có ích gì?[13]Ai mặc áo vải thôChân thật hành thiện PhápNơi vắng tư duy PhápMới là bậc tịnh hạnh[14]Phật không dạy bảo aiTự mình ngợi khen mìnhKhông dối hợp như PhápMới là bậc tịnh hạnh[15]Cắt đứt mọi ái dụcÝ chí không tham trướcXả bỏ mọi dục lạcMới là bậc tịnh hạnh[16]Khéo đoạn sông sinh tửKhéo nhẫn vượt thế gianTự giác thoát hào sâuMới là bậc tịnh hạnh[17]Bị mắng bị đánh đậpNhẫn nhịn không khởi sânCó sức đại nhẫn nhụcMới là bậc tịnh hạnh[18]Nếu ai bị lấn hiếpHãy nhớ giữ giới hạnhĐoan thân tự điều phụcMới là bậc tịnh hạnh[19]Trong tâm lìa pháp ácNhư rắn lột thay daChẳng bị dục nhiễm ôMới là bậc tịnh hạnh[20]Giác ngộ sinh là khổTừ đó diệt ý thamNhấc bỏ gánh nặng xuốngMới là bậc tịnh hạnh[21]Thâm giải diệu trí tuệBiết rõ đường đúng saiLiễu giải vô thượng nghĩaMới là bậc tịnh hạnh[22]Rời bỏ duyên gia đìnhXuất gia, không sợ hãiBiết đủ chẳng mong cầuMới là bậc tịnh hạnh[23]Buông bỏ việc mưu sinhKhông khởi tâm giết hạiChẳng gây phiền não sầuMới là bậc tịnh hạnh[24]Lánh tranh chẳng đua tranhBị phạm chẳng oán hờnÁc đến thiện tiếp đãiMới là bậc tịnh hạnh[25]Diệt trừ tham sân siKiêu mạn các việc ácNhư rắn lột thay daMới là bậc tịnh hạnh[26]Đoạn tuyệt chuyện thế sựKhông thốt lời ác ônQuán sát Tám Chính ĐạoMới là bậc tịnh hạnh[27]Lành dữ đời ngợi khenDài ngắn hay lớn béChẳng lấy cũng chẳng choMới là bậc tịnh hạnh[28]Đời này gieo nhân sạchĐời sau quả chẳng dơKhông làm các điều ácMới là bậc tịnh hạnh[29]Xả bỏ tâm ỷ lạiKhông học lời dị đoanPháp ác diệt trừ sạchMới là bậc tịnh hạnh[30]Nghiệp tội và phúc báoCả hai đã vĩnh trừVô ưu chẳng nhiễm trầnMới là bậc tịnh hạnh[31]Tâm vui chẳng nhiễm trầnSáng tròn như trăng rằmHủy báng đã trừ sạchMới là bậc tịnh hạnh[32]Thấy kẻ ngu đến điRớt hào sâu chịu khổMuốn tự qua bờ kiaKhông nên nghe tà thuyếtDiệt ác đừng khởi sinhMới là bậc tịnh hạnh[33]Ân ái đã đoạn trừXuất gia lìa ái dụcÁi dục nếu trừ sạchMới là bậc tịnh hạnh[34]Lìa xa chốn đông ngườiKhông tham hưởng phúc trờiChẳng nương các nơi đóMới là bậc tịnh hạnh[35]Yêu ghét ai xả bỏTịch diệt ác chẳng sinhDũng mãnh đoạn sinh tửMới là bậc tịnh hạnh[36]Việc cần làm đã xongDiệt độ chẳng còn sinhGiác ngộ không chỗ nươngMới là bậc tịnh hạnh[37]Đã ra khỏi năm đườngChẳng còn đọa luân hồiTrừ sạch mọi ác tậpMới là bậc tịnh hạnh[38]Quá khứ cùng vị laiHiện tại không chấp trướcChẳng buông cũng chẳng giữMới là bậc tịnh hạnh[39]Tối hùng tối dũng mãnhCó thể tự giải thoátGiác ngộ chẳng lay độngMới là bậc tịnh hạnh[40]Tự biết việc đời trướcVốn từ nơi nào đếnTận trừ gốc sinh tửThông triệt Đạo huyền thâmChiếu sáng như Năng NhânMới là bậc tịnh hạnh☸ PHẨM 36: TỊCH DIỆTPhẩm Tịch Diệt có 36 bài kệ.
Đại ý của phẩm này là thuyết giảng nơi đại quy y của Chính Đạo, nơi tịch diệt vắng lặng, và nơi vượt khỏi sự sợ hãi của sinh tử.[1]Nhẫn nhục là đệ nhấtTịch diệt là tối thượngXuất gia chẳng phạm giớiTâm tịch không gì hại[2]Không bệnh là lợi nhấtBiết đủ là giàu nhấtCốt nhục là thân nhấtTịch diệt là vui nhất[3]Đói khát là hoạn nhấtCác hành là khổ nhấtAi biết như thật ấyTịch diệt an vui nhất[4]Ít ai đến chốn lànhPhần nhiều đến nẻo ácAi biết như thật ấyTịch diệt an vui nhất[5]Do nhân sinh chốn lànhDo nhân sinh nẻo ácDo nhân đắc tịch diệtCòn duyên thì cũng thế[6]Nai sống nơi hoang dãChim bay giữa bầu trờiVạn pháp do nhân duyênĐạo Nhân về tịch diệt[7]Ngã có, vốn là khôngXưa có ngã, nay khôngChẳng không cũng chẳng cóNhư nay chẳng thể được[8]Tâm tư rất khó thấyTập tính có thể thấyNhững ai hiểu ái dụcMới thấy rõ hoàn toànDục lạc đã lìa xaKhổ đau sẽ diệt trừ[9]Ái dục ai lưu luyếnThống khổ chỉ tăng thêmTuệ minh ý chẳng nhiễmThanh tịnh khéo điều phụcÁi dục nếu chẳng gầnKhổ đau sẽ diệt trừ[10]Thấy như thật mà thấyNghe như thật mà ngheNhớ như thật mà nhớBiết như thật mà biếtKhông chấp trước dẫu thấyCho đến biết cũng vậyMọi thứ đều buông xảKhổ đau sẽ diệt trừ[11]Không thân, tưởng diệt trừThống khổ được mát mẻCác hành vĩnh dừng nghỉThức tưởng chẳng còn sinhKhổ đau sẽ diệt trừ[12]Nhiễm ô tâm tạo tácThanh tịnh tâm vô viDục lạc chớ có gầnBởi nó chẳng an vuiÁi dục chẳng thân cậnThì tâm sẽ vắng lặngKhi tâm đã vắng lặngĐến đi sẽ chẳng còn[13]Khi đến đi đoạn trừSinh tử sẽ chẳng cònKhi sinh tử đoạn trừKia đây sẽ chẳng cònKhi kia đây đoạn trừTham trước sẽ chẳng cònKhi tham trước diệt sạchKhổ đau sẽ dứt trừ[14]Bhikṣu! Hễ có sinhTất sẽ có tạo tácVô sinh không còn hữuVô tác không chỗ hành[15]Chỉ ai được vô niệmMới đạt đến tịch diệtVô sinh không còn hữuVô tác không chỗ hành[16]Những ai còn tạo tácLà chưa ngộ Pháp yếuNếu đã liễu vô sinhKhông hữu cũng không hành[17]Bởi hữu mà có sinhTừ sinh hữu lại khởiDo hành có sinh tửMở bày muôn nghiệp quả[18]Do ăn nhân duyên sinhDo ăn có vui buồnViệc đó ai diệt trừChẳng còn vết của hànhCác khổ đã tận trừHành diệt tâm an nhiên[19]Bhikṣu! Ta đã biếtChẳng còn vào các XứKhông, Thức Vô Biên XứHay Vô Sở Hữu Xứ[20]Không vào Phi Phi TưởngKhông đời này đời sauCũng không nhật nguyệt tưởngKhông đến cũng không đi[21]Ta đã không trở lạiChẳng đi cũng chẳng đếnChẳng chết cũng chẳng sinhĐó là cảnh tịch diệt[22]Như thế không danh tướngVui buồn đã hiểu rõCái thấy chẳng còn sợVô nghi không lời nói[23]Bắn hạ mũi tên lậuSi mê không chỗ nươngĐó là an lạc nhấtĐạo này tịch vô thượng[24]Tâm nhẫn như đại địaHành nhẫn như cánh cửaVô cấu như nước trongKhông còn thọ sinh tử[25]Thắng lợi chưa đủ nhờTuy thắng vẫn còn khổHãy tự cầu thắng PhápĐã thắng chẳng còn sinh[26]Nghiệp hết chẳng tạo mớiNhàm thai không hành dâmHạt cháy chẳng còn sinhÝ diệt như lửa tắt[27]Bào thai là biển dơSao còn thích hành dâm?Tuy có nơi thượng thiệnĐều chẳng bằng tịch diệt[28]Phải biết đoạn tất cảChẳng còn đắm thế gianBuông xả mà diệt độĐây là Đạo tối thắng[29]Chính Pháp Phật thuyết giảngTrí dũng khéo phụng trìThanh tịnh không nhiễm ôTự biết vượt thế gian[30]Học Đạo trước lìa dụcSớm trì Phật Kinh giớiDiệt trừ tất cả ácDễ như chim giữa trời[31]Nếu đã hiểu Pháp cúChí tâm tu Chính ĐạoLà qua bờ sinh tửHết khổ chẳng hoạn nạn[32]Đạo Pháp chẳng lạ quenChẳng màng mạnh hay yếuChủ yếu trừ tâm nhiễmBuông xả sẽ thanh tịnh[33]Thượng trí nhàm thân lậuMỏng manh không chân thậtKhổ nhiều mà vui ítChín lỗ đều bất tịnh[34]Trí chuyển nguy thành anBỏ tham thoát ách nạnThân rữa, tan như bọtTuệ kiến xả chẳng tham[35]Quán thân chứa toàn khổSinh già bệnh đau đớnLìa cấu tu thanh tịnhMới được an vui lớn[36]Nương tuệ bỏ tà niệmLậu tận chẳng còn thọTịnh tu vượt thế gianTrời người thảy kính lễ☸ PHẨM 37: SINH TỬPhẩm Sinh Tử có 18 bài kệ.
Đại ý của phẩm này là nói rằng, con người khi chết, thần hồn sẽ tùy theo nghiệp mà chuyển sinh.[1]Mạng như quả tự chínLuôn sợ bị rụng xuốngCó sinh ắt phải chếtAi nào thoát miễn đâu?[2]Từ xưa thích ân áiDo ái thọ bào thaiMạng sống như điện chớpNgày đêm trôi chẳng ngừng[3]Thân là vật của chếtThần thức vô hình tướngGiả như chết rồi sinhTội phúc vẫn chẳng mất[4]Thỉ chung đâu một đờiDo si ái dài lâuTự mình thọ vui khổThân chết thức chẳng diệt[5]Thân bốn đại là sắcThức bốn uẩn là danhTình cảnh mười tám giớiSinh khởi mười hai duyên[6]Thức nương chín cõi phàmSinh tử chẳng đoạn diệtThế gian ngu không ngheÁm che vô thiên nhãn[7]Che lấp bởi ba độcKhông mắt thấy sai lầmCho chết như khi sinhHoặc chết là đoạn diệt[8]Thần thức tạo ba cõiLành dữ ở năm đườngÂm thầm lặng lẽ tớiNơi đến như âm vang[9]Cõi dục, sắc, vô sắcĐều do nhân đời trướcNhư bóng hiện theo hìnhBáo ứng tự nhiên đến[10]Thức lấy thân làm danhNhư lửa theo chất đốtDùng lửa mồi bó đuốcBốc cháy tùy cỏ than[11]Tâm khởi pháp cũng khởiTâm diệt pháp cũng diệtHưng suy như mưa đáLưu chuyển chẳng tự biết[12]Thần thức rong năm đườngKhông nơi nào chẳng đếnXả thân lại thọ thânNhư bánh lăn trên đất[13]Như người sống trong nhàMột ngày rời nhà cũThức lấy thân làm nhàThân hoại thức vẫn còn[14]Thần thức nương ở thânNhư chim núp trong lọLọ vỡ chim sẻ bayThân hoại thức chuyển sinh[15]Si mê luôn nghĩ tịnhÁi thân khởi hoài nghiVọng niệm chuyện phi phápPhật bảo là vô minh[16]Từ một triển chuyển haiBa độc năm uẩn rộngCác biển mười ba sựRa khỏi đến an vui[17]Ba việc khi đứt hẳnHơi thở, hơi nóng, thứcThì biết mạng chẳng cònBỏ thân mà chuyển sinh[18]Thây chết nằm trên đấtVô tri như cỏ câyTư duy quán như thếChỉ ngu tham huyễn hóa☸ PHẨM 38: ĐẠO LỢIPhẩm Đạo Lợi có 20 bài kệ.
Đại ý của phẩm này giảng về việc làm của bậc hiền minh, khai thị thiện đạo, và chỉ dẫn mọi người làm việc lành.[1]Ai biết phụng bậc trênĐạo Nhân, vua, cha, thầyTín, giới, thí, văn, tuệTrọn đời mãi bình an[2]Đời trước tu phúc đứcKhi sinh liền tôn quýLấy Đạo an thiên hạTrì Pháp người kính theo[3]Vua là chủ muôn dânLuôn ban lòng từ áiĐích thân trì Kinh giớiDạy bảo điều đúng sai[4]Khi an chẳng quên nguyLo xa phúc chuyển tăngBáo ứng của phúc đứcChẳng kể sang với hèn[5]Chúa lĩnh của thế gianTu thiện chẳng xảo ngụyĐiều tâm thắng tà ácNhư thế là minh quân[6]Chính kiến khéo thí huệNhân ái khéo lợi ngườiLợi ích chia đồng đềuNhư thế người cậy trông[7]Như bò gắng qua sôngĐúng hướng cả đàn nhờPhụng Pháp tâm chẳng tàNhư thế muôn người an[8]Chớ quấy nhiễu voi thầnMà chuốc phải khổ đauÁc ý sẽ giết mìnhChết không đến nơi lành[9]Giới đức khéo bảo hộPhúc báo luôn tùy thânThấy Pháp làm nhân sưVĩnh xa ba đường ác[10]Giữ giới trừ hãi sợPhúc đức ba cõi kínhQuỷ rồng tà độc hạiKhông phạm ai trì giới[11]Bất nghĩa không thành tínLừa dối ưa đấu tranhPhải biết lìa xa đóGần ngu tội tăng thêm[12]Hiền minh lời thành tínĐa văn giới đầy đủPhải biết thân cận đóGần trí thiện tăng thêm[13]Nói khéo không trì giớiÝ loạn chẳng làm lànhDẫu trú nơi vắng vẻCũng không tu học Pháp[14]Lời chính giáo đứng đầuLời Pháp nghĩa là haiLời từ ái là baLời thành tín là bốn[15]Lời vô ích như daoSẽ dễ tổn thương mìnhKẻ ngu ưa nói dốiTạo nghiệp chịu khổ đau[16]Tham dục sân hận siLà ba nghiệp xấu ácHại mình với ba độcQuả báo do ái sinh[17]Tu phúc sinh trời ngườiLàm ác sinh đường dữThánh nhân rõ quả báoNên luôn tu Pháp lành[18]Giới đức tu nghiệp lànhPhúc báo luôn tùy thânTrời người khen việc lànhChính tâm luôn an lạc[19]Làm ác chẳng thôi nghỉThống khổ chẳng hối lỗiCuộc đời như dòng nướcĐáng sợ, hãy giữ giới[20]Đầu ta nay đã bạcDấu hiệu thời trẻ quaThiên sứ đến báo tinĐến lúc phải xuất gia☸ PHẨM 39: CÁT TƯỜNGPhẩm Cát Tường có 19 bài kệ.
Đại ý của phẩm này là thuyết giảng về sự tu hành.
Nếu bỏ ác hướng thiện thì về sau sẽ được cát tường lớn lao.[1]Phật đức thắng chư thiênNhư Lai luôn thuyết PhápCó Phạm Chí đến hỏiĐiều gì cát tường nhất?[2]Bấy giờ Phật thương xótLiền giảng Đạo chân thậtTín thọ mến Chính PhápĐó là cát tường nhất[3]Nếu không từ trời ngườiHy vọng cầu may mắnCũng không cúng thờ thầnĐó là cát tường nhất[4]Bạn hiền, sống chốn lànhThường nghĩ tích phúc đứcThân nghiệp luôn chân chínhĐó là cát tường nhất[5]Lìa ác tu việc lànhBỏ rượu biết tiết chếNữ sắc không tham đắmĐó là cát tường nhất[6]Đa văn siêng trì giớiKinh giới tinh tấn họcTu thân không đua tranhĐó là cát tường nhất[7]Hiếu thảo thờ mẹ chaLo lắng cho gia đìnhChẳng làm việc vô nghĩaĐó là cát tường nhất[8]Không ngạo mạn tự đạiLuôn phản tỉnh biết đủDành thời gian đọc KinhĐó là cát tường nhất[9]Lòng nhẫn việc không tốtVui muốn thấy Đạo NhânNghe Pháp luôn tín thọĐó là cát tường nhất[10]Ăn chay tu tịnh hạnhLuôn mong gặp thánh hiềnThân cận bậc trí tuệĐó là cát tường nhất[11]Tín tâm nơi Chính ĐạoChính ý không hoài nghiMuốn thoát ba đường ácĐó là cát tường nhất[12]Tâm bình đẳng bố thíPhụng sự bậc đắc ĐạoCũng kính hàng trời ngườiĐó là cát tường nhất[13]Luôn muốn lìa tham dụcSân hận và si mêKhéo tu thấy dấu ĐạoĐó là cát tường nhất[14]Nếu bỏ việc phi phápSiêng năng tu Chính ĐạoLuôn làm việc nên làmĐó là cát tường nhất[15]Tất cả vì thiên hạKiến lập tâm đại từTu thiện an chúng sinhĐó là cát tường nhất[16]Muốn cầu phúc cát tườngHãy kính tin chư PhậtMuốn cầu phúc cát tườngHãy nghe Pháp cú nghĩa[17]Muốn cầu phúc cát tườngHãy cúng dường chư TăngTịnh giới ai đầy đủĐó là cát tường nhất[18]Người trí sống thế gianLuôn làm việc cát tườngThành tựu chân trí tuệĐó là cát tường nhất[19]Phạm Chí nghe Phật dạyTrong lòng rất vui mừngĐỉnh lễ sát chân PhậtQuy mạng Phật Pháp TăngKinh Pháp Cú ♦ Hết quyển hạSoạn tập: Tôn giả Pháp CứuDịch sang cổ văn: Pháp sư Chướng Ngại và những vị khác ở Thế Kỷ 3Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên ThuậnDịch nghĩa: 28/8/2014 ◊ Cập nhật: 20/8/2021☸ Cách đọc âm tiếng PhạnBhikṣu: bíc su.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook