1Q84 (Tập 3)
-
Chương 6: Tengo
Lúc ngón cái đau nhói thì sẽ biết
Ở thị trấn nhỏ ven biển này, Tengo sống rất có quy luật. Đã định ra được mô thức của cuộc sống, anh nỗ lực duy trì nó, cố không làm nó nhiễu loạn. Anh không hiểu tại sao, nhưng cảm thấy làm như vậy dường như là điều quan trọng hơn hết thảy. Sáng sáng anh tản bộ, viết tiểu thuyết, sau đó đến viện điều dưỡng đọc to một quyển sách, quyển gì cũng được cho người cha đang say ngủ nghe, sau đó quay về lữ quan ngủ. Những ngày tháng tựa hồ như điệu hát cấy mạ đơn điệu, cứ lặp đi lặp lại.
Được mấy đêm ấm áp liên tục, rồi những đêm lạnh kinh người ùa đến. Mùa thu tiến một bước rồi lùi, nhưng mỗi lúc một dấn sâu. Tuy nhiên, sự thay đổi cùa thời tiết không làm thay đổi chút nào cuộc sống của Tengo; ngày ngày anh vẫn lặp lại những hành động của ngày hôm trước. Anh gắng sức biến thành một người quan sát không màu, trong suốt, lặng lẽ, thu nhỏ sự tồn tại của mình đến tối thiểu, bình tĩnh chờ đợi khoảnh khắc ấy. Sự khác biệt giữa một ngày và ngày hôm sau dần dần trở nên mờ nhạt. Một tuần trôi qua, mười ngày trôi qua. Nhưng nhộng không khí vẫn chẳng thấy xuất hiện. Buổi chiều, sau khi cha anh được đưa đến phòng kiểm tra, trên giường bệnh chỉ còn lại một vệt hõm hình người, nhỏ đến đáng thương.
Lẽ nào chuyện đó chỉ xảy ra một lần duy nhất? Trong buổi hoàng hôn muộn, Tengo ngồi trong gian phòng chật hẹp cắn môi thầm nghĩ. Một mặc khải đặc biệt không thể xuất hiện lần thứ hai chăng? Hay chỉ là một ảo ảnh? Không gì có thể trả lời câu hỏi này. Tiếng sóng biển xa xôi và tiếng gió chốc chốc thổi qua khu rừng chắn gió là tất cả những gì vẳng tới được tai anh.
Tengo không chắc hành vi của anh có đúng hay không. Có lẽ anh chỉ lãng phí thời gian một cách vô nghĩa ở gian phòng của viện điều dưỡng nơi thành phố nhỏ ven biển cách xa Tokyo này. Nhưng dù thế, anh không thể rời khỏi nơi đây được. Ở đây, trong phòng này, anh từng tận mắt chứng kiến nhộng không khí, bên trong nhộng là hình dáng nhỏ nhắn của Aomame đang say ngủ trong làn ánh sáng mờ. Anh đã chạm vào đó bằng bàn tay này. Kể cả đó là chuyện chỉ xảy ra đến một lần, không, kể cả đó chẳng qua là ảo ảnh phù du, anh vẫn muốn lưu lại đây càng lâu càng tốt, mãi mãi vuốt ve cảnh tượng ấy trong tâm tưởng.
Biết được Tengo không về Tokyo mà sẽ ở lại thành phố nhỏ ven biển này một thời gian, các y tá liền tỏ ra thân mật hơn với anh. Họ thường tranh thủ những quãng nghỉ ngắn giữa việc này với việc kia để nói với anh đôi câu chuyện phiếm. Nhưng khi rãnh rỗi, họ chủ động tìm đến phòng bệnh của cha anh để tìm anh trò chuyện, có khi còn mang theo cả trà và đồ điểm tâm. Y tá Omura (khoảng chừng ba lăm ba sáu, thường búi tóc rồi xiên chiếc bút bi vào) và y tá Adachi (có đôi má hồng buộc tóc đuôi ngựa) thay phiên nhau phụ trách cho cha Tengo. Y tá Tamura, tuổi trung niên đeo kính gọng kim loại, trực ban ở quầy tiếp tân chỗ lối ra vào, song những lúc neo người chị ta cũng thay ca chăm sóc cho cha anh. Ba người này dường như rất có hứng thú với Tengo.
Tengo cũng vậy. Ngoài khoảng một giờ đặc biệt vào mỗi lúc hoàng hôn kia, anh cũng nhàn rỗi đến phát ngấy lên, nên cùng họ nói đủ thứ chuyện. Thực ra, toàn là anh trả lời những câu hỏi của họ về chuyện đời, và anh trả lời họ một cách thành thật nhất trong phạm vi có thể.
Bọn họ cũng lần lượt kể chuyện đời mình. Cả ba đều là người vùng này, tốt nghiệp cấp ba xong liền thi vào vào trường dạy nghề, đi làm y tá. Công việc trong viện điều dưỡng đa phần đơn điệu và nhạt nhẽo, thời gian làm việc vừa dài vừa không có quy luật gì, nhưng họ thảy đều vui, vì đâu phải ai cũng có thể làm việc ở mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên. Thêm vào đó, so với làm việc ở những bệnh viện đa khoa thông thường, ngày ngày đối mặt với những bệnh nhân vật lộn trên làn ranh sống chết thì áp lực tinh thần ở đây nhỏ hơn nhiều. Những người già ở đây chầm chậm mất đi ký ức, không tự hiểu được tình hình của mình, rồi cứ thế lặng lẽ rút hơi thở cuối cùng. Rất hiếm người chảy máu, cái đau được kìm giữ ở mức thấp nhất. Về cơ bản, ở đây không có những bệnh nhân được chở đến bằng xe cấp cứu lúc nửa đêm nửa hôm, cũng không có những người thân trong gia đình túm tụm xung quanh gào khóc ầm ĩ. Phí sinh hoạt rẻ, nên tuy tiền lương không cao song họ có thể sống thoải mái. Y tá Tamura, người đeo kính, đã mất chồng trong một vụ tai nạn năm năm trước, hiện đang sống với mẹ ở thị trấn nhỏ gần đây. Y tá Omura thân hình cao lớn, hay cắm bút bi trên búi tóc có hai đứa con trai, chồng là tài xế taxi. Cô y tá trẻ Adachi đang sống chung với người chị hơn cô ba tuổi làm nghề trang điểm, hai người thuê nhà sống bên ngoài thị trấn.
“Anh Tengo thật tử tế,” y tá Omura vừa thay túi dịch truyền vừa nói. “Hiếm thấy có người nhà bệnh nhân nào ngày ngày đến đây đọc sách cho người thân hôn mê nghe lắm.”
Nghe cô nói vậy, Tengo thấy không được thoải mái cho lắm. “Chỉ là tôi xin được nghỉ ít ngày thôi. E không duy trì được quá lâu.”
“Cho dù thời gian rảnh rỗi cũng chẳng ai tình nguyện đến đây cả đâu,” cô nói. “Nói thế này e không phải, nhưng bệnh này về cơ bản không chữa được. Dần dà rồi mọi người đều sẽ thấy nản lòng.”
“Bố muốn tôi đọc cho ông ấy nghe, bảo là sách gì cũng được. Từ hồi trước ấy, lúc ông ấy ít nhiều vẫn còn tỉnh táo một chút. Đằng nào thì ở đây tôi cũng chẳng có việc gì mà làm.”
“Anh đọc gì cho ông ấy thế?”
“Đủ thứ. Tôi đang đọc dở cuốn nào, đọc tới đâu thì cứ đọc quyển đó từ chỗ đó mà đi thôi.”
“Giờ đang đọc gì vậy?”
“Xa mãi Phi châu của Karen Blixen[1].”
[1] Nhà văn nữ người Đan Mạc đã sống ở Kenya 19 năm và được biết đến chủ yếu nhờ những tác phẩm viết về châu Phi.
Cô y tá lắc đầu. “Chưa nghe bao giờ.”
“Quyển này viết năm 1937. Blixen là một người phụ nữ Đan Mạch, bà lấy một quý tộc Thụy Điển. Trước Thế chiến Thứ nhất họ đến châu Phi, kinh doanh nông trại ở đó. Sau đó bà ly hôn, một mình tiếp quản nông trại. Bà ấy đem trải nghiệm của mình trong thời gian đó viết thành sách.”
Cô đo nhiệt độ cho cha Tengo, điền con số vào bảng ghi chép, rồi lại cắm chiếc bút bi lên búi tóc, tiện tay vuốt vuốt lại chỗ tóc mai. “Tôi có thể ở lại đây nghe anh đọc không?”
“Không biết cô có thích hay không.” Tengo trả lời.
Cô ngồi xuống ghế con, hai chân bắt tréo. Đôi chân đẹp, đầy đặn với khung xương rắn chắc. Người cô đã hơi phát phì một chút. “Anh cứ đọc đi.”
Tengo chầm chậm đọc tiếp. Đây là loại văn chương cần phải đọc lên một cách chậm rãi, tựa hồ như dòng thời gian chảy trên lục địa châu Phi.
Sau bốn tháng nóng bức khô hạn là tháng Ba châu Phi, tháng báo hiệu mùa mưa kéo dài, bốn bề đâu cũng sức sống bừng bừng trải ra vô tận, cùng màu xanh tươi mới và mùi hương thoang thoảng.
Thế mà người chủ nông trại phải kìm lòng, không dám hân hoan trước sự hào phóng của thiên nhiên. Ông lắng nghe, nơm nớp lo sợ rằng cơn mưa như trút kia sẽ ngớt. Lượng nước mặt đất hấp thụ vào lúc này phải đủ cho tất cả thực vật, động vật và con người sinh sống trong nông trại vượt qua bốn tháng không mưa tiếp sau đó.
Mỗi con đường trong nông trại đều biến thành những dòng sông nhỏ nước chảy róc rách, thật là một cảnh tượng đẹp. Chủ nông trại mừng khôn xiết, lòng muốn cất tiếng ca vang, giẫm chân lên bùn đất, bước về phía vườn cà phê đang nở hoa ướt sũng nước mưa. Thế nhưng, đúng vào mùa mưa, chỉ trong một đêm, đột nhiên trời quang mây tạnh, ngàn sao lại lấp lánh. Chủ nông trại bước ra khỏi cửa, ngước nhìn trời. Trông ông tựa như muốn ôm chặt lấy cả bầu trời cao mà vắt ra thêm nước mưa nữa. Chủ nông trại nhìn trời, xót xa than thở: “Mưa thêm chút nữa đi. Xin Người mưa thêm mười phút nữa thôi. Trái tim con giờ đây đang trần trụi trước mặt Người. Nếu Người không ban phước lành, con sẽ không buông thả người ra. Nếu người muốn, xin hãy đánh gục con. Song, xin Người đừng giày vò con. Đừng ngắt quãng giao hợp. Chúa ở trên Trời của con!”
“Ngắt quãng giao hợp?” nữ y tá chau mày, nói.
“Nên nói thế nào nhỉ? Bà tác giả này là người thẳng thắn.”
“Kể cả thế, nhưng đứng trước Thượng đế những lời này e hơi thẳng thắng quá thì phải.”
“Đúng là vậy,” Tengo đồng tình.
Sau mùa mưa, đôi khi có những ngày râm mát mẻ đến lạ thường. Trong những ngày ấy, người ta lại nhớ đến “marka mbaya,” tức những năm mất mùa, hạn hán. Khi đó, người Kikuyu dẫn bò đến cho ăn cỏ ở xung quanh nhà tôi. Một đứa bé chăn bò cầm cây sáo, thỉnh thoảng lại thổi lên một khúc nhạc ngắn. Về sau, mỗi khi nghe thấy điệu nhạc giống thế, trước mắt tôi lại hiện lên rõ một nỗi đau đớn và tuyệt vọng của chúng tôi trong những tháng ngày đã qua ấy. Trong điệu nhạc đó có nước mắt và vị đắng chát. Thế nhưng đồng thời, trong cùng một điệu nhạc, tôi bất ngờ nhận ra sức sống và một sự dịu dàng không thể lý giải được, tôi nghe thấy một bài hát. Thời kỳ gian khổ ấy có thực sự gian khổ như thế không? Lúc đó tôi có tuổi trẻ, tràn đầy khát khao nóng bỏng. Chính những năm tháng khó khăn đằng đẵng ấy đã cho chúng tôi sự đoàn kết vững chắc không gì phá vỡ nổi. Để dẫu có chuyển đến một tinh cầu khác, không nghi ngờ gì nữa chúng tôi vẫn sẽ nhận nhau là đồng bạn. Tiếp đó, chiếc đồng hồ chim cúc cu, những cuốn sách của tôi, lũ bò gầy trơ xương trên thảm cỏ, những ông bà già đau khổ người Kikuyu đều sẽ hô gọi nhau thế này: “Anh cũng ở đây à. Anh cũng là một phần của nông trại Ngong này à.” Cứ thế, thời kỳ gian khổ đó chúc phúc cho chúng ta, sau đó thấm thoát trôi qua.
“Đoạn văn sống động quá,” cô y tá nói, “cảnh tượng tựa hồ như ở trước mắt tôi ấy. Xa mãi Châu Phi của Karen Blixen phải không?”
“Đúng.”
“Giọng anh nghe cũng rất hay. Thâm trầm, lại chan chứa tình cảm. Hình như rất thích hợp để đọc thành tiếng.”
“Cám ơn.”
Cô y tá vẫn ngồi trên ghế, nhắm mắt không nhúc nhích, hít thở khoan thai, tựa hồ như vẫn còn chìm đắm trong dư âm của đoạn văn. Có thể trông thấy bộ ngực gồ lên của cô nhấp nhô theo nhịp thở bên dưới bộ đồng phục trắng. Nhìn cảnh ấy, Tengo chợt nhớ đến người tình hơn tuổi. Nhớ lúc cởi quần áo ra, ngón tay mân mê nụ hoa đã cương cứng, mỗi chiều thứ Sáu. Hơi thở sâu của cô, cơ quan sinh dục ẩm ướt của cô. Bên ngoài khung cửa sổ kéo rèm, mưa bụi êm không tiếng. Bàn tay cô ước chừng trọng lượng tinh hoàn của Tengo. Tuy nhớ lại những chuyện ấy song anh không cảm thấy hứng tình. Dường như toàn bộ cảnh tượng và cảm giác đều bị phủ một lớp màng mỏng, mờ mịt, xa cách nơi này.
Giây lát sau, cô y tá mở mắt ra, nhìn Tengo. Ánh mắt ấy như thể đã nhìn thấu suốt suy nghĩ của anh, nhưng cô không trách móc Tengo, cô nhoẻn miệng cười mơ hồ rồi đứng lên, cụp mí mắt xuống nhìn anh.
“Tôi phải đi đây,” nữ y tá vuốt vuốt tóc, kiểm tra cho chắc chiếc bút bi vẫn còn cắm trên đó rồi nhanh nhẹn xoay người ra khỏi phòng.
Khoảng chập tối, anh gọi điện cho Fukaeri. Hôm nay không xảy ra chuyện gì đặc biệt, lần nào cô cũng nói như thế. Điện thoại đổ chuông mấy lần, nhưng cô nghe lời anh nên đều không bắt máy. Vậy thì tốt, Tengo nói. Cứ mặc cho nó kêu.
Lúc Tengo gọi điện cho cô, trước tiên anh để chuông đổ ba lần rồi gác máy, sau đó lập tức bấm số gọi lại. Giao hẹn này không phải lúc nào cũng được tuân thủ. Thường thì khi tiếng chuông đầu tiên vang lên, Fukaeri đã nhấc ống nghe rồi.
“Không làm theo quy định là không được đâu,” lần nào Tengo cũng cảnh cáo cô.
“Em biết, không sao đâu,” Fukaeri nói.
“Em muốn nói em biết là anh gọi điện?”
“Điện thoại của người khác em không nghe.”
Chắc là có thể như vậy, Tengo thầm nghĩ. Bản thân anh đại để cũng nghe ra được đâu là điện thoại của Komatsu gọi đến. Tiếng chuông đượm vẻ hoảng hốt, vang lên bồn chồn. Tưởng như có ai đang liên tục gõ đầu ngón tay lên mặt bàn kêu “cốc cốc.” Có điều, xét cho cùng thì đó chỉ là ước đoán. Mỗi lần cầm ống nghe lên, anh cũng không hoàn toàn chắc chắn là ai đang gọi.
Cuộc sống của Fukaeri cũng cực kỳ đơn điệu chẳng kém Tengo. Cô tuyệt đối không bước ra khỏi căn hộ nửa bước. Cô không có tivi, không đọc sách, cả cơm cũng không ăn cho tử tế. Vì vậy, trước mắt cô không có nhu cầu ra ngoài mua đồ.
“Không vận động, vì vậy không cần phải ăn gì cả.” Fukaeri nói.
“Ngày ngày một mình em làm những gì?”
“Em nghĩ.”
“Nghĩ chuyện gì?”
Cô không trả lời câu hỏi này. “Con quạ đến rồi.”
“Mỗi ngày quạ đều đến một lần.”
“Không phải một lần, đến mấy lần,” cô gái nói.
“Cùng một con quạ ấy à?”
“Đúng.”
“Ngoài ra không có người đến à?”
“Người của N-H-K lại đến nữa.”
“Có phải cái người của NHK đã đến lần trước không?”
“Anh ta lớn tiếng hò hét bảo anh Kawana là kẻ trộm.”
“Hét lên ở cửa nhà anh thế à?”
“Cố ý hò hét để người khác nghe thấy.”
Tengo thoáng nghĩ qua về chuyện này. “Em không cần quan tâm. Không liên quan gì tới em, cũng chẳng gây hại gì đặc biệt cả.”
“Anh ta bảo ‘biết là anh đang trốn ở trong đó’.”
“Em khỏi cần để ý,” Tengo nói. “Thằng cha ấy không thể nào biết được chuyện này, chẳng qua là nói nhăng nói cuội dọa người ta thôi. Người của đài NHK thường xuyên dùng thủ đoạn này mà.”
Tengo đã nhiều lần thấy cha mình sử dụng thủ đoạn tương tự. Chiều Chủ nhật, tiếng gọi đầy ác ý của ông vang lên khắp hành lang khu nhà tạp cư. Uy hiếp và giễu cợt. Anh dùng đầu ngón tay ấn nhẹ lên chỗ thái dương. Ký ức trỗi dậy mang theo đủ thứ lỉnh kỉnh kèm theo nó.
Dường như cảm nhận được điều gì đó từ sự trầm mặc ấy, Fukaeri hỏi: “Anh ổn không.”
“Không sao cả. Cái người của đài NHK ấy, cứ mặc kệ hắn đi.”
“Quạ cũng bảo thế.”
“Vậy thì tốt quá,” Tengo nói.
Từ lúc nhìn thấy hai mặt trăng trên trời, và nhộng không khí xuất hiện trong phòng bệnh của cha anh, không còn nhiều chuyện có thể làm Tengo kinh ngạc nữa. Fukaeri và quạ mỗi ngày đều trao đổi ý kiến với nhau bên cửa sổ, thế thì có gì mà không chấp nhận được chứ?
“Anh muốn ở lại đây thêm vài ngày nữa, tạm thời vẫn chưa về Tokyo. Không sao chứ?”
“Anh muốn ở đó bao lâu thì cứ ở bấy lâu.”
Nói xong, Fukaeri lập tức dập máy. Cuộc nói chuyện tan biến trong khoảnh khắc, tựa như có ai dùng con dao chặt củi được mài sáng bóng chém một phát đứt lìa đường dây diện thoại vậy.
Sau đó Tengo bấm số điện thoại của nhà xuất bản nơi Komatsu làm việc, nhưng Komatsu không ở đấy. Nghe bảo tầm một giờ chiều anh ta có đến trình diện rồi thoắt cái đã biến đi mất. Người nghe điện thoại không biết giờ anh ta đang ở đâu, cũng không biết anh ta có quay về nhà xuất bản hay không. Chuyện này là bình thường đối với Komatsu. Tengo để lại số điện thoại của viện điều dưỡng, nói rằng ban ngày mình thường ở đây, nếu có thể thì phiền Komatsu liên lạc. Nếu cho số điện thoại của lữ quán, ngộ nhỡ nửa đêm anh ta gọi đến thì phiền phức lắm.
Lần trước anh nói chuyện với Komatsu là lúc tháng Chín sắp sửa kết thúc. Một cuộc điện thoại ngắn gọn. Từ đó đến giờ, anh ta không liên hệ với Tengo lần nào, Tengo cũng không liên lạc với anh ta. Từ hồi cuối tháng Tám, anh ta đột nhiên lặn mất tăm ba tuần liền. Anh ta chỉ gọi đến công ty một cú điện thoại không đầu không đuôi, bảo rằng “vì sức khỏe không tốt nên xin nghỉ mấy ngày,” rồi cắt đứt liên lạc, gần như mất tích. Dĩ nhiên Tengo cũng có nghĩ ngợi, nhưng chưa đến mức quá lo lắng. Về cơ bản Komatsu là kẻ chỉ làm theo ý mình. Chắc hẳn chẳng bao lâu nữa anh ta sẽ lại xuất hiện và trở về văn phòng như chưa hề có chuyện gì xảy ra thôi.
Trong môi trường công ty người ta thường không chấp nhận hành vi tùy tiện kiểu ấy. Thế nhưng, khi có chuyện, bao giờ cũng có đồng nghiệp đứng ra che chắn hộ anh ta, không để anh ta bị phiền lụy. Chẳng phải anh ta được mọi người yêu mến gì, nhưng không hiểu tại sao lúc nào cũng có những nhân vật đặc biệt “chùi đít” hộ anh ta. Phía nhà xuất bản cũng thường nhắm mắt cho qua, không gặng hỏi nhiều. Komatsu tuy luôn tự cho mình là đúng, thiếu tinh thần làm việc nhóm, tính cách cao ngạo không cần biết bên cạnh có ai, nhưng lại rất có năng lực; cuốn sách bán chạy Nhộng không khí là do anh ta một mình phụ trách. Không thể dễ dàng đuổi việc anh ta được.
Quả nhiên đúng như Tengo dự đoán, một hôm Komatsu đột nhiên xuất hiện tại nhà xuất bản mà chẳng hề báo trước, không giải thích gì cả, cũng không xin lỗi mọi người, cứ thế bắt đầu làm việc trở lại luôn. Một biên tập viên quen biết có gọi điện tới, tiện thể báo tin này cho Tengo.
“Vậy, anh Komatsu đã khỏe hẳn chưa?” Tengo hỏi biên tập viên kia.
“Rồi, hình như rất khỏe,” đối phương trả lời, “chỉ có điều hình như ít nói hơn hồi trước.”
“Ít nói hơn?” Tengo hơi ngạc nhiên.
“Ừm, nói thế nào nhỉ, tức là càng không thích giao tiếp hơn trước ấy.”
“Anh ấy đã ốm thật à?”
“Chuyện này tôi không được rõ lắm,” tay biên tập viên trả lời hờ hững, “anh ta nói mình khỏe thì tôi cũng chỉ biết thế thôi. Có điều, cũng may là anh ta lành lặn trở về, một đống việc chất đầy lên như núi nay có anh ta thì mới có thể giải quyết ổn thỏa. Lúc anh ta vắng mặt, đủ thứ việc liên quan đến Nhộng không khí làm chúng tôi cuống hết cả lên.”
“Phải rồi, nhắc đến Nhộng không khí, sự kiện Fukaeri mất tích về sau thế nào rồi?”
“Chẳng thế nào cả. Vẫn vậy thôi. Sự việc không có gì tiến triển, nữ tác giả trẻ biến mất. Các bên liên quan đều vô kế khả thi.”
“Tôi có để ý báo chí. Gần đây hình như không đọc được bài nào về vụ này.”
“Truyền thông đa phần đã rút khỏi sự kiện này rồi, không thì cũng cẩn trọng giữ khoảng cách. Cảnh sát cũng chẳng tích cực theo vụ này nữa. Chi tiết thế nào thì anh đi hỏi Komatsu ấy. Nhưng vừa nãy tôi nói với anh rồi đó, đận này anh ta kiệm lời đi nhiều. Có thể nói cứ như hoàn toàn chẳng giống anh ta nữa. Hoàn toàn không còn cố chấp bảo thủ như trước, mà trở nên hướng nội hơn, có thể nói anh ta khó thân cận hơn trước nhiều. Có lúc, anh ta cứ như quên mất chung quanh còn có người khác nữa ấy. Cứ như thể một mình chui vào trong hang động nào đó.”
“Hướng nội…” Tengo nói.
“Anh nói chuyện với anh ta thì biết.”
Tengo cảm ơn, rồi gác máy.
Mấy ngày sau, buổi tối, Tengo thử gọi điện cho Komatsu. Komatsu đang ở văn phòng. Đúng như lời tay biên tập viên kia nói, kiểu cách nói chuyện của anh ta đã khác trước. Thường thì anh ta thao thao bất tuyệt không ngừng, song giờ đây dường như lại hơi thẽ thọt, gây ấn tượng rằng anh ta vừa nói chuyện với Tengo vừa đang nghĩ ngợi chuyện khác. Có lẽ là gặp phải chuyện phiền phức gì đó, Tengo nghĩ. Nói tóm lại, người này không giống tay Komatsu thong dong thoải mái trước đây.
“Anh khỏe hẳn chưa?” Tengo hỏi.
“Khỏe?”
“Anh vừa xin nghỉ ốm một thời gian dài còn gì?”
“À, phải rồi,” Komatsu dường như vừa sực nhớ ra, liền nói. Một quãng lặng ngắn. “Đã khỏe rồi. Chuyện này vài hôm nữa tôi sẽ nói kỹ với cậu. Giờ vẫn chưa thể nào nói cho rõ ràng được.”
Vài hôm nữa, Tengo ngẫm nghĩ mấy chữ này. Anh nghe được trong giọng điệu của Komatsu một thứ ẩn ý khác lạ. Thiếu cảm giác về sự chừng mực, vừa đủ. Những lời thốt ra nghe có vẻ hơi khô khan nhạt nhẽo, không có chiều sâu.
Tengo lựa lúc thích hợp để kết thúc cuộc nói chuyện, gác máy. Anh cố ý không nhắc đến Nhộng không khí và Fukaeri. Qua cách nói chuyện của Komatsu, anh cảm thấy được rằng bên kia đang cố tránh những chủ đề này. Trước đây đã bao giờ có chuyện gì mà Komatsu không thể nói rõ ràng chưa nhỉ?
Đó là lần gần đây nhất anh nói chuyện với Komatsu. Cuối tháng Chín. Từ đó đến giờ đã hơn hai tháng. Komatsu vốn là một gã thích tán chuyện dông dài qua điện thoại. Đương nhiên anh ta có lựa chọn đối tượng, và có khuynh hướng vừa lần lượt nói ra miệng những ý nghĩ mới hiện lên trong đầu vừa sắp xếp mạch tư duy. Đối với anh ta, Tengo giống như bức tường để anh ta đập tennis vậy. Những lúc hứng lên, dẫu chẳng có việc gì anh ta cũng thường xuyên gọi điện cho Tengo, đa phần là vào những lúc không thể ngờ tới. Những khi không có hứng, cũng rất lâu anh ta không gọi điện, nhưng hơn hai tháng liền bặt vô âm tín thì cực kỳ hiếm thấy. Chắc là giờ anh ta không muốn nói chuyện với ai hết, Tengo nghĩ. Ai cũng có những lúc như thế, kể cả Komatsu. Vả lại, Tengo cũng không có chuyện gì gấp gáp cần bàn với anh ta. Nhộng không khí đã thôi không còn bán chạy như tôm tươi, gần như không còn là chủ đề câu chuyện của công chúng nữa, và Fukaeri đang ở đâu thì anh biết rõ. Nếu phía Komatsu có chuyện cần bàn, anh ta sẽ tự gọi đến. Không gọi điện đến tức là anh ta không có việc gì.
Có điều, cũng đến lúc cần gọi điện cho anh ta rồi, Tengo nghĩ. Bởi lẽ, thật lạ, ở một xó xỉnh trong đầu anh vẫn còn lơ lửng câu nói kia của Komatsu … Chuyện này vài hôm nữa tôi sẽ nói kỹ hơn với cậu.
Tengo gọi điện cho người bạn đang dạy thay anh ở tường dự bị, hỏi han tình hình. “Tình hình thuận lợi, không có vấn đề gì,” người kia nói. “Còn cha cậu thế nào rồi?”
“Không có chuyển biến gì, cứ hôn mê suốt,” Tengo trả lời. “Có thở, nhiệt độ và huyết áp đều rất thấp nhưng vẫn coi như ổn định. Chỉ là không có ý thức. Chắc cũng không cảm thấy đau đớn. Hình như ông ấy đã đi vào thế giới trong giấc mơ, rồi không quay lại nữa.”
“Chết như vậy cũng không tồi,” bạn anh nói, không bộc lộ nhiều xúc cảm. Kỳ thực, anh ta muốn nói: “Có lẽ nói thế này nghe hơi quá bạc tình, nhưng mà cách nhìn của mỗi người mỗi khác nhau, xét trên một góc độ nào đó thì đó có lẽ là một cách không tồi để chết.” Nhưng anh ta đã tỉnh lược đi phần nhập đề. Học với nhau mấy năm ở khoa Toán trường đại học, Tengo đã quen với kiểu đối thoại tỉnh lược ấy.
“Dạo gần đây cậu có ngắm trăng khong?” Tengo ngẫu nhiên nhớ ra, liền hỏi. Người bạn này của anh có lẽ là người duy nhất thình lình bị hỏi về mặt trăng mà không cảm thấy thế là kỳ lạ.
Đối phương ngẫm nghĩ giây lát. “Cậu nhắc đến tôi mới nhớ, dạo này tôi không hề ngắm trăng. Mặt trăng làm sao hả?”
“Lúc nào rãnh rỗi thì ngước nhìn xem. Tôi muốn nghe cảm tưởng của cậu.”
“Cảm tưởng? Từ góc độ nào?”
“Từ góc độ nào cũng được. Tôi muốn nghe cảm tưởng của cậu sau khi ngắm trăng.”
Một thoáng ngập ngừng. “Cảm tưởng thế nào, có lẽ rất khó để biểu đạt.”
“Ừm, biểu đạt thế nào cũng được, quan trọng là những đặc tính nổi bật nhất ấy.”
“Cậu muốn tôi ngắm trăng, rồi phát biểu cảm tưởng về đặc tính nổi bật nhất của nó, phải không?”
“Phải,” Tengo nói. “Nếu không có cảm tưởng gì cũng chẳng sao.”
“Hôm nay trời nhiều mây, tôi đoán là không có trăng đâu. Để lần sau trời quang mây tạnh, nếu tôi vẫn còn nhớ.”
Tengo cảm ơn bạn rồi dập máy. Nếu anh ta vẫn còn nhớ. Đây là một trong những vấn đề của những người học khoa Toán. Với những gì không nằm trong lĩnh vực họ quan tâm thì ký ức của họ có tuổi thọ ngắn đến mức đáng ngạc nhiên.
Hết thời gian thăm bệnh, khi rời khỏi bệnh viện điều dưỡng, Tengo chào hỏi y tá Tamura ngồi ở quầy lễ tân. “Cô vất vả quá. Tạm biệt,” anh nói.
“Anh Tengo còn ở lại đây được mấy ngày nữa?” cô ấn ngón tay lên chỗ giữa gọng kính phía trên mũi, hỏi. Hình như cô đã tan ca, không mặc đồng phục y tá mà đã thay một chiếc váy màu mận chín có nếp gấp, sơ mi trắng và áo khoác len mỏng màu xám.
Tengo dừng lại ngẫm nghĩ giây lát. “Vẫn chưa quyết định. Để xem tình hình thế nào rồi tính.”
“Anh vẫn tiếp tục nghỉ phép được ạ, không phải đi làm sao?”
“Tôi đã nhờ người dạy thay, còn có thể nghỉ thêm mấy hôm nữa.”
“Bình thường anh ăn cơm ở đâu thế?” nữ y tá hỏi.
“Ở quán ăn nhỏ gần đây thôi,” Tengo trả lời. “Lữ quán chỉ cung cấp bữa sáng, vì vậy tôi đi loanh quanh gần đó ăn cơm phần, không thì làm một suất cơm hộp. Kiểu vậy đó.”
“Ngon không?”
“Không ngon lắm. Nhưng đối với tôi thì chẳng quan trọng.”
“Thế đâu có được,” cô y tá nghiêm túc nói, “phải ăn những thứ có dinh dưỡng. Anh nhìn lại mình đi, dạo này trong mặt anh cứ như con ngựa đang ngủ đứng ấy.”
“Con ngựa đang ngủ đứng?” Tengo ngạc nhiên nói.
“Ngựa ngủ đứng, anh chưa từng thấy sao?”
Tengo lắc đầu. “Chưa từng thấy.”
“Giống hệt như bộ mặt anh lúc này này.” Nữ y tá trung niên nói, “Anh vào nhà vệ sinh soi gương xem lại mặt mình đi, thoạt trông thì không biết là đã ngủ, nhưng nhìn kỹ một chút thì rõ là đang ngủ. Mắt mở đấy, nhưng mà chẳng nhìn gì cả.”
“Ngựa mở mắt lúc ngủ à?”
Nữ y tá gật đầu. “Giống anh.”
Trong một khoảnh khắc, Tengo thực sự nghĩ đến việc vào nhà vệ sinh soi gương, nhưng rồi lại đổi ý. “Tôi biết rồi. Tôi sẽ ăn những thứ có dinh dưỡng hơn.”
“Tôi bảo này, đi ăn thịt nướng không?”
“Thịt nướng?” Tengo không ăn nhiều thịt lắm. Không phải anh ghét, mà chỉ là bình thường gần như anh không có ý muốn ăn thịt. Nhưng nghe cô nói vậy, anh lại cảm thấy ăn một bữa thịt để thay đổi cũng không phải ý tồi. Đúng vậy, không chừng cơ thể mình đang cần thêm dinh dưỡng.
“Mọi người đã hẹn nhau tối nay đi ăn thịt nướng. Anh cũng đi nhé.”
“Mọi người?”
“Tôi đang đợi mấy người tan ca lúc sáu giờ, ba người cùng đi. Sao hả?”
Hai người còn lại là y tá Omura và y tá Adachi. Ba người này, ngoài quan hệ đồng nghiệp, hình như cũng là bạn thân của nhau. Tengo nghĩ không biết có nên đi ăn thịt nướng với họ không. Anh cố gắng không làm nhiễu loạn nhịp sinh hoạt đơn giản của mình, nhưng lại không tìm ra cớ để từ chối. Ai cũng biết ở thị trấn nhỏ này, Tengo có rất nhiều thời gian rãnh rỗi.
“Nếu như không quấy rầy các cô,” Tengo nói.
“Tất nhiên là không rồi,” nữ y tá nói, “nếu là người quấy rầy chúng tôi thì chúng tôi đã chẳng mời. Anh đừng khách sáo, đi với chúng tôi đi. Thỉnh thoảng có một anh chàng trẻ trung khỏe mạnh tham gia thì đâu phải là chuyện xấu.”
“Ừm, khỏe mạnh thì chính xác rồi,” Tengo nói với giọng không được chắc chắn cho lắm.
“Đúng, cái đó là quan trọng nhất đấy,” xuất phát từ góc độ nghề nghiệp, nữ y tá khẳng định.
Ba y tá làm ở một chỗ, tan ca cùng một thời điểm không phải là chuyện dễ dàng. Nhưng ba người bọn tìm đủ mọi cách để mỗi tháng một lần có ra một cơ hội như thế. Sau đó ba người sẽ ra thị trấn ăn “những thứ có dinh dưỡng,” uống rượu, hát karaoke, buông thả, phát tiết hết những thứ có lẽ nên gọi là tinh lực dư thừa. Họ nhất định cần có những dịp khuây khỏa như thế. Cuộc sống ở thị trấn nhỏ vùng quê vốn đã đơn điệu, mà ở nơi làm việc, ngoài bác sĩ và y tá ra, họ chỉ gặp mỗi những người già đang mất đi sức sống và ký ức.
Ba cô y tá ăn uống thỏa sức, Tengo không thể theo kịp họ. Nhìn ba người vui vẻ hào hứng hết nói lại cười, anh chỉ ngồi bên cạnh, thi thoảng phụ họa theo, ăn một ít thịt nướng và uống bia tươi, lưu tâm để không uống quá say. Ra khỏi tiệm thịt nướng, cả bọn lại chuyển sang quán rượu nhỏ ở gần đấy gọi một chai whiskey và bắt đầu hát karaoke. Ba cô y tá lần lượt biểu diễn bài tủ của mình, rồi lại cùng nhau múa hát một bài của nhóm Candies. Chắc là bình thường vẫn hay luyện tập nên biểu diễn cũng khá ra dáng. Tengo không hay hát karaoke lắm, nhưng cũng hát một bài của Inoue Yosui mà anh còn loáng thoáng nhớ được nhạc.
Y tá Adachi bình thường không nhiều lời, nhưng có chút hơi men vào bỗng trở nên phấn khích và mạnh dạn. Khi cô ngà ngà say, cặp má hồng hồng ửng lên thành sắc màu rám nắng khỏe mạnh. Cô bật cười khúc khích trước những câu nói đùa vô vị, thoải mái dựa cả người vào vai Tengo. Cô y tá cao kều Omura bao giờ cũng cắm bút trên búi tóc giờ đã thay đổi một chiếc váy liền thân màu xanh nhạt, xõa mái tóc xuống. Sau khi xõa tóc, trông cô trẻ hơn đến ba bốn tuổi, giọng nói cũng hạ xuống một quãng tám. Tác phong nhanh nhẹn, tháo vát khi làm việc cũng biến mất, mọi cử động đều trở nên hơi biếng nhác, như thể đã đổi tính hoàn toàn. Chỉ có y tá Tamura đeo kính gọng kim loại là không có thay đổi gì đặc biệt về ngoại hình hay phong cách.
“Tối nay tôi nhờ hàng xóm trông con hộ,” y tá Omura nói với Tengo, “ông chồng làm ca đêm, không có nhà. Không tranh thủ lúc này vui vẻ một phen thì còn lúc nào nữa? Giải sầu cũng là một chuyện lớn. Anh cũng nghĩ thế nhỉ, đúng không, anh Tengo?”
Giờ họ không gọi “anh Kawana” mà gọi thẳng tên anh. Hầu hết những người xung quanh đều không hiểu vì nguyên do gì đều gọi anh là “Tengo.” Kể cả đám học sinh ở trường phụ đạo cũng gọi anh như vậy ở sau lưng.
“Phải rồi. Đúng là thế,” Tengo đồng ý.
“Đối với chúng tôi, làm như vậy rất cần thiết,” y tá Tamura nhấp một ngụm whiskey Suntory Old pha với nước, nói. “Chúng tôi cũng là con người bằng xương bằng thịt thôi mà.”
“Cởi bỏ đồng phục, chúng tôi chỉ là những phụ nữ bình thường,” y tá Adachi nói. Sau đó cô tự bật cười khúc khích trước câu nói của mình.
“Phải rồi, anh Tengo,” y tá Omura nói. “Có câu này không biết có nên hỏi anh không?”
“Chuyện gì?”
“Anh có đang qua lại với ai không?”
“Đúng đúng, câu này em cũng rất muốn hỏi,” y tá Adachi nhai ngô rôm rốp với hàm răng to và trắng, nói.
“Chuyện này khó mà nói hết trong một hai câu lắm,” Tengo trả lời.
“Chuyện khó mà nói hết trong một hai câu chẳng phải lại càng tốt sao?” y tá dày dặn kinh nghiệm Tamura nói. “Chúng tôi có đầy thời gian, những chuyện thế này chúng tôi hoan nghênh nhiệt liệt. Chuyện khó nói của anh Tengo rốt cuộc là như thế nào?”
“Kể đi, kể đi,” y tá Adachi khẽ vỗ tay, bật cười khúc khích.
“Cũng chẳng phải chuyện hay ho gì,” Tengo nói, “hết sức bình thường, không đầu không đuôi.”
“Vậy thì anh chỉ cần cho chúng tôi biết kết luận là được rồi,” y tá Omura nói. “Có đang qua lại với ai không?”
Tengo không biết làm sao, đành nói: “Hiện giờ thì tôi không qua lại với ai.”
“Ừm,” y tá Tamura nói, khuấy những viên đá trong cốc thủy tinh kêu lách cách, liếm liếm đầu ngón tay, “Thế không tốt đâu. Người vửa trẻ trung vừa khỏe mạnh như anh Tengo đây mà không có đối tượng qua lại thân mật, thật lãng phí quá.”
“Cũng không có lợi cho sức khỏe,” y tá Omura nói, “một thân một mình lâu quá, đầu óc sẽ dần dần trở nên trì độn đấy.”
Cô y tá trẻ Adachi lại cười hích hích. “Đầu óc sẽ trở nên trì độn,” cô nói, dùng đầu ngón tay chọc chọc vào huyệt Thái dương của mình.
“Dạo trước thì cũng có một đối tượng như vậy,” Tengo nói như để biện bạch.
“Nhưng cái dạo trước ấy giờ không còn nữa rồi, đúng không?” y tá Tamura vừa ấn đầu ngón tay lên giữa gọng kính phía trên mũi vừa nói.
Tengo gật đầu.
“Tức là anh bị người ta đá?” y tá Omura hỏi.
“Nói thế nào nhỉ,” Tengo nghiên đầu, “có lẽ là vậy. Đại khái là bị người ta đá.”
“Tôi bảo này, có khi người đó nhiều hơn anh Tengo mấy tuổi cũng nên, đúng không nhỉ?” y tá Tamura nheo mắt hỏi.
“Ừm, đúng vậy.” Tengo nói. Sao cô ta biết chuyện này nhỉ?
“Đấy đấy, tôi đã bảo rồi mà,” y tá Tamura lấy làm đắc ý với hai người còn lại. Cả hai đều gật gù.
“Tôi có nói với hai người họ,” y tá Tamura bảo Tengo, “rằng anh Tengo chắc chắn đang qua lại với một người phụ nữ lớn tuổi hơn anh ấy. Mấy cái chuyện này, phụ nữ chỉ cần ngửi mùi là phát giác được ngay.
“Ừm ừm,” y tá Adachi nói.
“Vả lại còn là phụ nữ có chồng rồi nữa,” y tá Omura nói với giọng uể oải, “đúng không?”
Tengo thoáng do dự, rồi gật đầu. Đã đến nước này, nói dối cũng chẳng phải cách hay.
“Đồ xấu xa,” cô y tá trẻ Adachi lấy ngón tay chọc chọc vào đùi non của Tengo.
“Hơn anh mấy tuổi?”
“Mười tuổi,” Tengo đáp.
“Khụ khụ,” y tá Tamura bật cười.
“Thật sao? Vậy anh Tengo được một phụ nữ có chồng, lớn tuổi và lão luyện mê như điếu đổ rồi,” cô y tá đã có hai con Omura nói, “thật hay quá. Có phải tôi cũng nên hăng hái hơn không nhỉ. An ủi anh Tengo dịu dàng mà cô độc đang ở đây? Đừng nhìn kiểu ấy chứ, người ngợm tôi cũng đâu có tệ.”
Cô cầm tay Tengo ấn vào ngực mình. Hai người kia vội vàng ngăn cô lại. Dường như họ cảm thấy, cho dù là uống say làm loạn lên thì cũng không thể vượt qua ranh giới giữa y tá và người nhà bệnh nhân. Có lẽ họ sợ người khác trông thấy. Phải biết rằng đây là một thị trấn nhỏ, tin đồn kiểu này sẽ lan truyền ngay lập tức. Có thể chồng y tá Omura là người cực kỳ ghen tuông. Tengo không muốn có thêm phiền phức nữa.
“Nhưng mà anh Tengo này, anh cũng khá lắm đấy,” y tá Tamura chuyển chủ đề câu chuyện. “Đi một quãng đường dài đến đây, ngày ngày ngồi bên giường cha đọc sách cho ông nghe mấy tiếng đồng hồ… chẳng có mấy người làm được đâu.”
Cô y tá trẻ Adachi hơi nghiêng nghiêng đầu nói: “Ừm, em cũng cảm thấy anh ấy rất tài giỏi. Em thực sự kính phục anh vì chuyện này.”
“Chúng tôi ấy à, cứ khen Tengo suốt cả ngày đấy,” y tá Tamura nói.
Tengo không khỏi đỏ mặt. Anh ở lại thị trấn nhỏ này không phải vì chăm sóc cho cha, mà để nhìn thấy chiếc nhộng không khí sáng mờ mờ và Aomame đang nằm ngủ ở trong đó. Đây là lý do duy nhất khiến anh dừng chân ở thị trấn nhỏ này. Chăm sóc người cha hôn mê bất tỉnh, xét cho cùng đó chẳng qua là danh nghĩa mà thôi. Nhưng chuyện này anh không thể nói thật được. Bằng không, anh sẽ phải bắt đầu giải thích từ chuyện “nhộng không khí” là gì.
“Vì trước đây tôi chưa từng làm gì cho ông ấy,” Tengo ngồi trên chiếc ghế gỗ chật hẹp, vụng về co tấm thân cao lớn của mình lại, lấy làm khó xử. Nhưng trong mắt các cô y tá, thái độ của anh là biểu hiện của sự khiêm tốn.
Tengo muốn bảo họ rằng anh buồn ngủ quá rồi, chắc phải về lữ quán ngủ, nhưng mãi mà không tìm được cơ hội thích hợp. Xét cho cùng, anh không phải loại người có khả năng áp đặt ý mình.
“Nhưng mà,” y tá Omura nói, đằng hắng một tiếng, “trở lại chuyện hồi nãy. Tại sao anh lại chia tay với người đàn bà có chồng hơn anh mười tuổi kia thế? Hai người ở với nhau chắc là hòa hợp lắm phải không? Hay là bị chồng chị ta phát hiện, phải vậy không?”
“Tôi cũng không biết tại sao,” Tengo đáp, “một hôm đột nhiên cô ấy cắt đứt liên hệ, từ đấy bặt vô âm tín.”
“Ừm,” y tá Adachi nói, “hẳn là chị ta chán anh Tengo rồi.”
Y tá Omura lắc đầu, giơ một ngón trỏ lên, nói với cô y tá trẻ: “Cô em à, em còn non kinh nghiệm lắm, hoàn toàn chẳng hiểu sự đời gì cả. Một phụ nữ có chồng bốn mươi mà bắt được một anh chàng trẻ tuổi mạnh khỏe ngon nghẻ thế này, đã quấn lấy nhau được một bận thì sẽ chẳng bao giờ buông tay rồi nói kiểu như ‘Cám ơn. Chúng ta vui vẻ đủ rồi. Thế nhé, tạm biệt’ đâu. Làm gì có chuyện ấy! Ngược lại thì may ra.”
“Thế ạ?” y tá Adachi hơi nghiêng đầu nói. “Chuyện này em không hiểu lắm.”
“Thì đó,” y tá Omura nói như chém đinh chặt sắt. Cô chăm chú nhìn Tengo như thể lùi lại mấy bước để đọc những dòng văn tự khắc trên một tấm bia đá, sau đó bật đầu. “Khi nào lớn tuổi hơn cô em sẽ hiểu.”
“Hi hi, lâu lắm rồi tôi không được nếm cái mùi ấy,” Tamura dựa sâu người vào ghế, thở dài.
Sau đó, ba người sôi nổi bàn luận về trải nghiệm tình dục của người nào đó mà Tengo không quen biết (chắc là đồng nghiệp y tá cùa bọn họ). Tengo cầm cốc thủy tinh đựng whiskey pha nước, quan sát ba người, trong đầu chợt hiện lên hình ảnh ba phù thủy trong Macbeth. Những mụ phù thủy miệng lầm bầm những tham vọng tà ác. Họ là những người phụ nữ nhiệt tình và thẳng thắn, làm việc chăm chỉ, chăm sóc cha anh rất chu đáo. Bị vắt kiệt sức ở nơi làm việc, sống theo cái lối chẳng lấy gì làm phấn khích ở cái thị trấn nhỏ sống dựa vào nghề cá này, họ chỉ đang giải phóng áp lực tinh thần, mỗi tháng một lần. Thế nhưng, chứng kiến ba người phụ nữ ở ba độ tuổi khác nhau dồn tinh lực vào một chỗ, anh không khỏi tự dưng nghĩ đến cảnh tượng bát ngát ở Scotland. Bầu trời mây đen mù mịt, những cơn gió lạnh kèm theo cơn mưa lướt qua những bụi cây trên cánh đồng hoang.
Hồi đại học anh từng đọc Macbeth trong giờ tiếng Anh, có một đoạn còn lưu giữ lại trong đầu anh.
By the pricking of my thumbs,
Something wicked this way comes
Open, locks,
Whoever knocks.
Ngón cái đau nhói báo với ta,
Có thứ tà ác đang tới đây.
Mở ra đi, ổ khóa,
Dù kẻ gõ cửa kia là ai.
Tại sao đến giờ anh vẫn nhớ kỹ đoạn này đến thế? Thậm chí anh còn không nhớ nổi đây là lời thoại của nhân vật nào trong vở kịch ấy nữa. Thế nhưng, đoạn này làm anh nhớ đến tay nhân viên thu tiền đài NHK cố chấp gõ cửa nhà anh ở Koenji. Tengo nhìn chằm chằm vào ngón tay cái của mình, không có cảm giác đau nhói. Thế nhưng, trong những vần chân khéo léo của Shakespeare quả thực có tiếng vọng chẳng lành.
Something wicked this way comes
Có thứ tà ác đang tới đây.
Fukaeri, chớ có mở khóa cửa ra đấy nhé, Tengo nghĩ.
Ở thị trấn nhỏ ven biển này, Tengo sống rất có quy luật. Đã định ra được mô thức của cuộc sống, anh nỗ lực duy trì nó, cố không làm nó nhiễu loạn. Anh không hiểu tại sao, nhưng cảm thấy làm như vậy dường như là điều quan trọng hơn hết thảy. Sáng sáng anh tản bộ, viết tiểu thuyết, sau đó đến viện điều dưỡng đọc to một quyển sách, quyển gì cũng được cho người cha đang say ngủ nghe, sau đó quay về lữ quan ngủ. Những ngày tháng tựa hồ như điệu hát cấy mạ đơn điệu, cứ lặp đi lặp lại.
Được mấy đêm ấm áp liên tục, rồi những đêm lạnh kinh người ùa đến. Mùa thu tiến một bước rồi lùi, nhưng mỗi lúc một dấn sâu. Tuy nhiên, sự thay đổi cùa thời tiết không làm thay đổi chút nào cuộc sống của Tengo; ngày ngày anh vẫn lặp lại những hành động của ngày hôm trước. Anh gắng sức biến thành một người quan sát không màu, trong suốt, lặng lẽ, thu nhỏ sự tồn tại của mình đến tối thiểu, bình tĩnh chờ đợi khoảnh khắc ấy. Sự khác biệt giữa một ngày và ngày hôm sau dần dần trở nên mờ nhạt. Một tuần trôi qua, mười ngày trôi qua. Nhưng nhộng không khí vẫn chẳng thấy xuất hiện. Buổi chiều, sau khi cha anh được đưa đến phòng kiểm tra, trên giường bệnh chỉ còn lại một vệt hõm hình người, nhỏ đến đáng thương.
Lẽ nào chuyện đó chỉ xảy ra một lần duy nhất? Trong buổi hoàng hôn muộn, Tengo ngồi trong gian phòng chật hẹp cắn môi thầm nghĩ. Một mặc khải đặc biệt không thể xuất hiện lần thứ hai chăng? Hay chỉ là một ảo ảnh? Không gì có thể trả lời câu hỏi này. Tiếng sóng biển xa xôi và tiếng gió chốc chốc thổi qua khu rừng chắn gió là tất cả những gì vẳng tới được tai anh.
Tengo không chắc hành vi của anh có đúng hay không. Có lẽ anh chỉ lãng phí thời gian một cách vô nghĩa ở gian phòng của viện điều dưỡng nơi thành phố nhỏ ven biển cách xa Tokyo này. Nhưng dù thế, anh không thể rời khỏi nơi đây được. Ở đây, trong phòng này, anh từng tận mắt chứng kiến nhộng không khí, bên trong nhộng là hình dáng nhỏ nhắn của Aomame đang say ngủ trong làn ánh sáng mờ. Anh đã chạm vào đó bằng bàn tay này. Kể cả đó là chuyện chỉ xảy ra đến một lần, không, kể cả đó chẳng qua là ảo ảnh phù du, anh vẫn muốn lưu lại đây càng lâu càng tốt, mãi mãi vuốt ve cảnh tượng ấy trong tâm tưởng.
Biết được Tengo không về Tokyo mà sẽ ở lại thành phố nhỏ ven biển này một thời gian, các y tá liền tỏ ra thân mật hơn với anh. Họ thường tranh thủ những quãng nghỉ ngắn giữa việc này với việc kia để nói với anh đôi câu chuyện phiếm. Nhưng khi rãnh rỗi, họ chủ động tìm đến phòng bệnh của cha anh để tìm anh trò chuyện, có khi còn mang theo cả trà và đồ điểm tâm. Y tá Omura (khoảng chừng ba lăm ba sáu, thường búi tóc rồi xiên chiếc bút bi vào) và y tá Adachi (có đôi má hồng buộc tóc đuôi ngựa) thay phiên nhau phụ trách cho cha Tengo. Y tá Tamura, tuổi trung niên đeo kính gọng kim loại, trực ban ở quầy tiếp tân chỗ lối ra vào, song những lúc neo người chị ta cũng thay ca chăm sóc cho cha anh. Ba người này dường như rất có hứng thú với Tengo.
Tengo cũng vậy. Ngoài khoảng một giờ đặc biệt vào mỗi lúc hoàng hôn kia, anh cũng nhàn rỗi đến phát ngấy lên, nên cùng họ nói đủ thứ chuyện. Thực ra, toàn là anh trả lời những câu hỏi của họ về chuyện đời, và anh trả lời họ một cách thành thật nhất trong phạm vi có thể.
Bọn họ cũng lần lượt kể chuyện đời mình. Cả ba đều là người vùng này, tốt nghiệp cấp ba xong liền thi vào vào trường dạy nghề, đi làm y tá. Công việc trong viện điều dưỡng đa phần đơn điệu và nhạt nhẽo, thời gian làm việc vừa dài vừa không có quy luật gì, nhưng họ thảy đều vui, vì đâu phải ai cũng có thể làm việc ở mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên. Thêm vào đó, so với làm việc ở những bệnh viện đa khoa thông thường, ngày ngày đối mặt với những bệnh nhân vật lộn trên làn ranh sống chết thì áp lực tinh thần ở đây nhỏ hơn nhiều. Những người già ở đây chầm chậm mất đi ký ức, không tự hiểu được tình hình của mình, rồi cứ thế lặng lẽ rút hơi thở cuối cùng. Rất hiếm người chảy máu, cái đau được kìm giữ ở mức thấp nhất. Về cơ bản, ở đây không có những bệnh nhân được chở đến bằng xe cấp cứu lúc nửa đêm nửa hôm, cũng không có những người thân trong gia đình túm tụm xung quanh gào khóc ầm ĩ. Phí sinh hoạt rẻ, nên tuy tiền lương không cao song họ có thể sống thoải mái. Y tá Tamura, người đeo kính, đã mất chồng trong một vụ tai nạn năm năm trước, hiện đang sống với mẹ ở thị trấn nhỏ gần đây. Y tá Omura thân hình cao lớn, hay cắm bút bi trên búi tóc có hai đứa con trai, chồng là tài xế taxi. Cô y tá trẻ Adachi đang sống chung với người chị hơn cô ba tuổi làm nghề trang điểm, hai người thuê nhà sống bên ngoài thị trấn.
“Anh Tengo thật tử tế,” y tá Omura vừa thay túi dịch truyền vừa nói. “Hiếm thấy có người nhà bệnh nhân nào ngày ngày đến đây đọc sách cho người thân hôn mê nghe lắm.”
Nghe cô nói vậy, Tengo thấy không được thoải mái cho lắm. “Chỉ là tôi xin được nghỉ ít ngày thôi. E không duy trì được quá lâu.”
“Cho dù thời gian rảnh rỗi cũng chẳng ai tình nguyện đến đây cả đâu,” cô nói. “Nói thế này e không phải, nhưng bệnh này về cơ bản không chữa được. Dần dà rồi mọi người đều sẽ thấy nản lòng.”
“Bố muốn tôi đọc cho ông ấy nghe, bảo là sách gì cũng được. Từ hồi trước ấy, lúc ông ấy ít nhiều vẫn còn tỉnh táo một chút. Đằng nào thì ở đây tôi cũng chẳng có việc gì mà làm.”
“Anh đọc gì cho ông ấy thế?”
“Đủ thứ. Tôi đang đọc dở cuốn nào, đọc tới đâu thì cứ đọc quyển đó từ chỗ đó mà đi thôi.”
“Giờ đang đọc gì vậy?”
“Xa mãi Phi châu của Karen Blixen[1].”
[1] Nhà văn nữ người Đan Mạc đã sống ở Kenya 19 năm và được biết đến chủ yếu nhờ những tác phẩm viết về châu Phi.
Cô y tá lắc đầu. “Chưa nghe bao giờ.”
“Quyển này viết năm 1937. Blixen là một người phụ nữ Đan Mạch, bà lấy một quý tộc Thụy Điển. Trước Thế chiến Thứ nhất họ đến châu Phi, kinh doanh nông trại ở đó. Sau đó bà ly hôn, một mình tiếp quản nông trại. Bà ấy đem trải nghiệm của mình trong thời gian đó viết thành sách.”
Cô đo nhiệt độ cho cha Tengo, điền con số vào bảng ghi chép, rồi lại cắm chiếc bút bi lên búi tóc, tiện tay vuốt vuốt lại chỗ tóc mai. “Tôi có thể ở lại đây nghe anh đọc không?”
“Không biết cô có thích hay không.” Tengo trả lời.
Cô ngồi xuống ghế con, hai chân bắt tréo. Đôi chân đẹp, đầy đặn với khung xương rắn chắc. Người cô đã hơi phát phì một chút. “Anh cứ đọc đi.”
Tengo chầm chậm đọc tiếp. Đây là loại văn chương cần phải đọc lên một cách chậm rãi, tựa hồ như dòng thời gian chảy trên lục địa châu Phi.
Sau bốn tháng nóng bức khô hạn là tháng Ba châu Phi, tháng báo hiệu mùa mưa kéo dài, bốn bề đâu cũng sức sống bừng bừng trải ra vô tận, cùng màu xanh tươi mới và mùi hương thoang thoảng.
Thế mà người chủ nông trại phải kìm lòng, không dám hân hoan trước sự hào phóng của thiên nhiên. Ông lắng nghe, nơm nớp lo sợ rằng cơn mưa như trút kia sẽ ngớt. Lượng nước mặt đất hấp thụ vào lúc này phải đủ cho tất cả thực vật, động vật và con người sinh sống trong nông trại vượt qua bốn tháng không mưa tiếp sau đó.
Mỗi con đường trong nông trại đều biến thành những dòng sông nhỏ nước chảy róc rách, thật là một cảnh tượng đẹp. Chủ nông trại mừng khôn xiết, lòng muốn cất tiếng ca vang, giẫm chân lên bùn đất, bước về phía vườn cà phê đang nở hoa ướt sũng nước mưa. Thế nhưng, đúng vào mùa mưa, chỉ trong một đêm, đột nhiên trời quang mây tạnh, ngàn sao lại lấp lánh. Chủ nông trại bước ra khỏi cửa, ngước nhìn trời. Trông ông tựa như muốn ôm chặt lấy cả bầu trời cao mà vắt ra thêm nước mưa nữa. Chủ nông trại nhìn trời, xót xa than thở: “Mưa thêm chút nữa đi. Xin Người mưa thêm mười phút nữa thôi. Trái tim con giờ đây đang trần trụi trước mặt Người. Nếu Người không ban phước lành, con sẽ không buông thả người ra. Nếu người muốn, xin hãy đánh gục con. Song, xin Người đừng giày vò con. Đừng ngắt quãng giao hợp. Chúa ở trên Trời của con!”
“Ngắt quãng giao hợp?” nữ y tá chau mày, nói.
“Nên nói thế nào nhỉ? Bà tác giả này là người thẳng thắn.”
“Kể cả thế, nhưng đứng trước Thượng đế những lời này e hơi thẳng thắng quá thì phải.”
“Đúng là vậy,” Tengo đồng tình.
Sau mùa mưa, đôi khi có những ngày râm mát mẻ đến lạ thường. Trong những ngày ấy, người ta lại nhớ đến “marka mbaya,” tức những năm mất mùa, hạn hán. Khi đó, người Kikuyu dẫn bò đến cho ăn cỏ ở xung quanh nhà tôi. Một đứa bé chăn bò cầm cây sáo, thỉnh thoảng lại thổi lên một khúc nhạc ngắn. Về sau, mỗi khi nghe thấy điệu nhạc giống thế, trước mắt tôi lại hiện lên rõ một nỗi đau đớn và tuyệt vọng của chúng tôi trong những tháng ngày đã qua ấy. Trong điệu nhạc đó có nước mắt và vị đắng chát. Thế nhưng đồng thời, trong cùng một điệu nhạc, tôi bất ngờ nhận ra sức sống và một sự dịu dàng không thể lý giải được, tôi nghe thấy một bài hát. Thời kỳ gian khổ ấy có thực sự gian khổ như thế không? Lúc đó tôi có tuổi trẻ, tràn đầy khát khao nóng bỏng. Chính những năm tháng khó khăn đằng đẵng ấy đã cho chúng tôi sự đoàn kết vững chắc không gì phá vỡ nổi. Để dẫu có chuyển đến một tinh cầu khác, không nghi ngờ gì nữa chúng tôi vẫn sẽ nhận nhau là đồng bạn. Tiếp đó, chiếc đồng hồ chim cúc cu, những cuốn sách của tôi, lũ bò gầy trơ xương trên thảm cỏ, những ông bà già đau khổ người Kikuyu đều sẽ hô gọi nhau thế này: “Anh cũng ở đây à. Anh cũng là một phần của nông trại Ngong này à.” Cứ thế, thời kỳ gian khổ đó chúc phúc cho chúng ta, sau đó thấm thoát trôi qua.
“Đoạn văn sống động quá,” cô y tá nói, “cảnh tượng tựa hồ như ở trước mắt tôi ấy. Xa mãi Châu Phi của Karen Blixen phải không?”
“Đúng.”
“Giọng anh nghe cũng rất hay. Thâm trầm, lại chan chứa tình cảm. Hình như rất thích hợp để đọc thành tiếng.”
“Cám ơn.”
Cô y tá vẫn ngồi trên ghế, nhắm mắt không nhúc nhích, hít thở khoan thai, tựa hồ như vẫn còn chìm đắm trong dư âm của đoạn văn. Có thể trông thấy bộ ngực gồ lên của cô nhấp nhô theo nhịp thở bên dưới bộ đồng phục trắng. Nhìn cảnh ấy, Tengo chợt nhớ đến người tình hơn tuổi. Nhớ lúc cởi quần áo ra, ngón tay mân mê nụ hoa đã cương cứng, mỗi chiều thứ Sáu. Hơi thở sâu của cô, cơ quan sinh dục ẩm ướt của cô. Bên ngoài khung cửa sổ kéo rèm, mưa bụi êm không tiếng. Bàn tay cô ước chừng trọng lượng tinh hoàn của Tengo. Tuy nhớ lại những chuyện ấy song anh không cảm thấy hứng tình. Dường như toàn bộ cảnh tượng và cảm giác đều bị phủ một lớp màng mỏng, mờ mịt, xa cách nơi này.
Giây lát sau, cô y tá mở mắt ra, nhìn Tengo. Ánh mắt ấy như thể đã nhìn thấu suốt suy nghĩ của anh, nhưng cô không trách móc Tengo, cô nhoẻn miệng cười mơ hồ rồi đứng lên, cụp mí mắt xuống nhìn anh.
“Tôi phải đi đây,” nữ y tá vuốt vuốt tóc, kiểm tra cho chắc chiếc bút bi vẫn còn cắm trên đó rồi nhanh nhẹn xoay người ra khỏi phòng.
Khoảng chập tối, anh gọi điện cho Fukaeri. Hôm nay không xảy ra chuyện gì đặc biệt, lần nào cô cũng nói như thế. Điện thoại đổ chuông mấy lần, nhưng cô nghe lời anh nên đều không bắt máy. Vậy thì tốt, Tengo nói. Cứ mặc cho nó kêu.
Lúc Tengo gọi điện cho cô, trước tiên anh để chuông đổ ba lần rồi gác máy, sau đó lập tức bấm số gọi lại. Giao hẹn này không phải lúc nào cũng được tuân thủ. Thường thì khi tiếng chuông đầu tiên vang lên, Fukaeri đã nhấc ống nghe rồi.
“Không làm theo quy định là không được đâu,” lần nào Tengo cũng cảnh cáo cô.
“Em biết, không sao đâu,” Fukaeri nói.
“Em muốn nói em biết là anh gọi điện?”
“Điện thoại của người khác em không nghe.”
Chắc là có thể như vậy, Tengo thầm nghĩ. Bản thân anh đại để cũng nghe ra được đâu là điện thoại của Komatsu gọi đến. Tiếng chuông đượm vẻ hoảng hốt, vang lên bồn chồn. Tưởng như có ai đang liên tục gõ đầu ngón tay lên mặt bàn kêu “cốc cốc.” Có điều, xét cho cùng thì đó chỉ là ước đoán. Mỗi lần cầm ống nghe lên, anh cũng không hoàn toàn chắc chắn là ai đang gọi.
Cuộc sống của Fukaeri cũng cực kỳ đơn điệu chẳng kém Tengo. Cô tuyệt đối không bước ra khỏi căn hộ nửa bước. Cô không có tivi, không đọc sách, cả cơm cũng không ăn cho tử tế. Vì vậy, trước mắt cô không có nhu cầu ra ngoài mua đồ.
“Không vận động, vì vậy không cần phải ăn gì cả.” Fukaeri nói.
“Ngày ngày một mình em làm những gì?”
“Em nghĩ.”
“Nghĩ chuyện gì?”
Cô không trả lời câu hỏi này. “Con quạ đến rồi.”
“Mỗi ngày quạ đều đến một lần.”
“Không phải một lần, đến mấy lần,” cô gái nói.
“Cùng một con quạ ấy à?”
“Đúng.”
“Ngoài ra không có người đến à?”
“Người của N-H-K lại đến nữa.”
“Có phải cái người của NHK đã đến lần trước không?”
“Anh ta lớn tiếng hò hét bảo anh Kawana là kẻ trộm.”
“Hét lên ở cửa nhà anh thế à?”
“Cố ý hò hét để người khác nghe thấy.”
Tengo thoáng nghĩ qua về chuyện này. “Em không cần quan tâm. Không liên quan gì tới em, cũng chẳng gây hại gì đặc biệt cả.”
“Anh ta bảo ‘biết là anh đang trốn ở trong đó’.”
“Em khỏi cần để ý,” Tengo nói. “Thằng cha ấy không thể nào biết được chuyện này, chẳng qua là nói nhăng nói cuội dọa người ta thôi. Người của đài NHK thường xuyên dùng thủ đoạn này mà.”
Tengo đã nhiều lần thấy cha mình sử dụng thủ đoạn tương tự. Chiều Chủ nhật, tiếng gọi đầy ác ý của ông vang lên khắp hành lang khu nhà tạp cư. Uy hiếp và giễu cợt. Anh dùng đầu ngón tay ấn nhẹ lên chỗ thái dương. Ký ức trỗi dậy mang theo đủ thứ lỉnh kỉnh kèm theo nó.
Dường như cảm nhận được điều gì đó từ sự trầm mặc ấy, Fukaeri hỏi: “Anh ổn không.”
“Không sao cả. Cái người của đài NHK ấy, cứ mặc kệ hắn đi.”
“Quạ cũng bảo thế.”
“Vậy thì tốt quá,” Tengo nói.
Từ lúc nhìn thấy hai mặt trăng trên trời, và nhộng không khí xuất hiện trong phòng bệnh của cha anh, không còn nhiều chuyện có thể làm Tengo kinh ngạc nữa. Fukaeri và quạ mỗi ngày đều trao đổi ý kiến với nhau bên cửa sổ, thế thì có gì mà không chấp nhận được chứ?
“Anh muốn ở lại đây thêm vài ngày nữa, tạm thời vẫn chưa về Tokyo. Không sao chứ?”
“Anh muốn ở đó bao lâu thì cứ ở bấy lâu.”
Nói xong, Fukaeri lập tức dập máy. Cuộc nói chuyện tan biến trong khoảnh khắc, tựa như có ai dùng con dao chặt củi được mài sáng bóng chém một phát đứt lìa đường dây diện thoại vậy.
Sau đó Tengo bấm số điện thoại của nhà xuất bản nơi Komatsu làm việc, nhưng Komatsu không ở đấy. Nghe bảo tầm một giờ chiều anh ta có đến trình diện rồi thoắt cái đã biến đi mất. Người nghe điện thoại không biết giờ anh ta đang ở đâu, cũng không biết anh ta có quay về nhà xuất bản hay không. Chuyện này là bình thường đối với Komatsu. Tengo để lại số điện thoại của viện điều dưỡng, nói rằng ban ngày mình thường ở đây, nếu có thể thì phiền Komatsu liên lạc. Nếu cho số điện thoại của lữ quán, ngộ nhỡ nửa đêm anh ta gọi đến thì phiền phức lắm.
Lần trước anh nói chuyện với Komatsu là lúc tháng Chín sắp sửa kết thúc. Một cuộc điện thoại ngắn gọn. Từ đó đến giờ, anh ta không liên hệ với Tengo lần nào, Tengo cũng không liên lạc với anh ta. Từ hồi cuối tháng Tám, anh ta đột nhiên lặn mất tăm ba tuần liền. Anh ta chỉ gọi đến công ty một cú điện thoại không đầu không đuôi, bảo rằng “vì sức khỏe không tốt nên xin nghỉ mấy ngày,” rồi cắt đứt liên lạc, gần như mất tích. Dĩ nhiên Tengo cũng có nghĩ ngợi, nhưng chưa đến mức quá lo lắng. Về cơ bản Komatsu là kẻ chỉ làm theo ý mình. Chắc hẳn chẳng bao lâu nữa anh ta sẽ lại xuất hiện và trở về văn phòng như chưa hề có chuyện gì xảy ra thôi.
Trong môi trường công ty người ta thường không chấp nhận hành vi tùy tiện kiểu ấy. Thế nhưng, khi có chuyện, bao giờ cũng có đồng nghiệp đứng ra che chắn hộ anh ta, không để anh ta bị phiền lụy. Chẳng phải anh ta được mọi người yêu mến gì, nhưng không hiểu tại sao lúc nào cũng có những nhân vật đặc biệt “chùi đít” hộ anh ta. Phía nhà xuất bản cũng thường nhắm mắt cho qua, không gặng hỏi nhiều. Komatsu tuy luôn tự cho mình là đúng, thiếu tinh thần làm việc nhóm, tính cách cao ngạo không cần biết bên cạnh có ai, nhưng lại rất có năng lực; cuốn sách bán chạy Nhộng không khí là do anh ta một mình phụ trách. Không thể dễ dàng đuổi việc anh ta được.
Quả nhiên đúng như Tengo dự đoán, một hôm Komatsu đột nhiên xuất hiện tại nhà xuất bản mà chẳng hề báo trước, không giải thích gì cả, cũng không xin lỗi mọi người, cứ thế bắt đầu làm việc trở lại luôn. Một biên tập viên quen biết có gọi điện tới, tiện thể báo tin này cho Tengo.
“Vậy, anh Komatsu đã khỏe hẳn chưa?” Tengo hỏi biên tập viên kia.
“Rồi, hình như rất khỏe,” đối phương trả lời, “chỉ có điều hình như ít nói hơn hồi trước.”
“Ít nói hơn?” Tengo hơi ngạc nhiên.
“Ừm, nói thế nào nhỉ, tức là càng không thích giao tiếp hơn trước ấy.”
“Anh ấy đã ốm thật à?”
“Chuyện này tôi không được rõ lắm,” tay biên tập viên trả lời hờ hững, “anh ta nói mình khỏe thì tôi cũng chỉ biết thế thôi. Có điều, cũng may là anh ta lành lặn trở về, một đống việc chất đầy lên như núi nay có anh ta thì mới có thể giải quyết ổn thỏa. Lúc anh ta vắng mặt, đủ thứ việc liên quan đến Nhộng không khí làm chúng tôi cuống hết cả lên.”
“Phải rồi, nhắc đến Nhộng không khí, sự kiện Fukaeri mất tích về sau thế nào rồi?”
“Chẳng thế nào cả. Vẫn vậy thôi. Sự việc không có gì tiến triển, nữ tác giả trẻ biến mất. Các bên liên quan đều vô kế khả thi.”
“Tôi có để ý báo chí. Gần đây hình như không đọc được bài nào về vụ này.”
“Truyền thông đa phần đã rút khỏi sự kiện này rồi, không thì cũng cẩn trọng giữ khoảng cách. Cảnh sát cũng chẳng tích cực theo vụ này nữa. Chi tiết thế nào thì anh đi hỏi Komatsu ấy. Nhưng vừa nãy tôi nói với anh rồi đó, đận này anh ta kiệm lời đi nhiều. Có thể nói cứ như hoàn toàn chẳng giống anh ta nữa. Hoàn toàn không còn cố chấp bảo thủ như trước, mà trở nên hướng nội hơn, có thể nói anh ta khó thân cận hơn trước nhiều. Có lúc, anh ta cứ như quên mất chung quanh còn có người khác nữa ấy. Cứ như thể một mình chui vào trong hang động nào đó.”
“Hướng nội…” Tengo nói.
“Anh nói chuyện với anh ta thì biết.”
Tengo cảm ơn, rồi gác máy.
Mấy ngày sau, buổi tối, Tengo thử gọi điện cho Komatsu. Komatsu đang ở văn phòng. Đúng như lời tay biên tập viên kia nói, kiểu cách nói chuyện của anh ta đã khác trước. Thường thì anh ta thao thao bất tuyệt không ngừng, song giờ đây dường như lại hơi thẽ thọt, gây ấn tượng rằng anh ta vừa nói chuyện với Tengo vừa đang nghĩ ngợi chuyện khác. Có lẽ là gặp phải chuyện phiền phức gì đó, Tengo nghĩ. Nói tóm lại, người này không giống tay Komatsu thong dong thoải mái trước đây.
“Anh khỏe hẳn chưa?” Tengo hỏi.
“Khỏe?”
“Anh vừa xin nghỉ ốm một thời gian dài còn gì?”
“À, phải rồi,” Komatsu dường như vừa sực nhớ ra, liền nói. Một quãng lặng ngắn. “Đã khỏe rồi. Chuyện này vài hôm nữa tôi sẽ nói kỹ với cậu. Giờ vẫn chưa thể nào nói cho rõ ràng được.”
Vài hôm nữa, Tengo ngẫm nghĩ mấy chữ này. Anh nghe được trong giọng điệu của Komatsu một thứ ẩn ý khác lạ. Thiếu cảm giác về sự chừng mực, vừa đủ. Những lời thốt ra nghe có vẻ hơi khô khan nhạt nhẽo, không có chiều sâu.
Tengo lựa lúc thích hợp để kết thúc cuộc nói chuyện, gác máy. Anh cố ý không nhắc đến Nhộng không khí và Fukaeri. Qua cách nói chuyện của Komatsu, anh cảm thấy được rằng bên kia đang cố tránh những chủ đề này. Trước đây đã bao giờ có chuyện gì mà Komatsu không thể nói rõ ràng chưa nhỉ?
Đó là lần gần đây nhất anh nói chuyện với Komatsu. Cuối tháng Chín. Từ đó đến giờ đã hơn hai tháng. Komatsu vốn là một gã thích tán chuyện dông dài qua điện thoại. Đương nhiên anh ta có lựa chọn đối tượng, và có khuynh hướng vừa lần lượt nói ra miệng những ý nghĩ mới hiện lên trong đầu vừa sắp xếp mạch tư duy. Đối với anh ta, Tengo giống như bức tường để anh ta đập tennis vậy. Những lúc hứng lên, dẫu chẳng có việc gì anh ta cũng thường xuyên gọi điện cho Tengo, đa phần là vào những lúc không thể ngờ tới. Những khi không có hứng, cũng rất lâu anh ta không gọi điện, nhưng hơn hai tháng liền bặt vô âm tín thì cực kỳ hiếm thấy. Chắc là giờ anh ta không muốn nói chuyện với ai hết, Tengo nghĩ. Ai cũng có những lúc như thế, kể cả Komatsu. Vả lại, Tengo cũng không có chuyện gì gấp gáp cần bàn với anh ta. Nhộng không khí đã thôi không còn bán chạy như tôm tươi, gần như không còn là chủ đề câu chuyện của công chúng nữa, và Fukaeri đang ở đâu thì anh biết rõ. Nếu phía Komatsu có chuyện cần bàn, anh ta sẽ tự gọi đến. Không gọi điện đến tức là anh ta không có việc gì.
Có điều, cũng đến lúc cần gọi điện cho anh ta rồi, Tengo nghĩ. Bởi lẽ, thật lạ, ở một xó xỉnh trong đầu anh vẫn còn lơ lửng câu nói kia của Komatsu … Chuyện này vài hôm nữa tôi sẽ nói kỹ hơn với cậu.
Tengo gọi điện cho người bạn đang dạy thay anh ở tường dự bị, hỏi han tình hình. “Tình hình thuận lợi, không có vấn đề gì,” người kia nói. “Còn cha cậu thế nào rồi?”
“Không có chuyển biến gì, cứ hôn mê suốt,” Tengo trả lời. “Có thở, nhiệt độ và huyết áp đều rất thấp nhưng vẫn coi như ổn định. Chỉ là không có ý thức. Chắc cũng không cảm thấy đau đớn. Hình như ông ấy đã đi vào thế giới trong giấc mơ, rồi không quay lại nữa.”
“Chết như vậy cũng không tồi,” bạn anh nói, không bộc lộ nhiều xúc cảm. Kỳ thực, anh ta muốn nói: “Có lẽ nói thế này nghe hơi quá bạc tình, nhưng mà cách nhìn của mỗi người mỗi khác nhau, xét trên một góc độ nào đó thì đó có lẽ là một cách không tồi để chết.” Nhưng anh ta đã tỉnh lược đi phần nhập đề. Học với nhau mấy năm ở khoa Toán trường đại học, Tengo đã quen với kiểu đối thoại tỉnh lược ấy.
“Dạo gần đây cậu có ngắm trăng khong?” Tengo ngẫu nhiên nhớ ra, liền hỏi. Người bạn này của anh có lẽ là người duy nhất thình lình bị hỏi về mặt trăng mà không cảm thấy thế là kỳ lạ.
Đối phương ngẫm nghĩ giây lát. “Cậu nhắc đến tôi mới nhớ, dạo này tôi không hề ngắm trăng. Mặt trăng làm sao hả?”
“Lúc nào rãnh rỗi thì ngước nhìn xem. Tôi muốn nghe cảm tưởng của cậu.”
“Cảm tưởng? Từ góc độ nào?”
“Từ góc độ nào cũng được. Tôi muốn nghe cảm tưởng của cậu sau khi ngắm trăng.”
Một thoáng ngập ngừng. “Cảm tưởng thế nào, có lẽ rất khó để biểu đạt.”
“Ừm, biểu đạt thế nào cũng được, quan trọng là những đặc tính nổi bật nhất ấy.”
“Cậu muốn tôi ngắm trăng, rồi phát biểu cảm tưởng về đặc tính nổi bật nhất của nó, phải không?”
“Phải,” Tengo nói. “Nếu không có cảm tưởng gì cũng chẳng sao.”
“Hôm nay trời nhiều mây, tôi đoán là không có trăng đâu. Để lần sau trời quang mây tạnh, nếu tôi vẫn còn nhớ.”
Tengo cảm ơn bạn rồi dập máy. Nếu anh ta vẫn còn nhớ. Đây là một trong những vấn đề của những người học khoa Toán. Với những gì không nằm trong lĩnh vực họ quan tâm thì ký ức của họ có tuổi thọ ngắn đến mức đáng ngạc nhiên.
Hết thời gian thăm bệnh, khi rời khỏi bệnh viện điều dưỡng, Tengo chào hỏi y tá Tamura ngồi ở quầy lễ tân. “Cô vất vả quá. Tạm biệt,” anh nói.
“Anh Tengo còn ở lại đây được mấy ngày nữa?” cô ấn ngón tay lên chỗ giữa gọng kính phía trên mũi, hỏi. Hình như cô đã tan ca, không mặc đồng phục y tá mà đã thay một chiếc váy màu mận chín có nếp gấp, sơ mi trắng và áo khoác len mỏng màu xám.
Tengo dừng lại ngẫm nghĩ giây lát. “Vẫn chưa quyết định. Để xem tình hình thế nào rồi tính.”
“Anh vẫn tiếp tục nghỉ phép được ạ, không phải đi làm sao?”
“Tôi đã nhờ người dạy thay, còn có thể nghỉ thêm mấy hôm nữa.”
“Bình thường anh ăn cơm ở đâu thế?” nữ y tá hỏi.
“Ở quán ăn nhỏ gần đây thôi,” Tengo trả lời. “Lữ quán chỉ cung cấp bữa sáng, vì vậy tôi đi loanh quanh gần đó ăn cơm phần, không thì làm một suất cơm hộp. Kiểu vậy đó.”
“Ngon không?”
“Không ngon lắm. Nhưng đối với tôi thì chẳng quan trọng.”
“Thế đâu có được,” cô y tá nghiêm túc nói, “phải ăn những thứ có dinh dưỡng. Anh nhìn lại mình đi, dạo này trong mặt anh cứ như con ngựa đang ngủ đứng ấy.”
“Con ngựa đang ngủ đứng?” Tengo ngạc nhiên nói.
“Ngựa ngủ đứng, anh chưa từng thấy sao?”
Tengo lắc đầu. “Chưa từng thấy.”
“Giống hệt như bộ mặt anh lúc này này.” Nữ y tá trung niên nói, “Anh vào nhà vệ sinh soi gương xem lại mặt mình đi, thoạt trông thì không biết là đã ngủ, nhưng nhìn kỹ một chút thì rõ là đang ngủ. Mắt mở đấy, nhưng mà chẳng nhìn gì cả.”
“Ngựa mở mắt lúc ngủ à?”
Nữ y tá gật đầu. “Giống anh.”
Trong một khoảnh khắc, Tengo thực sự nghĩ đến việc vào nhà vệ sinh soi gương, nhưng rồi lại đổi ý. “Tôi biết rồi. Tôi sẽ ăn những thứ có dinh dưỡng hơn.”
“Tôi bảo này, đi ăn thịt nướng không?”
“Thịt nướng?” Tengo không ăn nhiều thịt lắm. Không phải anh ghét, mà chỉ là bình thường gần như anh không có ý muốn ăn thịt. Nhưng nghe cô nói vậy, anh lại cảm thấy ăn một bữa thịt để thay đổi cũng không phải ý tồi. Đúng vậy, không chừng cơ thể mình đang cần thêm dinh dưỡng.
“Mọi người đã hẹn nhau tối nay đi ăn thịt nướng. Anh cũng đi nhé.”
“Mọi người?”
“Tôi đang đợi mấy người tan ca lúc sáu giờ, ba người cùng đi. Sao hả?”
Hai người còn lại là y tá Omura và y tá Adachi. Ba người này, ngoài quan hệ đồng nghiệp, hình như cũng là bạn thân của nhau. Tengo nghĩ không biết có nên đi ăn thịt nướng với họ không. Anh cố gắng không làm nhiễu loạn nhịp sinh hoạt đơn giản của mình, nhưng lại không tìm ra cớ để từ chối. Ai cũng biết ở thị trấn nhỏ này, Tengo có rất nhiều thời gian rãnh rỗi.
“Nếu như không quấy rầy các cô,” Tengo nói.
“Tất nhiên là không rồi,” nữ y tá nói, “nếu là người quấy rầy chúng tôi thì chúng tôi đã chẳng mời. Anh đừng khách sáo, đi với chúng tôi đi. Thỉnh thoảng có một anh chàng trẻ trung khỏe mạnh tham gia thì đâu phải là chuyện xấu.”
“Ừm, khỏe mạnh thì chính xác rồi,” Tengo nói với giọng không được chắc chắn cho lắm.
“Đúng, cái đó là quan trọng nhất đấy,” xuất phát từ góc độ nghề nghiệp, nữ y tá khẳng định.
Ba y tá làm ở một chỗ, tan ca cùng một thời điểm không phải là chuyện dễ dàng. Nhưng ba người bọn tìm đủ mọi cách để mỗi tháng một lần có ra một cơ hội như thế. Sau đó ba người sẽ ra thị trấn ăn “những thứ có dinh dưỡng,” uống rượu, hát karaoke, buông thả, phát tiết hết những thứ có lẽ nên gọi là tinh lực dư thừa. Họ nhất định cần có những dịp khuây khỏa như thế. Cuộc sống ở thị trấn nhỏ vùng quê vốn đã đơn điệu, mà ở nơi làm việc, ngoài bác sĩ và y tá ra, họ chỉ gặp mỗi những người già đang mất đi sức sống và ký ức.
Ba cô y tá ăn uống thỏa sức, Tengo không thể theo kịp họ. Nhìn ba người vui vẻ hào hứng hết nói lại cười, anh chỉ ngồi bên cạnh, thi thoảng phụ họa theo, ăn một ít thịt nướng và uống bia tươi, lưu tâm để không uống quá say. Ra khỏi tiệm thịt nướng, cả bọn lại chuyển sang quán rượu nhỏ ở gần đấy gọi một chai whiskey và bắt đầu hát karaoke. Ba cô y tá lần lượt biểu diễn bài tủ của mình, rồi lại cùng nhau múa hát một bài của nhóm Candies. Chắc là bình thường vẫn hay luyện tập nên biểu diễn cũng khá ra dáng. Tengo không hay hát karaoke lắm, nhưng cũng hát một bài của Inoue Yosui mà anh còn loáng thoáng nhớ được nhạc.
Y tá Adachi bình thường không nhiều lời, nhưng có chút hơi men vào bỗng trở nên phấn khích và mạnh dạn. Khi cô ngà ngà say, cặp má hồng hồng ửng lên thành sắc màu rám nắng khỏe mạnh. Cô bật cười khúc khích trước những câu nói đùa vô vị, thoải mái dựa cả người vào vai Tengo. Cô y tá cao kều Omura bao giờ cũng cắm bút trên búi tóc giờ đã thay đổi một chiếc váy liền thân màu xanh nhạt, xõa mái tóc xuống. Sau khi xõa tóc, trông cô trẻ hơn đến ba bốn tuổi, giọng nói cũng hạ xuống một quãng tám. Tác phong nhanh nhẹn, tháo vát khi làm việc cũng biến mất, mọi cử động đều trở nên hơi biếng nhác, như thể đã đổi tính hoàn toàn. Chỉ có y tá Tamura đeo kính gọng kim loại là không có thay đổi gì đặc biệt về ngoại hình hay phong cách.
“Tối nay tôi nhờ hàng xóm trông con hộ,” y tá Omura nói với Tengo, “ông chồng làm ca đêm, không có nhà. Không tranh thủ lúc này vui vẻ một phen thì còn lúc nào nữa? Giải sầu cũng là một chuyện lớn. Anh cũng nghĩ thế nhỉ, đúng không, anh Tengo?”
Giờ họ không gọi “anh Kawana” mà gọi thẳng tên anh. Hầu hết những người xung quanh đều không hiểu vì nguyên do gì đều gọi anh là “Tengo.” Kể cả đám học sinh ở trường phụ đạo cũng gọi anh như vậy ở sau lưng.
“Phải rồi. Đúng là thế,” Tengo đồng ý.
“Đối với chúng tôi, làm như vậy rất cần thiết,” y tá Tamura nhấp một ngụm whiskey Suntory Old pha với nước, nói. “Chúng tôi cũng là con người bằng xương bằng thịt thôi mà.”
“Cởi bỏ đồng phục, chúng tôi chỉ là những phụ nữ bình thường,” y tá Adachi nói. Sau đó cô tự bật cười khúc khích trước câu nói của mình.
“Phải rồi, anh Tengo,” y tá Omura nói. “Có câu này không biết có nên hỏi anh không?”
“Chuyện gì?”
“Anh có đang qua lại với ai không?”
“Đúng đúng, câu này em cũng rất muốn hỏi,” y tá Adachi nhai ngô rôm rốp với hàm răng to và trắng, nói.
“Chuyện này khó mà nói hết trong một hai câu lắm,” Tengo trả lời.
“Chuyện khó mà nói hết trong một hai câu chẳng phải lại càng tốt sao?” y tá dày dặn kinh nghiệm Tamura nói. “Chúng tôi có đầy thời gian, những chuyện thế này chúng tôi hoan nghênh nhiệt liệt. Chuyện khó nói của anh Tengo rốt cuộc là như thế nào?”
“Kể đi, kể đi,” y tá Adachi khẽ vỗ tay, bật cười khúc khích.
“Cũng chẳng phải chuyện hay ho gì,” Tengo nói, “hết sức bình thường, không đầu không đuôi.”
“Vậy thì anh chỉ cần cho chúng tôi biết kết luận là được rồi,” y tá Omura nói. “Có đang qua lại với ai không?”
Tengo không biết làm sao, đành nói: “Hiện giờ thì tôi không qua lại với ai.”
“Ừm,” y tá Tamura nói, khuấy những viên đá trong cốc thủy tinh kêu lách cách, liếm liếm đầu ngón tay, “Thế không tốt đâu. Người vửa trẻ trung vừa khỏe mạnh như anh Tengo đây mà không có đối tượng qua lại thân mật, thật lãng phí quá.”
“Cũng không có lợi cho sức khỏe,” y tá Omura nói, “một thân một mình lâu quá, đầu óc sẽ dần dần trở nên trì độn đấy.”
Cô y tá trẻ Adachi lại cười hích hích. “Đầu óc sẽ trở nên trì độn,” cô nói, dùng đầu ngón tay chọc chọc vào huyệt Thái dương của mình.
“Dạo trước thì cũng có một đối tượng như vậy,” Tengo nói như để biện bạch.
“Nhưng cái dạo trước ấy giờ không còn nữa rồi, đúng không?” y tá Tamura vừa ấn đầu ngón tay lên giữa gọng kính phía trên mũi vừa nói.
Tengo gật đầu.
“Tức là anh bị người ta đá?” y tá Omura hỏi.
“Nói thế nào nhỉ,” Tengo nghiên đầu, “có lẽ là vậy. Đại khái là bị người ta đá.”
“Tôi bảo này, có khi người đó nhiều hơn anh Tengo mấy tuổi cũng nên, đúng không nhỉ?” y tá Tamura nheo mắt hỏi.
“Ừm, đúng vậy.” Tengo nói. Sao cô ta biết chuyện này nhỉ?
“Đấy đấy, tôi đã bảo rồi mà,” y tá Tamura lấy làm đắc ý với hai người còn lại. Cả hai đều gật gù.
“Tôi có nói với hai người họ,” y tá Tamura bảo Tengo, “rằng anh Tengo chắc chắn đang qua lại với một người phụ nữ lớn tuổi hơn anh ấy. Mấy cái chuyện này, phụ nữ chỉ cần ngửi mùi là phát giác được ngay.
“Ừm ừm,” y tá Adachi nói.
“Vả lại còn là phụ nữ có chồng rồi nữa,” y tá Omura nói với giọng uể oải, “đúng không?”
Tengo thoáng do dự, rồi gật đầu. Đã đến nước này, nói dối cũng chẳng phải cách hay.
“Đồ xấu xa,” cô y tá trẻ Adachi lấy ngón tay chọc chọc vào đùi non của Tengo.
“Hơn anh mấy tuổi?”
“Mười tuổi,” Tengo đáp.
“Khụ khụ,” y tá Tamura bật cười.
“Thật sao? Vậy anh Tengo được một phụ nữ có chồng, lớn tuổi và lão luyện mê như điếu đổ rồi,” cô y tá đã có hai con Omura nói, “thật hay quá. Có phải tôi cũng nên hăng hái hơn không nhỉ. An ủi anh Tengo dịu dàng mà cô độc đang ở đây? Đừng nhìn kiểu ấy chứ, người ngợm tôi cũng đâu có tệ.”
Cô cầm tay Tengo ấn vào ngực mình. Hai người kia vội vàng ngăn cô lại. Dường như họ cảm thấy, cho dù là uống say làm loạn lên thì cũng không thể vượt qua ranh giới giữa y tá và người nhà bệnh nhân. Có lẽ họ sợ người khác trông thấy. Phải biết rằng đây là một thị trấn nhỏ, tin đồn kiểu này sẽ lan truyền ngay lập tức. Có thể chồng y tá Omura là người cực kỳ ghen tuông. Tengo không muốn có thêm phiền phức nữa.
“Nhưng mà anh Tengo này, anh cũng khá lắm đấy,” y tá Tamura chuyển chủ đề câu chuyện. “Đi một quãng đường dài đến đây, ngày ngày ngồi bên giường cha đọc sách cho ông nghe mấy tiếng đồng hồ… chẳng có mấy người làm được đâu.”
Cô y tá trẻ Adachi hơi nghiêng nghiêng đầu nói: “Ừm, em cũng cảm thấy anh ấy rất tài giỏi. Em thực sự kính phục anh vì chuyện này.”
“Chúng tôi ấy à, cứ khen Tengo suốt cả ngày đấy,” y tá Tamura nói.
Tengo không khỏi đỏ mặt. Anh ở lại thị trấn nhỏ này không phải vì chăm sóc cho cha, mà để nhìn thấy chiếc nhộng không khí sáng mờ mờ và Aomame đang nằm ngủ ở trong đó. Đây là lý do duy nhất khiến anh dừng chân ở thị trấn nhỏ này. Chăm sóc người cha hôn mê bất tỉnh, xét cho cùng đó chẳng qua là danh nghĩa mà thôi. Nhưng chuyện này anh không thể nói thật được. Bằng không, anh sẽ phải bắt đầu giải thích từ chuyện “nhộng không khí” là gì.
“Vì trước đây tôi chưa từng làm gì cho ông ấy,” Tengo ngồi trên chiếc ghế gỗ chật hẹp, vụng về co tấm thân cao lớn của mình lại, lấy làm khó xử. Nhưng trong mắt các cô y tá, thái độ của anh là biểu hiện của sự khiêm tốn.
Tengo muốn bảo họ rằng anh buồn ngủ quá rồi, chắc phải về lữ quán ngủ, nhưng mãi mà không tìm được cơ hội thích hợp. Xét cho cùng, anh không phải loại người có khả năng áp đặt ý mình.
“Nhưng mà,” y tá Omura nói, đằng hắng một tiếng, “trở lại chuyện hồi nãy. Tại sao anh lại chia tay với người đàn bà có chồng hơn anh mười tuổi kia thế? Hai người ở với nhau chắc là hòa hợp lắm phải không? Hay là bị chồng chị ta phát hiện, phải vậy không?”
“Tôi cũng không biết tại sao,” Tengo đáp, “một hôm đột nhiên cô ấy cắt đứt liên hệ, từ đấy bặt vô âm tín.”
“Ừm,” y tá Adachi nói, “hẳn là chị ta chán anh Tengo rồi.”
Y tá Omura lắc đầu, giơ một ngón trỏ lên, nói với cô y tá trẻ: “Cô em à, em còn non kinh nghiệm lắm, hoàn toàn chẳng hiểu sự đời gì cả. Một phụ nữ có chồng bốn mươi mà bắt được một anh chàng trẻ tuổi mạnh khỏe ngon nghẻ thế này, đã quấn lấy nhau được một bận thì sẽ chẳng bao giờ buông tay rồi nói kiểu như ‘Cám ơn. Chúng ta vui vẻ đủ rồi. Thế nhé, tạm biệt’ đâu. Làm gì có chuyện ấy! Ngược lại thì may ra.”
“Thế ạ?” y tá Adachi hơi nghiêng đầu nói. “Chuyện này em không hiểu lắm.”
“Thì đó,” y tá Omura nói như chém đinh chặt sắt. Cô chăm chú nhìn Tengo như thể lùi lại mấy bước để đọc những dòng văn tự khắc trên một tấm bia đá, sau đó bật đầu. “Khi nào lớn tuổi hơn cô em sẽ hiểu.”
“Hi hi, lâu lắm rồi tôi không được nếm cái mùi ấy,” Tamura dựa sâu người vào ghế, thở dài.
Sau đó, ba người sôi nổi bàn luận về trải nghiệm tình dục của người nào đó mà Tengo không quen biết (chắc là đồng nghiệp y tá cùa bọn họ). Tengo cầm cốc thủy tinh đựng whiskey pha nước, quan sát ba người, trong đầu chợt hiện lên hình ảnh ba phù thủy trong Macbeth. Những mụ phù thủy miệng lầm bầm những tham vọng tà ác. Họ là những người phụ nữ nhiệt tình và thẳng thắn, làm việc chăm chỉ, chăm sóc cha anh rất chu đáo. Bị vắt kiệt sức ở nơi làm việc, sống theo cái lối chẳng lấy gì làm phấn khích ở cái thị trấn nhỏ sống dựa vào nghề cá này, họ chỉ đang giải phóng áp lực tinh thần, mỗi tháng một lần. Thế nhưng, chứng kiến ba người phụ nữ ở ba độ tuổi khác nhau dồn tinh lực vào một chỗ, anh không khỏi tự dưng nghĩ đến cảnh tượng bát ngát ở Scotland. Bầu trời mây đen mù mịt, những cơn gió lạnh kèm theo cơn mưa lướt qua những bụi cây trên cánh đồng hoang.
Hồi đại học anh từng đọc Macbeth trong giờ tiếng Anh, có một đoạn còn lưu giữ lại trong đầu anh.
By the pricking of my thumbs,
Something wicked this way comes
Open, locks,
Whoever knocks.
Ngón cái đau nhói báo với ta,
Có thứ tà ác đang tới đây.
Mở ra đi, ổ khóa,
Dù kẻ gõ cửa kia là ai.
Tại sao đến giờ anh vẫn nhớ kỹ đoạn này đến thế? Thậm chí anh còn không nhớ nổi đây là lời thoại của nhân vật nào trong vở kịch ấy nữa. Thế nhưng, đoạn này làm anh nhớ đến tay nhân viên thu tiền đài NHK cố chấp gõ cửa nhà anh ở Koenji. Tengo nhìn chằm chằm vào ngón tay cái của mình, không có cảm giác đau nhói. Thế nhưng, trong những vần chân khéo léo của Shakespeare quả thực có tiếng vọng chẳng lành.
Something wicked this way comes
Có thứ tà ác đang tới đây.
Fukaeri, chớ có mở khóa cửa ra đấy nhé, Tengo nghĩ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook