Chúa Có Đó Không? Là Con, Margaret
-
Chương 9
Tôi diện quần áo mới và đội mũ nhung nhỏ. Mẹ bảo rằng vào ngày lễ Do Thái mọi người đều mặc quần áo mới. Tháng Mười năm nay ấm áp và bố kể hồi bố còn bé, ngày lễ Do Thái nào trời cũng ấm áp. Tôi phải đi găng tay trắng, nên cả bàn tay cứ đầm đìa mồ hôi. Lúc tôi đến New York, đôi găng tay đã lấm lem hết cả vì thế tôi tháo ra, rồi đút vào túi xách. Như thường lệ, bà đón tôi ở điểm xe buýt cuối cùng, rồi chúng tôi bắt taxi đến đền thờ.
Khi chúng tôi đến nơi thì đã mười rưỡi. Bà trình thẻ cho người xếp chỗ, rồi ông xếp hai bà cháu tôi ngồi ở hàng thứ năm, dãy giữa. Bà thì thầm với mấy người ngồi gần rằng tôi là cháu gái Margaret của bà. Họ nhìn tôi, cười cười, tôi bèn cười lại. May mà không lâu sau đó, ngài giáo sĩ bước lên sân khấu, đưa hai tay lên cao. Trong lúc ông làm thế, tiếng đàn organ êm dịu vang lên. Nhạc hay lắm. Giáo sĩ mặc áo thụng trắng dài, trông giống hệt trang phục của thầy tu, chỉ khác là không có cái cổ áo lật ra đằng sau. Ông cũng đội một cái mũ bé tí mà bà gọi là yarmulke[1].
[1] Loại mũ nhỏ, hình tròn thường được người Do Thái đội trong những dịp lễ tết của họ.
Giáo sĩ nói lời chào chúng tôi rồi bắt đầu có những hành động mà tôi không hiểu nổi. Chúng tôi phải đứng lên ngồi xuống rất nhiều lần và đôi khi phải cầm sách, đồng thanh đọc các đoạn kinh bằng tiếng Anh. Tôi đang đọc cái gì chính tôi cũng không hiểu mấy. Một lúc sau, đội hợp xướng lại hát trên nền nhạc organ. Khoảnh khắc ấy là thích nhất. Có nghi thức lại dùng tiếng Do Thái cổ và tôi mắt tròn mắt dẹt vì thấy bà có thể đọc trôi chảy theo giáo sĩ.
Trong khi đó, tôi toàn nhìn ngang ngửa để quan sát xung quanh. Nhưng vì ngồi ở hàng thứ năm nên tôi cũng không nhìn được gì nhiều ngoài bốn hàng trước mặt. Tôi biết nếu quay đầu lại nhìn những người đằng sau thì thật bất lịch sự. Ở trên sân khấu có hai cái âu to bằng bạc đựng đầy hoa trông đẹp lắm.
Mười một giờ rưỡi, ngài giáo sĩ bắt đầu diễn thuyết. Bà gọi đó là giảng đạo. Mới đầu, tôi còn cố nặn óc xem ông nói gì. Nhưng được một lúc, tôi chuyển sang đếm những chiếc mũ sặc sỡ màu sắc trước mặt. Đến khi ngài giáo sĩ giảng đạo xong, tôi đã đếm được tất thảy tám cái nâu, sáu cái đen, ba cái đỏ, một cái vàng và một cái màu da báo. Sau đó, mọi người đều đứng cả dậy hát một bài bằng tiếng Do Thái cổ mà tôi không biết tên. Chỉ có thế! Tôi cứ tưởng phải có gì nữa kia. Tôi không biết chính xác là cái gì. Một cảm giác chẳng hạn. Nhưng có lẽ phải đến nhiều hơn mới hiểu về việc này.
Sau đó, mọi người đổ ra chật cứng các lối đi, bà kéo tôi vào một góc cho đỡ đông mà hỏi. “Margaret, cháu có muốn gặp ngài giáo sĩ không?”
“Cháu không biết,” tôi trả lời. Thực lòng, tôi chỉ muốn ra ngoài cho thoáng.
“Nào, đi gặp ông ấy đi!” bà cười với tôi. “Bà đã kể cho ngài nghe về cháu rồi.”
Chúng tôi xếp hàng chờ bắt tay ngài giáo sĩ. Mãi mới đến lượt, tôi đứng đối diện với giáo sĩ Kellerman. Trông ông khá trẻ và hơi giống thầy Miles J. Benedict Jr, nhưng không gầy như thầy.
Bà nhắc tôi, “Bắt tay đi, Margaret.”
Tôi chìa tay ra.
“Ngài giáo sĩ, đây là cháu tôi, mà tôi đã kể cho ngài nghe rồi đấy. Cháu nó tên là Margaret Simon.”
Ông giáo sĩ bắt tay tôi. “À, đúng rồi. Margaret! Chúc mừng Yom Tov.”
“Vâng,” tôi đáp lại.
Giáo sĩ bật cười. “Tức là chúc mừng năm mới đó. Hôm nay, chúng ta tổ chức mừng năm mới mà.”
“À,” tôi trả lời. “Chúc mừng năm mới ngài giáo sĩ.”
“Cháu có thích nghi thức ở đây không?” ông hỏi.
“Có ạ,” tôi trả lời. “Cháu thích lắm ạ.”
“Tốt... tốt.” Ông lắc tay tôi thêm vài lần nữa. “Lúc nào cháu đến cũng được. Để hiểu thêm về mọi người cháu ạ. Để hiểu thêm về mọi người và Chúa.”
Đến khi về nhà, tôi lại bị hỏi cung.
“Buổi lễ thế nào hả con?” mẹ hỏi.
“Bình thường ạ.”
“Con có thích không?” mẹ lại hỏi.
“Cũng hay ạ,” tôi đáp.
“Thế con có học được cái gì không?” bố cũng tò mò hỏi.
“Ở năm hàng đầu có tám cái mũ nâu và sáu cái mũ đen ạ.”
Bố cười ầm. “Hồi còn bé, bố thường đếm số lông vũ trên mấy cái mũ.” Thế là chúng tôi cùng phá lên cười.
Chúa có đó không? Là con, Margaret. Con thật sự bắt đầu rồi. Đến cuối năm học, con sẽ biết tất cả những gì cần biết về tôn giáo. Và trước khi vào cấp hai con sẽ biết mình là ai. Và con có thể tham gia các đoàn thể hoặc trung tâm như mọi người.
Khi chúng tôi đến nơi thì đã mười rưỡi. Bà trình thẻ cho người xếp chỗ, rồi ông xếp hai bà cháu tôi ngồi ở hàng thứ năm, dãy giữa. Bà thì thầm với mấy người ngồi gần rằng tôi là cháu gái Margaret của bà. Họ nhìn tôi, cười cười, tôi bèn cười lại. May mà không lâu sau đó, ngài giáo sĩ bước lên sân khấu, đưa hai tay lên cao. Trong lúc ông làm thế, tiếng đàn organ êm dịu vang lên. Nhạc hay lắm. Giáo sĩ mặc áo thụng trắng dài, trông giống hệt trang phục của thầy tu, chỉ khác là không có cái cổ áo lật ra đằng sau. Ông cũng đội một cái mũ bé tí mà bà gọi là yarmulke[1].
[1] Loại mũ nhỏ, hình tròn thường được người Do Thái đội trong những dịp lễ tết của họ.
Giáo sĩ nói lời chào chúng tôi rồi bắt đầu có những hành động mà tôi không hiểu nổi. Chúng tôi phải đứng lên ngồi xuống rất nhiều lần và đôi khi phải cầm sách, đồng thanh đọc các đoạn kinh bằng tiếng Anh. Tôi đang đọc cái gì chính tôi cũng không hiểu mấy. Một lúc sau, đội hợp xướng lại hát trên nền nhạc organ. Khoảnh khắc ấy là thích nhất. Có nghi thức lại dùng tiếng Do Thái cổ và tôi mắt tròn mắt dẹt vì thấy bà có thể đọc trôi chảy theo giáo sĩ.
Trong khi đó, tôi toàn nhìn ngang ngửa để quan sát xung quanh. Nhưng vì ngồi ở hàng thứ năm nên tôi cũng không nhìn được gì nhiều ngoài bốn hàng trước mặt. Tôi biết nếu quay đầu lại nhìn những người đằng sau thì thật bất lịch sự. Ở trên sân khấu có hai cái âu to bằng bạc đựng đầy hoa trông đẹp lắm.
Mười một giờ rưỡi, ngài giáo sĩ bắt đầu diễn thuyết. Bà gọi đó là giảng đạo. Mới đầu, tôi còn cố nặn óc xem ông nói gì. Nhưng được một lúc, tôi chuyển sang đếm những chiếc mũ sặc sỡ màu sắc trước mặt. Đến khi ngài giáo sĩ giảng đạo xong, tôi đã đếm được tất thảy tám cái nâu, sáu cái đen, ba cái đỏ, một cái vàng và một cái màu da báo. Sau đó, mọi người đều đứng cả dậy hát một bài bằng tiếng Do Thái cổ mà tôi không biết tên. Chỉ có thế! Tôi cứ tưởng phải có gì nữa kia. Tôi không biết chính xác là cái gì. Một cảm giác chẳng hạn. Nhưng có lẽ phải đến nhiều hơn mới hiểu về việc này.
Sau đó, mọi người đổ ra chật cứng các lối đi, bà kéo tôi vào một góc cho đỡ đông mà hỏi. “Margaret, cháu có muốn gặp ngài giáo sĩ không?”
“Cháu không biết,” tôi trả lời. Thực lòng, tôi chỉ muốn ra ngoài cho thoáng.
“Nào, đi gặp ông ấy đi!” bà cười với tôi. “Bà đã kể cho ngài nghe về cháu rồi.”
Chúng tôi xếp hàng chờ bắt tay ngài giáo sĩ. Mãi mới đến lượt, tôi đứng đối diện với giáo sĩ Kellerman. Trông ông khá trẻ và hơi giống thầy Miles J. Benedict Jr, nhưng không gầy như thầy.
Bà nhắc tôi, “Bắt tay đi, Margaret.”
Tôi chìa tay ra.
“Ngài giáo sĩ, đây là cháu tôi, mà tôi đã kể cho ngài nghe rồi đấy. Cháu nó tên là Margaret Simon.”
Ông giáo sĩ bắt tay tôi. “À, đúng rồi. Margaret! Chúc mừng Yom Tov.”
“Vâng,” tôi đáp lại.
Giáo sĩ bật cười. “Tức là chúc mừng năm mới đó. Hôm nay, chúng ta tổ chức mừng năm mới mà.”
“À,” tôi trả lời. “Chúc mừng năm mới ngài giáo sĩ.”
“Cháu có thích nghi thức ở đây không?” ông hỏi.
“Có ạ,” tôi trả lời. “Cháu thích lắm ạ.”
“Tốt... tốt.” Ông lắc tay tôi thêm vài lần nữa. “Lúc nào cháu đến cũng được. Để hiểu thêm về mọi người cháu ạ. Để hiểu thêm về mọi người và Chúa.”
Đến khi về nhà, tôi lại bị hỏi cung.
“Buổi lễ thế nào hả con?” mẹ hỏi.
“Bình thường ạ.”
“Con có thích không?” mẹ lại hỏi.
“Cũng hay ạ,” tôi đáp.
“Thế con có học được cái gì không?” bố cũng tò mò hỏi.
“Ở năm hàng đầu có tám cái mũ nâu và sáu cái mũ đen ạ.”
Bố cười ầm. “Hồi còn bé, bố thường đếm số lông vũ trên mấy cái mũ.” Thế là chúng tôi cùng phá lên cười.
Chúa có đó không? Là con, Margaret. Con thật sự bắt đầu rồi. Đến cuối năm học, con sẽ biết tất cả những gì cần biết về tôn giáo. Và trước khi vào cấp hai con sẽ biết mình là ai. Và con có thể tham gia các đoàn thể hoặc trung tâm như mọi người.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook