Cuộc Đời Của Pi
-
Chương 53
Richard Parker, một con tàu!”
Tôi đã có niềm khoái cảm được hét lên như vậy một lần. Tôi đã choáng ngợp trong hạnh phúc. Mọi đớn đau, bực dọc tan biến hết và tôi thực sự bốc lửa vì vui mừng.
“Chúng ta thắng rồi! Chúng ta sống rồi! Mày có hiểu không Richard Parker? Chúng ta sống rồi! Ha, ha, ha, ha!”
Tôi cố gắng kiềm chế sự phấn khích của mình. Nhỡ con tàu đi ngang quá xa và không nhìn thấy chúng tôi thì sao? Có nên phóng một quả pháo sáng thăng thiên không? Vô lí!
“Nó đang đi thẳng về phía chúng ta kìa, Richard Parker! Chao ôi, con xin tạ ơn ngài, vị chúa tể Ganesha! Phước thiện thay là sự hiện diện của ngài, dù ở hình thức nào cũng vậy, con xin tạ ơn đấng Allah – Brahman!” (1).
Nó không thể không thấy chúng tôi. Có hạnh phúc nào lớn hơn niềm vui được cứu sống? Câu trả lời là, hãy cứ tin tôi đi, không có cái gì như thế cả. Tôi đứng phắt dậy. Đã lâu lắm rồi tôi mới đứng hẳn dậy như thế.
“Mày có tin được không hả Richard Parker? Có người, có đồ ăn, một cái giường. Chúng ta lại có cuộc sống rồi. Chao ôi, có gì vui hơn thế nữa?”
Con tàu đến gần hơn. Trông nó như một tàu chở dầu. Hình dáng mũi tàu đã thấy rõ. Thần cứu mạng đang đến trong một chiếc áo choàng màu đen có viền trắng.
“Nhưng nhỡ ra…?”
Tôi không dám nói tiếp. Nhưng liệu có thể có khả năng là cha, mẹ và Ravi vẫn còn sống hay không? Tàu Tsimtsum có nhiều xuồng cứu nạn. Biết đâu họ đã đến Canada mấy tuần trước rồi và đang nóng lòng chờ tin tức của tôi. Biết đâu tôi là người duy nhất trên chiếc tàu đắm đó còn đang mất tích.
“Lạy Chúa, tàu dầu to thật!”
“Biết đâu họ đã đang ở Winnipeg. Ta tự hỏi ngôi nhà của chúng ta trông ra sao. Này Richard Parker, mày có nghĩ là nhà cửa ở Canada có sân bên trong như truyền thống vùng Tamil của ta không? Có thể không? Có thể vì nếu vậy thì mùa đông tuyết sẽ chất đống ngoài sân. Đáng tiếc thật. Không có bình yên nào giống như một cái sân trong nhà vào một ngày nắng đẹp. Không biết ở Manitoba người ta trồng được các loại hương liệu gì?”
Con tàu đã đến rất gần. Họ phải dừng hoặc lái tránh chúng tôi ngay mới phái.
“Phải đấy, không biết có hương liệu gì nhỉ…? Lạy Chúa tôi!”
Tôi kinh hoàng nhận ra rằng con tàu dầu không những đang đi về phía chúng tôi – mà nó đang thực sự đâm sầm vào chúng tôi. Mũi tàu là cả một bức tường kim loại cứ to lên trông thấy từng giây một. Một đợt sóng bao quanh nó đang ào về phía chúng tôi không gì ngăn cản nổi. Richard Parker cũng cảm thấy điều gì sắp xảy ra. Nó quay lại sủa nhặng lên, nhưng không như chó sủa, mà là hổ sủa: rất mạnh mẽ, đáng sợ, và hoàn toàn đúng với hoàn cảnh lúc đó.
“Richard Parker, nó sẽ đâm chìm chúng ta mất. Làm gì bây giờ? Mau lên, mau lên, pháo sáng đâu rồi? Không! Phải chèo thôi! Mái chèo ở sẵn đây rồi phải không? Chèo đi! Dô ta! Dô ta! Dô ta! Dô ta!…”
Sóng từ mũi con tàu đánh dạt chúng tôi lên cao. Richard Parker chúi người, lông dựng ngược. Cái xuồng trôi tuột khỏi con sóng ấy và trượt khỏi con tàu chỉ khoảng sáu mươi phân.
Con tàu lừ lừ đi qua, như một vách núi đen sì ngất ngư hàng dặm lên trời, hàng dặm tường pháo đài mà không có một trạm gác nào để họ có thể nhìn thấy chúng tôi đang ngắc ngoải dưới hào sâu ngay cạnh. Tôi đốt một quả pháo sáng thăng thiên, nhưng lại nhắm trượt hướng. Đáng lẽ phải bay ngang qua boong tàu và nổ sáng loà mắt thuyền trưởng, nhưng nó lại đâm bổ ngay vào sườn tàu và rơi tõm xuống Thái Bình Dương rồi xịt ngóm. Tôi lấy hết sức bình sinh rồi thổi còi, gào thét, nhưng chẳng có tác dụng gì.
Con tàu cứ thế quạt nước lướt qua chúng tôi, máy nổ rầm rầm và chân vịt xoay như súng liên thanh nổ dưới nước, bỏ mặc chúng tôi bập bõm, dập dềnh trong đám bọt sóng nó để lại đằng sau. Sau bao nhiêu tuần chỉ nghe âm thanh thiên nhiên, những tiếng động cơ đó thật lạ lùng và đáng sợ đến nỗi tôi cứ đứng chết lặng tại chỗ.
Chưa đầy hai mươi phút sau, con tàu ba trăm ngàn tấn chỉ còn là một cái chấm ở chân trời. Khi tôi quay đi chỗ khác, Richard Parker vẫn còn nhìn theo hướng đó. Vài giây sau, nó cũng quay đi và mắt chúng tôi gặp nhau. Trong mắt tôi lúc ấy đầy rẫy mong mỏi, đau đớn, khổ não và cô đơn. Nó chỉ có thể biết rằng một điều gì đó rất buồn và lớn lao đã vừa xảy ra, một điều gì đó mà nó không thể hiểu được. Nó không thể thấy rằng chúng tôi đã vừa lỡ mất cơ hội được cứu sống. Nó chỉ thấy rằng con thú đầu đàn ở dây, cái con hổ lạ lùng và khó đoán biết này, đã vừa rất phấn khích. Nó đi ngủ. Cả một sự kiện như vậy, nó chỉ bình phẩm bằng một tiếng meo tỉnh bơ.
“Ta yêu mày biết bao!” Những lời ấy buột khỏi miệng tôi, tinh khiết, chân thành, vô biên. Cảm giác ấy tràn ngập lồng ngực tôi. “Thực là thế. Ta yêu mày biết bao, Richard Parker. Nếu không có mày lúc này, không biết ta sẽ làm gì đây. Chắc ta sẽ không sống nổi đâu. Đúng thế. Ta sẽ chết vì tuyệt vọng mất. Đừng bỏ cuộc. Richard Parker, đừng bỏ cuộc. Ta sẽ đưa mày về đất liền, ta thề như vậy đấy!”
Chú thích
(1) Độc giả để ý Pi tôn vinh vị thần của đạo Hindu và Hồi giáo, Allah là thánh Jesus của đạo Hồi, Brahman là Thượng Đế của đạo Hindu (ND)
Một trong những phương cách trốn chạy thực tại ưa thích của tôi là tự làm cho mình rơi vào tình trạng yếm khí nhẹ. Tôi dùng một mảnh vải cắt ra từ cái chăn đã rách tã. Tôi gọi nó là miếng giẻ mơ mộng. Tôi nhúng nó xuống biển cho ướt hết nhưng không quá sũng đến mức rỏ ròng ròng. Tôi nằm thật thoải mái lên mui bạt và đắp miếng giẻ ấy lên mặt, sao cho thật khít vào mắt, mũi mồm. Và tôi sẽ rơi vào một trạng thái đê mê. Điều này thực ra không khó đối với một người đã thường xuyên ở trạng thái lờ đờ mệt mỏi. Nhưng miếng giẻ mơ mộng rõ ràng đã cho trạng thái đê mê của tôi một phẩm chất đặc biệt. Có thể vì cách nó hạn chế lượng không khí tôi thở. Tôi sẽ chìm vào những giấc mơ khác thường, những mê đắm, ảo ảnh, ý nghĩ, cảm xúc và kí ức khác thường. Và thời gian sẽ qua rất nhanh. Khi một cử động hoặc một cái ngáp vì ngạt hơi làm tôi tỉnh giấc và miếng giẻ ấy tuột đi, tôi tỉnh táo và mừng rỡ thấy thời gian đã qua thật nhanh. Thật như vậy, vì miếng giẻ đã khô gần hết. Nhưng hay hơn nữa là cảm giác mọi thứ đã khác đi, rằng cái giây phút hiện nay khác với các giây phút trước đó.
Tôi đã có niềm khoái cảm được hét lên như vậy một lần. Tôi đã choáng ngợp trong hạnh phúc. Mọi đớn đau, bực dọc tan biến hết và tôi thực sự bốc lửa vì vui mừng.
“Chúng ta thắng rồi! Chúng ta sống rồi! Mày có hiểu không Richard Parker? Chúng ta sống rồi! Ha, ha, ha, ha!”
Tôi cố gắng kiềm chế sự phấn khích của mình. Nhỡ con tàu đi ngang quá xa và không nhìn thấy chúng tôi thì sao? Có nên phóng một quả pháo sáng thăng thiên không? Vô lí!
“Nó đang đi thẳng về phía chúng ta kìa, Richard Parker! Chao ôi, con xin tạ ơn ngài, vị chúa tể Ganesha! Phước thiện thay là sự hiện diện của ngài, dù ở hình thức nào cũng vậy, con xin tạ ơn đấng Allah – Brahman!” (1).
Nó không thể không thấy chúng tôi. Có hạnh phúc nào lớn hơn niềm vui được cứu sống? Câu trả lời là, hãy cứ tin tôi đi, không có cái gì như thế cả. Tôi đứng phắt dậy. Đã lâu lắm rồi tôi mới đứng hẳn dậy như thế.
“Mày có tin được không hả Richard Parker? Có người, có đồ ăn, một cái giường. Chúng ta lại có cuộc sống rồi. Chao ôi, có gì vui hơn thế nữa?”
Con tàu đến gần hơn. Trông nó như một tàu chở dầu. Hình dáng mũi tàu đã thấy rõ. Thần cứu mạng đang đến trong một chiếc áo choàng màu đen có viền trắng.
“Nhưng nhỡ ra…?”
Tôi không dám nói tiếp. Nhưng liệu có thể có khả năng là cha, mẹ và Ravi vẫn còn sống hay không? Tàu Tsimtsum có nhiều xuồng cứu nạn. Biết đâu họ đã đến Canada mấy tuần trước rồi và đang nóng lòng chờ tin tức của tôi. Biết đâu tôi là người duy nhất trên chiếc tàu đắm đó còn đang mất tích.
“Lạy Chúa, tàu dầu to thật!”
“Biết đâu họ đã đang ở Winnipeg. Ta tự hỏi ngôi nhà của chúng ta trông ra sao. Này Richard Parker, mày có nghĩ là nhà cửa ở Canada có sân bên trong như truyền thống vùng Tamil của ta không? Có thể không? Có thể vì nếu vậy thì mùa đông tuyết sẽ chất đống ngoài sân. Đáng tiếc thật. Không có bình yên nào giống như một cái sân trong nhà vào một ngày nắng đẹp. Không biết ở Manitoba người ta trồng được các loại hương liệu gì?”
Con tàu đã đến rất gần. Họ phải dừng hoặc lái tránh chúng tôi ngay mới phái.
“Phải đấy, không biết có hương liệu gì nhỉ…? Lạy Chúa tôi!”
Tôi kinh hoàng nhận ra rằng con tàu dầu không những đang đi về phía chúng tôi – mà nó đang thực sự đâm sầm vào chúng tôi. Mũi tàu là cả một bức tường kim loại cứ to lên trông thấy từng giây một. Một đợt sóng bao quanh nó đang ào về phía chúng tôi không gì ngăn cản nổi. Richard Parker cũng cảm thấy điều gì sắp xảy ra. Nó quay lại sủa nhặng lên, nhưng không như chó sủa, mà là hổ sủa: rất mạnh mẽ, đáng sợ, và hoàn toàn đúng với hoàn cảnh lúc đó.
“Richard Parker, nó sẽ đâm chìm chúng ta mất. Làm gì bây giờ? Mau lên, mau lên, pháo sáng đâu rồi? Không! Phải chèo thôi! Mái chèo ở sẵn đây rồi phải không? Chèo đi! Dô ta! Dô ta! Dô ta! Dô ta!…”
Sóng từ mũi con tàu đánh dạt chúng tôi lên cao. Richard Parker chúi người, lông dựng ngược. Cái xuồng trôi tuột khỏi con sóng ấy và trượt khỏi con tàu chỉ khoảng sáu mươi phân.
Con tàu lừ lừ đi qua, như một vách núi đen sì ngất ngư hàng dặm lên trời, hàng dặm tường pháo đài mà không có một trạm gác nào để họ có thể nhìn thấy chúng tôi đang ngắc ngoải dưới hào sâu ngay cạnh. Tôi đốt một quả pháo sáng thăng thiên, nhưng lại nhắm trượt hướng. Đáng lẽ phải bay ngang qua boong tàu và nổ sáng loà mắt thuyền trưởng, nhưng nó lại đâm bổ ngay vào sườn tàu và rơi tõm xuống Thái Bình Dương rồi xịt ngóm. Tôi lấy hết sức bình sinh rồi thổi còi, gào thét, nhưng chẳng có tác dụng gì.
Con tàu cứ thế quạt nước lướt qua chúng tôi, máy nổ rầm rầm và chân vịt xoay như súng liên thanh nổ dưới nước, bỏ mặc chúng tôi bập bõm, dập dềnh trong đám bọt sóng nó để lại đằng sau. Sau bao nhiêu tuần chỉ nghe âm thanh thiên nhiên, những tiếng động cơ đó thật lạ lùng và đáng sợ đến nỗi tôi cứ đứng chết lặng tại chỗ.
Chưa đầy hai mươi phút sau, con tàu ba trăm ngàn tấn chỉ còn là một cái chấm ở chân trời. Khi tôi quay đi chỗ khác, Richard Parker vẫn còn nhìn theo hướng đó. Vài giây sau, nó cũng quay đi và mắt chúng tôi gặp nhau. Trong mắt tôi lúc ấy đầy rẫy mong mỏi, đau đớn, khổ não và cô đơn. Nó chỉ có thể biết rằng một điều gì đó rất buồn và lớn lao đã vừa xảy ra, một điều gì đó mà nó không thể hiểu được. Nó không thể thấy rằng chúng tôi đã vừa lỡ mất cơ hội được cứu sống. Nó chỉ thấy rằng con thú đầu đàn ở dây, cái con hổ lạ lùng và khó đoán biết này, đã vừa rất phấn khích. Nó đi ngủ. Cả một sự kiện như vậy, nó chỉ bình phẩm bằng một tiếng meo tỉnh bơ.
“Ta yêu mày biết bao!” Những lời ấy buột khỏi miệng tôi, tinh khiết, chân thành, vô biên. Cảm giác ấy tràn ngập lồng ngực tôi. “Thực là thế. Ta yêu mày biết bao, Richard Parker. Nếu không có mày lúc này, không biết ta sẽ làm gì đây. Chắc ta sẽ không sống nổi đâu. Đúng thế. Ta sẽ chết vì tuyệt vọng mất. Đừng bỏ cuộc. Richard Parker, đừng bỏ cuộc. Ta sẽ đưa mày về đất liền, ta thề như vậy đấy!”
Chú thích
(1) Độc giả để ý Pi tôn vinh vị thần của đạo Hindu và Hồi giáo, Allah là thánh Jesus của đạo Hồi, Brahman là Thượng Đế của đạo Hindu (ND)
Một trong những phương cách trốn chạy thực tại ưa thích của tôi là tự làm cho mình rơi vào tình trạng yếm khí nhẹ. Tôi dùng một mảnh vải cắt ra từ cái chăn đã rách tã. Tôi gọi nó là miếng giẻ mơ mộng. Tôi nhúng nó xuống biển cho ướt hết nhưng không quá sũng đến mức rỏ ròng ròng. Tôi nằm thật thoải mái lên mui bạt và đắp miếng giẻ ấy lên mặt, sao cho thật khít vào mắt, mũi mồm. Và tôi sẽ rơi vào một trạng thái đê mê. Điều này thực ra không khó đối với một người đã thường xuyên ở trạng thái lờ đờ mệt mỏi. Nhưng miếng giẻ mơ mộng rõ ràng đã cho trạng thái đê mê của tôi một phẩm chất đặc biệt. Có thể vì cách nó hạn chế lượng không khí tôi thở. Tôi sẽ chìm vào những giấc mơ khác thường, những mê đắm, ảo ảnh, ý nghĩ, cảm xúc và kí ức khác thường. Và thời gian sẽ qua rất nhanh. Khi một cử động hoặc một cái ngáp vì ngạt hơi làm tôi tỉnh giấc và miếng giẻ ấy tuột đi, tôi tỉnh táo và mừng rỡ thấy thời gian đã qua thật nhanh. Thật như vậy, vì miếng giẻ đã khô gần hết. Nhưng hay hơn nữa là cảm giác mọi thứ đã khác đi, rằng cái giây phút hiện nay khác với các giây phút trước đó.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook