TÔI THƯỜNG DỪNG LẠI để ngẫm về khoảnh khắc câm lặng ấy và cố tưởng tượng ra Julián cảm thấy thế nào khi phát hiện ra người phụ nữ anh chờ đợi mười bảy năm đã chết, đứa con của họ đã đi theo cô, và cuộc sống anh hằng mơ ước, dù chỉ một phần nhỏ nhoi, không bao giờ tồn tại. Hầu hết chúng ta đều có vận may hoặc rủi được chứng kiến từng phần cuộc sống của mình đổ vỡ chậm đến mức chúng ta không nhận ra. Trong trường hợp Julián điều đó chắc chắn xảy ra trong tích tắc. Có lúc tôi nghĩ anh sẽ tức tốc chạy lên cầu thang đặng trốn khỏi chốn bị nguyền rủa ấy, rằng tôi sẽ không bao giờ được gặp anh nữa. Có lẽ như vậy sẽ tốt hơn.

Tôi nhớ ánh lửa của ngọn đèn ấy từ từ lụi dần, và tôi không nhìn thấy bóng anh nữa. Tay tôi lần mò tìm anh trong bóng đêm. Tôi thấy anh run rẩy, câm lặng. Anh không thể đứng được, phải lê mình vào một góc phòng. Tôi ônh rồi hôn vào trán anh. Anh không động đậy. Tôi lần ngón tay lên khuôn mặt anh, nhưng không hề có nước mắt. Tôỉ nghĩ có lẽ trong vô thức anh đã biết điều này trong suốt những năm qua, có lẽ lần chứng kiến này cần thiết để anh đối diện với sự thật và giải phóng cho anh. Chúng tôi đã đi đến cùng đường. Julián giờ đã hiểu rằng không còn gì níu giữ anh ở lại Barcelona nữa và chúng tôi có thể bỏ đi, đến một nơi xa. Tôi muốn tin rằng vận mệnh của chúng tôi bắt đầu thay đổi và Penélope cuối cùng sẽ tha thứ cho chúng tôi.

Tôi tìm cây đèn ở dưới sàn, nhặt lên thắp lại. Julián thờ ơ nhìn ngọn lửa xanh. Tôi nâng mặt anh lên, bắt anh phải nhìn vào tôi. Tôi bắt gặp đôi mắt trống rỗng, vô hồn, bị cơn giận dữ và nỗi mất mát làm cho tiêu tán. Tôi cảm thấy chất độc của lòng căm thù lan dần trong huyết quản anh và tôi có thể đọc đưọc ý nghĩ của anh. Anh ghét tôi vì đã lừa dối anh. Anh thù ghét Miquel vì đã cầu chúc cho anh một cuộc đời giờ đây giống như một vết thương hở miệng. Nhưng trên tất cả, anh căm ghét kẻ đã gây ra tai họa này, cái chuỗi dấu vết của chết chóc và đau thưong này: là chính anh. Anh căm ghét những cuốn sách bẩn thỉu anh dành cả đời mình viết ra để rồi không ai thèm đọc đến. Anh căm ghét từng giây phút, từng hơi thở bị đánh mất.

Anh nhìn tôi không chớp mắt, như người ta nhìn một người lạ hay một vật lạ. Tôi vẫn lắc đầu, từ từ, tay tôi lần tìm tay anh. Bỗng nhiên, anh vụt quay đi và đứng dậy. Tôi cố níu cánh tay anh, nhưng anh đẩy tôi vào tường. Tôi thấy anh lặng lẽ lên cầu thang, một người đàn ông tôi không quen biết. Julián Carax đã chết. Lúc tôi bước chân ra khu vườn, không còn dấu vết của anh nữa. Tôi trèo lên tường và nhảy sang phía bên kia. Những con phố hoang vắng dường như rỉ máu trong cơn mưa. Tôi hét gọi tên anh khi bước đi giữa đại lộ không bóng ngưòi. Không ai trả lời tôi. Lúc ấy tôi về đến nhà thì đã gần bốn giờ sáng. Căn hộ đầy khói và mùi giấy cháy. Julián đã ở đây. Tôi chạy ra mở cửa sổ. Tôi thấy một hộp nhỏ trên bàn, với cây bút tôi đã mua cho anh nhiều năm trước ở Paris, cây bút mực tôi đã bỏ ra một gia tài để mua vì nghĩ nó từng thuộc về Victor Hugo. Khói ngùn ngụt bốc ra từ lò sưởi. Tôi mở nắp lò và thấy Julián đã ném những cuốn tiểu thuyết của anh vào đó. Tôi chỉ có thể đọc được nhan đề trên gáy sách. Những phần khác đã thành tro bụi, Tôi nhìn lên giá sách: tất cả những cuốn sách của anh đã biến mất.

Mấy tiếng sau, khi tôi đến nhà xuất bản lúc giữa buổi sáng, Álvaro Cabestany gọi tôi vào phòng anh ta. Cha anh ta gần như không bao giờ đến nữa; các bác sĩ bảo thời gian sống của ông chỉ còn tính bằng ngày - và thời gian tôi làm việc cho nhà xuất bản cũng vậy. Con trai Cabestany thông báo cho tôi biết lúc đầu giờ sáng có một ông tên Laín Coubert đã đến đây, nói rằng ông ta muốn mua toàn bộ sách còn tồn của . Con trai nhà xuất bản đã bảo ông ta rằng có một nhà kho đầy sách ấy ở quận Pueblo Nuevo, nhưng do nhu cầu về sách của Carax rất cao nên anh ta nhất quyết đòi giá cao hơn Coubert đề nghị. Coubert không cắn câu và ra về. Giờ Álvaro Cabestany muốn tôi tìm kẻ tên Laín Coubert này và chấp nhận lời đề nghị của ông ta. Tôi bảo gã ngớ ngẩn ấy rằng Laín Coubert không hề tồn tại, ông ta là nhân vật trong tiểu thuyết của Carax. Rằng ông ta không mảy may, dù chỉ một chút, quan tâm mua mấy cuốn sách ấy, ông ta chỉ muốn biết chúng được cất ở đâu. Ông Cabestany có thói quen cất giữ một bản của từng cuốn sách mình xuất bản trong phòng làm việc, kể cả tác phẩm của Julián Carax: tôi đã bí mật lẻn vào căn phòng đó lấy chúng đi.

Đêm hôm ấy tôi đến thăm cha tôi ở Nghĩa Trang Những Cuốn Sách Bị Lãng Quên và giấu chúng vào nơi mà không ai, đặc biệt là Julián, có thể tìm thấy. Màn đêm đã buông xuống khi tôi rời tòa nhà. Tôi lang thang dọc Ramblas và xuống La Barceloneta, ở đấy tôi đi ra bờ biển, tìm đến chỗ tôi đã cùng Julián ngắm biển. Giàn lửa ở nhà kho Pueblo Nuevo bị đốt cháy có thể nhìn thấy từ xa, vầng lửa màu hổ phách tràn lên mặt biển và những vòng khói bốc cao lên bầu trời như những con rắn phát quang. Khi lính cứu hỏa dập tắt ngọn lửa ngay trước lúc trời sáng thì chẳng còn lại gì, chỉ sót lại một bộ khung gạch và kim loại đỡ mái nhà. Ở đấy tôi tìm thấy Lluís Carbó, người làm gác đêm đã mười năm nay. Ông nhìn chăm chăm vào đống tro tàn âm ỉ cháy, không tin nổi mắt mình. Lông mày ông và lông trên cánh tay ông bị cháy sém, da ông ánh lên như đồng nóng chảy. Chính ông bảo tôi rằng ngọn lửa bùng lên ngay sau nửa đêm đã thiêu rụi hàng vạn cuốn sách, cho đến lúc bình minh thì trước mặt ông là một dòng sông tro. Lluís vẫn cầm vài cuốn sách ông cứu được, một tuyển tập thơ của Verdaguer và hai tập bộ Lịch sử cách mạng Pháp. Đó là tất cả những gì thoát được. Nhiều nhân viên của công ty đã đến giúp lính cứu hỏa. Có người cho tôi hay lính cứu hỏa tìm thấy xác một người bị thiêu cháy trong đống đổ nát. Lúc đầu người ta cho rằng người ấy đã chết, nhưng một người nhận thấy anh ta vẫn thở, thế là họ mang anh đến Bệnh viện Mar gần đấy.

Tôi nhận ra anh qua ánh mắt. Ngọn lửa đã ăn sạch làn da anh, đôi tay anh, mái tóc anh. Ngọn lửa cũng bóc đi quần áo của anh, cả cơ thể anh là một vết thương đau buốt, dịch rỉ ra dưới lớp băng bó. Họ đã chuyển anh vào một phòng riêng ở cuối hành lang, có cửa sổ nhìn ra biển, và tiêm morphine cho anh trong khi chờ anh chết. Tôi muốn nắm tay anh, nhưng một cô y tá đã nhắc nhở rằng dưới lớp băng kia gần như không còn chút da thịt nào. Trận hỏa hoạn đã đốt trụi mí mắt. Cô y tá tìm thấy tôi ngã gục trên sàn khóc nức nở, cô hỏi tôi có biết anh ấy là ai không. Tôi trả lời tôi biết: anh ấy là chồng tôi. Khi một cha đạo xuất hiện để làm lễ ban phước cuối cùng cho anh, tôi đã làm ông chết khiếp bởi tiếng kêu gào của mình. Ba ngày sau, Julián vẫn sống. Các bác sĩ bảo đấy là điều diệu kỳ, rằng ý chí sống đã tiếp cho anh sức mạnh mà không một phương thuốc nào có được. Họ đã nhầm. Đấy không phải ý chí sống. Đó là lòng căm thù. Một tuần sau, khi họ thấy cái xác bị cái chết gặm nhấm ấy vẫn khăng khăng không chịu tắt nghỉ, anh chính thức được nhập viện dưới cái tên Miquel Moliner. Anh ở viện mười một tháng. Luôn câm lặng, với đôi mắt bừng cháy, không ngơi nghỉ.

Tôi đến bệnh viện mỗi ngày. Chẳng bao lâu các y tá bắt đầu đối xử với tôi thân mật hơn, họ mời tôi ăn trưa cùng họ trong phòng lớn. Tất cả họ đều là phụ nữ sống đơn thân, những phụ nữ mạnh mẽ đang chờ người đàn ông của mình từ chiến trận trở về. Một số quay về. Họ dạy tôi làm thế nào để lau rửa vết thương của Julián, làm sao để thay băng cho anh, làm sao để thay ga và dọn giường khi người bệnh vẫn nằm trên giường. Họ cũng dạy tôi biết đánh mất mọi hy vọng nhìn thấy lại người đàn ông từng cư trú trong bộ xương kia. Ba tháng sau chúng tôi tháo băng cho anh. Julián chỉ còn là một hộp sọ. Anh không có môi hay má. Đó là một khuôn mặt không có hình dạng, chỉ là tàn tích cháy đen của một con búp bê. Hố mắt của anh rộng hơn và giờ chiếm trọn khuôn mặt. Các cô y tá không dám thú nhận với tôi, nhưng họ thấy ghê tởm diện mạo của anh, gần như khiếp sợ. Các bác sĩ bảo tôi rằng, khi những vết thương lành, một lớp da đỏ tía, giống như vẩy của loài bò sát, sẽ từ từ mọc lên. Không ai dám nhận xét gì về tình trạng tâm thần của anh. Mọi nguời đều cho rằng Julián - Miquel - đã mất trí trong đám lửa, rằng anh đã thoát được nhờ sự chăm sóc đến mê muội của một người vợ kiên cường, trong khi nếu là người khác thì ắt đã chạy trốn vì kinh sợ. Tôi nhìn sâu vào trong mắt anh và biết Julián vẫn ở đó, vẫn sống, đang hành hạ bản thân, đang chờ đợi.

Anh đã mất đôi môi, nhưng các bác sĩ nghĩ dây thanh quản không bị tổn thương vĩnh viễn và các vết bỏng trên lưỡi và thanh quản đã bình phục nhiều tháng trước. Họ cho rằng Julián không nói gì là bởi anh bị mất trí. Một buổi chiều, sáu tháng sau vụ hỏa hoạn, khi chỉ có anh và tôi trong phòng, tôi cúi xuống hôn vào lông mày anh.

“Em yêu anh,” tôi nói.

Một âm thanh cay đắng, cục cằn phát ra từ chỗ cái nhe răng giống như của chó ở nơi giờ đây là miệng anh. Đôi mắt anh đỏ ngầu vì lệ. Tôi muốn lấy khăn lau khô mắt anh, nhưng anh cứ lặp lại âm thanh đó.

“Bỏ anh đi,” anh nói.

“Bỏ a

Hai tháng sau vụ cháy, nhà xuất bản phá sản. Ông cụ Cabestany, mất một năm sau đó, đã dự đoán rằng con trai ông sẽ phá tan cái công ty ấy chỉ trong sáu tháng. Một kẻ lạc quan kiên định đến phút cuối đời. Tôi cố tìm việc ở một nhà xuất bản khác, nhưng cuộc chiến tranh đã lấy đi tất cả. Họ đều bảo không khí thù nghịch sẽ chấm dứt, và mọi thứ sẽ cải thiện. Nhưng vẫn còn hai năm chiến tranh phía trước, và điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy đến. Một năm sau vụ cháy, các bác sĩ bảo tôi họ đã làm tất cả những gì mà một bệnh viện có thể làm. Tình hình giờ rất khó khăn, họ cần phòng trống. Họ đề nghị nên đưa Julián đến một nhà điều dưỡng như Nhà tế bần Santa Lucía, nhưng tôi từ chối. Tháng Mười năm 1937, tôi đưa anh về nhà. Anh vẫn không thốt ra lời nào sau cái câu “Bỏ anh đi” ấy.

***

NGÀY NGÀY TÔI BẢO ANH LÀ TÔI YÊU ANH. Tôi dìu anh đến chiếc ghế bên cửa sổ, đắp chăn cho anh. Tôi đút cho anh nước trái cây, bánh mì và sữa - khi không tìm được gì khác. Mỗi ngày, tôi đọc cho anh ấy nghe vài giờ. Balzac, Zola, Dickens... Cơ thể anh bắt đầu đầy đặn lên. Không lâu sau khi về nhà, anh bắt đầu cử động bàn tay và cánh tay. Anh nghiêng nghiêng cổ. Đôi khi, lúc tôi về nhà, tôi thấy chăn rơi trên sàn, và các đồ vật trong nhà đổ vỡ. Một hôm, tôi thấy anh trườn bò trên sàn nhà. Rồi, một năm rưỡi sau vụ cháy, tôi thức dậy trong một đêm bão bùng và thấy có người đang ngồi trên giường mà vuốt mái tóc tôi. Tôi cười với anh, giấu đi những giọt nước mắt. Anh cố tìm cho được một tấm gương của tôi, mặc dù tôi đã giấu tất cả. Bằng giọng rời rạc, anh bảo tôi rằng anh đã biến thành một trong những ác quỷ trong tiểu thuyết của anh, thành Laín Coubert. Tôi muốn hôn anh, để chứng tỏ với anh rằng vẻ bề ngoài của anh không làm tôi kinh tởm, nhưng anh không để tôi làm vậy. Anh không cho phép tôi chạm vào anh. Ngày qua ngày, anh đang dần hồi sức. Anh đi loanh quanh khắp nhà khi tôi ra ngoài tìm đồ ăn. Khoản tiết kiệm Miquel để lại giúp chúng tôi sống tạm bợ, nhưng chẳng bao lâu tôi phải đem bán những món trang sức và đồ dùng cũ. Khi không còn gì khác để bán, tôi lấy chiếc bút Victor Hugo đã mua ở Paris mang bán cho người trả giá cao nhất. Tôi tìm đuợc một cửa hiệu ở sau khu nhà Chính phủ Quân Sự, nơi người ta nhận mua kiểu hàng hóa như vậy. Ông chủ hàng dường như không mặn mà lắm với lời thề độc rằng cây bút ấy đã từng thuộc về Victor Hugo, nhưng ông công nhận nó là một tác phẩm phi thường và đồng ý trả tôi với giá cao nhất ông trả được, trong khi vẫn không quên nhắc lại rằng đây là thời kỳ khốn khó.

Khi bảo Julián rằng tôi đã bán nó rồi, tôi sợ anh sẽ lồng lên giận dữ. Nhưng anh chỉ nói rằng tôi đã làm điều đúng đắn, rằng anh chưa bao giờ xứng đáng với nó. Một ngày nọ, một trong nhiều ngày tôi đi ra ngoài tìm việc, khi quay về tôi nhận ra Julián không ở nhà. Anh không quay lại cho đến sáng hôm sau. Khi tôi hỏi anh đã ở đâu, anh chỉ dốc hết các túi cái áo khoác (vốn thuộc về Miquel) rồi để một nắm tiền lên bàn. Từ lúc ấy, anh bắt đầu ra ngoài gần như mỗi tối. Trong bóng đêm, được che đậy dưới một chiếc mũ và khăn trùm, với găng tay và áo mưa, anh ấy chỉ là một cái bóng như bao nhiêu bóng khác. Anh không bao giờ kể với tôi mình đã đi đâu, và anh luôn quay về mang theo tiền và trang sức. Anh ngủ vào buổi sáng, ngồi thẳng trên ghế bành, hai mắt mở to. Có lần, tôi tìm thấy một con dao nhíp trong túi áo anh. Đó là con dao hai lưỡi, có nhíp bật tự động. Lưỡi dao đầy vết gỉ đen.

Lúc ấy, tôi bắt đầu nghe đồn trong thành phố những câu chuyện về một người đang đêm đi đập vỡ cửa kính bày hàng các cửa hàng sách và đốt sách. Lần khác, một kẻ phá hoại kỳ quặc đã lẻn vào một thư viện hoặc phòng làm việc của một nhà sưu tầm. Hắn ta luôn lấy vài ba cuốn sách đem đi đốt. Tháng Hai năm 1938, tôi đến một cửa hàng sách cũ hỏi xem có thể tìm thấy cuốn sách nào của Julián Carax trên thị trường không. Người bán hàng nói không thể: có người đang làm chúng biến mất. Chính ông ta cũng sở hữu một vài cuốn và đã bán cho một người rất kỳ quặc, người này che giấu khuôn mặtt và giọng nói hầu như không thể nghe được.

“Cho đến gần đây chỉ còn vài bản trong các bộ sưu tập tư nhân, ở đây và ở Pháp, nhưng nhiều nhà sưu tầm bắt đầu tống tiền chúng. Họ sợ," ông ta nói, “và tôi không trách gì họ.”

Dần dần, Julián biến mất trong nhiều ngày trời. Rồi sự vắng mặt của anh ấy kéo dài cả tuần. Anh ấy luôn ra đi và quay về vào ban đêm, và luôn mang tiền về. Anh không bao giờ giải thích, hoặc giả như có thì đấy là những lời giải thích vô nghĩa. Anh bảo tôi anh đã ở Pháp: ở Paris, Lyon hay Nice. Thỉnh thoảng có những bức thư từ Pháp gửi cho Laín Coubert. Chúng luôn là thư của những nguời bán sách cũ hoặc nhà sưu tầm sách. Có người tìm ra một tác phẩm thất lạc của Julián Carax. Như một con sói, anh ấy liền biến mất trong vài ngày, rồi quay về.

Chính trong những quãng thời gian anh ấy vắng mặt, tôi đến nhà ông Fortuny, ông bán mũ, người vẫn hay đi vẩn vơ trong sân nhà thờ. Ông vẫn nhớ tôi từ cái ngày tôi cùng Miquel đến hỏi về Julián, hai năm trước đó. Ông dẫn tôi đến một góc và thổ lộ với tôi rằng Julián còn sống, ở đâu đó, nhưng ông ngờ rằng con trai ông không thể liên lạc với chúng tôi vì lý do nào đấy ông không thể hiểu ra. “Điều gì đó liên quan đến kẻ tàn độc Fumero.” Tôi bảo ông tôi cũng cảm thấy như vậy. Thời chiến hóa ra lại rất có lợi cho Fumero. Sự trung thành của hắn thay đổi theo từng tháng,phe vô chính phủ sang phe cộng sản, rồi từ phe cộng sản sang bất cứ phe nào hắn gặp. Ngưòi ta gọi hắn là gián điệp, tay sai, anh hùng, kẻ giết người, kẻ mưu đồ, kẻ âm mưu, vị cứu tinh, hay ác quỷ. Chẳng có gì quan trọng. Tất cả đều sợ hắn. Tất cả đều muốn hắn đứng về phía họ. Có lẽ vì mải mê với những mưu ma chước quỷ của một Barcelona thời hỗn chiến, Fumero dường như đã quên Julián. Có lẽ, cũng giống như ông bán mũ, hắn tưởng Julian đã thoát ra ngoài tầm với của hắn.

***

ÔNG FORTUNY HỎI TÔI có phải tôi là bạn của con trai ông không, và tôi xác nhận. Ông bảo tôi kể cho ông về Julián, về con nguời mà anh ấy đã trở thành, vì ông buồn rầu thừa nhận là ông thực sự không hiểu anh ấy. “Cuộc đời đã chia rẽ hai cha con ta, cháu biết không?” Ông kể tôi nghe ông đã đến tất cả các hiệu sách ở Barcelona để tìm những tiểu thuyết của Julián, nhưng không thể tìm được. Ai đó bảo ông rằng có một kẻ điên đang tìm chúng trong mọi ngóc ngách của thành phố và đem đốt. Fortuny tin rằng thủ phạm là Fumero. Tôi không phản đối ông. Tôi nói dối hết mức có thể, dù tôi không biết ấy là do thương xót hay khinh bỉ. Tôi bảo ông rằng tôi tin Julián đã quay lại Paris, rằng anh vẫn khỏe, rằng tôi biết sự thực là anh ấy rất quý ông Fortuny bán mũ, rằng anh sẽ trở lại thăm ông khi điều kiện cho phép. “Chỉ tại cuộc chiến này thôi,” ông than thở, “chính cuộc chiến này đã phá hỏng mọi thứ.” Trước khi nói lời từ biệt, ông nhất quyết cho tôi địa chỉ của ông và của vợ cũ ông, Sophie, người ông vừa nối lại liên lạc sau nhiều năm “hiểu lầm”. Sophie giờ sống ở Bogotá với một bác sĩ danh tiếng, ông nói. Bà ấy mở một trường nhạc và thường viết thư hỏi thăm Julián.

“Đó là điều duy nhất mang hai bác lại bên nhau, cháu biết đấy. Những ký ức. Hai bác đã mắc nhiều sai lầm trong đời, cô gái ạ, nhưng hai bác chỉ nhận ra điều đó khi tuổi già lần tìm đến. Cháu nói đi, cháu có niềm tin không?”

Tôi ra về, hứa hẹn sẽ báo tin cho ông và Sophie nếu tôi biết tin gì về Julián.

“Không gì làm mẹ nó hạnh phúc hơn là biết tin về con trai mình. Phụ nữ các cô lắng nghe con tim nhiều hơn, chứ ít nghe những điều vô nghĩa.” ông bán mũ buồn rầu kết luận. “Vì thế mà phụ nữ sống lâu hơn.”

Mặc dù đã nghe nhiều chuyện khủng khiếp về ông, tôi cũng không khỏi cảm thương ông cụ tội nghiệp. Ông không còn gì khác để làm trên đời ngoài cái mong mỏi đứa con quay về. Ông dường như đang sống trong hy vọng lấy lại thời gian đã mất nhờ phép mầu nào đó của thánh thầnhững người mà ông tận tâm thăm viếng ở các nhà nguyện trong nhà thờ. Tôi đã quen hình dung ông như một con yêu tinh, một sinh vật hèn hạ và đáng ghét, nhưng giờ tôi chỉ thấy trước mặt mình một người ông tốt bụng, mù quáng trước thực tại, bối rối như tất cả mọi người khác. Có lẽ vì ông khiến tôi nhớ đến cha tôi, người luôn lẩn tránh những người khác, ngay cả với chính bản thân ông, trú ngụ trong những cuốn sách và bóng đêm, hay bởi vì ông bán mũ và tôi còn được liên kết với nhau bởi hy vọng tìm lại Julián, mà tôi cảm thấy ngày càng quý mến ông và trở thành người bạn duy nhất của ông. Julián không hề biết tôi thường đến thăm ông ấy tại căn hộ trên phố San Antonio. Ông bán mũ không còn làm việc trong cửa hàng nữa.

“Bác không còn đôi tay, không còn đôi mắt thấy, không còn khách hàng nữa...” ông nói.

Ông đợi tôi vào mỗi thứ Năm và mời tôi cà phê, bánh quy và bánh ngọt mà ông không buồn nếm thử. Ông dành nhiều giờ liền để hồi tưởng lại thời thơ ấu của Julián, về chuyện họ đã làm việc cùng nhau trong xưởng mũ ra sao, và ông cho tôi xem ảnh. Ông sẽ dẫn tôi vào phòng Julián, mà ông giữ nguyên vẹn như một bảo tàng, đưa cho tôi xem những cuốn sổ cũ, những đồ vật tầm thường mà ông tôn thờ như di tích của một cuộc đời chưa bao giờ tồn tại, không hề nhận ra rằng ông đã cho tôi xem trước đây rồi, rằng ông đã kể tôi nghe những câu chuyện ấy vào chuyến thăm trước. Một trong những ngày thứ Năm đó, khi bước lên cầu thang, tôi đã va vào một vị bác sĩ vừa đến khám cho ông Fortuny. Tôi hỏi bác sĩ ông bán mũ sao rồi, và ông nhìn tôi lạ lẫm.

“Cô là người thân sao?”

Tôi bảo tôi là người gần gũi nhất mà ông bán mũ còn có. Bác sĩ bảo rằng Fortuny ốm nặng, chỉ còn sống được vài tháng.

“Bác ấy bị sao?”

“Tôi chỉ có thể nói là do tim ông ấy, nhưng điều thực sự đang giết ông ấy là sự cô đơn. Ký ức còn tàn độc hơn cả những viên đạn.”

Ông bán mũ rất vui khi gặp tôi và thú nhận là ông không tin vị bác sĩ kia. Bác sĩ chỉ là bọn phù thủy hạng hai, ông nói. Ông bán mũ đã sống cả một đời với những đức tin sâu sắc, và tuổi già chỉ củng cố lòng tin đó mà thôi. Ông thấy bàn tay của ác quỷ khắp nơi. Ác quỷ, ông nói, làm lu mờ tâm trí và phá hủy con người.

“Cứ nhìn vào cuộc chiến nhìn bác đây. Tất nhiên, giờ bác đã già yếu, nhưng khi còn trẻ bác là kẻ thô lỗ và hèn nhát.”

Chính ác quỷ đá cướp mất Julián khỏi tay ông, ông nói.

“Chúa cho chúng ta cuộc sống, nhưng chúa tể của thế giới này là ác quỷ...”

Chúng tôi đã ngồi qua buổi chiều như vậy, nhâm nhi món bánh bích quy bốc mùi và bàn về thần học.

Có lần tôi bảo Julián, nếu muốn gặp lại cha trước khi ông chết anh nên làm nhanh. Hóa ra, chính anh cũng đến thăm ông bán mũ mà ông không biết: từ xa, lúc sẩm tối, anh ngồi ở một góc quảng trường, nhìn ông đang già đi. Julián bảo anh muốn ông cụ giữ lại hình ảnh đứa con trai do ông dựng ra trong tâm tưởng suốt những năm tháng ấy, chứ không phải kẻ mà anh đã trở thành.

“Anh giữ hình ảnh ấy cho em,” tôi nói, hối tiếc điều mình thốt ra.

Anh không đáp, nhưng có lúc dường như anh ấy có thể suy nghĩ mạch lạc trở lại và nhận thức đầy đủ cái địa ngục mà chúng tôi đã lâm vào.

Không bao lâu, dự đoán của bác sĩ trở thành hiện thực. Ông Fortuny không được nhìn thấy chiến tranh kết thúc. Người ta phát hiện ông chết lúc đang ngồi trên ghế, ngắm bức ảnh cũ chụp Sophie và Julián.

Những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh lại là khúc dạo đầu dẫn vào địa ngục. Thành phố đã sống qua trận chiến từ xa, như một vết thương đau âm ỉ, với nhiều tháng ròng giao tranh và đọ súng, những cuộc đánh bom và nạn đói. Cảnh tượng giết người, đánh nhau và những âm mưu đã làm ruỗng mục trái tim thành phố nhiều năm qua, nhưng dù vậy, nhiều người muốn tin rằng cuộc chiến tranh vẫn là điều gì xa xôi, một cơn bão tràn qua mà chẳng hề hấn gì đến họ. Có chăng, sự đợi chờ càng khiến cho điều không thể tránh khỏi ấy thành tồi tệ hơn. Khi cơn bão bùng lên, không có gì sánh nổi.

Không có gì nuôi nấng sự lãng quên tốt hơn chiến tranh, Daniel ạ. Tất cả chúng ta đều câm lặng, và các cuộc chiến tranh cố thuyết phục chúng ta điều chúng ta vừa thấy, điều chúng ta vừa làm, điều chúng ta học được về bản thân và từ những người khác, thảy đều là ảo giác, một cơn ác mộng rồi sẽ qua. Các cuộc chiến tranh không có ký ức, và không ai đủ dũng khí để hiểu chúng cho tới khi không có tiếng nói nào chúng ta chuyện gì đã thực sự xảy ra, cho đến cái khoảnh khắc chúng ta không còn nhận ra chúng nữa thì chúng quay lại, với một bộ mặt khác và một tên gọi khác, để tàn phá những gì chúng bỏ lại.

Lúc ấy thì Julián không còn nhiều sách nữa mà đốt. Cái chết của cha anh ấy, mà chúng tôi không bao giờ đề cập đến, đã biến anh thành một người tàn phế. Nỗi tức giận và căm thù ban đầu xâm chiếm anh giờ đã tan biến. Chúng tôi sống theo tin đồn, sống biệt lập. Chúng tôi nghe đồn Fumero đã phản bội những người đã giúp hắn thăng tiến trong chiến tranh và giờ hắn đang hầu hạ quân chiến thắng. Có lời đồn hắn đã đứng ra xử tử những đồng minh chính của hắn và những người bảo hộ hắn trong các xà lim ở Lâu đài Montjuïc - phương pháp ưa thích của hắn là gí súng lục bắn vào miệng. Chiếc áo choàng nặng nề của sự lãng quên tập thể dường như trùm kín chúng tôi vào ngày yên tiếng súng. Trong những ngày ấy, tôi học được rằng không gì đáng sợ hơn một kẻ anh hùng còn sống để kể lại câu chuyện của hắn, kể lại điều mà tất cả những người đã ngã xuống bên hắn sẽ không bao giờ có thể kể. Những tuần sau khi Barcelona sụp đổ thật khó diễn tả nổi. Những ngày ấy máu còn rơi nhiều hơn cả thời chiến tranh, nhưng âm thầm, và lén lút. Khi hòa bình cuối cùng cũng đến, nó mang mùi của thứ hòa bình thường hay ám các nhà tù và nghĩa trang, một tấm vải liệm lặng câm và hổ thẹn hủy hoại tâm hồn người ta và không bao giờ biến đi. Không bàn tay nào là vô tội, không ánh nhìn nào là ngây thơ. Những người đã sống trong thời ấy, tất cả không hề có ngoại lệ, sẽ mang bí mật của mình xuống mồ.

Một cái vỏ mờ nhạt của sự bình thường đang được khôi phục giữa những ngờ vực và oán hận, nhưng bây giờ Julián và tôi sống trong nghèo khổ. Chúng tôi đã tiêu hết số tiền tiết kiệm và món đồ cướp được trong những chuyến phiêu lưu ban đêm của Laín Coubert, và trong nhà không còn gì để bán. Tôi ráo riết tìm việc, làm dịch thuật, đánh máy, hay lau dọn, nhưng dường như cái quá khứ dính dáng đến Cabestany đã khiến tôi trở thành một kẻ không ai mong muốn, nguồn gốc của những mối nghi ngờ không tên. Một nhân viên công quyền trong bộ cánh mới cóng, với mái tóc óng mượt và bộ ria con kiến - một trong hàng trăm kẻ dường như từ dưới đá bò ra trong những năm tháng ấy – đã gợi ý rằng một cô gái hấp dẫn như tôi đáng lẽ không cần phải hạ mình làm những công việc hạ tiện ấy. Hàng xóm chúng tôi chấp nhận câu chuyện của tôi rằng tôi đang chăm sóc cho người chồng tội nghiệp, Miquel, người đã trở thành thương binh và biến dạng do chiến tranh. Họ mang tặng chúng tôi sữa, pho mát hoặc bánh mì, thỉnh thoảng còn có cá muối và xúc xích do bà con họ ở nông thôn gửi lên. Sau nhiều tháng khó khăn, tin rằng còn lâu nữa mới tìm được việc làm, tôi quyết định dùng một chiến lược mượn từ một cuốn tiểu thuyết của Julián.

Tôi viết cho mẹ Julián ở Bogotá, dùng tên của một luật sư tưởng tượng mà ông Fortuny quá cố đã tham vấn vào những ngày cuối đời, khi ông đang cố thu xếp công việc cho đâu vào đó. Tôi báo với bà rằng, do ông bán mũ đã chết không để lại di chúc, tài sản của ông ấy, bao gồm căn hộ trên phố San Antonio và cửa hàng nằm ở cùng tòa nhà, về lý thuyết thuộc sở hữu của con trai bà, Julián, người được cho là đang sống lưu vong ở Pháp. Do ông đã chết và nợ chưa được trả, và do bà đang sống ở nước ngoài, nên luật sư (mà tôi chọn tên là José María Requejo để tưởng nhớ cậu bé đầu tiên hôn tôi thời còn đi học) đề nghị bà ủy quyền cho tôi làm những thủ tục cần thiết để chuyển giao các tài sản nói trên cho con trai bà, người mà luật sư sẽ liên hệ qua đại sứ quán Tây Ban Nha ở Paris. Trong thời gian ấy, anh ta sẽ tạm thời sở hữu những tài sản trên, cũng như tiến hành trả nợ ở một mức nhất định. Tôi cũng đề nghị bà liên lạc với quản lý tòa nhà và chỉ thị cho ông ấy gửi mọi chứng từ, cũng như thanh toán các chi phí tài sản, đến văn phòng ngài Requejo, tôi đã mở một hòm thư lấy tên này với một địa chỉ giả - địa chỉ của một cái ga ra cũ bỏ hoang cách di tích tòa lâu đài Aldaya hai khu phố. Tôi hy vong rằng, bị mù quáng trước khả năng giúp đỡ được Julián và nối lại liên lạc với anh ấy, bà Sophie sẽ không hơi đâu nghi ngờ những sơ hở về pháp lý trong câu chuyện và sẽ đồng ý giúp chúng tôi, khi bà đang sống xa hoa ở Colombia xa xôi.

Vài tháng sau, quản lý tòa nhà bắt đầu nhận được phiếu chuyển tiền hằng tháng để trang trải chi phí cho căn hộ trên phố San Antonio và phí luật sư gửi cho hãng luật của José María Requejo, khoản phí này ông ta sẽ chuyển séc đến hòm thư số 2321 phố Barcelona, theo đúng yêu cầu của Sophie Carax. Ông quản lý mỗi tháng giữ lại một tỉ lệ phần trăm không chính đáng, tôi có để ý thấy, nhưng tôi không muốn nói gì. Nhờ vậy ông ta cũng có phần nên sẽ không thắc mắc gì về một thỏa thuận có lợi như vậy. Với phần còn lại, tôi và Julián đủ để tồn tại. Những năm ảm đạm, khủng khiếp trôi qua, trong thời gian ấy tôi đã kiếm được một công việc thời vụ là làm dịả. Lúc ấy không ai còn nhớ Cabestany nữa, mọi người bắt đầu quên đi và tha thứ, bỏ qua những hiềm khích và đau thương trong quá khứ. Nhưng tôi sống trong mối đe dọa thường trực rằng Fumero hẳn quyết định bắt đầu lục tung quá khứ. Đôi khi tôi tự thuyết phục mình rằng chuyện đó sẽ không xảy ra, chắc hẳn hắn cho rằng iờ đã chết hoặc là đã quên anh ấy rồi. Fumero nay không phải là tên du thủ du thực như nhiều năm về truớc. Giờ hắn đã thành nhân vật công chúng, một kẻ tham danh vọng trong chế độ phát xít, kẻ không trả nổi cái giá xa xỉ là săn đuổi hồn ma Julián Carax. Có nhiều lúc, tôi chợt tỉnh lúc nửa đêm với con tim hoảng loạn, người đầm mồ hôi, tưởng rằng cảnh sát đang đập rầm rầm lên cửa nhà tôi. Tôi lo sợ rằng một vài hàng xóm hẳn bắt đầu thấyồng ốm đau của tôi, người không bao giờ ra khỏi nhà, người thỉnh thoảng lại gào thét và đập vào tường như một kẻ điên, và có thể sẽ trình báo cảnh sát. Tôi sợ Julián sẽ bỏ trốn lần nữa, rằng anh ấy đã quyết lại ra ngoài săn tìm những cuốn sách của mình. Quá bận tâm bởi nhiều mối lo sợ như vậy, tôi quên rằng mình đang già đi, rằng cuộc đời đã trôi qua mà tôi không hề hay biết, rằng tôi đã hiến tuổi thanh xuân để yêu một người đàn ông giờ đây gần như một bóng ma.

Nhưng những năm tháng ấy trôi qua yên bình. Thời gian càng rỗng thì trôi càng nhanh. Những cuộc đời vô nghĩa đi thẳng ngang qua ta, như những con tàu không dừng lại ở sân ga của ta. Trong khi đó, vết sẹo chiến tranh đang lành dần, vì buộc phải như vậy. Tôi tìm được công việc ở vài nhà xuất bản, hầu như cả ngày tôi không ở nhà. Tôi có những người tình không tên, những khuôn mặt vô vọng tôi bắt gặp trong rạp phim hoặc trên tàu điện ngầm, cùng họ tôi chia sẻ nỗi cô đơn. Rồi, rất ngớ ngẩn, tôi bị cảm giác tội lỗi bủa vây, và khi tôi gặp lại Julián, tôi luôn cảm thấy muốn khóc và thề với lòng mình tôi sẽ không bao giờ phảm bội anh nữa, như thể tôi nợ anh một điều gì. Trên xe buýt hay trên phố, tôi bắt gặp mình đang nhìn vào những phụ nữ trẻ trung hơn tôi, tay ôm con nhỏ. Họ có vẻ hạnh phúc, hoặc thanh thản, tưởng như những sinh linh bé bỏng yếu đuối ấy có thể lấp đầy mọi nỗi trống trải trên đời. Rồi tôi nhớ lại những ngày mà, trong lúc mơ màng, tôi đã tưởng tượng mình là một trong những phụ nữ ấy, với một đứa trẻ trên tay, con của Julián. Và rồi tôi lại nghĩ về cuộc chiến, nghĩ về chuyện nhưng kẻ gây ra chiến tranh cũng có thời là trẻ con.

Tôi bắt đầu tin rằng thế giới đã bỏ quên chúng tôi khi một ngày có người xuất hiện trước cửa nhà. Hắn khá trẻ, gần như một cậu bé, một kẻ học việc bối rối đỏ mặt khi nhìn vào mắt tôi. Hắn hỏi han về Miquel Moliner, và nói hắn đang cập nhật hồ sơ ở Trường Báo chí. Hắn bảo có thể Moliner có thể được nhận trợ cấp hằng tháng, nhưng nếu anh ấy muốn nộp đơn xin trợ cấp thì trước hết anh ấy phải cập nhật một số thông tin. Tôi bảo hắn rằng Moliner không còn sống ở đây kể từ khi chiến tranh bắt đầu, rằng anh ấy đã ra nước ngoài. Hắn nói xin lỗi và bỏ đi, không quên mỉm cười bỡn cợt. Hắn có vẻ mặt của một tên chỉ điểm trẻ tuổi, và tôi biết tôi phải đưa bằng được Julián ra khỏi nhà mình đêm hôm ấy. Lúc này, anh ấy gần như khô quắt. Anh ấy ngoan ngoãn như một đứa trẻ, cuộc sống của anh ấy chỉ quanh quẩn vào những buổi tối chúng tôi ở bên nhau, nghe nhạc trên đài phát thanh, khi anh ấy nắm tay tôi và vuốt ve thầm lặng.

Đêm xuống, tôi lấy chìa khóa căn hộ trên phố San Antonio, mà quản lý tòa nhà đã chuyển cho ông Requejo không hề tồn tại, và đưa Julián trở về ngôi nhà mà anh đã lớn lên. Tôi h ở trong phòng của anh và hứa hôm sau sẽ quay lại, và nhắc anh ấy phải cẩn thận.

“Fumero lại tìm anh đấy”, tôi nói.

Đầu anh làm một cử chỉ mơ hồ, tựa như anh không thể nhớ Fumero là ai, hoặc là không quan tâm nữa. Vài tuần trôi qua như vậy. Tôi luôn đến căn hộ ấy vào buổi đêm, sau nửa đêm. Tôi hỏi Julián cả ngày anh làm gì, và anh nhìn tôi không hiểu. Chúng tôi ở bên nhau suốt đêm, ôm nhau, và tôi ra đi lúc trời sáng, hứa sẽ quay lại khi có thể. Khi đi, tôi luôn khóa cửa. Julián không có chìa khóa. Tôi muốn giữ anh ở đó như một tù nhân, còn hơn để anh liều tính mạng của mình.

Không ai khác đến hỏi han về Miquel, nhưng tôi cứ loan tin trong khu nhà rằng chồng tôi đang ở Pháp. Tôi viết vài bức thư gửi đến lãnh sự Tây Ban Nha ở Paris nói rằng tôi biết công dân Tây Ban Nha Julián Carax đang ở thành phố ấy và đề nghị họ giúp đỡ tìm kiếm anh ấy. Tôi thiết nghĩ rồi sớm muộn gì bức thư ấy cũng đến đúng tay người cần nhận. Tôi đã thận trọng hết mực có thể, nhưng tôi biết chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Những kẻ như Fumero không bao giờ thôi căm thù.

Căn nhà trên phố San Antonio ở trên tầng thượng. Tôi phát hiện có một cánh cửa lên mái nhà ở đỉnh cầu thang. Những mái nhà của cả khu phố hình thành một mạng lưới những khoảng trống ngăn cách nhau bởi những bức tường cao chừng một thước, nơi người dân hay lên phơi đồ. Chẳng mất nhiều thời gian để định vị một tòa nhà ở đầu kia khu phố, với cửa trước quay về phố Joaquín Costa, sao cho tôi có thể lên mái tòa nhà ấy rồi đến tòa nhà trên phố San Antonio mà không bị ai bắt gặp tôi đi vào hoặc ra khỏi đấy. Có lần tôi nhận được một bức thư của quản lý tòa nhà bảo rằng vài người hàng xóm nghe thấy tiếng động ở căn hộ Fortuny. Tôi trả lời dưới tên Requejo rằng thỉnh thoảng nhân viên của công ty đến căn hộ tìm giấy tờ tài liệu nên không việc gì phải lo lắng, cho dẫu tiếng động nghe thấy vào ban đêm. Tôi còn thêm một nhận xét với hàm ý rằng với quý ông đây - kế toán và luật sư - thì một chốn bí mật cho kẻ độc thân không hề là một kho báu nhỏ. Viên quản lý, tỏ ra hiểu biết kiểu nhà nghề, trả lời rằng tôi không nên bận tâm, rằng ông ta hoàn toàn hiểu tình huống n

Trong những năm ấy, đóng vai ông Requejo là nguồn giải trí duy nhất của tôi. Mỗi tháng một lần, tôi đến thăm cha tôi ở Nghĩa Trang Những Cuốn Sách Bị Lãng Quên. Ông không bao giờ tỏ quan tâm đến việc gặp người chồng vô hình của tôi, và tôi không bao giờ bảo tôi sẽ giới thiện với ông. Chúng tôi lảng tránh chủ đề ấy trong những buổi trò chuyện giống như những thủy thủ sành sỏi né tránh dải san hô gần mặt nước. Thỉnh thoảng ông lại hỏi tôi có cần giúp gì không, liệu ông có thể giúp gì được không.

Vào các ngày thứ Bảy, lúc mờ sáng, thỉnh thoảng tôi lại dẫn Julián ra biển. Chúng tôi sẽ đi lên mái nhà, băng qua tòa nhà bên cạnh, rồi bước xuống phố Joaquín Costa. Từ đấy chúng tôi xuống cảng qua những ngõ hẻm của khu phố Raval. Chúng tôi không bao giờ gặp phải ai. Mọi người sợ Julián, thậm chí từ xa. Nhiều lần chúng tôi ra tận mép nước. Julián muốn ngồi trên mỏm đá, quay mặt về phía thành phố. Chúng tôi ở bên nhau hàng giờ liền như vậy, hầu như không nói gì. Có những buổi chiều chúng tôi lẻn vào một rạp chiếu phim, khi buổi chiếu đã bắt đầu. Trong bóng tối, không ai nhận ra Julián. Nhiều tháng trôi qua, tôi bắt đầu nhầm lẫn những cái diễn ra hằng ngày với cái bình thường, và dần dà tôi đã tin rằng sắp đặt của tôi thật hoàn hảo. Tôi thật ngốc nghếch vậy.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương