Bóng Hình Của Gió
-
Chương 32
TỐI HÔM ẤY, TÔI QUAY LẠI QUẢNG TRƯỜNG REAL, ĐẾN CĂN HỘ mà nhiều năm trước tôi đã nguyện sẽ không bao giờ đặt chân vào nữa. Hai người khách ở cửa quán Xampanet chứng kiến vụ hành hung đã đề nghị giúp tôi đưa Fermín lên xe taxi trên phố Princesa, trong khi bồi bàn gọi đến số máy mà tôi đưa cho anh ta, để báo trước là chúng tôi đến. Chuyến taxi tưởng chừng như dài vô tận. Fermín bất tỉnh trước khi chúng tôi xuống xe. Tôi ôm anh trong tay, ghì chặt vào ngực để giữ ấm cho anh. Tôi có thể cảm thấy dòng máu nóng của anh thấm ướt áo tôi. Tôi thì thầm vào tai anh rằng chúng tôi sắp đến nơi và anh sẽ ổn thôi. Giọng tôi run rẩy. Tay tài xế lén lút nhìn tôi trong gương.
“Này, tôi không muốn rắc rối, cậu nghe không? Nếu anh ta chết, cậu ra khỏi xe ngay.”
“Chạy nhanh lên và im mồm đi.”
Khi chúng tôi đến phố Fernando, Gustavo Barceló và Bernarda đang đợi chúng tôi ở cổng chính tòa nhà, cùng với bác sĩ Soldevila. Nhìn chúng tôi người đầy máu và bùn, Bernarda bắt đầu gào lên kinh hoảng. Bác sĩ nhanh chóng bắt mạch cho Fermín và trấn an chúng tôi rằng bệnh nhân vẫn sống. Bốn người chúng tôi xoay xở đưa Fermín lên cầu thang vào phòng Bernarda, ở đó một y tá, đến cùng bác sĩ, đã chuẩn bị sẵn mọi thứ. Khi bệnh nhân được đặt lên giường, cô y tá bắt đầu cởi đồ cho anh. Bác sĩ Soldevila nhất quyết bắt tất cả chúng tôi rời phòng để ông làm việc của mình. Ông đóng cửa và nói ngắn gọn
Anh ấy sẽ sống.”
Trong hành lang, Bernarda nức nở không sao nguôi được. Chị rên rỉ rằng khi chị tìm được một người đàn ông tốt, lần đầu tiên trong đời chị, thì Chúa lại đến bắt anh ấy đi chẳng màng xót thương. Don Gustavo Barceló đỡai chị dìu vào bếp, ở đây ông chuốc rượu cho đến khi bà chị tội nghiệp không thể đứng lên được nữa. Khi chị hầu bắt đầu nói năng lẫn lộn, ông buôn sách mới tự rót cho mình một ly và tợp một hơi hết sạch.
“Cháu xin lỗi. Cháu không biết phải đi đâu... “ tôi dợm nói.
“Không sao. Cháu đã làm đúng. Soldevila là nhà giải phẫu chỉnh hình giỏi nhất Barcelona." Ông nói không hướng vào ai cụ thể.
“Cám ơn bác,” tôi lí nhí.
Barceló thở dài và rót cho tôi kha khá rượu vào một ly không chân. Tôi từ chối, thế là nó được chuyển cho Bernarda, qua môi chị nó biến mất tựa hồ như có một phép thuật.
“Cháu vui lòng đi tắm và mặc đồ sạch được không,” Barceló nói. “Nếu cháu quay về trong bộ dạng thế này, hẳn cha cháu sẽ đột quỵ mà chết mất.”
“Không sao... Cháu không sao,” tôi nói.
“Vậy thì đừng run rẩy nữa. Thôi nào, cháu có thể dùng phòng tắm nhà bác, có nước nóng đấy. Cháu biết đường rồi. Trong lúc ấy, bác sẽ gọi cho cha cháu và bảo... à, bác không biết phải nói gì với ông ấy. Bác sẽ nghĩ ra gì đó.”
Tôi gật đầu.
“Đây vẫn là nhà cháu, Daniel ạ,” Barceló nói khi tôi bước xuống hành lang. “Mọi người rất nhớ cháu.”
Tôi tìm được phòng tắm của Barceló, nhưng không thấy công tắc đèn đâu. Tôi cởi bộ đồ nhớp nhúa dính máu và nhảy xổ vào buồng tắm tráng lệ. Một làn sương long lanh luồn qua ô cửa sổ hướng về phía sân trong của tòa nhà, với đủ ánh sáng để làm rõ hình dạng căn phòng cùng những họa tiết của lớp đá men trên sàn và tường. Nước chảy ra nóng hổi và mạnh hơn nhiều so với buồng tắm nhà tôi trên phố Santa Ana; cảm tưởng cứ như đang ở trong một khách sạn xa hoa, mà kỳ thực tôi đã bao giờ đặt chân vào chốn nào như vậy đâu. Tôi đứng bất động dưới dòng tia nước chừng vài phút.
Tiếng vọng của những cú đánh như mưa trút xuống Fermín vẫn văng vẳng bên tai. Tôi không thể xua ra khỏi đầu mình những lời của Fumero, hay khuôn mặt g đã giữ tôi lại. Một lúc sau, tôi nhận ra nước bắt đầu lạnh dần, và tôi nghĩ bình nước nóng sắp hết nước. Khi xả hết giọt nước ấm áp cuối cùng, tôi gạt tắt nước. Một làn hơi bốc lên cơ thể tôi tựa như những dải lụa. Qua rèm nhà tắm, tôi nhận thấy một bóng người đứng bất động nơi cánh cửa, đôi mắt cẩm thạch của cô ánh lên như mắt mèo.
“Cậu có thể đi ra. Không có gì phải lo đâu, Daniel. Dù tôi có làm gì xấu xa thì tôi cũng đâu thể nhìn thấy cậu.”
“Chào Clara.”
Cô đưa khăn sạch cho tôi. Tôi với tay ra nhận lấy, quấn quanh mình với vẻ rụt rè của một cô nữ sinh. Thậm chí dù đang trong bóng đêm đầy hơi nước, tôi vẫn nhận thấy Clara đang cười vì đoán biết được từng động thái của tôi.
“Tôi không nghe chị đi vào.”
“Vì tôi có gọi đâu. Sao cậu lại tắm trong bóng tối thế?”
“Sao chị biết đèn không bật?”
“Tiếng kêu rì rì của bóng đèn,” cô nói. “Cậu chưa bao giờ quay lại để nói lời từ biệt.”
Có, tôi đã quay lại, tôi nghĩ, nhưng chị còn bận bịu quá. Lời nói chết đứng trên miệng tôi; sự thù oán của chúng dường như xa vời, lố bịch.
“Tôi biết, xin lỗi chị.”
Tôi bước ra khỏi bồn tắm và đứng trên thảm. Làn hơi ánh những đốm bạc, và ánh sáng mờ từ cửa sổ hắt xuống thành tấm mạng trắng trên khuôn mặt của Clara. Cô không hề thay đổi. Bốn năm xa cách vẫn không giúp gì tôi.
“Giọng cậu thay đổi rồi,” cô nói. “Cậu cũng thay đổi rồi chứ, Daniel?”
“Tôi vẫn ngốc nghếch như lúc trước, nếu đó là điều chị đang băn khoăn.”
Và là một kẻ hèn nhát nữa, tôi nghĩ. Cô vẫn giữ nguyên cái nụ cười làm đau nhói ấy, thậm chí là trong bóng tối. Cô với tay ra, và cũng như buổi chiều nọ trong thư viện Ateneo tám năm tôi hiểu ngay. Tôi dẫn bàn tay cô lên khuôn mặt còn ướt của mình và cảm nhận những ngón tay cô đang khám phá lại khuôn mặt tôi, đôi môi cô đang nói những lời câm lặng.
“Tôi không bao giờ muốn làm tổn thương cậu, Daniel ạ. Tha lỗi cho tôi nhé.”
Tôi nắm tay cô mà hôn trong bóng tối. “Không: chị phải tha lỗi cho tôi mới đúng.”
Khả năng cho một màn kịch sướt mướt nào đó, nếu có thì cũng vụn tan khi Bernarda thò đầu qua cửa. Mặc dù khá say, chị vẫn nhận ra tôi đang trần truồng, người ướt sũng, và đang hôn tay Clara khi đèn không bật.
“Vì tình yêu của Chúa, cậu không xấu hổ sao, cậu Daniel? Lạy Giê-su, lạy đức Mẹ Mary, lạy Thánh Giu-se. Một số người không bao giờ học được...”
Bernarda xấu hổ bỏ chạy, và tôi hy vọng rằng khi ảnh hưởng của rượu không còn, thì những gì chị nhìn thấy sẽ phai tàn khỏi tâm trí chị như một giấc mơ. Clara lùi lại vài bước rồi đưa cho tôi bộ quần áo mà cô đang kẹp dưới nách trái.
“Bác tôi bảo đưa bộ đồ này cho cậu. Đây là đồ bác ấy mặc lúc còn trẻ. Bác ấy bảo cậu lớn lắm rồi nên sẽ mặc vừa. Tôi đi đây, để cậu còn mặc đồ. Lẽ ra tôi không nên vào mà không gõ cửa.”
Tôi nhận lấy bộ đồ cô vừa đưa, rồi bắt đầu mặc quần lót, mùi sạch sẽ và ấm áp, rồi chiếc sơ mi vải bông màu hồng, đôi tất, áo gi lê, quần, áo khoác. Trong gương, tôi nhìn thấy một tay chuyên đi từng nhà chào hàng mà nụ cười đã mãi mãi không còn nữa. Khi tôi quay lại nhà bếp, bác sĩ Soldevila đã ra khỏi phòng ngủ và báo cho chúng tôi tình trạng của Fermín.
“Lúc này điều tồi tệ nhất đã qua rồi,” ông thông báo. “Không có gì phải lo lắng cả. Những chuyện này thường có vẻ nghiêm trọng hơn thực tế. Anh bạn kia bị gãy cánh tay trái và hai xương sườn, mất ba chiếc răng, có rất nhiều vết thâm, bầm giập và trầy xước. Nhưng rất may là không bị chảy máu trong và không có triệu chứng tổn thương não. Tờ báo mà bệnh nhân gấp bỏ trong áo để giữ ấm và để cho người mình nom đẫy đà hơn, như lời anh ấy nói, đã có tác dụng như áo giáp cản lại những cú đánh. Vừa mới đây, anh ấy tỉnh lại và đề nghị tôi bảo các bạn rằng anh ấy đang cảm thấy như trở về tuổi hai mươi, rằng anh ấy muốn ăn bánh kẹp dồi có tỏi tươi, một thanh sô cô la, và một ít kẹo Sugus vị chanh. Tôi nghĩ ăn như vậy cũng, nhưng sẽ tốt hơn nên dùng một chút nước trái cây, sữa chua và có lẽ một ít cơm. Hơn nữa, để chứng tỏ sức khỏe và sự tỉnh táo, anh ấy đã bảo tôi chuyển lời đến các bạn là, khi y tá Amparito khâu vài mũi nơi chân anh ấy, anh ấy đã cương cứng như một tảng băng trôi.”
“Đó là vì anh ấy là một người rất nam tính,” Bernarda lí nhí biện hộ.
“Bao giờ chúng tôi mới được vào thăm anh ấy?” tôi hỏi.
“Giờ thì chưa. Có lẽ đến sáng. Hãy để anh ấy nghỉ ngơi một chút. Chậm nhất là ngày mai tôi muốn anh ấy được đưa tới viện Hospital del Mar để chụp não, cho yên tâm thôi. Nhưng tôi nghĩ chúng ta vẫn có thể an tâm rằng vài ngày tới ngài Romero de Torres sẽ khỏe như không hề có chuyện gì. Xét qua các vết và sẹo trên người, anh ấy đã từng trải qua những lúc thập tử nhất sinh hơn thế nhiều. Anh ấy là một kẻ khó bề diệt được. Nếu các bạn cần một bản chứng nhận để báo cảnh sát...”
“Không cần đâu,” tôi xen vào.
“Này chàng trai, tôi cảnh báo cậu là chuyện này lẽ ra đã có thể rất trầm trọng. Cậu phải báo cảnh sát ngay.”
Barceló đang nhìn tôi chăm chú. Tôi nhìn lại, và ông ấy gật đầu.
“Còn nhiều thì giờ để làm vậy, bác sĩ đừng lo,” Barceló nói. “Điều quan trọng bây giờ là phải đảm bảo bệnh nhân vẫn ổn. Sáng mai, chính tôi sẽ đi trình báo việc này, làm trước tiên. Các nhà chức trách cũng có quyền được nghỉ ngơi đôi chút vào ban đêm chứ.”
Rõ ràng là ông bác sĩ không bằng lòng khi tôi đề nghị không báo cảnh sát, nhưng khi nhận ra Barceló sẽ làm việc đó, ông nhún vai rồi quay trở lại phòng ngủ để chăm sóc bệnh nhân. Ngay khi bác sĩ đi khuất, Barceló bảo tôi vào phòng làm việc của ông ấy. Bernarda ngồi trên ghế thở dài, đờ đẫn vì rượu và sốc.
“Bernarda này, tìm việc gì làm đi chứ. Hãy pha ít cà phê. Thật ngon và mạnh.”
“Vâng thưa ngài. Tôi làm ngay đây.”
Tôi theo Barceló vào phòng, một khoang hầm bao phủ trong đám khói thuốc cuộn quanh những chồng sách vở giấy tiếng đàn của Clara vẳng đến chỗ chúng tôi chẳng ra xoang điệu hay tiết tấu gì. Rõ ràng những bài giảng của tay Maestro Neri chẳng cải thiện được gì nhiều, ít nhất là về lĩnh vực nhạc. Ông bán sách chỉ ghế cho tôi ngồi, và tiếp tục nhồi thuốc vào tẩu.
“Bác đã gọi điện báo cha cháu là Fermín gặp chút tai nạn, và cháu đã đưa anh ta đến đây.”
“Cha cháu tin bác chứ?”
“E là không.”
“Không sao ạ.”
Ông buôn sách châm thuốc và ngả lưng vào chiếc ghế bành sau bàn. Ở đầu kia căn hộ, Clara đang tra tấn Debussy[1]. Barceló trợn mắt.
[1. Claude Debussy (1862-1918), nhà soạn nhạc người Pháp, một trong những nhà soạn nhạc tiêu biểu của trường phái ấn tượng.]
“Chuyện gì xảy ra với tay gia sư vậy?” tôi hỏi.
“Hắn bị đuổi việc. Dường như đàn piano không đủ phím cho hắn bận rộn ngón tay.”
“Đúng vậy.”
“Cháu chắc là cháu cũng không bị đánh chứ? Trông cháu có vẻ không muốn nói chuyện. Lúc còn bé, cháu hay chuyện hơn.”
Cửa phòng mở ra, và Bernarda đi vào mang một khay gồm hai chiếc tách bốc hơi và một lọ đường. Chị vừa đi vừa tròng trành, và tôi sợ sẽ bị tắm dưới dòng cà phê nóng bỏng.
“Tôi vào được không? Ngài có muốn pha một chút rượu vào không?”
“Tôi nghĩ chai Lepanto đáng được nghỉ ngơi đêm nay, Bernarda ạ. Còn cô nữa. Cô cũng đi ngủ đi. Daniel và tôi sẽ thức phòng có chuyện gì. Vì Fermín ở trong phòng cô nên cô có thể ngủ trong phòng tôi.”
“Ôi không thưa ngài, tôi không chịu vậy
“Đó là lệnh. Không tranh cãi gì hết. Và tôi muốn cô đi ngủ trong năm phút nữa.”
“Nhưng, thưa ngài...”
“Bernarda, coi chừng không được nhận thưởng Giáng sinh đấy.”
“Thôi được, thưa ngài Barceló. Tôi sẽ ngủ trên thảm. Tôi sẽ không nghe gì thêm.”
Barceló đợi Bernarda lui ra một cách đầy kiểu cách. Ông lấy bảy viên đường cho vào tách rồi dùng thìa khuấy cà phê, nụ cười như mèo của ông ta ẩn sau làn khói thuốc Hà Lan.
“Như cháu thấy đấy, bác phải nghiêm khắc quán xuyến cái nhà này.”
“Vâng, bác đúng là người nghiêm khắc, Don Gustavo.”
“Còn cháu là đứa ăn nói khéo léo. Nói đi Daniel, giờ không ai có thể nghe chúng ta cả. Tại sao lại không báo cảnh sát?”
“Vì họ đã biết rồi.”
“Ý cháu là...?”
Tôi gật đầu.
“Hai người đang dính vào rắc rối gì thế, không phiền nếu bác hỏi chứ?”
Tôi thở dài.
“Bác có thể giúp gì không?”
Tôi ngước mắt lên. Barceló cười với tôi không hề ác ý, lần duy nhất ông gạt bỏ thái độ mỉa mai.
“Tất cả chuyện này, do sự tình cờ nào đó, có liên quan gì đến cuốn sách của Carax mà cháu không bán cho bác trong khi đáng lẽ ra nên bán không?”
Câu hỏi khiến tôi hoàn toàn
“Bác có thể giúp,” ông ấy đề nghị. “Bác có dư thừa điều mà hai người còn thiếu: tiền và sự khôn ngoan.”
“Hãy tin cháu, Don Gustavo, cháu đã để quá nhiều người dính líu vào chuyện này rồi.”
“Thêm một người nữa cũng chẳng làm nên khác biệt gì. Thôi nào, kể bác nghe đi. Cứ tưởng tượng bác là cha đạo đang nghe cháu xưng tội.”
“Nhiều năm rồi cháu không đi xưng tội.”
“Điều đó hiện rõ trên mặt cháu kìa.”
“Này, tôi không muốn rắc rối, cậu nghe không? Nếu anh ta chết, cậu ra khỏi xe ngay.”
“Chạy nhanh lên và im mồm đi.”
Khi chúng tôi đến phố Fernando, Gustavo Barceló và Bernarda đang đợi chúng tôi ở cổng chính tòa nhà, cùng với bác sĩ Soldevila. Nhìn chúng tôi người đầy máu và bùn, Bernarda bắt đầu gào lên kinh hoảng. Bác sĩ nhanh chóng bắt mạch cho Fermín và trấn an chúng tôi rằng bệnh nhân vẫn sống. Bốn người chúng tôi xoay xở đưa Fermín lên cầu thang vào phòng Bernarda, ở đó một y tá, đến cùng bác sĩ, đã chuẩn bị sẵn mọi thứ. Khi bệnh nhân được đặt lên giường, cô y tá bắt đầu cởi đồ cho anh. Bác sĩ Soldevila nhất quyết bắt tất cả chúng tôi rời phòng để ông làm việc của mình. Ông đóng cửa và nói ngắn gọn
Anh ấy sẽ sống.”
Trong hành lang, Bernarda nức nở không sao nguôi được. Chị rên rỉ rằng khi chị tìm được một người đàn ông tốt, lần đầu tiên trong đời chị, thì Chúa lại đến bắt anh ấy đi chẳng màng xót thương. Don Gustavo Barceló đỡai chị dìu vào bếp, ở đây ông chuốc rượu cho đến khi bà chị tội nghiệp không thể đứng lên được nữa. Khi chị hầu bắt đầu nói năng lẫn lộn, ông buôn sách mới tự rót cho mình một ly và tợp một hơi hết sạch.
“Cháu xin lỗi. Cháu không biết phải đi đâu... “ tôi dợm nói.
“Không sao. Cháu đã làm đúng. Soldevila là nhà giải phẫu chỉnh hình giỏi nhất Barcelona." Ông nói không hướng vào ai cụ thể.
“Cám ơn bác,” tôi lí nhí.
Barceló thở dài và rót cho tôi kha khá rượu vào một ly không chân. Tôi từ chối, thế là nó được chuyển cho Bernarda, qua môi chị nó biến mất tựa hồ như có một phép thuật.
“Cháu vui lòng đi tắm và mặc đồ sạch được không,” Barceló nói. “Nếu cháu quay về trong bộ dạng thế này, hẳn cha cháu sẽ đột quỵ mà chết mất.”
“Không sao... Cháu không sao,” tôi nói.
“Vậy thì đừng run rẩy nữa. Thôi nào, cháu có thể dùng phòng tắm nhà bác, có nước nóng đấy. Cháu biết đường rồi. Trong lúc ấy, bác sẽ gọi cho cha cháu và bảo... à, bác không biết phải nói gì với ông ấy. Bác sẽ nghĩ ra gì đó.”
Tôi gật đầu.
“Đây vẫn là nhà cháu, Daniel ạ,” Barceló nói khi tôi bước xuống hành lang. “Mọi người rất nhớ cháu.”
Tôi tìm được phòng tắm của Barceló, nhưng không thấy công tắc đèn đâu. Tôi cởi bộ đồ nhớp nhúa dính máu và nhảy xổ vào buồng tắm tráng lệ. Một làn sương long lanh luồn qua ô cửa sổ hướng về phía sân trong của tòa nhà, với đủ ánh sáng để làm rõ hình dạng căn phòng cùng những họa tiết của lớp đá men trên sàn và tường. Nước chảy ra nóng hổi và mạnh hơn nhiều so với buồng tắm nhà tôi trên phố Santa Ana; cảm tưởng cứ như đang ở trong một khách sạn xa hoa, mà kỳ thực tôi đã bao giờ đặt chân vào chốn nào như vậy đâu. Tôi đứng bất động dưới dòng tia nước chừng vài phút.
Tiếng vọng của những cú đánh như mưa trút xuống Fermín vẫn văng vẳng bên tai. Tôi không thể xua ra khỏi đầu mình những lời của Fumero, hay khuôn mặt g đã giữ tôi lại. Một lúc sau, tôi nhận ra nước bắt đầu lạnh dần, và tôi nghĩ bình nước nóng sắp hết nước. Khi xả hết giọt nước ấm áp cuối cùng, tôi gạt tắt nước. Một làn hơi bốc lên cơ thể tôi tựa như những dải lụa. Qua rèm nhà tắm, tôi nhận thấy một bóng người đứng bất động nơi cánh cửa, đôi mắt cẩm thạch của cô ánh lên như mắt mèo.
“Cậu có thể đi ra. Không có gì phải lo đâu, Daniel. Dù tôi có làm gì xấu xa thì tôi cũng đâu thể nhìn thấy cậu.”
“Chào Clara.”
Cô đưa khăn sạch cho tôi. Tôi với tay ra nhận lấy, quấn quanh mình với vẻ rụt rè của một cô nữ sinh. Thậm chí dù đang trong bóng đêm đầy hơi nước, tôi vẫn nhận thấy Clara đang cười vì đoán biết được từng động thái của tôi.
“Tôi không nghe chị đi vào.”
“Vì tôi có gọi đâu. Sao cậu lại tắm trong bóng tối thế?”
“Sao chị biết đèn không bật?”
“Tiếng kêu rì rì của bóng đèn,” cô nói. “Cậu chưa bao giờ quay lại để nói lời từ biệt.”
Có, tôi đã quay lại, tôi nghĩ, nhưng chị còn bận bịu quá. Lời nói chết đứng trên miệng tôi; sự thù oán của chúng dường như xa vời, lố bịch.
“Tôi biết, xin lỗi chị.”
Tôi bước ra khỏi bồn tắm và đứng trên thảm. Làn hơi ánh những đốm bạc, và ánh sáng mờ từ cửa sổ hắt xuống thành tấm mạng trắng trên khuôn mặt của Clara. Cô không hề thay đổi. Bốn năm xa cách vẫn không giúp gì tôi.
“Giọng cậu thay đổi rồi,” cô nói. “Cậu cũng thay đổi rồi chứ, Daniel?”
“Tôi vẫn ngốc nghếch như lúc trước, nếu đó là điều chị đang băn khoăn.”
Và là một kẻ hèn nhát nữa, tôi nghĩ. Cô vẫn giữ nguyên cái nụ cười làm đau nhói ấy, thậm chí là trong bóng tối. Cô với tay ra, và cũng như buổi chiều nọ trong thư viện Ateneo tám năm tôi hiểu ngay. Tôi dẫn bàn tay cô lên khuôn mặt còn ướt của mình và cảm nhận những ngón tay cô đang khám phá lại khuôn mặt tôi, đôi môi cô đang nói những lời câm lặng.
“Tôi không bao giờ muốn làm tổn thương cậu, Daniel ạ. Tha lỗi cho tôi nhé.”
Tôi nắm tay cô mà hôn trong bóng tối. “Không: chị phải tha lỗi cho tôi mới đúng.”
Khả năng cho một màn kịch sướt mướt nào đó, nếu có thì cũng vụn tan khi Bernarda thò đầu qua cửa. Mặc dù khá say, chị vẫn nhận ra tôi đang trần truồng, người ướt sũng, và đang hôn tay Clara khi đèn không bật.
“Vì tình yêu của Chúa, cậu không xấu hổ sao, cậu Daniel? Lạy Giê-su, lạy đức Mẹ Mary, lạy Thánh Giu-se. Một số người không bao giờ học được...”
Bernarda xấu hổ bỏ chạy, và tôi hy vọng rằng khi ảnh hưởng của rượu không còn, thì những gì chị nhìn thấy sẽ phai tàn khỏi tâm trí chị như một giấc mơ. Clara lùi lại vài bước rồi đưa cho tôi bộ quần áo mà cô đang kẹp dưới nách trái.
“Bác tôi bảo đưa bộ đồ này cho cậu. Đây là đồ bác ấy mặc lúc còn trẻ. Bác ấy bảo cậu lớn lắm rồi nên sẽ mặc vừa. Tôi đi đây, để cậu còn mặc đồ. Lẽ ra tôi không nên vào mà không gõ cửa.”
Tôi nhận lấy bộ đồ cô vừa đưa, rồi bắt đầu mặc quần lót, mùi sạch sẽ và ấm áp, rồi chiếc sơ mi vải bông màu hồng, đôi tất, áo gi lê, quần, áo khoác. Trong gương, tôi nhìn thấy một tay chuyên đi từng nhà chào hàng mà nụ cười đã mãi mãi không còn nữa. Khi tôi quay lại nhà bếp, bác sĩ Soldevila đã ra khỏi phòng ngủ và báo cho chúng tôi tình trạng của Fermín.
“Lúc này điều tồi tệ nhất đã qua rồi,” ông thông báo. “Không có gì phải lo lắng cả. Những chuyện này thường có vẻ nghiêm trọng hơn thực tế. Anh bạn kia bị gãy cánh tay trái và hai xương sườn, mất ba chiếc răng, có rất nhiều vết thâm, bầm giập và trầy xước. Nhưng rất may là không bị chảy máu trong và không có triệu chứng tổn thương não. Tờ báo mà bệnh nhân gấp bỏ trong áo để giữ ấm và để cho người mình nom đẫy đà hơn, như lời anh ấy nói, đã có tác dụng như áo giáp cản lại những cú đánh. Vừa mới đây, anh ấy tỉnh lại và đề nghị tôi bảo các bạn rằng anh ấy đang cảm thấy như trở về tuổi hai mươi, rằng anh ấy muốn ăn bánh kẹp dồi có tỏi tươi, một thanh sô cô la, và một ít kẹo Sugus vị chanh. Tôi nghĩ ăn như vậy cũng, nhưng sẽ tốt hơn nên dùng một chút nước trái cây, sữa chua và có lẽ một ít cơm. Hơn nữa, để chứng tỏ sức khỏe và sự tỉnh táo, anh ấy đã bảo tôi chuyển lời đến các bạn là, khi y tá Amparito khâu vài mũi nơi chân anh ấy, anh ấy đã cương cứng như một tảng băng trôi.”
“Đó là vì anh ấy là một người rất nam tính,” Bernarda lí nhí biện hộ.
“Bao giờ chúng tôi mới được vào thăm anh ấy?” tôi hỏi.
“Giờ thì chưa. Có lẽ đến sáng. Hãy để anh ấy nghỉ ngơi một chút. Chậm nhất là ngày mai tôi muốn anh ấy được đưa tới viện Hospital del Mar để chụp não, cho yên tâm thôi. Nhưng tôi nghĩ chúng ta vẫn có thể an tâm rằng vài ngày tới ngài Romero de Torres sẽ khỏe như không hề có chuyện gì. Xét qua các vết và sẹo trên người, anh ấy đã từng trải qua những lúc thập tử nhất sinh hơn thế nhiều. Anh ấy là một kẻ khó bề diệt được. Nếu các bạn cần một bản chứng nhận để báo cảnh sát...”
“Không cần đâu,” tôi xen vào.
“Này chàng trai, tôi cảnh báo cậu là chuyện này lẽ ra đã có thể rất trầm trọng. Cậu phải báo cảnh sát ngay.”
Barceló đang nhìn tôi chăm chú. Tôi nhìn lại, và ông ấy gật đầu.
“Còn nhiều thì giờ để làm vậy, bác sĩ đừng lo,” Barceló nói. “Điều quan trọng bây giờ là phải đảm bảo bệnh nhân vẫn ổn. Sáng mai, chính tôi sẽ đi trình báo việc này, làm trước tiên. Các nhà chức trách cũng có quyền được nghỉ ngơi đôi chút vào ban đêm chứ.”
Rõ ràng là ông bác sĩ không bằng lòng khi tôi đề nghị không báo cảnh sát, nhưng khi nhận ra Barceló sẽ làm việc đó, ông nhún vai rồi quay trở lại phòng ngủ để chăm sóc bệnh nhân. Ngay khi bác sĩ đi khuất, Barceló bảo tôi vào phòng làm việc của ông ấy. Bernarda ngồi trên ghế thở dài, đờ đẫn vì rượu và sốc.
“Bernarda này, tìm việc gì làm đi chứ. Hãy pha ít cà phê. Thật ngon và mạnh.”
“Vâng thưa ngài. Tôi làm ngay đây.”
Tôi theo Barceló vào phòng, một khoang hầm bao phủ trong đám khói thuốc cuộn quanh những chồng sách vở giấy tiếng đàn của Clara vẳng đến chỗ chúng tôi chẳng ra xoang điệu hay tiết tấu gì. Rõ ràng những bài giảng của tay Maestro Neri chẳng cải thiện được gì nhiều, ít nhất là về lĩnh vực nhạc. Ông bán sách chỉ ghế cho tôi ngồi, và tiếp tục nhồi thuốc vào tẩu.
“Bác đã gọi điện báo cha cháu là Fermín gặp chút tai nạn, và cháu đã đưa anh ta đến đây.”
“Cha cháu tin bác chứ?”
“E là không.”
“Không sao ạ.”
Ông buôn sách châm thuốc và ngả lưng vào chiếc ghế bành sau bàn. Ở đầu kia căn hộ, Clara đang tra tấn Debussy[1]. Barceló trợn mắt.
[1. Claude Debussy (1862-1918), nhà soạn nhạc người Pháp, một trong những nhà soạn nhạc tiêu biểu của trường phái ấn tượng.]
“Chuyện gì xảy ra với tay gia sư vậy?” tôi hỏi.
“Hắn bị đuổi việc. Dường như đàn piano không đủ phím cho hắn bận rộn ngón tay.”
“Đúng vậy.”
“Cháu chắc là cháu cũng không bị đánh chứ? Trông cháu có vẻ không muốn nói chuyện. Lúc còn bé, cháu hay chuyện hơn.”
Cửa phòng mở ra, và Bernarda đi vào mang một khay gồm hai chiếc tách bốc hơi và một lọ đường. Chị vừa đi vừa tròng trành, và tôi sợ sẽ bị tắm dưới dòng cà phê nóng bỏng.
“Tôi vào được không? Ngài có muốn pha một chút rượu vào không?”
“Tôi nghĩ chai Lepanto đáng được nghỉ ngơi đêm nay, Bernarda ạ. Còn cô nữa. Cô cũng đi ngủ đi. Daniel và tôi sẽ thức phòng có chuyện gì. Vì Fermín ở trong phòng cô nên cô có thể ngủ trong phòng tôi.”
“Ôi không thưa ngài, tôi không chịu vậy
“Đó là lệnh. Không tranh cãi gì hết. Và tôi muốn cô đi ngủ trong năm phút nữa.”
“Nhưng, thưa ngài...”
“Bernarda, coi chừng không được nhận thưởng Giáng sinh đấy.”
“Thôi được, thưa ngài Barceló. Tôi sẽ ngủ trên thảm. Tôi sẽ không nghe gì thêm.”
Barceló đợi Bernarda lui ra một cách đầy kiểu cách. Ông lấy bảy viên đường cho vào tách rồi dùng thìa khuấy cà phê, nụ cười như mèo của ông ta ẩn sau làn khói thuốc Hà Lan.
“Như cháu thấy đấy, bác phải nghiêm khắc quán xuyến cái nhà này.”
“Vâng, bác đúng là người nghiêm khắc, Don Gustavo.”
“Còn cháu là đứa ăn nói khéo léo. Nói đi Daniel, giờ không ai có thể nghe chúng ta cả. Tại sao lại không báo cảnh sát?”
“Vì họ đã biết rồi.”
“Ý cháu là...?”
Tôi gật đầu.
“Hai người đang dính vào rắc rối gì thế, không phiền nếu bác hỏi chứ?”
Tôi thở dài.
“Bác có thể giúp gì không?”
Tôi ngước mắt lên. Barceló cười với tôi không hề ác ý, lần duy nhất ông gạt bỏ thái độ mỉa mai.
“Tất cả chuyện này, do sự tình cờ nào đó, có liên quan gì đến cuốn sách của Carax mà cháu không bán cho bác trong khi đáng lẽ ra nên bán không?”
Câu hỏi khiến tôi hoàn toàn
“Bác có thể giúp,” ông ấy đề nghị. “Bác có dư thừa điều mà hai người còn thiếu: tiền và sự khôn ngoan.”
“Hãy tin cháu, Don Gustavo, cháu đã để quá nhiều người dính líu vào chuyện này rồi.”
“Thêm một người nữa cũng chẳng làm nên khác biệt gì. Thôi nào, kể bác nghe đi. Cứ tưởng tượng bác là cha đạo đang nghe cháu xưng tội.”
“Nhiều năm rồi cháu không đi xưng tội.”
“Điều đó hiện rõ trên mặt cháu kìa.”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook