Chỉ Là Hàng Xóm Thôi Mà!
-
Chương 4
Đúng lúc này, bên ngoài truyền đến tiếng phá cửa “rầm” một tiếng.
Một bóng người cao lớn từ trong biển lửa xông vào, hơi gió ào đến:
“Hoắc cô nương? Hoắc cô nương?”
Phải chăng ta đã sinh ảo giác, vì ta nghe thấy giọng của công tử nhà họ Tiết…
Khi ta tỉnh lại lần nữa, trời đã sáng rõ.
Cảm giác toàn thân mệt mỏi, như vừa chạy một quãng đường dài. Trương ma ma và Xảo Thư vây quanh ta, vẻ mặt lo lắng, rơi nước mắt không ngừng.
Ta cố gắng nhớ lại chuyện xảy ra, chỉ còn mang máng nhớ đêm qua có lửa bùng lên và mình được ai đó cứu ra ngoài.
“Trương ma ma, nhà cửa giờ ra sao rồi?” Ta hỏi.
Trương ma ma gạt nước mắt: “Tiểu thư, người đã thế này rồi mà còn lo nhà cửa gì nữa. Để ta về xin phu nhân và lão gia cho phép đưa tiểu thư về phủ.”
“Không được!” Ta vội vàng đáp, “Tuyệt đối đừng đi. Quay về phủ chỉ sợ lại bị gả lần nữa mà thôi.”
Chưa biết sẽ gả cho ai, thà ta tự do sống một mình còn dễ chịu hơn.
Trương ma ma khóc nấc lên: “Tất cả là lỗi của lão nô, phu nhân quá cố đã nhờ cậy lão nô phải chăm sóc tiểu thư cho cẩn thận. Nay hôn sự không thành, lại còn ra ngoài ở riêng, còn suýt mất mạng, sau này lão nô làm sao có thể đối diện với phu nhân nơi chín suối đây.”
Xảo Thư cũng khóc theo: “Tất cả là tại con, nếu con không ngủ quên mà dập đèn đi thì sẽ không xảy ra hỏa hoạn, tiểu thư cũng chẳng phải chịu khổ như vậy…”
Ta bật cười: “Là ta sơ ý khiến mọi người sợ hãi. Người còn sống là tốt nhất rồi, đừng khóc nữa, ta khát khô cả cổ rồi đây.”
Hai người vội rót nước, mang cơm lên, cuối cùng cũng ngưng khóc.
Uống nước và ăn hết một bát cháo lớn, ta cảm thấy hồi phục đôi chút, dựa lưng vào đầu giường, lấy bản thảo tối qua giấu trong áo ra xem, tiện hỏi Xảo Thư:
“Lửa lớn như vậy, ta hít phải khói không thể đi nổi, là ai cứu ta ra thế?”
Xảo Thư đáp: “Tiểu thư không biết đấy, may mà có Tiết công tử và Trường Cung nhà bên cạnh. Lửa bùng lên từ cửa và cửa sổ, lúc phát hiện thì không còn cách nào vào được, phụ mẫu muội cũng cuống quýt cả lên nhưng không biết phải vào trong như thế nào.”
“Tiết công tử trông gầy thế vậy mà lại nhấc bổng bể nước trước cửa, úp lên đầu rồi lao thẳng vào mới cứu được tiểu thư ra ngoài.”
Quả nhiên là vị công tử ấy! Ta khẽ rùng mình. Trong ký ức còn sót lại, một bóng người cao lớn đã vươn tay về phía ta, giọng dịu dàng, nói ta “đừng sợ.”
Thì ra là hắn và thật may mắn vì đó là hắn.
Những câu chuyện “anh hùng cứu mỹ nhân” thường xuất hiện trong tiểu thuyết, khiến người đời cũng noi theo. Nhưng cứu ta một mạng như vậy, liệu hắn có yêu cầu ta lấy thân báo đáp không?
“Nhà bên sao rồi?” Ta hỏi. Lửa lớn thế, nhà cửa liền kề, e khó tránh ảnh hưởng.
Xảo Thư đáp: “Tiết công tử bên đó đỡ hơn chúng ta một chút, nhưng trong nhà cũng tạm thời không ở được. Nghe nói cháy hỏng cả mấy cuốn sách quý, Trường Cung buồn đến phát khóc. Tiết công tử thì giống như tiểu thư, bảo đó đều là vật ngoài thân thôi.”
“Vậy Tiết công tử tính ở đâu?”
Bên nhà ấy chỉ có một gian chính, không có phòng phụ.
Xảo Thư nói: “Họ đang thu dọn đồ đạc, định cùng Trường Cung tạm ra khách điếm ở mấy ngày.”
Ta cau mày.
Là thí sinh vào kinh dự thi, chắc hẳn thuê phòng ở ngõ Dương Liễu này vì muốn yên tĩnh. Nếu ở khách điếm, người ra vào ồn ào, e khó mà tập trung ôn bài.
Ân nhân cứu mạng, ta sao có thể ngồi yên lòng được. Ngẫm nghĩ một lát, ta quyết định bảo Xảo Thư sang dọn dẹp căn phòng phía Tây của gia đình lão Vương, rồi mời hai chủ tớ bên ấy qua ở tạm vài ngày, đợi đến khi sửa xong nhà lại quay về.
Ta, Trương ma ma và Xảo Thư ở phòng phía Đông, còn lão Vương thì đành nhờ ông tạm đến ở nhà người quen.
Xảo Thư “Vâng” một tiếng.
Ta lại dặn dò: “Nếu Tiết công tử thấy phiền, không muốn nhận, muội cứ nói khách điếm ồn ào. Rồi bảo rằng ta đang trật chân, không xuống giường được, dù ở cạnh cũng chẳng gặp nhau.”
“Được!” Xảo Thư cười toe toét, chạy đi.
Ta xoay người cử động một chút, thấy chân tay vẫn còn lành lặn, trong lòng cũng nhẹ nhõm phần nào.
Ra cửa sổ nhìn, gian chính đen kịt, cảnh tượng bừa bộn khiến ta thấy khó chịu.
Ôi! Lại thêm một khoản chi phí lớn nữa.
Cũng may bản thảo ta viết đêm qua còn giữ lại được. Một lát nữa bảo Xảo Thư mang ra hiệu sách bán, với điềm “may mắn” thế này, ta không tin nó sẽ không nổi.
Chẳng bao lâu, Xảo Thư quay về báo tin:
“Tiết công tử nói, nếu tiểu thư không chê phiền phức thì đành quấy rầy vài hôm.”
Ta: [Những ngày tươi đẹp cùng chung sống dưới một mái nhà bắt đầu rồi.]
Khụ khụ! Không phải là cùng sống dưới một mái nhà… à không, là cùng sống trong một viện.
Một bóng người cao lớn từ trong biển lửa xông vào, hơi gió ào đến:
“Hoắc cô nương? Hoắc cô nương?”
Phải chăng ta đã sinh ảo giác, vì ta nghe thấy giọng của công tử nhà họ Tiết…
Khi ta tỉnh lại lần nữa, trời đã sáng rõ.
Cảm giác toàn thân mệt mỏi, như vừa chạy một quãng đường dài. Trương ma ma và Xảo Thư vây quanh ta, vẻ mặt lo lắng, rơi nước mắt không ngừng.
Ta cố gắng nhớ lại chuyện xảy ra, chỉ còn mang máng nhớ đêm qua có lửa bùng lên và mình được ai đó cứu ra ngoài.
“Trương ma ma, nhà cửa giờ ra sao rồi?” Ta hỏi.
Trương ma ma gạt nước mắt: “Tiểu thư, người đã thế này rồi mà còn lo nhà cửa gì nữa. Để ta về xin phu nhân và lão gia cho phép đưa tiểu thư về phủ.”
“Không được!” Ta vội vàng đáp, “Tuyệt đối đừng đi. Quay về phủ chỉ sợ lại bị gả lần nữa mà thôi.”
Chưa biết sẽ gả cho ai, thà ta tự do sống một mình còn dễ chịu hơn.
Trương ma ma khóc nấc lên: “Tất cả là lỗi của lão nô, phu nhân quá cố đã nhờ cậy lão nô phải chăm sóc tiểu thư cho cẩn thận. Nay hôn sự không thành, lại còn ra ngoài ở riêng, còn suýt mất mạng, sau này lão nô làm sao có thể đối diện với phu nhân nơi chín suối đây.”
Xảo Thư cũng khóc theo: “Tất cả là tại con, nếu con không ngủ quên mà dập đèn đi thì sẽ không xảy ra hỏa hoạn, tiểu thư cũng chẳng phải chịu khổ như vậy…”
Ta bật cười: “Là ta sơ ý khiến mọi người sợ hãi. Người còn sống là tốt nhất rồi, đừng khóc nữa, ta khát khô cả cổ rồi đây.”
Hai người vội rót nước, mang cơm lên, cuối cùng cũng ngưng khóc.
Uống nước và ăn hết một bát cháo lớn, ta cảm thấy hồi phục đôi chút, dựa lưng vào đầu giường, lấy bản thảo tối qua giấu trong áo ra xem, tiện hỏi Xảo Thư:
“Lửa lớn như vậy, ta hít phải khói không thể đi nổi, là ai cứu ta ra thế?”
Xảo Thư đáp: “Tiểu thư không biết đấy, may mà có Tiết công tử và Trường Cung nhà bên cạnh. Lửa bùng lên từ cửa và cửa sổ, lúc phát hiện thì không còn cách nào vào được, phụ mẫu muội cũng cuống quýt cả lên nhưng không biết phải vào trong như thế nào.”
“Tiết công tử trông gầy thế vậy mà lại nhấc bổng bể nước trước cửa, úp lên đầu rồi lao thẳng vào mới cứu được tiểu thư ra ngoài.”
Quả nhiên là vị công tử ấy! Ta khẽ rùng mình. Trong ký ức còn sót lại, một bóng người cao lớn đã vươn tay về phía ta, giọng dịu dàng, nói ta “đừng sợ.”
Thì ra là hắn và thật may mắn vì đó là hắn.
Những câu chuyện “anh hùng cứu mỹ nhân” thường xuất hiện trong tiểu thuyết, khiến người đời cũng noi theo. Nhưng cứu ta một mạng như vậy, liệu hắn có yêu cầu ta lấy thân báo đáp không?
“Nhà bên sao rồi?” Ta hỏi. Lửa lớn thế, nhà cửa liền kề, e khó tránh ảnh hưởng.
Xảo Thư đáp: “Tiết công tử bên đó đỡ hơn chúng ta một chút, nhưng trong nhà cũng tạm thời không ở được. Nghe nói cháy hỏng cả mấy cuốn sách quý, Trường Cung buồn đến phát khóc. Tiết công tử thì giống như tiểu thư, bảo đó đều là vật ngoài thân thôi.”
“Vậy Tiết công tử tính ở đâu?”
Bên nhà ấy chỉ có một gian chính, không có phòng phụ.
Xảo Thư nói: “Họ đang thu dọn đồ đạc, định cùng Trường Cung tạm ra khách điếm ở mấy ngày.”
Ta cau mày.
Là thí sinh vào kinh dự thi, chắc hẳn thuê phòng ở ngõ Dương Liễu này vì muốn yên tĩnh. Nếu ở khách điếm, người ra vào ồn ào, e khó mà tập trung ôn bài.
Ân nhân cứu mạng, ta sao có thể ngồi yên lòng được. Ngẫm nghĩ một lát, ta quyết định bảo Xảo Thư sang dọn dẹp căn phòng phía Tây của gia đình lão Vương, rồi mời hai chủ tớ bên ấy qua ở tạm vài ngày, đợi đến khi sửa xong nhà lại quay về.
Ta, Trương ma ma và Xảo Thư ở phòng phía Đông, còn lão Vương thì đành nhờ ông tạm đến ở nhà người quen.
Xảo Thư “Vâng” một tiếng.
Ta lại dặn dò: “Nếu Tiết công tử thấy phiền, không muốn nhận, muội cứ nói khách điếm ồn ào. Rồi bảo rằng ta đang trật chân, không xuống giường được, dù ở cạnh cũng chẳng gặp nhau.”
“Được!” Xảo Thư cười toe toét, chạy đi.
Ta xoay người cử động một chút, thấy chân tay vẫn còn lành lặn, trong lòng cũng nhẹ nhõm phần nào.
Ra cửa sổ nhìn, gian chính đen kịt, cảnh tượng bừa bộn khiến ta thấy khó chịu.
Ôi! Lại thêm một khoản chi phí lớn nữa.
Cũng may bản thảo ta viết đêm qua còn giữ lại được. Một lát nữa bảo Xảo Thư mang ra hiệu sách bán, với điềm “may mắn” thế này, ta không tin nó sẽ không nổi.
Chẳng bao lâu, Xảo Thư quay về báo tin:
“Tiết công tử nói, nếu tiểu thư không chê phiền phức thì đành quấy rầy vài hôm.”
Ta: [Những ngày tươi đẹp cùng chung sống dưới một mái nhà bắt đầu rồi.]
Khụ khụ! Không phải là cùng sống dưới một mái nhà… à không, là cùng sống trong một viện.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook